A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nhận biết được một biểu thức đại số là đơn thức; một đơn thức là một đơn thức thu gọn; phân biệt được phần hệ số và phần biến
2. Kỹ năng: Bước đầu rèn luyện kĩ năng nhân hai đơn thức. Biết cách viết một đơn thức thành đơn thức thu gọn.
3. Thái độ: Giáo dục HS hiểu rõ ý nghĩa đơn thức thu gọn cho việc tính toán sau này.
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, gợi mở.
C. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, , bảng phụ
HS: SGK, làm BT, xem trước bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ngày dạy: 08/03/2010 TIẾT 54: ĐƠN THỨC A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS nhận biết được một biểu thức đại số là đơn thức; một đơn thức là một đơn thức thu gọn; phân biệt được phần hệ số và phần biến 2. Kỹ năng: Bước đầu rèn luyện kĩ năng nhân hai đơn thức. Biết cách viết một đơn thức thành đơn thức thu gọn. 3. Thái độ: Giáo dục HS hiểu rõ ý nghĩa đơn thức thu gọn cho việc tính toán sau này. B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, gợi mở. C. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, SGK, , bảng phụ HS: SGK, làm BT, xem trước bài. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: KTSS II. Bài cũ:(6’) Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho, ta làm thế nào ? Chữa BT 9 (SGK) III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề:(5’) GV treo bảng phụ ?1 yêu cầu hs làm. Từ đó vào bài. 2. Triển khai bài : Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Đơn thức.(7’) GV: Yêu cầu hs làm ?1 theo nhóm (GV bổ sung thêm8 ; ; x ) Yêu cầu 1 nửa lớp viết các biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ, con nửa lớp còn lại viết các biểu thức còn lại. Hs: tiến hành hoạt động. GV: nhấn mạnh: Các biểu thức nhóm 2 vừa viết là các đơn thức, còn các biểu thức nhóm 1 vừa viết không phải là đơn thức. ? Vậy thế nào là đơn thức ? GV từ đó đưa ra định nghĩa. Yêu cầu hs đọc lại. ? Theo em số 0 có phải là đơn thức không ? Vì sao ? GV đưa ra phần chú ý ở SGK. GV cho hs làm ?2. (lưu ý lấy các ví dụ khác dạng) Hs: tiến hành làm. GV: Cho hs củng cố lại BT 10 (SGK) Hs suy nghĩ, trả lời. 1. Đơn thức: Nhóm 1: Những biểu thức có chứa phép công, phép trừ: 3 – 2y ; 10x + y ; 5(x + y) Nhóm 2: Những biểu thức còn lại: * Định nghĩa: (SGK) VD: các biểu thức nhóm 2 * Chú ý: Số 0 được gọi là đơn thức không. ?2: BT 10 (SGK) (5 – x)x2 không phải là đơn thức vì có chứa phép trừ Hoạt động 2: Đơn thức thu gọn(7’) GV: Đưa ra đơn thức 10x6y3 ? Trong đơn thức trên có mấy biến ? các biến đó có mặt mấy lần và được viết dưới dạng nào ? Hs: suy nghĩ, trả lời. GV: Nhấn mạnh: Ta nói đơn thức 10x6y3 là đơn thức thu gọn. ? Vậy thế nào là đơn thức thu gọn ? GV: Từ đó đưa ra định nghĩa đơn thức thu gọn. Gọi 1 hs đọc lại và GV lưu ý cho hs. ? Đơn thức thu gọn gồm mấy phần ? Hs: 2 phần: hệ số và phần biến. GV: Yêu cầu hs lấy ví dụ về đơn thức đồng dạng, chỉ ra phần hệ số và phần biến. Hs: lấy ví dụ. GV: Gọi hs đọc phần chú ý ở SGK. GV: nhấn mạnh lại cho hs nhớ. 2. Đơn thức thu gọn: Xét đơn thức 10x6y3 10x6y3 là đơn thức thu gọn. 10: hệ số của đơn thức x6y3: phần biến của đơn thức. * Định nghĩa: (SGK) VD: ... * Chú ý: (SGK) Hoạt động 3: Bậc của đơn thức(5’) ? Đơn thức trên có phải là đơn thức thu gọn không ? ? Xác định hệ số và phần biến ? Số mũ của mỗi biến ? Tổng các số mũ của các biến là bao nhiêu ? ? Vậy thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác không ? GV: đưa ra định nghĩa. Gọi hs đọc lại. Hs: ... GV: Giới thiệu bậc của số thực khác 0 và số 0. GV đưa ra BT: Tìm bậc của các đơn thức sau: -5 ; 0,25x3y ; 7x2y2z3 ; 0. 3. Bậc của đơn thức: Cho đơn thức 2x5y3z 2: hệ số ; x5y3z : phần biến Số mũ của x là 5 Số mũ của y là 3 Số mũ của zlà 1 Tổng các số mũ của các biến là : 5 + 3 +1 = 9 9 là bậc của đơn thức đã cho. * Định nghĩa: (SGK) - Số thực khác 0 là đơn thức bậc không - Số 0 được coi là đơn thức không có bậc. BT: Hoạt động 4: Nhân hai đơn thức.(6’) GV: Đưa ra hai biểu thức số. ? Dựa vào các tính chất của phép nhân và các quy tắc hãy thực hiện phép tính nhân A với B ? Hs: tiến hành làm. GV: Bằng cách tương tự, ta có thể thực hiện phép nhân hai đơn thức. ? Em hãy tìm tích của hai đơn thức trên ? Vậy muốn nhân hai đơn thức ta làm thế nào ? Từ đó đưa ra phần chú ý ở SGK. 4. Nhân hai đơn thức: * Cho hai biểu thức số: A = 32 . 167 và B = 34 . 166 A. B = (32 . 167). (34 . 166) = (32 . 34) . (167 .166) = 66. 1613 * Cho 2 đơn thức 2x2y và 9xy4 (2x2y) . (9xy4) = (2.9) (x2. x). (y. y4) = 18x3y5 * Chú ý: (SGK) IV. Luyện tâp - Củng cố:(7’) ? Nêu định nghĩa về đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức? Nêu quy tắc nhân hai đơn thức. GV: Yêu cầu hs làm ?1 và BT 13a (SGK). Hãy tìm bậc của mỗi đơn thức vừa tìm được ?1. BT 13a . V. Hướng dẫn về nhà:(2’) Học thuộc định nghĩa về đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức Nắm vững quy tắc nhân hai đơn thức. Làm BT 11 - 14 (SGK) ; 16 – 18 (SBT) Đọc trước bài Đơn thức đồng dạng
Tài liệu đính kèm: