Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS thị trấn Cái Rồng - Tiết 38 đến tiêt 45

Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS thị trấn Cái Rồng - Tiết 38 đến tiêt 45

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Củng cố cho học sinh các tính chất , chứng minh tam giác vuông dựa vào định lí đảo của định lí Py-ta-go.

1.2. Kĩ năng:

- Vận dụng định lí Pi –ta –go để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông và vận dụng định lí đảo để nhận biết một tam giác là tam giác vuông.

- Rèn luyện kĩ năng trình bày lời giải chứng minh tam giác vuông.

1.3. Thái độ:

- Thấy được vai trò của toán học trong đời sống

2. CHUẨN BỊ:

2.1. Giáo viên: Bảng phụ bài tập 57; 58 - tr131; 132 SGK ; thước thẳng.

2.2. Học sinh: thước thẳng, làm các bài tập GV giao về nhà.

3. PHƯƠNG PHÁP :

- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm.

- Vấn đáp, trực quan.

 

doc 29 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS thị trấn Cái Rồng - Tiết 38 đến tiêt 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng :
 Tiết: 38
 luyện tập 
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Củng cố cho học sinh các tính chất , chứng minh tam giác vuông dựa vào định lí đảo của định lí Py-ta-go.
1.2. Kĩ năng:
- Vận dụng định lí Pi –ta –go để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông và vận dụng định lí đảo để nhận biết một tam giác là tam giác vuông.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày lời giải chứng minh tam giác vuông.
1.3. Thái độ:
- Thấy được vai trò của toán học trong đời sống
2. Chuẩn bị:
2.1. Giáo viên: Bảng phụ bài tập 57; 58 - tr131; 132 SGK ; thước thẳng.
2.2. Học sinh: thước thẳng, làm các bài tập GV giao về nhà.
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số:7A1.......................7A2...........................
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (7')
Hoạt động của thầy
- Học sinh 1: Phát biểu nội dung định lí Py-ta-go, vẽ hình ghi bằng kí hiệu.
- Học sinh 2: Nêu định lí đảo của định lí Py-ta-go, ghi GT; KL.
- GV nhận xét và cho điểm HS trên bảng.
Hoạt động của trò
HS1: Phát biểu đinh lí Py-ta-go (sgk)
 có 
=> CB2 = AB2 + AC2
HS2: 
 có:
 CB2 = AB2 + AC2
=> 
 - Hs dưới lớp cùng làm và nhận xét bài của bạn trên bảng 
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Chữa bài tập (9’)
- Giáo viên treo bảng phụ nội dung bài tập 57-SGK 
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm khoảng 3-5’
- GV thu bảng nhóm (3 nhóm)
- Yêu cầu các nhóm nhận xét
- Yêu cầu 1 học sinh đọc bài.
? Em đã dựa vào kiến thức nào để làm bài tập trên
- Gv đánh giá hoạt động của các nhóm, chữa bài chuẩn
HĐ2: Bài tập luyện (20’)
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm học tập
- Gọi đại diện 3 nhóm lên làm 3 câu.
- Yêu cầu lớp nhận xét. 
- Giáo viên cùng HS của các nhóm sửa chữa bài làm của HS và chốt kết quả.
? Để làm bài tập trên bạn đã dựa vào kiến thức nào
- Gv nhận xét, chốt lại
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm tiếp bài 83/ sgk/ 108
- Gv đưa đề bài lên bảng phụ, yêu cầu hs quan sát, đọc to đề bài
? Bài toán cho ta biết gì, yêu cầu tìm gì
- Yêu cầu vẽ hình ghi GT, KL.
? Để tính chu vi của tam giác ta làm như thế nào
? Ta đã biết cạnh nào, cạnh nào cần phải tính? 
? Vậy muốn tính các cạnh AB, BC ta làm như thế nào
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm.
- GV theo dõi uốn nắn hs làm như bên
- Sau đó cùng hs nhận xét chữa bài chuẩn và chốt lại cách làm
- GV chốt lại bài làm cho HS.
- Cho HS làm bài tập 88(SBT/108).
- Gọi 1 hs đọc to đề bài
? Thế nào là tam giác vuông cân
- Gọi 1HS lên bảng vẽ một tam giác vuông cân.
- GV: Nếu gọi độ dài cạnh góc vuông của tam giác vuông cân là x(cm) đội dài cạnh huyền là a(cm)
? Theo định lí Pi – ta – go ta có đẳng thức nào?
? Thay a = 2 hãy tính x.
? Thay hãy tính x.
- Gv ghi nhanh bài làm của hs lên bảng và yêu cầu hs khác quan sát, nhận xét
- Sửa chữa, yêu cầu HS làm như bên.
- Gv chốt lại cách làm 
- HS quan sát.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm thu bài và nhận xét
- 1 học sinh đọc bài.
- Dựa vào định lí py ta go đảo
- HS làm việc theo nhóm học tập
- 3 nhóm lên làm 3 câu.
- Lớp nhận xét.
- HS dưới lớp cùng GV nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Dựa vào định lí pi ta go đảo
- Hs làm tiếp bài 83
- 1 học sinh đọc đề toán.
- Hs đứng tại chỗ trả lời miệng
- HS vẽ hình ghi GT, KL.
- Ta tính tổng độ dài 3 cạnh của tam giác
- HS: Biết AC = 20 cm, cần tính AB, BC
- Ta áp dụng định lí py ta go cho tam giác vuông ABH
-Cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm.
- Dưới lớp cùng làm, theo dõi nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- Hs cùng nhe, ghi nhớ
- Hs quan sát, đọc đề
- Là tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông bằng nhau
- HS lên bảng làm.
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời:
ta có: a2 = x2 + x2
- Hai hs đứng tại chỗ trả lời miệng
- HS làm bài tập 88(SBT/108).
- HS1 tính câu a
- HS2 tính câu b
- HS dưới lớp cùng GV chữa bài làm của bạn trên bảng.
- Hs nghe, ghi nhớ
Bài tập 57 - tr131 SGK 
- Lời giải trên là sai
Ta có: 
Vậy ABC vuông (theo định lí đảo của định lí Py-ta-go)
Bài tập 56 - tr131 SGK 
a) Vì 
Vậy tam giác có độ dài 3 cạnh 9; 12; 15 là tam giác vuông.
b) 
Vậy tam giáccó độ dài 3 cạnh 5; 12; 13 là tam giác vuông.
c) 
Vì 98100 
Vậy tam giác có độ dài 3 cạnh 7; 7; 10 không phải là tam giác vuông.
Bài tập 83 - tr108 SGK 
 20
12
5
B
C
A
H
GT
ABC, AH BC, AC = 20 cm
AH = 12 cm, BH = 5 cm
KL
Chu vi ABC (AB+BC+AC)
 Chứng minh:
. Xét AHB theo Py-ta-go ta có:
Thay số:
. Xét AHC theo Py-ta-go ta có:
Chu vi của ABC là:
Bài tập 88(sbt/108).
Gọi độ dài cạnh góc vuông của tam giác vuông cân là x(cm) đội dài cạnh huyền là a(cm).
 Theo định lí Py – ta- go ta có: 
 a2 = x2 + x2
 a2 = 2x2
a/ a = 2 => 22 = 2x2 => x2 = 2
 => (cm)
b/ 
=> 
=> x2 = 1 => x = 1(cm)
4.4. Củng cố:(6’)
? Hãy cho biết cách kiểm tra góc vuông của các Bác thợ nề, thợ mộc?
? Nếu AB = 3; AC = 4; CB = 5, em có nhận xét gì về góc A? (góc A = 900)
? Nếu AB = 3; AC = 4; CB < 5, em có nhận xét gì về góc A? (góc A < 900)
? Nếu AB = 3; AC = 4; CB > 5, em có nhận xét gì về góc A? (góc A > 900)
? Vậy ta áp dụng định lí Py ta go cho tam giác vuông để làm gì 
( Để tính độ dài một cạnh khi biết hai cạnh kia)
GV: Giới thiệu mục “có thể em chưa biết”
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau:(2')
- Nắm chắc định lí Py – Ta – Go thuận, đảo.
- Vận dụng định lí Py – ta – go vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
- Xem lại các dạng bài tập đã chữa của tiết luyện tập.
- Làm bài tập 59, 60, 61 (tr133-SGK); bài tập 89 (tr108-SBT) 
*/ HD bài 60(sgk/113).
Vận dụng định lí Py – ta – go để tính các cạnh huyền trong tam giác vuông ABH, ACH. 
5. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết: 39
luyện tập 
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Ôn luyện định lí Py-ta-go và định lí Py-ta-go đảo của nó, giới thiệu một số bộ ba số Pi – ta – go .
1.2. Kiến thức:
- Rèn luyện kĩ năng tính toán.
- Vận dụng định lí Py-ta-go để giải quyết một số bài tập đơn giản và một số tình huống thực tế có nội dung phù hợp.
1.3. Thái độ:
- Liên hệ với thực tế.
- Có tinh thần trong hoạt động tập thể
2. Chuẩn bị:
2.1. Giáo viên: Bảng phụ; thước thẳng.
2.2. Học sinh: thước thẳng.
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan, cắt ghép.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số: 7A1............................7A2.....................
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (6')
Hoạt động của thầy
 - Học sinh 1: 
? Phát biểu định lí Py-ta-go, nếu MHI vuông ở I ta có hệ thức Py-ta-go như thế nào
- Học sinh 2: 
? Phát biểu định lí đảo của định lí Py-ta-go, nếu GHE có tam giác này vuông ở đâu.
GV cùng HS dưới lớp nhận xét sửa chửa bài làm của bạn.
Hoạt dộng của trò
- HS1: phát biểu định lí Pi- ta – go và trả lời miệng câu hỏi của GV.
MHI vuông ở I MI2 + IH2 = MH2
- HS2: phát biểu định lí Py- ta – go đảo và trả lời miệng câu hỏi của GV.
GHE có tam giác này vuông ở H.
- HS dưới lớp nhận xét sửa chửa bài làm của bạn.
4.3. Giảng bài mới:
ĐVĐ: Để củng cố và khắc sâu hơn định lí Py ta go. Chúng ta cùng luyện tập tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Chữa bài tập (14’)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 59
? Cách tính độ dài đường chéo AC.
? Nếu ADC có thì ta có hệ thức nào
- Yêu cầu 1 học sinh lên trình bày lời giải.
- Học sinh dùng máy tính để kết quả được chính xác và nhanh chóng.
- Gv cùng hs nhận xét, chuẩn kiến thức
- Cho HS cả lớp làm tiếp bài tập 60(sgk/133)
? Bài toán cho gì, yêu cầu gì
- Yêu cầu học sinh đọc đầu bài, vẽ hình ghi GT, KL.
- Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
- Gv yêu cầu hs nhận xét, chữa hình chuẩn
? Nêu cách tính BC.
? Vậy trước tiên phải tính cạnh nào
? Nêu cách tính BH
- Yêu cầu 1 học sinh lên trình bày lời giải.
? Nêu cách tính AC.
- Yêu cầu hs đứng tại chỗ nêu cách tính, HS cả lớp nhận xét và làm vào vở.
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài chuẩn và chốt lại
HĐ 2: Bài tập luyện (18’)
- Giáo viên treo bảng phụ hình 135
- Yêu cầu hs quan sát, đọc to đề bài
? Tính AB, AC, BC ta dựa vào điều gì.
- Gv có thể gợi mở cách làm nếu hs gặp khó khăn
- Yêu cầu 3 học sinh lên bảng trình bày
- Gv theo dõi, uốn nắn hs dưới lớp cùng làm
- GV cùng HS cả lớp sửa chữa, yêu cầu HS làm như bên
- GV đưa tiếp đề bài 62 (sgk/133) lên bảng phụ.
- HS quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi của GV.
? Để biết con cún có tới được các vị trí A; B; C; D để canh giữ mảnh vườn hay không ta làm như thế nào?
? Nêu cách tính OA; OD; OB; OC.
- GV cùng HS dưới lớp chữa bài của bạn, yêu cầu HS làm như bên.
- Gv chốt lại: Có thể vận dụng định lí Py ta go vào các bài toán thực tế
- HS đọc kĩ đầu bài.
-HS: Dựa vào ADC và định lí Py-ta-go.
Tacó:
- 1 học sinh lên trình bày lời giải.
- Theo dõi nhận xét bài làm của bạn
- Hs chữa bài chuẩn( nếu sai)
- HS cả lớp làm bài tập 60(sgk/133)
- HS: trả lời miệng
- Đọc đầu bài, vẽ hình ghi GT, KL. 1HS lên bảng làm.
- Hs nhận xét hình vẽ, suy nghĩ cách làm
- HS : 
BC = BH + HC
- Trước hết phải tính cạnh BH
- HS: Dựa vào AHB và định lí
 Py-ta-go.
- 1 học sinh lên trình bày lời giải.
- HS: Dựa vào AHC và định lí Py-ta-go.
- Hs tự tính AC
- Hs cùng nghe, chữa bài chuẩn vào vở
- HS: quan sát hình 135, đọc đề
- Học sinh trả lời: Dựa vào độ dài cạnh của hình vuông đã cho
- 3 học sinh lên bảng trình bày
- HS cả lớp cùng GV chữa bài làm của bạn trên bảng.
- 1HS đọc to yêu cầu của đề bài.
- Quan sát hình vẽ trên bảng.
- HS đọc và nghiên cứu đề bài.
- HS cần tính độ dài các đoạn OA; OD; OB; OC rồi so sánh với độ dài lớn nhất của sợi dây mà con cún có thể di chuyển
- 1HS lên bảng tính, HS dưới lớp làm vào vở => nx sửa chữa bài làm ... .
- GV nhận báo cáo thực hành của các tổ, thông qua báo cáo và quan sát thực tế, KT tại chỗ nêu nhận xét, đánh giá và cho điểm thực hành của từng tổ
 (Điểm thực hành của HS thông báo sau.
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau: (2’).
- BTVN: 102;(sbt/110); 67=>69(sgk/140;141)
- Tiết sau ôn tập chương.
- Làm các câu hỏi 1; 2; 3 trong phần ôn tập chương.
- Sau đó HS cất dụng cụ, rửa tay chuẩn bị giờ học tiếp theo.
5. Rút kinh nghiêm.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng :
 Tiết: 44
ôn tập chương II với sự trợ giúp của máy tính casio hoặc máy tính năng tương đương
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tổng các góc của một tam giác và các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
1.2. Kĩ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán chứng minh, tính toán, vẽ hình, chứng minh, ứng dụng trong thực tế ...
1.3. Thái độ:
- Có ý thức ôn lại lí thuyết đã học, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 67-tr140 SGK, bài tập 68-tr141 SGK, bài tập 69 tr141 SGK, ghi các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác-tr138 SGK, thước thẳng, com pa, thước đo độ.
2.2. Học sinh: bút dạ, làm các câu hỏi phần ôn tập chương, thước thẳng, com pa, thước đo độ.
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (')
Kiểm tra xen kẽ trong quá trình Ôn tập.
4.3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1 (tr139-SGK)
? Phát biểu Đl tổng ba góc trong một tam giác.
- Phát biểu t/c góc ngoài của t/g.
- Giáo viên đưa nội dung bài tập lên máy chiếu (chỉ có câu a và câu b). Hãy giải thích?
- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên đưa nội dung bài tập lên máy chiếu.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- GV cho đại diện 1 nhóm lên trình bày.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét.
- Với các câu sai GV yêu cầu HS giải thích.
- Cho HS làm bài 107 (sbt/111).
? Tìm các tam giác cân trên hình.
HĐ2: (20’).
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu 2-SGK.
- Giáo viên đưa máy chiếu nội dung tr139.
- Yêu cầu HS ghi bằng kí hiệu.
? trả lời câu hỏi 3-SGK.
- Giáo viên đưa nội dung bài tập 69 lên máy chiếu.
- Học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ hình và ghi GT, Kl.
- Giáo viên gợi ý phân tích bài.
AD A
AHB = AHC
ABD = ACD
- Gọi một HS lên bảng trình bày.
- Quan sát HS thực hiện, uốn nắn sửa chữa yêu cầu HS làm như bên.
- BT này gt cách dùng thước và com pa vẽ đường thẳng đi qua A...
- Cho HS hoạt động nhóm để làm bài 108(sbt/111).
- Yêu cầu bảng nhóm phải có hình vẽ và bài cứng minh.
- 2 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800.
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng.
- HS suy nghĩ trả lời và giải thích.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét
- Các nhóm cử đại diện đứng tại chỗ giải thích
- HS cả lớp làm bài.
- Quan sát hình vẽ trên bảng.
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng.
- 2 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- HS ghi bằng kí hiệu.
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Quan sát đè bài trên bảng phụ
- HS đọc đề bài.
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình và ghi GT, Kl.
- Học sinh cùng GV phân tích theo sơ đồ đi lên.
- 1hS lên bảng làm bài, HS dưới lớp cùng làm vào vở, đối chiếu với bài làm của bạn trên bảng => NX, sửa chữa (nếu sai)
- HS hoạt động nhóm để làm bài 108(sbt/111).
I. Ôn tập về tổng các góc trong một tam giác (18')
1. Định lí tổng ba góc trong một tam giác.
- Trong ABC có:
- Tính chất góc ngoài:
Góc ngoài của tam giác bằng tổng 2 góc trong không kề với nó.
Bài tập 68 (tr141-SGK)
- Câu a và b được suy ra trực tiếp từ định lí tổng 3 góc của một tam giác.
Bài tập 67 (tr140-SGK)
- Câu 1; 2; 5 là câu đúng.
- Câu 3; 4; 6 là câu sai
Bài 107(sbt/111)
*/ cân tại A vì AB = AC
*/ cân vì 
*/ CAE cân tại vì A3 = E
*/ DAC, EAB cân vì có các góc ở đáy bằng 720.
*/ ADE cân vì có D= E =360
II. Ôn tập về các trường hợp bằng nhau của hai tam giác (20')
TH cạnh – cạnh - cạnh.
TH cạnh – góc – cạnh
TH góc – cạnh – góc 
Các TH bằng nhau của hai tam giác vuông.(sgk)
Bài tập 69 (tr141-SGK)
GT
; AB = AC; BD = CD
KL
AD a
Chứng minh:
Xét ABD và ACD có
AB = AC (GT)
BD = CD (GT)
AD chung
 ABD = ACD (c.c.c)
 (2 góc tương ứng)
Xét AHB và AHC có:
AB = AC (GT); (CM trên); AH chung.
 AHB = AHC (c.g.c)
 (2 góc tương ứng)
mà (2 góc kề bù)
 2
 Vậy AD a
Bài 108(sbt/111).
c/m
AOD = OCB (c.g.c)
=> D = B và A1 = C1
=> A2 = C2.
KAB = KCD (g.c.g)
=> KA = KC (cặp cạnh t/ư)
 KOA = KOC (c.c.c)
=> O1 = O2 (cặp cạnh t/ư)
=> OK là p/g của xOy
4.3. Củng cố: (4') Phát biểu định lí tổng ba góc của một tam giác, t/c góc ngoài của tam giác.
- Phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác.
4.5. Hướng dẫn học ở nhà:(3')
- Tiếp tục ôn tập chương II.
- Làm tiếp các câu hỏi và bài tập 70 73 (tr141-SGK)
- Làm bài tập 105, 110 (tr111, 112-SBT).
- Giờ sau tiếp tục ôn tập
5. Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết: 45
ôn tập chương II với sự trợ giúp của máy tính casio hoặc máy tính năng tương đương
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Học sinh ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông, tam giác vuông cân.
1.2. Kĩ năng:
- Vận dụng các biểu thức đã học vào bài tập vẽ hình, tính toán chứng minh, ứng dụng thực tế.
1.3. Thái độ:
- Biết ứng dung cá kiến thức đã học vào thực tế.
2. Chuẩn bị:
2.1. Thầy: Bảng phụ ghi nội dung một số dạng tam giác đặc biệt, thước thẳng, com pa, êke.
2. 2. Trò: Thước thẳng, com pa, Ê ke.
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (')
Kiểm tra xen kẽ trong quá trình Ôn tập.
4.3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Một số dạng tam giác đặc biệt (14’)
? Trong chương II ta đã học những dạng tam giác đặc biệt nào.
? Nêu định nghĩa các tam giác đặc biệt đó.
? Nêu các tính chất về cạnh, góc của các tam giác trên.
? Nêu một số cách chứng minh của các tam giác trên.
- Giáo viên treo bảng phụ.
HĐ2:Luyện tập (25')
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 70/sgk
? Vẽ hình ghi GT, KL.
- Cho HS dưới lớp vẽ hình, gọi 1HS lên bảng làm.
- Yêu cầu học sinh làm các câu a, b, c, d theo nhóm.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm.
- Quan sát các nhóm thực hiện, uốn nắn , sửa chữa yêu cầu các nhóm làm như bên.
- Gợi ý câu b/ Gắn hai đpạn thảng đó vào hai tam giác để m/c chúng bằng nhau.
? Tam giác OBC là tam giác gì? Hãy chứng minh?
- Giáo viên đưa ra tranh vẽ mô tả câu e.
? Khi và BM = CN = BC thì suy ra được gì.
? Tính số đo các góc của AMN.
? OBC là tam giác gì.
- HS trả lời câu hỏi.
- 4 HS trả lời câu hỏi.
- 3 HS nhắc lại các tính chất của tam giác.
- HS trả lời miệng.
- HS quan sát
- Học sinh đọc kĩ đề toán.
- 1 HS lên bảng vẽ hình ghi GT, KL, HS dưới lớp cùng thực hiện vào vở.
- HS làm các câu a, b, c, d theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
- Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm.
- HS nghe GV hướng dẫn và làm vào vở.
- HS trả lời miệng câu hỏi của GV.
- HS quan sát
- HS: ABC là tam giác đều, BMA cân tại B, CAN cân tại C.
-HS đứng tại chỗ trả lời.
- HS trả lời miệng.
I. Một số dạng tam giác đặc biệt 
(HS quan sát bảng tóm tắt trong sgk).
II. Luyện tập 
Bài tập 70 (tr141-SGK)
O
K
H
B
C
A
M
N
GT
ABC có AB = AC, BM = CN
BH AM; CK AN
HB CK 
KL
a) AMN cân
b) BH = CK
c) AH = AK
d) OBC là tam giác gì ? Vì sao.
e) Khi ; BM = CN = BC. Tính số đo các góc của AMN. Xác định dạng OBC
Bg:
a) AMN cân
AMN cân 
ABM và ACN có
AB = AC (GT)
 (CM trên)
BM = CN (GT)
ABM = ACN (c.g.c)
 AMN cân
b) Xét HBM và KNC có
 (theo câu a); MB = CN
 HMB = KNC (cạnh huyền - góc nhọn) BK = CK
c) Theo câu a ta có AM = AN (1)
Theo chứng minh trên: HM = KN (2)
Từ (1), (2) HA = AK
d) Theo chứng minh trên mặt khác (đối đỉnh) (đối đỉnh) OBC cân tại O
 e) Khi ABC là đều
ta có BAM cân vì BM = BA (GT)
tương tự ta có 
Do đó 
Vì 
tương tự ta có 
 OBC là tam giác đều.ACN có
a
4.4. Củng cố: (3')
- GV đưa bảng phụ bài tập: Xét xem các mệnh đề sau đúng hay sai?
1/ Nếu tam giác có hai góc bằng 60 độ thì tam giác đó là tam giác đều.
2/ Nừu một cạnh và hai góc của tam giác này bằng một cạnh và hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
3/ Góc ngoài của tam giác bao giờ cũng lớn hơn mỗi góc trong của tam giác đó.
4/ Nếu một tam giác có hai góc bằng 45 độ thì tam giác đó là tam giác vuông cân.
(Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời miệng và giải thích, nếu còn thời gian vẽ hình minh hoạ). Đáp án: 1; 4 (đúng); 2; 3 (sai). 
GV: Cho HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản khác hoặc GV chốt lại cho HS.
4.5. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
- Ôn tập lí thuyết và làm các bài tập ôn tập chương II
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra, mang dụng cụ để vẽ hình.
5. Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh 7 tiet 38 - 45.doc