Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS thị trấn Cái Rồng - Tiết 33, 34

Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS thị trấn Cái Rồng - Tiết 33, 34

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh được củng cố các kiến thức về ba trường hợp bằng nhau của tam giác.

1.2. Kĩ năng:

- Hs biết vận dụng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác để c/m hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau.

- Rèn cho hs kĩ năng vẽ hình, kĩ năng phân tích, trình bày một bài toán chứng minh

1.3. Thái độ:

- Liên hệ với thực tế, yêu thích môn học.

- Giáo dục cho hs tính tích cực, tự giác trong học tập.

2. CHUẨN BỊ:

2.1. Thầy: - Thước thẳng, com pa, thước đo góc, bảng phụ hình 110.

2.2. Trò: - Thước thẳng, êke, thước đo góc.

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS thị trấn Cái Rồng - Tiết 33, 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng :	Tiết 33:
luyện tập 
( về ba trường hợp bằng nhau của tam giác)
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Học sinh được củng cố các kiến thức về ba trường hợp bằng nhau của tam giác.
1.2. Kĩ năng:
- Hs biết vận dụng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác để c/m hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau.
- Rèn cho hs kĩ năng vẽ hình, kĩ năng phân tích, trình bày một bài toán chứng minh
1.3. Thái độ:
- Liên hệ với thực tế, yêu thích môn học.
- Giáo dục cho hs tính tích cực, tự giác trong học tập. 
2. Chuẩn bị:
2.1. Thầy: - Thước thẳng, com pa, thước đo góc, bảng phụ hình 110.
2.2. Trò: - Thước thẳng, êke, thước đo góc.
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp, trực quan.
- Làm việc với sách giáo khoa.
- Phân tích, tổng hợp
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số: 7A1...........................7A2.......................
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (4') 
Hoạt động của thầy
- HS 1: Phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác( c.c.c, c.g.c, g.c.g).
 Viết các trường hợp bằng nhau dưới dạng KH.
? Hai tam giác bằng nhau em có nhận xét gì về các cạnh và các góc tương ứng của chúng.
? Để chứng minh các góc, các đoạn thẳng bằng nhau ta làm ntn?
- GV kiểm tra quá trình làm bài tập về nhà của 2 học sinh 
- Gv chốt lại 3 trường hợp bằng nhau của tam giác, cho điểm
Hoạt động của trò
- HS phát biểu bằng lời và viết các trường hợp bằng nhau dưới dạng KH.
Cho có:
+ AB = A’B’; AC = A’C’; BC = B’C’ 
thì .
+ AB = A’B’; AC = A’C’
thì .
+ 
thì .
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng câu hỏi của GV.
- Hs dưới lớp theo dõi, nhận xét đánh giá phần trình bày của bạn
4.3. Giảng bài mới:
ĐVĐ (1’): Nhằm củng cố và khắc sâu cho các em các kiến thức về tam giác bằng nhau, ta cùng nhau vào bài luyện tập hôm nay.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Chữa bài tập (15’)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 43.
- Gọi một hs đọc to đề bài
? Đề bài cho gì, yêu cầu gì
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ hình.
- Tiếp theo gọi 1 học sinh khác ghi GT, KL
- Giáo viên yêu cầu học sinh khác đánh giá từng học sinh lên bảng làm.
? Nêu cách chứng minh AD = BC
- Gọi một hs lên bảng trình bày, cả lớp cùng làm vào vở
? Nêu cách chứng minh.
EAB = ECD
- GV gợi ý( nếu cần)
- Y/c 1 học sinh lên bảng chứng minh phần b.
- Quan sát HS thực hiện (HS dưới lớp và HS làm trên bảng). Uốn nắn HS làm như bên.
? Tìm điều kiện để OE là phân giác của góc xOy
- Phân tích:
OE là phân giác 
OBE = ODE (c.c.c) hay (c.g.c)
? Nêu cách chứng minh OBE = ODE 
- Gv gọi 1 hs trình bày lại 
Và nhận xét
- Yêu cầu học sinh lên bảng chứng minh.
- Yêu cầu dưới lớp cùng làm và nhận xét
- Gv chốt lại các kiến thức cần vận dụng để làm bài tập trên
