Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:- Học sinh hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hứu tỉ

 - Xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

2. Kỹ năng: Có kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.

3.Thái độ: Có ý thức vận dụng tính chất các phép toán về số hữu tỉ để tính toán hợp lý.

B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu, giải quyết vấn đề

C. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK.

HS: Ôn lại kiến thức về giá trị tuyệt đối

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức:(1 phút)

II. Kiểm tra bài cũ:(7 phút)

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, cộng, trừ, nhân, chia số thập phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 10/09/2009
TIẾT 4: §4.GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ. 
 CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ THẬP PHÂN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Học sinh hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hứu tỉ
 - Xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
2. Kỹ năng: Có kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.
3.Thái độ: Có ý thức vận dụng tính chất các phép toán về số hữu tỉ để tính toán hợp lý.
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu, giải quyết vấn đề
C. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK.
HS: Ôn lại kiến thức về giá trị tuyệt đối
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:(1 phút) 
II. Kiểm tra bài cũ:(7 phút) 
Muốn chia hai số hữu tỉ ta làm thế nào? Viết công thức tổng quát? Làm bài tập 13c (Sgk) KQ: 
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:(1 phút) 
GV: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì? Hs: .
GV: Vậy giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ có gì khác với số nguyên không ? Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu điều đó.
2 Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
a-Hoạt động 1: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ(12 phút) 
GV: Tương tự như giá trị tuyệt đối của số nguyên, giá trị tuyệt đối cảu một số hữu tỉ x là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số. được kí hiệu: 
GV: Yêu cầu một hs lên bảng vẽ trục số, biểu diễn các số: 3,5 ; ; -2 trên trục số.
Hs: tiến hành làm
GV: Dựa vào định nghĩa hãy tìm:
Hs: .
GV: (chỉ trên trục số) lưu ý hs: khoảng cách không có giá trị âm.
GV: Cho hs làm ?1
GV: Đưa công thức tổng quát: 
GV: Qua đó ta thấy công thức xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ cũng tương tự như đối với số nguyên.
GV: Đưa ví dụ minh hoạ
GV: Đưa ra nhận xét ở SGK
Mỗi nhận xét lấy 1 ví dụ minh hoạ
GV: Cho hs làm ?2
Gọi 2 hs lên bảng làm
Hs: tiến hành làm
1. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
* Định nghĩa: (SGK)
 Kí hiệu: 
0
3,5
-2
?1 a) x = 3,5 
b) Nếu 
*Ví dụ: 
 thì (vì >0)
x = -2,5 thì (vì -2,5 <0)
*Nhận xét: ta luôn có:
?2 a) c) 
 b) d) 
b-Hoạt động 2: Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân(13 phút) 
GV: Để cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân ta có thể làm thế nào ?
Hs:  viết dưới dạng phân số rồi áp dụng quy tắc các phép tính về phân số.
GV: Đưa ví dụ áp dụng. Gọi 3 hs đứng tại chỗ làm.
Hs: tiến hành làm.
GV: Quan sát các số hạng và tổng ở vd a, cho biết có thể làm cách nào nhanh hơn không ?
Hs: nêu cách làm.
GV: Trong thực hành khi cộng hai số thập phân ta áp dụng quy tắc tương tự đối với số nguyên.
GV: Hướng dẫn cách làm 2 ở câu a
? Tương tự quan sát bài làm câu b, c , xem có cách làm nào nhanh hơn không ?
Hs: suy nghĩ, trả lời. Từ đó GV đưa ra cách làm.
? Qua 2 cách làm trên, em thấy cách nào nhanh hơn?
GV: Vậy khi cộng, trừ hoặc nhân hai số thập phân ta áp dụng quy tắc về giá trị tuyệt đối và về dấu tương tự như với số nguyên.
GV: Vậy thì chia 2 số thập phân ta làm thế nào ta xét ví dụ sau.
GV: Đưa ra quy tắc chia 2 số thập phân: Thương của 2 số thập phân x và y là thương của và với dấu 
“+” đằng trước nếu x và y cùng dấu và dấu “-“ đằng trước nếu x và y khác dấu.
Từ đó GV hướng dẫn làm. 
GV: Tương tự hãy tính: (-0,408) : 0,34
Hs: tiến hành làm.
GV: Yêu cầu hs làm ?3
2. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân:
*Ví dụ 1:
a) 
b) c) 
C2: a)(-1,13) + (-0,264) 
 = -(1,16 + 0,264) = -1,394
b) 0,245 – 2,134 = 0,245 + (-2,134)
 = -(2,134 – 0,245) = -1,889
c) (-5,2). 3,14 = -(5,2 . 3,14) = -16,328 
*Ví dụ 2: 
a) (-0,408) : (-0,34)
= + ()
= +(0,408 : 0,34) = 1,2
(-0,408) : 0,34 = -()
 = - (0,408 : 0,34) = - 1,2
?3: a) -3,116 + 0,263 
 = -(3,116 - 0,263) = -2,853
 b) (-3,7). (-2,16) = +(3,7 . 2,16) = 7,992
IV. Luyện tập - Củng cố: (8 phút) 
GV: Yêu cầu hs làm bài tập 17 (SGK). Gọi hs trả lời nhanh ý 1. Gọi 2 hs lên bảng làm ý 2.
Hs: tiến hành làm.
BT 17: 1. a,c đúng ; b sai
2. a) 
 b) 
 c) 	
 d) 
GV: Nhắc lại một số lưu ý trong bài .
V. Hướng dẫn về nhà:(3phút) 
- Học kỹ bài (Kết hợp SGK và vở ghi)
- Làm bài tập 18,19 20 (Sgk) ; 27, 31 (Sbt)
- Tiết sau mang máy tính bỏ túi, xem trước bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET4.doc