Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 29: Hàm số

Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 29: Hàm số

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết được khái niệm hàm số .

 Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho (bằng bảng, công thức) cụ thể và đơn giản.

2. Kỹ năng: Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, khả năng tư duy của học sinh

B. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu, giải quyết vấn đề; trực quan

C. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, bảng phụ .

HS: SGK, đọc trước bài mới.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức:KTSS

II. Bài cũ:

III. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 29: Hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:../../.
TIẾT 29: 	 HÀM SỐ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết được khái niệm hàm số .
 Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho (bằng bảng, công thức) cụ thể và đơn giản.
2. Kỹ năng: Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, khả năng tư duy của học sinh
B. PHƯƠNG PHÁP: 
Nêu, giải quyết vấn đề; trực quan
C. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, bảng phụ .
HS: SGK, đọc trước bài mới.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:KTSS
II. Bài cũ:
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:(1phút)
 Trong thực tiễn và trong toán học ta thường gặp các đại lượng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của đại lượng khác-> Vào bài.
2 Triển khai bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
a-Hoạt động 1: Một số ví dụ về hàm số. (20phút)
GV: Cho học sinh đọc VD 1 ở SGK. 
? Nhiệt độ trong ngày cao nhất khi nào? Thấp nhất khi nào? 
GV: Cho học sinh đọc tiếp VD 2 
Yêu cầu học sinh tính các giá trị tương ứng của m khi m=1;2;3;4
GV: Cho học sinh đọc VD 3 ở SGK
? Hai đại lượng thời gian và vận tốc quan hệ với nhau như thế nào khi quãng đường không đổi.
GV: Yêu cầu học sinh làm 
?2: Lập bảng tính các giá trị tương ứng của t khi v=5;10;25;50.
GV: Nhìn vảo bảng ở VD1 ta thấy : nhiệt độ T phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian t. Với mỗi giá trị của t ta luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của T . Khi đó ta nói T là hàm số của t. 
GV: Tương tự ở VD2 em có nhận xét gì?
Hs: ...
GV: Khi đó ta nói khối lượng m là hàm số của thể tích V
 ở VD3 thời gian t là hàm số của đại lượng nào?
Hs: t là hàm số của v
GV: Vậy hàm số là gì -> phần 2 
1. Một số ví dụ về hàm số:
VD1:
VD2: m=7,8V
V
1
2
3
4
m
7,8
15,6
23,4
31,2
VD3: t=
v
5
10
25
50
t
10
5
2
1
b-Hoạt động 2: Khái niệm hàm số(15phút)
GV: Qua các VD trên, em hãy cho biết đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x khi nào?
Hs: ... 
GV: Từ đó GV đưa ra khái niệm hàm số.
Lưu ý các điều kiện để y là hàm số của x:.
GV: Giới thiệu phần chú ý ở SGK. Và gọi 1 học sinh đọc lại
GV: Cho hàm số y = f(x) = 2x
Hãy tính f(1) ;f(0) ; f(-5)
2. Khái niệm hàm số:
*Khái niệm: (SGK)
y là hàm số của x cần có các điều kiện sau:
- x và y đều nhận các giá trị số 
- đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x
 - với mỗi giá trị của x luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của y.
*Chú ý: (SGK)
IV. Củng cố:(7phút)
GV: Cho hs làm BT 24 (SGK). 
 y là hàm số của x ( vì thoả mãn các đk)
GV: Cho hs làm BT 35 (SBT). Gọi lần lượt hs trả lời a,b,c.
a, y là hàm số của x 
b, y không là hàm số của x vì ứng x=4 có 2 gt tương ứng của y là (-2) và 2.
c, y là hàm số của x( hàm hằng)
Có thể hỏi thêm: x, y quan hệ thế nào? 
 Công thức liên hệ?
V. Hướng dẫn về nhà:(2phút) 
- Học bài kết hợp sách và vở
- Làm bài tập 25 - 31(SGK). 
- Tiết sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET29.doc