HĐ2: Bài tập luyện (20’)
- Gv đưa đề bài lên bảng phụ
- Cho HS cả lớp làm bài tập 44(sgk/125).
- GV HD học sinh vẽ hình theo trình tự:
+ Vẽ tam giác ABC có góc B bằng góc C.
+ Đo đoạn thẳng BA, AC rồi dự đoán.
- Gọi 1HS lên bảng vẽ hình và ghi gt, kl 
- Cho HS dưới lớp cùng làm vào vở.
- Quan sát HS thực hiện, uốn nắn HS làm như bên.
? Nêu cách c/m 
- Gv nhận xét, yêu cầu 1 hs lên bảng trình bày, cả lớp tự trình bày vào vở
- Theo dõi, uốn nắn hs dưới lớp
? Hãy nhận xét bài làm của bạn
? Từ đó hãy nêu cách c/m 
AB =AC 
- Yêu cầu hs tự làm vào vở
- GV đưa thêm phần c/ chứng minh AD vuông góc với BC.
? Theo em để c/m ta làm như thế nào
- Gv nhận xét, gọi một hs lên bảng trình bày lại dưới lớp cùng làm và nhận xét ( nếu thiếu thời gian có thể hướng dẫn hs về nhà)
? Qua bài tập trên hãy nêu cách c/m hai tam giác bằng nhau, hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thẳng vuông góc.
- Gv chốt lại 
- HS cả lớp làm bài tập 43(sgk/125).
- Một hs đứng tại chỗ đọc đề
- Hs trả lời miệng
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình.
- 1 học sinh ghi GT, KL
- Học sinh khác bổ sung (nếu có)
- Học sinh: chứng minh
ADO = CBO:
- OA = OB (GT)
- chung
- OB = OD(GT)
Một hs lên bảng
- HS suy nghĩ trả lời
- 1 học sinh lên bảng chứng minh phần b
- HS dưới lớp làm vào vở, đối chiếu với bài làm của bạn trên bảng, cùng GV nhận xét, sửa chữa.
- HS suy nghĩ trả lời
- HS cả lớp nghe phân tích trên bảng
- xét OBE và ODE có:
OB = OD (GT)
OE chung
AE = CE (AEB = CED)
OBE = ODE (c.c.c)
- Một học sinh lên bảng chứng minh.
- HS cả lớp làm bài, sau đó nhận xét bài của bạn, chỉnh sửa
 ( nếu sai)
- Hs ghi nhớ để vận dụng khi làm các bài tập tương tự
- Hs quan sát, đọc to đề bài tập 44(sgk/125).
- HS cả lớp thao tác vẽ hình theo hướng dẫn của GV.
- 1HS lên bảng vẽ hình và ghi gt,kl 
- HS dưới lớp cùng làm vào vở.
- Hs trả lời miệng:
a, Xét có:
 =>
=>
- Hs dưới lớp nhận xét
b,Vì
(câu a)
=> AB =AC (hai cạnh tương ứng).
- Hs dưới nhận xét
c/ Ta có:(cmt).
 Mà góc D1 và góc D2 là hai góc kề bù nên:
Hay 
- Nếu có góc B bằng góc C thì AB = AC.
- 1HS lên bảng c/m.
- Hs trả lời miệng
- Hs nghe, ghi nhớ
Bài tập 43 ( sgk/tr125)
GT
 khác góc bẹt;
 A,B Ox:OA<OB; C,DOy: OC=OA;OD=OB 
AD BC = {E}
KL
a) AD = BC
b) EAB = ECD
c) OE là tia phân giác góc xOy
Chứng minh:
a) Xét OAD và OCB có:
OA = OC (GT)
 chung
 OB = OD (GT)
 OAD = OCB (c.g.c)
 AD = BC (2 cạnh tương ứng)
b) Ta có 
mà do OAD = OCB (Cm trên)
. Ta có OB = OA + AB
 OD = OC + CD
mà OB = OD, OA = OC (GT) 
 AB = CD
. Xét EAB = ECD có:
 (CM trên)
AB = CD (CM trên)
 ( do OCB = OAD)
 EAB = ECD (g.c.g)
c) xét OBE và ODE có:
OB = OD (GT)
OE chung
AE = CE (AEB = CED)
OBE = ODE (c.c.c)
Mà OE nằm giữa OA và OC
	OE là phân giác 
Bài 44(sgk/125).
GT
ABC: ; 
AD BC ={D}
KL
a, ADB = ADC
b, AB = AC
c, 
c/m:
a/ Xét có:
 =>
=>
b/ (câu a)
=> AB =AC (hai cạnh tương ứng).
c/ Ta có:(cmt).
 Mà góc D1 và góc D2 là hai góc kề bù nên:
Hay 
4.4. Củng cố: (3')
? Qua giờ luyện tập hôm nay ta đã được củng cố các kiến thức gì
- GV sử dụng hình vẽ của hai bài tập trên để củng cố các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Cách chứng minh các đoạn thẳng hoặc các góc bằng nhau. Bằng phương pháp xét các tam giác bằng nhau.
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau:(1')
- Xem lại các bài tập đã chữa của bài.
- Làm bài tập 58; 61; 62; 65 (SBT/105-106)
Hướng dẫn bài 65: Qua N, kẻ đường thẳng song song với AB.
- Giờ sau mang com pa, thước kẻ lyện tập tiếp.
5. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng :
 Tiết: 34
luyện tập
 ( Về ba trường hợp bằng nhau của tam giác)
