Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 52: Khái niệm về biểu thức đại số

Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 52: Khái niệm về biểu thức đại số

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm về biểu thức đại số.

2. Kỹ năng: Học sinh tự tìm được một số ví dụ về biểu thức đại số.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan.

C. CHUẨN BỊ:

 GV: Giáo án, SGK, , bảng phụ

 HS: SGK, xem trước bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức: KTSS

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 52: Khái niệm về biểu thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 01/03/2010
CHƯƠNG IV: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ.
TIẾT 52:	KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ. 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm về biểu thức đại số.
2. Kỹ năng: Học sinh tự tìm được một số ví dụ về biểu thức đại số.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
B. PHƯƠNG PHÁP:
	 Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan.
C. CHUẨN BỊ:
	GV: Giáo án, SGK, , bảng phụ
	HS: SGK, xem trước bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: KTSS
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:(3’) 
 GV giới thiệu chương IV
2. Triển khai bài :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Nhắc lại về biểu thức.(10’)
GV: Ở các lớp dưới ta đã biết các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa làm thành 1 biểu thức.
? Hãy lấy ví dụ về một biểu thức
Hs: tìm ví dụ:
GV: nhấn mạnh đó là những biểu thức số.
GV: Đưa ra ví dụ ở SGK. gọi hs đọc và trả lời.
GV: Cho hs làm ?1. Gọi hs lên bảng làm.
1. Nhắc lại về biểu thức:
5 + 3 – 2 ; 12:6.2 ; 153.57 ...
 biểu thức số.
Ví dụ: (SGK)
Biểu thức số biểu thị chu vi HCN đó là: 
 2.(5+8) (cm)
?1: Biểu thức biểu thị diện tích HCN đó là:
 3. (3+2) (cm2)
Hoạt động 2: Khái niệm về biểu thức đại số.(20’)
GV: Đưa ra bài toán. 
Giải thích: Trong bài toán trên, người ta dùng chữ a để viết thay cho một số nào đó (hay chữ a đại diện cho một số nào đó
? Tương tự như ?1, em hãy viết biểu thức biểu thị chu vi HCN của bài toán đó.
? Khi a = 2, ta có biểu thức biểu thị chu vi HCN nào ?
Hỏi tương tự với a = 3,5
GV: Nhấn mạnh: Như vậy ta có thể dùng biểu thức trên để biểu thị chu vi của các hình chữ nhật có một cạnh bằng 5cm.
GV: Yêu cầu hs làm ?2. Gọi 1 hs lên bảng làm,cả lớp tiến hành vào vở.
Hs: tiến hành làm.
GV: Nhấn mạnh: Những biểu thức 2.(5 + a) ; a +2 ; a(a+2) là những biểu thức đại số.
? Vậy thế nào là biểu thức đại số ?
Từ đó GV đưa ra khái niệm. Gọi hs đọc lại.
GV: Cho hs nghiên cứu các ví dụ ở SGK và lấy các ví dụ về biểu thức đại số.
Hs: tìm ví dụ.
GV: Lưu ý hs cách viết biểu thức đại số cho gọn và đưa ra ví dụ minh hoạ.
GV: Cho hs làm ?3. Gọi 2 hs lên bảng viết.
Hs: làm ?3.
GV: nhấn mạnh: Trong biểu thức đại số, các chữ đại diện cho những số tuỳ ý nào đó, người ta gọi những chữ như vậy là biến số (gọi tắt là biến).
GV: quay lại các biểu thức đại số trên, yêu cầu hs xác định đâu là biến.
GV: Cho hs đọc phần chú ý ở SGK. Từ đó lưu ý cho hs.
2. Khái niệm về biểu thức đại số.
Bài toán: Viết biểu thức biểu thị chu vi của HCN có hai cạnh liên tiếp bằng 5(cm) và a (cm)
Giải:
Biểu thức biểu thị chu vi của HCN đó là:
 2. (5+a) (cm)
Khi a = 2, biểu thức biểu thị chu vi của HCN có hai cạnh bằng 5(cm) và 2(cm)
Khi a = 3,5, biểu thức biểu thị chu vi của HCN có hai cạnh bằng 5(cm) và 3,5(cm)
?2: Gọi a (cm) là chiều rộng HCN thì chiều dài của HCN là a + 2 (cm)
Diện tích HCN là: a.(a+2) (cm2) 
* Khái niệm: (SGK)
VD: 2x ; 5.(a+2); x2 ; ; 
*Lưu ý:
x.y = xy ; 1.x = x
4.x = 4x ; (-1)xy= -xy
?3: 
 a) 30 (km)
 b) 5x + 35y (km)
*Chú ý: (SGK)
Hoạt động 3: Luyện tâp - Củng cố(10’)
? Nêu định nghĩa về biểu thức đại số.
GV: Yêu cầu hs làm BT 1(SGK). Gọi 3 hs lên bảng làm.
Hs: tiến hành làm.
? Hãy xác định biến trong mỗi biểu thức.
GV: Cho hs làm tiếp BT2 (SGK).
? Nêu công thức tính diện tích hình thang ?
Gọi 1 hs lên bảng viết biểu thức.
GV: Treo bảng phụ BT3 (SGK). Gọi lần lượt hs lên bảng nối sao cho có ý nghĩa.
Hs: ...
BT1:(SGK) 
a) x +y 
b) x.y
c) (x + y)(x - y)
BT2: (SGK) Diện tích hình thang đó là:
BT3:(SGK)
1.e ; 2.b ; 3.a ; 4.c ; 5.d 
IV.Hướng dẫn về nhà:(2’)
Học thuộc khái niệm về biểu thức đại số.
Làm BT 4,5 (SGK) ; 1 – 5 (SBT)
Hướng dẫn BT 5 (SGK). Lưu ý hs: 1 quý bằng 3 tháng.
Xem trước bài: Giá trị của một biểu thức đại số.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET52.doc