A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS được củng cố, khắc sâu các khái niệm, các kiến thức đã học như dâu hiệu, giá trị của dâu hiệu và tần số của chúng.
2.Kỹ năng: Có kỹ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệu cũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm.
3.Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu và giải quyết vấn đê, trực quan.
C. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, Bảng phụ
HS: SGK, Làm bài tập đã được giao.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:(1’)
Ngày dạy:14/01/2010 TIẾT 43: LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: HS được củng cố, khắc sâu các khái niệm, các kiến thức đã học như dâu hiệu, giá trị của dâu hiệu và tần số của chúng. 2.Kỹ năng: Có kỹ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệu cũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm. 3.Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày. B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đê, trực quan. C. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, SGK, Bảng phụ HS: SGK, Làm bài tập đã được giao. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức:(1’) II. Kiểm tra bài cũ: (6’) HS1: Chữa BT 1 (SBT) HS2: Thế nào là dấu hiệu ? Thế nào là giá trị của dấu hiệu ? Tần số của mỗi giá trị là gì ? Làm BT1 (SGK). Yêu cầu hs tự đặt câu hỏi và trả lời. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1’) Để giúp các em khắc sâu các kiến thức đã học ở tiết trước. Hôm nay chúng ta tiến hành luyện tập. 2. Triển khai luyện tập:(33’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Gọi lần lượt hs trả lời các câu hỏi: ? Dấu hiệu chung cần tìm hiểu (ở cả hai bảng) ? ? Số các giá trị của dấu hiệu và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu (đối với từng bảng) ? ? Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số tương ứng của chúng (đối với từng bảng) ? GV: Cho hs làm BT 4 (SGK). Gọi lần lượt hs trả lời các câu hỏi sau: ? Dấu hiệu cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu đó ? ? Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu ? ? Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số tương ứng của chúng ? GV: Gọi lần lượt hs trả lời : a) Theo em thì bạn Hương phải làm những việc gì để có bảng trên ? b) Có bao nhiêu bạn tham gia trả lời ? c) Dấu hiệu ở đây là gì ? d) Có bao nhiêu mẫu được các bạn nêu ra ? e) Số bạn thích đối với mỗi mẫu (tần số) ? GV: Cho hs làm BT 3 (SBT) ? Theo em thì bảng số liệu này còn thiếu gì và cần phải lập bảng như thế nào ? ? Bảng này phải lập như rthế nào ? Bài tập 3: (SGK) a) Dấu hiệu: - Thời gian chạy 50m của HS nam và nữ. b)- Đối với bảng 5: Số các giá trị là 20. Số các giá trị khác nhau là 5. - Đối với bảng 6: Số các giá trị 20. Số các giá trị khác nhau là 4. c) Đối với bảng 5: Các giá trị khác nhau là: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8 Tần số của chúng lần lượt là: 2 ; 3 ; 8 ; 5 ; 2 Đối với bảng 6: Các giá trị khác nhau là: 8,7; 9,0; 9,2; 9,3 Tần số của chúng lần lượt là: 3 ; 5 ; 7 ; 5 Bài tập 4 (SGK): a) Dấu hiệu: lượng che trong từng hộp. Số các giá trị của dấu hiệu: 30. b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 5. c) Các giá trị khác nhau là: 98; 99; 100; 101; 102. Tần số của các giá trị theo thứ tự trên là: 3 ; 4 ; 16 ; 4 ; 3 Bài tập 2: (SBT) a) Hương phải gặp từng bạn trong lớp để lấy số liệu. b) Có 30 bạn tham gia trả lời. c) Dấu hiêu: màu sắc ưa thích nhất của mỗi bạn. d) Có 9 màu được nêu ra: đỏ, vàng, hồng, tím sẫm, trắng, tím nhạt, xanh da trời, xanh lá cây, xanh nước biển. e) Số bạn thích đối với mỗi màu trên lần lượt là 6 ; 5; 4 ; 3 ; 4 ; 3 ; 3 ; 1; 1. Bài tập 3: (SGK) Bảng số liệu này còn thiếu tên các chủ hộ của từng hộ để từ đó mới làm được hoá đơn thu tiền. Phải lập danh sách các chủ hộ theo 1 cột và 1 cột khấc ghi lượng điẹn tiêu thụ tương ứng với từng hộ thì mới làm được hoá đơn cho từng hộ IV.Củng cố:(2’) GV chốt lại cách giải một số bài tập V.Hướng dẫn về nhà:(2’) Xem lại các kiến thức ở bài trước và các bài tập đã làm. Xem trước bài “Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu”
Tài liệu đính kèm: