Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS Triệu Vân - Tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - Góc - cạnh (c. g. c)

Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS Triệu Vân - Tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - Góc - cạnh (c. g. c)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS nắm được trường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh của tam giác.

 Biết cách vẽ một tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa của nó.

 Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó suy ra các cạnh và các góc tương ứng bằng nhau.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng com pa để vẽ hai tam giác bằng nhau và cách chứng minh hh.

 Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích tìm lời giải và chứng minh bài toán hình học

3. Thái độ: Rèn cho HS tính linh hoạt, cẩn thận khi làm bài tập.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 Nêu và giải quyết vấn đề, thực nghiệm đo đạc

C. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, thước thẳng, thước đo góc, com pa, bảng phụ.

 HS: SGK, làm bài tập, thước thẳng, thước đo góc, com pa.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS Triệu Vân - Tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - Góc - cạnh (c. g. c)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 02/12/2009
TIẾT 25: TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ HAI CỦA TAM GIÁC
CẠNH - GÓC - CẠNH (C.G.C)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm được trường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh của tam giác.
 Biết cách vẽ một tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa của nó. 
 Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó suy ra các cạnh và các góc tương ứng bằng nhau.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng com pa để vẽ hai tam giác bằng nhau và cách chứng minh hh.
 Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích tìm lời giải và chứng minh bài toán hình học
3. Thái độ: Rèn cho HS tính linh hoạt, cẩn thận khi làm bài tập.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 Nêu và giải quyết vấn đề, thực nghiệm đo đạc
C. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, thước thẳng, thước đo góc, com pa, bảng phụ.
	HS: SGK, làm bài tập, thước thẳng, thước đo góc, com pa.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: KTSS
II. Bài cũ:(3’)
 Nhắc lại trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác.
70o
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:(3’) 
Đưa ra hình vẽ: (Bảng phụ)
Cho hai tam giác DEF và D’E’F’ như hình vẽ
Do chướng ngại vật, ta không thể đo được độ
dài DF và D’F’để kiểm tra sự bằng nhau của
hai tam giác. Tuy hiên có thể nhận ra được 
hai tam giác bằng nhau thông qua bài học 
hôm nay.
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1: Vẽ tam giác biết ba cạnh và góc xen giữa.(10’)
GV: Đưa ra bài toán.
 Để vẽ ΔABC thì trước hết ta vẽ gì trước?
HS: Vẽ góc xOy = 70o. Sau đó ta làm gì? 
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng vẽ.
HS : ...
GV: Yêu cầu hs nêu lại cách vẽ ΔABC và GV ghi bảng.
Hs: ...
GV: Nêu lưu ý ở SGK: Góc B là góc xen giữa hai cạnh AB và BC
GV: Đưa bài tập:
a) Vẽ ΔA’B’C’ sao cho , A’B’=AB, B’C’ = BC.
b) So sánh độ dài AC và A’C’, qua đo bằng dụng cụ cho nhận xét về ΔABC và ΔA’B’C’
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng vẽ ΔA’B’C’. Gọi học sinh lên đo cạnh AC và A’C’. Từ đó đưa ra nhận xét 
GV: Qua bài toán trên, em có nhận xét gì về hai tam giác có 2 cạnh và góc xen giữa bằng nhau từng đôi một.
HS: trả lời sang phần 2
1.Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa:
Bài toán: Vẽ ΔABC biết AB = 2 cm, BC = 3cm, = 70o 
x
700
B
y
2 cm
3 cm
Cách vẽ:
- Vẽ góc xOy = 700
- Trên tia Bx lấy điểm A sao cho BA = 2cm
- Trên tia By lấy điểm C sao cho BC = 3cm
- Vẽ đoạn thẳng AC ta được tam giác ABC cần vẽ. 
Hoạt động 2: Trường hợp bằng nhau cạnh -góc -cạnh.(15’)
GV: Ta thừa nhận tính chất cơ bản sau: đưa bảng phụ ghi tính chất.
Gọi học sinh nhắc lại
(GVlưu ý góc phải xen giữa hai cạnh)
GV: ΔABC = ΔA’B’C’ theo trường hợp cạnh góc cạnh khi nào? 
HS: ...
? Thay đổi cạnh góc bằng nhau khác có được không?
GV: Giới thiệu cách viết tắt c.g.c
GV: Cho học sinh làm ?2
Gọi hs trả lời.
2. Trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh:
* Tính chất: (SGK)
Nếu ΔABC và ΔA’B’C’ có: 
 A’B’=AB, , B’C’ = BC.
hoặc AB =A’B’, , AC = A’C’
hoặc AC = A’C’, , BC = B’C’
thì ΔABC = ΔA’B’C’ (c.g.c)
?2: ΔABC = ΔABC (c.g.c)
vì:BC = DC(gt), , AC: cạnh chung
Hoạt động 3: Hệ quả(5’)
GV: Nhấn mạnh: Hệ quả cũng là một định lí, nó đựoc suy ra trực tiếp từ một định lí hoặc một tính chất được thừa nhận.
GV: Cho hs quan sát hình 81.
? Hãy cho biết tại sao tam giác vuông ABC bằng tam giác vuông DEF.
Hs: ...
GV: Yêu cầu hs từbài toán hãy phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh áp dụng vào tam giác vuông. Từ đó đưa ra hệ quả. 
3. Hệ quả:
* Hệ quả: (SGK)
IV. Củng cố - Luyện tập:(6’)
 GV: Yêu cầu hs nhắc lại trường hợp bằng nhau canh - góc - cạnh và hệ quả.
 GV: Treo bảng phụ BT 25 (SGK)
*Hình 82:ΔABD =ΔAED (c.g.c) vì AB = AE (gt);Â1 = Â2 (gt); AD: cạnh chung.
*Hình 83:ΔHGK =ΔIKG(c.g.c) vì HG = IK(gt), (gt); GK: cạnh chung
*Hình84: Không có 2 tam giác nào bằng nhau vì cặp góc bằng nhau không xen giữa 2 cạnh bằng nhau
V. Hướng dẫn về nhà:(2’)
Nắm vững cách vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa; trường hợp bằng nhau c.g.c và hệ quả.
Làm bài tập 24, 26, 27, 28,29 (SGK)
Xem trước các bài ở phần luyện tập để tiết sau luyện tập..

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET25.doc