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Củng cố cho học sinh kiến thức về 3 trường hợp bằng nhau của tam giác.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vẽ hình, ghi GT, KL cách chứng minh đoạn thẳng, góc, hai đường thẳng vuông góc dựa vào chứng minh 2 tam giác bằng nhau.
1.3. Thái độ:
 - Trình bày lời giải cẩn thận, chính xác khoa học.
2. Chuẩn bị
2.1. Thầy: - Thước thẳng, com pa, thước đo góc, 
2.2. Trò: - Thước thẳng, êke, thước đo góc
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp, trực quan.
- Làm việc với sách giáo khoa.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (3') 
? Để chứng minh 2 tam giác bằng nhau ta có mấy cách làm, là những cách nào.
(Học sinh đứng tại chỗ trả lời)
4.3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Chữa bài tập(15’)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 63(sbt/105).
- Yêu cầu học sinh đọc bài toán.
? Vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán.
- GV hướng dẫn HS chứng minh phần a.
 AD = EF <= 
- Gọi 1HS lên bảng làm phần a.
? Nhắc lại tính chất của hai đường thẳng //.
? Để c/m ta cần chứng minh điều gì?
? Hãy c/m: ? 
? Hãy c/m 
? Hãy chứng minh:
 AE = CE .
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời miệng GV ghi bảng phần trả lời của HS. HS dưới lớp làm vào vở.
HĐ2: Luyện tập (20’)
- GV đưa bài tập bảng phụ:
Cho tam giác ABC, M là trung điểm của AC. Trên tia đối của tia MB lấy điểm D/MD = MB. Trên tia đối của tia BC lấy điểm E/ BE = BC. Gọi I là giao điểm của AB và DE chứng minh:
a/ AD//BC; b/ AI = IB.
- Yêu cầu 1HS lên bảng vẽ hình và ghi gt, kl của bài.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để chứng minh.
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình.
- Giáo viên thu phiếu học tập của các nhóm (3 nhóm).
- GV đưa lời giải mẫu trên bảng.
- Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của các nhóm.
- 1 học sinh đọc bài toán.
- Cả lớp vẽ hình, ghi GT, KL; 1 học sinh lên bảng làm.
- HS nghe GV hướng dẫn và cùng làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- HS trả lời miệng.
- HS nêu đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi của GV.
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng trình bày lời giải phần b, phần c. HS dưới lớp cùng làm vào vở.
- 1HS đọc đề bài GV ghi trên bảng phụ.
- 1HS lên bảng vẽ hình và ghi GT-KL của bài.
- HS thảo luận nhóm để làm bài tập.
- Quan sát lời giải mẫu trên bảng. đối chiếu với bài làm của nhóm mình và RKN. 
Bài tập 1: (Bài 63.SBT/105).
a/ Nối DE. Xét có
 (do BD//EF (gt))
(do DE//BF (gt)).
DF là cạnh chung.
=> (g.c.g).
=> FE = BD (2cạnh t/ư).
Mà BD = AD (gt)
=>AD = FE.
b/ Ta có: AB//EF(gt) 
=> (đ. vị) (1), lại có:
 (đ.vị do AB//EF)
 (đ.vị do DE//BC(gt))
=> (2) mà DE = EF (chứng minh phần a). (3) 
Từ (1); (2) và (3). 
=> (g.c.g)
c/ (c/m phần a).
=> AE =EC(cặp cạnh tương ứng).
Bài tập 2:
a/ Xét hai có:
MB = MC (gt); AM = MC (gt)
(hai góc đối đỉnh).
=> (c.g.c)
=> (hai góc tương ứng). Mà và là cặp góc so le trong của hai đường thẳng AD và BC 
=> AD // BC (DHNB hai đt //)
b/ HS tự chứng minh:
(Lưu ý: (g.c.g)
=> IA = IB (hai cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau.
4.4. Củng cố:(4’)
- Nhắc lại các trường hợp bằng nhau của tam giác.
- Để chứng minh các đoạn thẳng, các góc bằng nhau ta làm như thế nào?
- Nừu còn thời gian cho HS làm bài tập:
Cho MNP có , Tia phân giác góc M cắt NP tại Q. Chứng minh rằng:
a. MQN = MQP
b. MN = MP
(a/ MQN = MQP (c.g.c); b/ MN = MP (hai cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau).
4.5. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
- Ôn lại 3 trường hợp bằng nhau của tam giác.
- Làm lại các bài tập trên.
- BTVN: 62 => 66(sbt/106, 107).
- Đọc trước bài : Tam giác cân.
5. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh 7 tiet 33 - 34.doc