Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS thị trấn Cái Rồng - Tiết 28 đến tiết 32

Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS thị trấn Cái Rồng - Tiết 28 đến tiết 32

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Ôn tập một cách hệ thống kiến thức kì I về khái niệm, định nghĩa, tính chất, Hai góc đối đỉnh, đường thẳng song song, đương thẳng vuông góc, tổng các góc của một tam giác, trường hợp bằng nhau thứ nhất và thứ hai của tam giác)

1.2. Kĩ năng:

- Luyện kỹ năng vẽ hình, ghi GT, KL.

1.3. Thái độ:

- Bước đầu suy luận có căn cứ của học sinh .

2. CHUẨN BỊ

2.1. Thầy: - Thước thẳng, com pa, thước đo góc, Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2. 2.2.Trò: - Thước thẳng, êke, thước đo góc

3. PHƯƠNG PHÁP :

- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Vấn đáp, trực quan.

- Làm việc với sách giáo khoa.

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS thị trấn Cái Rồng - Tiết 28 đến tiết 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 28
ôn tập học kỳ I
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Ôn tập một cách hệ thống kiến thức kì I về khái niệm, định nghĩa, tính chất, Hai góc đối đỉnh, đường thẳng song song, đương thẳng vuông góc, tổng các góc của một tam giác, trường hợp bằng nhau thứ nhất và thứ hai của tam giác)
1.2. Kĩ năng:
- Luyện kỹ năng vẽ hình, ghi GT, KL.
1.3. Thái độ:
- Bước đầu suy luận có căn cứ của học sinh .
2. Chuẩn bị
2.1. Thầy: - Thước thẳng, com pa, thước đo góc, Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2. 2.2.Trò: - Thước thẳng, êke, thước đo góc
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp, trực quan.
- Làm việc với sách giáo khoa.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (') Kết hợp ôn tập
4.3. Nội dung bài mới:(37phút)
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- GV treo bảng phụ:
1. Thế nào là 2 góc đối đỉnh, vẽ hình, nêu tính chất.
2. Thế nào là hai đường thẳng song song, nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
-Y/c HS trả lời.
- Yêu cầu HS vẽ hình minh hoạ
3. Giáo viên treo bảng phụ vẽ hình, yêu cầu học sinh điền tính chất.
a. Tổng ba góc của ABC.
b. Góc ngoài của ABC
4. Hai tam giác bằng nhau ABC và A'B'C
5. Nêu trường hợp bằng nhau thứ nhất và thứ hai của hai tam giác.
- Yêu cầu HS phát biểu và ghi ở dạng KH.
- Bảng phụ: Bài tập 
a. Vẽ ABC
- Qua A vẽ AH BC (H thuộc BC), Từ H vẽ KH AC (K thuộc AC)
- Qua K vẽ đường thẳng song song với BC cắt AB tại E.
b. Chỉ ra 1 cặp góc so le trong bằng nhau, 1 cặp góc đồng vị bằng nhau, một cặp góc đối đỉnh bằng nhau.
c. Chứng minh rằng: AH EK
d. Qua A vẽ đường thẳng m AH,
 CMR: m // EK
- Yêu cầu HS vẽ hình, ghi GT, KL
- Phần b: 3 học sinh mỗi người trả lời 1 ý.
- Giáo viên hướng dẫn:
AH EK
AH BC, BC // EK
? Nêu cách khác chứng minh m // EK.
- Gọi 1HS lên bảng làm phần c, d. HS dưới lớp cùng làm vào ở.
- Quan sát HS thực hiện, uốn nắn HS làm như bên.
- 1 HS phát biểu định nghĩa SGK. 
- 1 HS vẽ hình
- HS chứng minh bằng miệng tính chất
- HS : Hai đường thẳng không có điểm chung thì chúng song song 
- Dấu hiệu: 1 cặp góc so le trong, 1 cặp góc đồng vị bằng nhau, một cặp góc cùng phía bù nhau.
- Thực hiện
- Học sinh vẽ hình nêu tính chất 
- Học sinh nêu định nghĩa và viết ở dạng KH.
- HS trả lời miệng các trường hợp bằng nhau cảu hai tam giác và ghi ở dạng KH.
- HS quan sát bài tập ở bảng phụ
- 1HS đọc to yêu cầu của đề bài, HS cả lớp cùng nghe.
- HS vẽ hình, ghi GT, KL
- HS trả lời miệng câu b (gọi 3 HS đứng tại chỗ trả lời từng ý)
- 1HS lên bảng làm phần c, d. HS dưới lớp cùng làm vào ở.
- Học sinh: - HS dưới lớp cùng GV chữa bài làm của bạn trên bảng. 
A. Lí thuyết
1. Hai góc đối đỉnh(sgk)
GT
 đối đỉnh
KL
2. Hai đường thẳng song song 
a. Định nghĩa (sgk).
b. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng //(sgk)
(HS tự vẽ hình minh hoạ)
3. Tổng ba góc của tam giác
a/ ABC có : 
b/ Góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề ới nó. 
4. Hai tam giác bằng nhau 
1. Nếu ABC và A'B'C' có: AB = A'B', BC = B'C', AC = A'C' thì ABC = A'B'C'
5. Trường hợp bàng nhau của hai tam giác.
a/ Nếu ABC và A'B'C' có:
AB = A'B', , BC = B'C'
Thì ABC = A'B'C' (c.g.c)
b/ Nếu ABC, A'B'C'
 = , BC = B'C', =
Thì ABC = A'B'C' (g.c.g)
B. Luyện tập (20')
 Bài tập 
GT
AH BC, HK BC
KE // BC, Am AH
KL
b) Chỉ ra 1 số cặp góc bằng nhau 
c) AH EK
d) m // EK.
Chứng minh:
b) (hai góc đồng vị của EK // BC)
 (hai góc đối đỉnh)
 (hai góc so le trong của EK // BC)
c) Vì AH BC mà BC // EK
 AH EK
d) Vì m AH mà BC AH 
 m // BC, mà BC // EK m // EK.
4.4. Củng cố:(4phút)
- Nêu định nghĩa, tính chất của hai góc đối đỉnh.
- Phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, vẽ hình ghi GT-Kl dưới dạng kí hiệu.
- Để chứng minh các đoạn thẳng, các góc bằng nhau ta làm như thế nào?
(HS đứng tại chỗ trả lời miệng các định nghĩa, t/c. các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ghi ở dạng KH.
4.5. Hướng dẫn về nhà(3phút)
- Học thuộc định nghĩa, tính chất đã học ở học kì I.
- Xem lại các dạng bài tập đã làm của phần ôn tập và ôn tập ở cuối chương.
- Làm các bài tập 45, 47 ( SBT - 103), bài tập 47, 48, 49 ( SBT - 82, 83)
- Tiết sau ôn tập (luyện giải bài tập)
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
 Tiết 29
ôn tập học kỳ I
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Ôn tập về bài tập tính góc, chứng minh hai tam giác bằng nhau theo cá trường hợp đã học
1.2. Kĩ năng:
- Chứng minh hai tam giác bằng nhau để suy ra các góc tương ứng bằng nhau, cạnh tương ứng bằng nhau.
1.3. Thái độ:
- Rèn tư duy suy luận và cách trình bày lời giải bài tập hình
2. Chuẩn bị
2.1. Thầy: - Thước thẳng, com pa, thước đo góc, Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2. 2.2.Trò: - Thước thẳng, êke, thước đo góc
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số: 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (4') 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- HS: 
1. Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
2. Phát biểu định lí về tổng ba góc của một tam giác, định lí về góc ngoài của tam giác.
- HS phát biểu các dấu hiệu (sgk).
- có: 
: (góc C1 là góc ngoài tại đỉnh C của tam giác ABC). 
4.3.Giảng bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Bài tập1: Cho ABC, AB = AC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho AM = MD
a) CMR: ABM = DCM
b) CMR: AB // DC
c) CMR: AM BC
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đầu bài.
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ hình.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét đúng sai và yêu cầu sửa lại nếu chưa hoàn chỉnh.
- Yêu cầu 1 học sinh ghi GT, KL
? Dự đoán hai tam giác có thể bằng nhau theo trường hợp nào ? Nêu cách chứng minh
? Nêu điều kiện để AB // DC.
- Gọi HS khác lên bảng làm phần c.
- Quan sát HS thực hiện, uốn nắn HS làm như bên.
- GV đưa thêm phần d: Tính chu vi của tam giác ABC biết chu vi của tam giác AMB bằng 9cm và AM =3cm. 
- GV hướng dẫn HS làm phần d.
- Cho hs nhắc lại cách tính chu vi của tam giác bất kì
? Tìm điều kiện để góc D bằng 300.
- Cho HS làm bài 11 (sbt/99). 
- Yêu cầu 1HS lên bảng vẽ hình, ghi GT – KL của bài.
? Biết số đo góc nào của tam giác ABC.
? Nhắc lại tính chất tổng ba góc của một tam giác.
- Gọi 1HS lên bảng làm phần a bài tập 11. Cho HS dưới lớp cùng làn vào vở.
- Tiếp tục gọi 1HS khác lên bảng làm phần b.
- Cho 1HS nhắc lại tính chất góc ngoài của tam giác.
- Uốn nắn HS làm bài.
- Gọi 1HS đứng tại chỗ nêu cách tính góc HAD.
- Học sinh đọc kĩ đầu bài.
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình.
- 1 học sinh ghi GT, KL
-PP:
ABM = DCM
- AM = MD(GT)
-(GT)
- BM = BC(đ)
- Học sinh:
ABM = DCM
Chứng minh trên
- 1HS lên bảng làn phần c. HS dưới lớp làm vào vở => đối chiếu với bài làm của bạn trên bảng, nhận xét, sửa chữa.
- quan sát đề bài GV ghi trên bảng.
- HS làm phần d dưới sự hướng dẫn của GV.
Vậy góc D bằng 300 ú tam giác ABC có AB = AC và góc BAC bằng 600.
- HS cả lớp làm bài 11(sbt/99).
- 1HS lên bảng vẽ hình, ghi GT – KL của bài.
- Biết góc B = 700, góc C = 300.
- HS trả lời miệng.
- 1HS lên bảng plàm phần a bài tập 11. HS dưới lớp cùng làn vào vở.
- 1HS lên bảng làm phần b, dưới lớp cùng làm vào vở.
- Trả lời miệng.
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng các tnhs góc DHA.
Bài tập1 
GT
ABC, AB = AC
MB = MC, MA = MD
KL
a) ABM = DCM
b) AB // DC
c) AM BC
Chứng minh:
a) Xét ABM và DCM có:
AM = MD (GT)
 (đđ)
BM = MC (GT)
 ABM = DCM (c.g.c)
b) ABM = DCM ( chứng minh trên)
 , Mà 2 góc này ở vị trí so le trong :
 AB // CD.
c) Xét ABM và ACM có 
AB = AC (GT)
BM = MC (GT)
AM chung
 ABM = ACM (c.c.c)
 , mà 
 AM BC
d/ Có AB + MB + AM = 9cm.
=> AB + MB = 9 – 3 = 6cm.
Mà AB = AC (gt). MB = MC (gt)
Chu vi của tam giác ABC là:
AB + AC + BC = 2AB + 2MB
 = 2(AB + MB)
 = 2.6 = 12.
Bài 11(sbt/99).
Giải.
a/ xét tam giác ABC có:
 (tính chất tổng ba góc của một tam giác). Mà 
=> 
Hay 
b/ AD là phân giác của A(gt) nên 
 là góc ngoài tại đỉnh D của tam giác ADC nên ta có:
c/ 200
4.4. Củng cố: (3')
- Các trường hợp bằng nhau của tam giác.
- GV chốt lại kiến thức ôn của toàn bài. 
4.5. Hướng dẫn học ở nhà:(1')
- Ôn kĩ lí thuyết, chuẩn bị các bài tập đã ôn.
- Xem lại các dạng bài tập đã ôn.
- Chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra học kì.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
 Tiết 32 
trả bài kiểm tra học kỳ I( Kết thúc hki)
(phần hình học)
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài làm tổng hợp phân môn: Hình học
- Đánh giá kĩ năng giải toán, trình bày diễn đạt một bài toán.
1.2. Kĩ năng:
- Học sinh được củng cố kiến thức, rèn cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
1.3. Thái độ:
- Học sinh tự sửa chữa sai sót trong bài.
2. Chuẩn bị:
2.1. Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm của học sinh.
2.2. Học sinh: xem lại bài kiểm tra, trình bày lại bài KT vào vở bài tập 
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp, trực quan.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số :......................................................
4.2. Kiểm tra bài cũ: (2') 
- Giáo viên kiểm tra việc trình bày lại bài KT vào vở bài tập của học sinh.
4.3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1 : Chữa bài tập ( 27’)
- Gv đưa đề bài, cho hs quan sát, đọc to đề bài
Câu 5(4 điểm)
Cho ABC có AB = AC . Vẽ điểm M sao cho :
BM = MC ( M và A khác phía so với BC ).
Hãy chứng minh rằng :
 a) ABM = ACM .
 b) AM là tia phân giác của BAC .
 c) AM BC .
? Bài toán cho gì, yêu cầu gì?
- Gọi một hs lên bảng vẽ hình, ghi gt- kl
- Gv cùng hs nhận xét, chuẩn hoá hình vẽ
? Để chứng minh 
ABM = ACM ta làm như thế nào
- Gọi một hs khác lên bảng trình bày lại
? Nhắc lại trường hợp bằng nhau c.c.c của tam giác
? Nêu cách c/m: AM là tia phân giác của BAC 
- Gv yêu cầu hs tự làm vào vở phần b
? Qua đó hãy nhắc lại thế nào là tia phân giác của góc
- Gv nhận xét, chốt lại
? Tiếp theo nêu cách c/m: AM BC
- Gọi hs lên bảng, dưới lớp cùng làm và nhận xét 
? Thế nào là hai góc kề bù
? Nêu tính chất hai góc kề bù
_ Gv cùng hs nhận xét, chốt lại kiến thức đã vận dụng
- Hs quan sát đứng tại chỗ đọc to đề bài
-Hs nêu yêu cầu
- Một hs lên bảng thực hiện
- Hs theo dõi, nhận xét
- Hs trình bày miệng cách c/ m
Xét ABM và ACM có :
 AB = AC (GT)
 BM = CM (GT)
 AM cạnh chung
ABM =ACM
 ( c – c – c )
- Hs trả lời miệng
- Một hs đứng tại chỗ trình bày
- Là tia nằm giữa hai cạnh và chia góc thành hai phần bằng nhau
- Hs trả lời miệng
- Một hs lên bảng tình bày phần c, cả lớp làm vào vở
- Hs nhớ lại kiến thức và trả lời miệng
- Hs cùng nghe, ghi nhớ
Câu 5:
GT ABC : AB = AC ; 
 MB= MC
 M và A khác phía so
 với BC
KL a) ABM = ACM .
 b) AM là tia phân giác của BAC .
 c) AM BC .
Chứng minh:
a) Xét ABM và ACM có :
 AB = AC (GT)
 BM = CM (GT)
 AM cạnh chung
ABM = ACM
 ( c – c – c )
b) Vì ABM = ACM 
( Chứng minh câu a )
 BAM = CAM ( 2 góc tương ứng )
 Mà tia AM nằm giữa hai tia AB và AC 
 Nên AM là tia phân giác của BAC
c) Gọi H là giao điểm của AM và BC
 Xét AHB và AHC có:
 AB = AC (GT)
 BAM = CAM ( Chứng minh câu b )
 AH cạnh chung 
AHB = AHC ( c – g – c )
 AHB = AHC ( 2 góc tương ứng )
 Mà AHB + AHC = 1800 
( 2 góc kề bù )
 AHB = AHC =1800 : 2 = 900
 AH BC hay AM BC
HĐ2: Nhận xét chung về ưu- nhược điểm của bài kiểm tra (3’):
1) Ưu điểm: Nhìn chung nhiều em làm bài tương đối tốt. Trình bày khoa học, sạch sẽ, chính xác như: 
+ Lớp 7A1: Trọng Đạt, Tiến Đạt, Huyền, Thương......
+ Lớp 7A2 : Mai Anh, Thành Đạt, Hoàng Hùng, D Linh, Lân....
2) Nhược điểm:
- Một số hs trình bày cẩu thả, thiếu bước làm: Vân Anh, Huy, Hà Đạt,...
HĐ3. Nhận xét về các lỗi hs thường mắc:(4’)
- Chỉ một số em vẽ hình chính xác, còn lại vẽ hình sai ở câu b lên không làm được câu này.
- Khi viết 2 tam giác bằng nhau các đỉnh không tương ứng.
- Lập luận chưa chặt chẽ.
- Những điều khẳng định không có căn cứ.
HĐ3 : Tìm các biện pháp để khắc phục những lỗi hs thường mắc phải (5’)
- Cần tăng cường kiểm tra việc học và chuẩn bị bài ở nhà của hs
- Chú ‏‎ ý rèn kĩ năng tính toán và thực hiện các phép tính cho hs
- Tập trung ngoài rèn kĩ năng vẽ hình , còn rèn kĩ năng lập luận lôgic chặt chẽ, chính xác. Mỗi khẳng định đều phải có căn cứ kèm theo ( nếu có)
4.4. Củng cố:(2')
? Qua bài em đã nhớ được những kiến thức gì
- Học sinh chữa các lỗi, sửa chỗ sai vào vở bài tập
4.5. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Làm các bài tập còn lại phần ôn tập.
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docHINH Tiet 28,29,32.doc