A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch, đồ thị hàm số y = ax (a≠0).
2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kỹ năng về giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch; vẽ đồ thị hàm số y = ax (a≠0), xét điểm thuộc, không thuộc đồ thị hàm số.
3. Thái độ: Hs thấy được ứng dụng của toán học vào đời sống.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu; giải quyết vấn đề, đàm thoại.
C. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ ghi BT.
HS: Ôn tập, làm bài tập, thước thẳng, com pa và giấy kẻ ô.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:KTSS
II. Bài cũ: Kết hợp trong khi ôn.
III. Bài mới:
Ngày dạy:24/12/2009 TIẾT 38: ÔN TẬP HỌC KỲ I(T2) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Ôn tập đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch, đồ thị hàm số y = ax (a≠0). 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kỹ năng về giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch; vẽ đồ thị hàm số y = ax (a≠0), xét điểm thuộc, không thuộc đồ thị hàm số.. 3. Thái độ: Hs thấy được ứng dụng của toán học vào đời sống. B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu; giải quyết vấn đề, đàm thoại. C. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ ghi BT. HS: Ôn tập, làm bài tập, thước thẳng, com pa và giấy kẻ ô. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức:KTSS II. Bài cũ: Kết hợp trong khi ôn. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1phút) Để chuẩn bị tốt cho việc ôn tập học kỳ, hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập. 2 Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Ôn tập đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch.(25phút) GV: Khi nào đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x? Cho ví dụ. Khi nào đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x? Cho ví dụ. GV: Gọi hai h/s lên bảng viết tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch và tỉ lệ nghịch. Từ đó GV nhấn mạnh sự khác nhau của hai tương quan này. GV: Đưa ra bài tập 1: (Bảng phụ) Để đào một con mương cần 30 người làm trong 8 giờ. Nêu tăng thêm 10 người thì thời gian giảm được mấy giờ? (G/sử năng giả sử năng suất làm việc mỗi người như nhau và không đổi). GV: Tóm tắt bài toán. GV: Cùng 1 công việc là đào con mương thì số người và thời gian làm là hai đại lượng quan hệ như thế nào? HS: GV: Gọi một h/s lên bảng làm. GV: Đưa ra BT: Hai ôtô cùng đi từ A đến B vận tốc xe I là 60km/h, vận tốc xe II là 40km/h. Thời gian xe I đi ít hơn xe II. Là 30 phút. Tính thời gian mỗi xe đi từ A đến B. GV: Cùng một quãng đường, vận tốc và thời thời gian là 2 đại lượng tương tương quan như thế nào? HS: GV: Gọi 1 h/s lên trình bày. I. Ôn tập đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch Bài tập 1: Tóm tắt: 30 người làm hết 8h Giả sử 40 người làm hết x h Cùng 1 công việc và năng suất làm việc của mỗi người như nhau nên số người và thời gian hoàn thành là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Do đó: 30.8 = 40.x x = 6 Vậy thời gian làm giảm dược: 8 – 6 = 2(h) Bài tập 2: Gọi thời gian xe I đi là x(h) thời gian xe II đi là y(h) (x, y > 0) Cũng 1 quãng đường, vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Ta có và y – x = Hoạt động 2: Ôn tập về đồ thị hàm số.(15phút) GV:Đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) có dạng như thế nào? Hs: GV:Đưa ra BT3 : (Bảng phụ). Cho h/số: y = -2x. a) Biết điểm A(3 ;yo) thuộc đồ thị hàm số y = -2x. Tính y0. b) Điểm B(1,5; 3) có thuộc đồ thị của hàm số y = -2x hay không? Tại sao? c) Vẽ đồ thị hàm số y = -2x GV: Gọi lần lượt học sinh lên bảng làm Khi x =1 y = -2.1 = -2 A(1,-2) thuộc đồ thị Đồ thị hàm số y = -2x II. Ôn tập về đồ thị hàm số: Bài tập 3: A(3; yo) thuộc đồ thị hàm số y = -2x Thay x =3, y= yo vào y = -2x ta được: yo= (-2). 3 = -6 Xét B(1,5 ; 3) Ta thay x = 1,5 vào công thức y = -2x ta có: y= -2.1,5 = -3 (3) Vậy điểm B không thuộc đồ thị hàm sốy= -2x O x y -1 -2 -3 1 2 3 1 2 3 -1 -2 -3 y= -2x c) A(1, -2) IV. Củng cố:(2phút) - Nắm vững quy tắc và tính chất của các phép tính trong R - Nắm kĩ tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau. - Nắm các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch, cách vẽ đồ thị hàm số y = ax. V. Hướng dẫn về nhà: (2phút) Ôn tập lý thuyết theo đề cương ôn tập Xem lại các dạng bài tập đã làm. Chuẩn bị kiểm tra học kì I (cả đại số và hình học)
Tài liệu đính kèm: