Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Bài 8: Văn bản: Qua đèo ngang

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Bài 8: Văn bản: Qua đèo ngang

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

1.Kiến thức: -Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.

-Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ "Qua Đèo Ngang".

-Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.

-Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.

2.Kĩ năng: -Đọc- hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

-Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.

3.Thái độ: -Trân trọng tình cảm, tài thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Học tập được nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo của tác giả

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Bài 8: Văn bản: Qua đèo ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 08/10/2011	Tuần 8 - Tiết 1
 Ngày giảng:10/10/2011
Bài 8. Văn bản: QUA ĐÈO NGANG
 (Bà Huyện Thanh Quan)	 
Tiết 29: Đọc – Hiểu văn bản
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1.Kiến thức: -Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan. 
-Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ "Qua Đèo Ngang".
-Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
-Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
2.Kĩ năng: -Đọc- hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
-Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
3.Thái độ: -Trân trọng tình cảm, tài thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Học tập được nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo của tác giả.
II.Chuẩn bị: 
1.Phương pháp: -Đọc sáng tạo, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận theo KT khăn trải bàn..
2.Phương tiện: -Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.
 -Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.	
III.Tiến trình các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
?Đọc thuộc lòng bản dịch đoạn trích'' Sau phút chia li'' của Đoàn Thị Điểm?
?Nêu cảm nhận của em về nội dung bài thơ?
2.Hoạt động 2. Giới thiệu bài: (1’)
 Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn, phân cách địa giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh đèo Ngang như Cao Bá Quát có bài'' Đăng Hoành Sơn'', Nguyễn Khuyến có bài''Quá Hoành Sơn''... Nhưng tựu trung được nhiều người yêu thích nhất vẫn là bài thơ ''Qua Đèo Ngang'' của Bà Huyện Thanh Quan''.
3.Hoạt động 3. Bài mới:(36’)
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
-GV gọi HS đọc chú thích * SGK/T102. 
?Nêu vài nét khái quát về tác giả?
-Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ- Hà Nội.
-Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan- Thái Bình.
-Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa.
-Hiện bà còn để lại sáu bài thơ Đường luật.
?Bài thơ trên có đặc điểm gì?
-Bài thơ viết bằng chữ Nôm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8, có phép đối giữa câu 3 với 4, 5 với 6, có luật bằng trắc.
-Bài thơ được viết vào khoảng thời gian trên đường bà đi nhận chức "Cung trung giáo tập" ở kinh đô Huế.
-GV nêu yêu cầu đọc bài thơ: Giọng chậm, buồn. Ngắt nhịp 2/2/3.
-Gọi học sinh đọc, nhận xét. 
-Giáo viên nhận xét.
-GV y/c HS giải thích từ khó.
?Em hiểu gì về Đèo Ngang?
?tiều nghĩa là gì?
-GV hướng dẫn HS tìm cấu trúc của VB.
?Tác phẩm được viết theo thể loại nào?
?PTBĐ chính của đoạn trích là gì?
?Văn bản có bố cục ntn?
+Phần 1: Phần đề: 2 câu đầu.
+Phần 2: Phần thực: 2 câu tiếp.
+Phần 3: Phần luận: 2 câu tiếp.
+Phần 4 : Phần kết: 2 câu cuối.
- Gọi học sinh đọc hai câu đề.
?Cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào?
-Thời điểm: Chiều tà bóng xế.
?Trong thời điểm ấy cảnh Đèo Ngang được hiện lên trong mắt nhà thơ như thế nào?
-Thời điểm mà nắng yếu ớt trong chiều muộn chuyển giao giữa ngày và đêm .
?Em hiểu nghĩa của từ chen ntn ?
+chen: lẫn vào nhau, xâm lấn vào nhau không ra hàng lối .
?Có gì đặc sắc trong việc sử dụng từ ngữ của tác giả?
?Như vậy phần đề của bài thơ đã gợi cho người đọc cảm nhận được cảnh Đèo Ngang như thế nào?
-GV: Cỏ cây hoa lá chen chúc, lan tràn, ngổn ngang đá núi, tuy tươi tốt xum xuê nhưng vẫn là cảnh sắc um tùm, hoang dã, ngút ngàn và vắng lặng.
-Cho học sinh quan sát bức tranh trong SGK.
?Bức ảnh chụp toàn cảnh Đèo Ngang có gì giống và khác với hình dung của em?
-Giống ở cảnh hoang vắng. Nhưng thiếu đường nét cụ thể của cỏ cây chen đá, lá chen hoa .
?Qua 2 câu thơ đầu của bài thơ em có thể hình dung tâm trạng của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên như thế nào?
-Gọi học sinh đọc 2 câu tiếp.
?Bức tranh toàn cảnh Đèo Ngang được bổ sung thêm chi tiết nào?
-Bức tranh có thêm người, thêm nhà.
?Tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật nào?
?Sức gợi tả của từ láy lom khom, lác đác trong lời thơ trên?
-Dáng người nhỏ bé; nhà thưa thớt, ít ỏi.
?Em hãy phân tích nghệ thuật đối và phép đảo ngữ trong hai câu thơ .?
-Lom khom / Lác đác .
-Dưới núi / Ven sông
-Tiều vài chú/ Chợ mấy nhà .
 Đảo chủ ngữ thành vị ngữ.
?Nếu đảo lại trật tự của hai câu thơ thì ý nghĩa sẽ như thế nào?
-Nếu đảo sẽ không lột tả được cuộc sống ở Đèo Ngang.
?Nghệ thuật đối và phép đảo ngữ nhấn mạnh điều gì?
?Ngoài việc miêu tả sự sống ở Đèo Ngang hai câu thực còn bày tỏ cảm xúc sâu kín của nhà thơ, theo em đó là cảm xúc gì?
-GV: Như vậy sự xuất hiện của con người không những không làm cho cảnh vật vui hơn mà ngược lại càng tăng thêm vẻ heo hút, quạnh vắng... 
-Gọi học sinh đọc 2 câu luận.
?Âm thanh nào vang lên ở Đèo Ngang vào buổi chiều tà bóng xế?
-Âm thanh của tiếng chim đa đa, chim quốc.
-GV: Hai loài chim đa đa và chim quốc thường vang lên ở những nơi vắng vẻ, gợi buồn.
?Nói đến đối trong thơ thất ngôn bát cú thường đối ở 2 câu luận, em hãy phân tích nghệ thuật đối trong hai câu luận?
+ Đối ý: nhớ nước / thương nhà
+ Đối thanh:- T T - B B - B T T
 - B B - T T - T B B
(thanh bằng gồm thanh ngang và huyền;
thanh trắc gồm thanh hỏi, ngã, sắc, nặng)
?Ngoài nghệ thuật đối 2 câu còn sử dụng từ ngữ ntn ?
?Những nét nghệ thuật trên đã biểu hiện trạng thái cảm xúc nào của nhà thơ?
-GV:+Cảnh núi sông buồn khiến tác giả nghĩ đến cảnh buồn của đất nước. 
+Cảnh cư dân thưa thớt tác giả nhớ nhà, nhớ gia đình, nỗi nhớ dai dẳng, triền miên không chia sẻ được cùng ai.
-Gọi học sinh đọc hai câu kết .
?Toàn cảnh Đèo Ngang được hiện lên qua con mắt của nhà thơ ntn?
+trời, non, nước.
?Cảm nhận về không gian đó?
-Con người đối diện với toàn cảnh thiên nhiên trời bao la, non nước mênh mông .
?Trước cảnh vật thiên nhiên đó tâm trạng của con người ntn ?
+Một mảnh tình riêng ta với ta.
?"Một mảnh tình riêng" được hiểu như thế nào?
-Tình riêng là tình thương nhà, nỗi nhớ nước.
?Em hiểu ntn về cụm từ''ta với ta''?
-Tâm sự sâu kín một mình đối diện với chính mình.
?Trước không gian rộng lớn tâm trạng của nhà thơ ntn?
-GV: Tả cảnh để tả tình, tình lồng trong cảnh, cảnh đậm hồn người.
?Nêu nghệ thuật chính của bài thơ?
?Nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ?
-Gọi HS đọc GN SGK/T95.
?Đọc diễn cảm bài thơ?
Đọc
Nêu
Nêu
Đọc
Nhận xét
Giải thích
Phát hiện
Phát hiện
Chia
Đọc
Nêu
Phát hiện
Giải thích
Phát hiện
Thảo luận, trả lời
Quan sát
Phát hiện	
Trả lời
Đọc
Trả lời
Phát hiện
Trả lời
Phân tích
Trả lời
Phát hiện
Phát hiện
Đọc
Trả lời
Phân tích
Phát hiện
Nhận xét
Đọc
Nêu
Cảm nhận
Nêu
Trả lời
Trả lời
Phát hiện
Nêu
Nêu
I.Đọc - tiếp xúc văn bản:(12’)
1.Tác giả, tác phẩm:
*Tác giả:
*Tác phẩm:
2.Đọc:
3.Từ khó:
4.Cấu trúc:
-Thể loại: Thơ trữ tình trung đại.
-PTBĐ: Miêu tả.
-Bố cục: 4 phần
II.Đọc- hiểu văn bản:(18)
1.Hai câu đề:(5')
-Dùng điệp từ chen.
-Phép đối: cây chen đá/ lá chen hoa.
 Cảnh vật hoang sơ, vắng lặng.
 Tâm trạng của nhà thơ buồn trước 1 vẻ đẹp còn hoang sơ.
2.Hai câu thực:(5')
-Từ láy tượng hình, dùng phép đảo ngữ, phép đối.
 Sự sống thưa thớt ít ỏi giữa rừng núi hoang vu , vắng lặng.
 Cảm xúc buồn về cảnh bao la, thiếu vắng sự sống.
3.Hai câu luận:(4')
-Phép đối.
-Từ đồng âm khác nghĩa.
 Trạng thái cảm xúc nhớ nước thương nhà.
4.Hai câu kết:(4')
-Nỗi buồn cô đơn.
III.Tổng kết:(3’)
1.Nghệ thuật:
-Vận dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
-Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
-Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm.
-Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình.
2.Nội dung:
 Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
*Ghi nhớ: SGK/T95.
IV.Luyện tập:(3’) 
4.Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:(4’)
?Nêu NT và ND của bài thơ trên?
-HS về học bài cũ, làm bài tập 1,2 phần luyện tập T104.
-Soạn bài Bạn đến chơi nhà. 

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7 TIET 29 CO ANH CKTKNQUA DEO NGANG.doc