Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Đặng Văn Thắng

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Đặng Văn Thắng

 Mục tiêu cần đạt:

- Trên cơ sở những hiểu biết về quan hệ từ, H nhận ra và sửa các câu mắc lỗi quan hệ từ.

- Rèn kĩ năng dùng quan hệ từ .

 Lên lớp:

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

? Quan hệ từ là gì- sử dụng quan hệ từ ra sao- viết đoạn văn 3 câu co sử dụng

 quan hệ từ

B. BÀI MỚI:

I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ

 

doc 87 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Đặng Văn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày .... tháng... năm........
Tuần 9
Tiết 33: chữa lỗi quan hệ từ
ă Mục tiêu cần đạt:
Trên cơ sở những hiểu biết về quan hệ từ, H nhận ra và sửa các câu mắc lỗi quan hệ từ.
Rèn kĩ năng dùng quan hệ từ .
ă Lên lớp: 
A. Kiểm tra bài cũ:
? Quan hệ từ là gì- sử dụng quan hệ từ ra sao- viết đoạn văn 3 câu co sử dụng
 quan hệ từ 
B. Bài mới: 
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1. Các Ví dụ: 
*VD1:
? Đọc, 2 câu thiếu quan hệ từ ở chỗ nào – hãy sửa lại 
......để đánh giá kẻ khác
......với xã hội xưa.
? Câu sau “quyển sách cậu mua hay đấy(*) có thể thêm quan hệ từ nào 
mà, do, của 
? Ta không dùng quan hệ từ có được không 
có, người nghe vẫn hiểu đúng.
? từ ví dụ và câu văn con có nhận xét gì
đ có những câu có hay không có quan hệ từ vẫn được nhưng có những câu không có QHT thì người nghe khó hiểu, thậm chí hiểu saiđ buộc phải có quan hệ từ, nếu không sẽ bị mắc lỗi quan hệ từ.
* VD 2: 
? Đọc, các quan hệ từ và, để có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không
không – câu 1: quan hệ đối lập
câu 2: quan hệ nguyên nhân
? Thay bằng quan hệ nào cho đúng
câu 1: nhưng 
câu 2: vì
? VD2 có dùng quan hệ từ nhưng lại mắc lỗi nào
dùng quan hệ từ không hợp về nghĩa.
* VD 3: 
? Đọc, vì sao các câu sau thiếu CN
Đã thêm QHT qua biến chủ ngữ đ thành TN
? sửa như thế nào 
Bỏ quan hệ từ 
G: lỗi thứ 3 khi dùng quan hệ từ là dùng thừa quan hệ từ.
? trường hợp này có giống trường hợp ........................
Khác: trong câu (*) ta có thể dùng hay không dùng quan hệ từ mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu.- câu vẫn đúng về ngữ pháp .
Còn ở VD 3 ta không thể dùng quan hệ từ, dùng là bị thừa – câu sai.
*VD4: 
? Đọc, các câu trong đoạn văn sai chỗ nào
Nam....khen Namđ câu thứ 2 thiếu CN, dùng lặp lại 2 lần QHT không những trong khi QHT này đòi hỏi có qht để tạo thành cặp QHT.
Bỏ hẳn câu 2 đi vẫn được
“nó ... chị”thiếu 1 bổ ngữ cho động từ thích 
G: cả 2 câu đều có QHT nhưng lại nằm trong những câu văn chặt chẽ, không có tính liên kết đ có dùng fQHT những không có tính liên kết.
? Nhìn lại 4 VD, có những lỗi nào khi dùng QHT
2. Ghi nhớ: 
H đọc SGK
II. Luyện tập:
Cho H lần lượt giải bài tập theo sự hướng dẫn của G, sửa mỗi bài tập càn cho H chỉ rõ lỗi của VD ấy là loại lỗi nào .
BT 1: 
Thiếu quan hệ từ từ ( từ đầu đến cuối) 
Thiếu quan hệ từ cho
BT 2: 
với đ như
tuyđ dù
bằngđ về
BT 3: 
Bản thân em ...
Câu tục ngữ...
Bài thơ này...
BT4: 
Đ
Đ
S( bỏ từ cho) 
Đ
Đ
S ( nên nói: quyền lợi của bản thân mình)
S ( thừa từ của ) 
Đ
S( từ giá chỉ dùng để nêu 1 điều kiện TL làm giả thiết) 
********************
Ngày.. tháng... năm.....
..Bài 9
Tiết 34: xa ngắm thác núi Lư
 ( Vọng Lư sơn bộc bố)
Lí Bạch
ă Mục tiêu cần đạt: Giúp H 
Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cản để phân tích được vẻ đẹp của thác núi Lư và qua đó thấy được một số nét đẹp trong tâm hồn của nhà thơ Lí Bạch.
Bước đầu biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và tích luỹ vốn từ Hán Việt.
ăLên lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
G kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của H 
Bài mới: 
I. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả : 
? Đọc thầm phần chú thích, cho biết 1 vài nét về bài thơ
Lí Bạch ( 701- 762), hiệu Thanh liên cư sĩ.
Tâm hồn tự do, hào phóng, lãng mạn 
Để lại trên nghìn bài thơ với phong cách lãng mạn, bay bổn, khắc học thành công những hình tượng kì vĩ, hào hùng.
G: rất được vua Đường chuộng tài ( G kể chuyện Cao lực sĩ mài mực cởi giầy cho LB)
2. Bài thơ: 
là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên, 1 tuyệt phẩm của thơ Đường.
( G giới thiệu qua về thơ Đường: là hiện tượng thi ca đạc biệt, kéo dài suốt từ thời nhà Đường từ khi Đường Thái Uyên dựng triều đại cho đến khi nhà Đường mất là khoảng 300 năm(618- 907), với những tên tuổi nổi danh. Mỗi bài thơ là sự kết hợp của nhiều nét đẹp – két quả của tài năng và sự trau chuốt khổ luyện, VD: Vương Duy không những là nhà thơ mà còn là 1 hoạ sĩ, một nhà thư pháp, Vương Xương Linh, Cao Thích thẩm am, sành điệu chẳng khác gì nhạc công, nhạc sĩ.... Thơ Đường về sau đã trở thành tên gọi của một thể loại thơ với những niêm luật hết sức chặt chẽ và có ảnh hưởng sâu sắc tới Văn học trung hoa nói riêng và cả Văn học châu á, nhất là văn học VN
Đây là bài thơ thứ 2 trong chùm 2 bài, được làm vào khoảng cuối đời, khi nhà thơ có dịp ngao dụ và thưởng ngoạn phong cảnh( trước đó , Lí Lân- người mà ông phò tá bị dẹp nên ông bị đi đày tại Dạ Lang, giữa đường được tha , lại trở về giang Tây)
II. Đọc và tìm hiểu chú thích 
G nhắc lại luật thơ thất ngôn từ tuyệt để H đọc
Gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở tiếng cuối của các câu 1- 2- 4. Thể thơ này đã gặp ở bài thơ Nam Quốc sơn hàđ khi đọc có thể ngắt giọng ở sau tiếng thứ 2 hoặc thứ 4 ở mỗi câu. Với bài thơ này ta ngắt giọng ở tiếng thứ thứ 4 , đọc giọng thong thả , rõ ràng.
G đọc mẫu 1 lần phần phiên âm.
? Dựa vào giải nghĩa, dịch nghĩa từng câu.
? Đọc phần dịch thơ, nhận xét 
Đối chiếu với phân dịch nghĩa, ta thấy 1 số hình ảnh từ ngữ chưa được thể hiện trong bài thơ dịch đ trong quá trình tìm hiểu ta sẽ đối chiếu.
G lưu ý: Lư sơn là thắng cảnh nổi tiếng ở phía nam thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây- TQ, Hương Lô là Hương Lô phong trên núi Lư.
? Đọc thầm phần dịch nghĩa, chú ý từ vọng, cho biết bài hơ đã đứng ở vị trí nào để quan sát
Từ xa nhìn lại
? Vị trí đó tạo thuận lợi như thế nào cho nhà thơ trong việc quan sát và miêu tả 
từ vị trí đó nhà thơ có thể bao quát được toàn cảnh , dễ phát hiện vẻ đẹp của cảnh, dẽ nhận thấy và làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ của thác núi Lư.
G: và cũng phải rất xa vì lưu truyền tiếng thác nghe như tiếng sấm động, như ngàn vạn con ngựa hí vang trời. Cũng do vị trí quan sát từ xa nhìn lại nên có những hình ảnh thực, ảo đan hoà nhau, khó phân biệt.
? Nếu coi bài thơ là 1 bức tranh phong cảnh, thì trong bức tranh ấy nhà thơ vẽ những cảnh nào 
Khung cảnh chung núi hương Lô( Câu 1) 
Vẻ đẹp thác núi Lư( 3 câu sau) 
đ chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản theo bố cục trên.
1. Câu thơ đầu: 
? Đọc câu thơ phiên âm và dịch nghĩa
? Đến với Hương Lô vào 1 ngày đẹp trời, có nắng rọi, nhà thơ thấy những gì( tưởng tượng dựng lại cảnh)
Ngọn núi Hương lô cao ngất trời quanh năm mây trắng phủ hôm ấy dưới ánh mặt tròi chiếu rọi như được bao phủ bởi 1 làn khói tía vừa rực rỡ vừa kì ảo khác thường, như có hàng vạn mảnh, hàng vạn cây hương khói tía bay mà ai đó đã đốt lên.
? Cảnh mang 1 vẻ đẹp như thế nào 
Cảnh mang 1 vẻ đẹp rực rỡ bởi sắc màu, vừa huyền ảo thiêng liêng bởi những liên tưởng do nhà thơ gợi ra.
G: trong bức tranh ta thấy có cảnh hơi khói ( mây mù) – nơi khói và mây mù đã có và tồn tại thường xuyên song dưới ngòi bút của Lí Bạch, nó bỗng trở nên mới m/ lạ lẫm, nhờ từ nào tác giả sử dụng trong nguyên bản 
từ sinh đ làm cho ta có cảm giác dường như chính mặt trời đã thổi hồn sống cho cảnh, biến đỉnh núi trở thành 1 cái lư hương khổng lồ đang hoạt động.
? qua câu thơ em học được gì nghệ thuật miêu tả của tác Gỉa
Chon thời điểm để làm bật được cái thần của cảnh, cách phối hợp gam màu để làm nổi bật cái rực rỡ của cảnh( màu xanh của núi, màu vàng của nắng và màu tía của sương khói) 
G: Núi Hương lô thật đẹp và chính nó đã tạo phông nền để làm nổi bật hình ảnh thác núi Lư ở 3 câu sau
2. 3 câu sau: 
? Đọc phần phiên âm và dịch nghĩa
? Qua những câu thơ ấy em hình dung thác núi Lư như thế nào
nhìn từ xa, dòng thác như 1 dải lụa trắng mềm mại treo vào vách núi cao và dốc đứng trước dòng sông. thác bay thẳng xuống từ độ cao 3000 thước , nhìn thác mà ngỡ đó là dòng sông Ngân hà rơi từ trên 9 tầng mây.
G nói thêm : thác ở đây là nơi nước từ trên núi cao dội thẳng xuống với lưu lượng lớn và tốc độ cao, tạo nên những cảnh quan kì thú, khác với thác trong văn bản Vượt thác ( lớp 6) – là 1 bộ phận của dòng sông do nước chảy vượt qua vách đá cao nằm chắn ngang( mà người đi thuyền phải vượt qua )
? 3 câu thơ miêu tả những vẻ đẹp nào của thác núi Lư
câu 2: nét đẹp về hình dáng mềm mại của thác 
câu 3: nét đẹp kì vĩ, hùng tráng của dòng chảy
câu 4: nét đẹp huyền ảo
a. Câu 2: 
? Đọc phần phiên âm và dịch nghĩa
? Lí giải vì sao nhà thơ lại có cảm nhận như thế về dòng thác
Vì ở rất xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ, thác nước vốn tuôn trào đổ ầm ầm xuống núi đã biến thanh dải lụa trắng mềm mại được treo lên giữa khoảng vách và dòng sông
? Từ nào trong nguyên bản đã giúp nhà thơ khắc hoạ cái ấn tượng ấy- phân tích --- Chữ quải( treo) đã biến dòng sông từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh, biểu hiện 1 cách hết sức sát hợp cái cảm giác về dòng thác khi nhìn từ xa.
? Thử hình dung trên cao đỉnh núi khói tía mịt mù , chân núi dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo cao như dải lụa trắng nổi bật trên nền xanh của núi và sắc đỏ tím sẫm của mây mùđ đẹp như 1 bức danh hoạ tráng lệ do chính thiên nhiên vẽ nên.
? Đối chiếu với bản dịch thơ và nhận xét 
ở bản dịch thơ đã lược bớt chữ quảiđ ấn tượng do hình ảnh dòng thác gợi ra trở nên mờ nhạt và sự liên tưởng ở câu cuối trở nên thiếu cơ sở.
đcách dùng từ ngữ của tác giả thể hiện óc quan sát tinh tế , sự mẫn cảm trong cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên.
b. câu 3: 
? Đọc
? Dòng chảy của thác được miêu tả qua những từ nào – những từ đó giúp em hiểu dòng chảy như thế nào
phi : bay
trực : thẳng
lưu : chảy
há: rơi xuống, đổ xuống.
đ dòng thác chảy với 1 tốc độ ghê gớm: chảy như bay , đổ thẳng xuống từ độ cao 3000 thước.
G: nhà thơ đã dùng cách nói khoa trương để diễn tả dòng chảy của thác, làm nổi bật vẻ hùng tráng của thác núi Lư, cũng là thầm bộc lộ điều gì
Sự say mê, niềm khâm phục với vẻ đẹp của quê hương đất nước.
G: như vậy, đang từ trạng thái tĩnh, cảnh chuyển sang trạng thái động với dòng chảy như vũ bão của thác.
? Đem lại cho cảnh vẻ đẹp gì 
vẻ đẹp kì vĩ tráng lệ huyền diêụ như cảnh tiên giới.
c. Câu 4: 
G đọc và dịch nghĩa
? Câu thơ dùng hình ảnh nghệ thuật nào để tả 
so sánh
? Điều gì khiến nhà thơ nhìn dòng thác lại liên tưởng đến sông Ngân
Dải Ngân hà có ngàn vạn ngôi sao tạo thành 1 dải màu trắng vắt ngang trời như dòng sông màu bạc.
Thác chaỷ từ núi hương Lô quanh năm mây mù bao phủ, từ xa trông dòng thác trắng bạc giống như từ chân mây chảy xuống khiến tác giả liên tưởng đến daỉ Ngân hà. Và dòng thác được ánh nắng mặt trời chiếu rọi, những hạt nước lấp lánh như ngàn vạn ngôi sao của sông Ngân.
? Nhận xét hình ảnh so sánh 
Là 1 so sánh hợp lí đ tạo được hình ảnh thơ đẹp kì vĩ, huyền ảo, vừa thực, vừa hư. 
? Từ nghi thị nói lên điều gì 
Biết thực không phải như vậy mà vẫn tin là thực.
Diễn tả được sự đan xen hoà quyện của cái thực và cái ảo 
? Hình ảnh so sánh và cách dùng từ thể hiện điều gì
Cảm nhận tinh  ... c tổng kết trong phần ghi nhớ- đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
G: SG hôm nay được vinh dự mang tên Bác kính yêu - cái tên đẹp nhất, tự hào nhất. Chúng ta mong rằngSG sẽ càng bứt mình vươn lên để xứng đáng với tên gọi ấy.
? Nếu được nói lên cảm xúc suy nghĩ và mong ước của mình sau khi học văn bản- các con sẽ nói gì
Qua bài văn này con được hiểu thêm về sài gòn và có thêm tình yêu với miền đất mới
Con tin ở tương lai của SG 
Con mong 1 ngày nào đó cả lớp mình cùng được vào thăm SG
đ cảm ơn các con và cô nghĩ rằng đó cũng chính là những điều sâu sắc nhất mà nhà văn muốn khơi dậy ở người đọc qua bài tuỳ bút này.
G: Các con ạ, khi đã thân thương gắn bó, SG trong kí ức người đi xa đã trở thành những thương nhớ đau đáu không nguôi- nhiều khi là suốt cuộc đời con ngườiđ cô trò mình hãy cùng lắng nghe một giai điệu thiết tha của 1 trái tim yêu SG , cùng đến với những hình ảnh SG để 1 lần nữa lắng lại trong mỗi chúng ta những lưu luyến mến thương về thành phố phương Nam xa xôi đó.
( G bật băng, nghe đến khi còn 50 giâyđ cho nhỏ dần)
G kết bài: vậy là hôm nay qua bài tuỳ bút, các con đã được biết vềSG. Rồi rất nhiều miền đất mới sẽ mở rộng trước mắt các con qua những trang sách. 1 ngày nào đó, các con sẽ rời xa thành phố Nam Định bé nhỏ thân yêu , và những miền đất trong trí tưởng tượng tuổi thơ năm nào rất có thể sẽ là những miền quê dang tay đón các con vào đời. Hãy gắn bó và sống hết mình với nó- nó sẽ mang đến cho các con sức mạnh tình yêu niềm tin - và cái hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời con người nhiều khi lại bắt đầu từ những điều giản dị như thế đấy.
Nếu điều đó có xảy ra- khi ấy hãy nhớ đến cô, đến giờ học hôm nay và cho cô cùng được chia sẻ những niềm vui mới.
V. Luyện tập:
? Vì sao ta học: Không nê sử dụng nhiều ngôn ngữ địa phương, mà trong văn bản sử dụng rất nhiều? Mặc dù nhà văn không phải người gốc ở đó
- Bài tập 2 - sách giáo khoa/173- Về nhà
________________________
Ngày.. tháng .. năm 
Tiết 64 
Văn bản : Mùa Xuân của tôi
	 Vũ Bằng
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh
- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và Miền Bắc được tài hiện trong bài tuỳ bút
- Thấy được tình quê hương đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh
B. Lên lớp
* ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ: học văn bản Sài Gòn tôi yêu em cảm nhận được gì về thành phố Sài Gòn và tình cảm của người viết dành cho nó
* Bài mới:
I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm
1. Tác giả Vũ Bằng:
* 1913- 1985 - sinh tại Hà Nội
- Nhà văn , nhà bào từ trước 1945- Sở trường truyện ngắn, tuỳ bút, bút ký
- Sau 1954 ông vào Sài Gòn vừa viết văn , làm báo và hoạt động Cách Mạng
2. Tác phẩm: “Thương nhớ 12” là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp viết văn của ông. Có 12 bài, theo từng tháng trong năm. Vơi mỗi tháng tác giả lại tìm đọc một xét riêng trong cảnh sắc , sinh hoạt , phong tục... đặc trưng cho tiêu điểm ấy. Tất cả toát lên vẻ đẹp riêng biệt và bản sắc văn hoá tinh tế, độc đáo của dân tộc.
3.. Bài “Mùa xuân của tôi” (Tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn đầu của thiên tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” mở đầu cho nỗi nhớ thương suốt 12 tháng của tác giả
- Gửi vào trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết về quê hương, gia đình qua việc tái hiện không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc
II. Đọc - hiểu chú thích và bố cục
1. Đọc
G	Đọc mẫu 5 dòng đầu ịCách đọc thiết tha, trầm bổng, liền mạch thể hiện mạch cảm xúc trong bài văn
? Gọi 2học sinh đọc tiếp 2 phần còn lại của văn bản Giáo viên nhận xét
? Đọc chú thích trang 176- 177
2. Tìm bố cục: 3 phần
Đoạn 1: 5 dòng đầu: Tình cảm của con người với mùa xuân là 1 quy luật tất yếu, tự nhiên
Đoạn 2: Liên hoan: Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở trời đất và lòng người
Đoạn 3: Cánh sắc riêng của mùa xuân Miền Bắc sâu rằm tháng giêng
III. Tìm hiểu văn bản:
? Đọc, 5 câu nhưng chỉ để khẳng định điều gì 
Ai cũng mến yêu mùa xuân- đó là quy luật tất yếu, và nhà văn cũng không phải là ngoại lệ.
? Cách nói của tác giả ở đây có gì hấp dẫn
nói theo kiểu so sánh kết hợp với nhân hoá
phép điệp ngữ
hình ảnh thơ lãng mạn bay bổng , đầy chất thơ
đlời dẫn dắt vì thế mà rất duyên dáng tình tứ, dòng xúc cảm dào dạt ngân nga tựa như những giai điệu thiết tha nồng ấm của 1 bản nhạc
G: tác giả đã mở ra tấm lòng mình, tình yêu của của mình với mùa xuân 1 cách thật tự nhiên, khéo léo.
1. Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc:
?đọc diễn cảm câu văn đầu tiên của đoạn- em hiểu nhà văn muốn bày tỏ điều gì
trái tim ông cũng biết rung động xao xuyến trước cái đẹp của thiên nhiêncủa con người, nhưng ông ông yêu mùa xuân say mê mùa xuân không phải như 1 người nghệ sĩ rung động trước cái đẹp( dù ai cũng hiểu rằng, mùa xuân là sự hội tụ đầy đủ trọn vẹn vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên đất trời)
? Em có suy nghĩ gì về lời bày tỏ ấy
Thấy ngạc nhiên vì có cảm giác tình yêu của nhà văn với mùa xuân dường như không đúng theo quy luật thường tình
Tháy tò mò, muốn tìm hiểu xem vậy thì mùa xuân có gì đặc biệt đến thế 
đ sức hấp dẫn của văn chương VB là ở chỗ đó – rất chân tình mà quyến rũ đến kì lạ.
? Theo dõi đoạn tiếp theo,tác giả gọi mùa xuân như thế nào
mùa xuân của tôi, muaf xuân bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội
? Nhận xét cách gọi ấy
tác giả gắn mùa xuân với những định ngữ cụ thể, mang tính sỏ hữuđ giúp ngươig nghe, ngwoif đọc hiểu hơn dấu ấn mùa xuân trong trái tim nhà vănđ đấy mới là mùa xuân để nhớ, để thương trong lòng tác giả.
? Trong hồi ức của VB, mùa xuân ấy đã trở về qua những hình ảnh nào
Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh
Tiếng trống chèo xa xa- câu hát huê tình...
 Trời đất mang mang, đường phố không lầy lội, rét ngọt ngào...
 - Nhang trầm, đèn nến, bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm....
 - Ra ngoài.... thấy lòng mình say sưa một cái gì đó
? Đó là những hình ảnh như thế nào?
Đó là những chi tiết và hình ảnh rất đặc trưng cho cảnh sắc và không khí mùa xuân ở miền Bắc, cả trong thiên nhiên và trong sinh hoạt con người. 
Nhà văn gợi ra thời tiết khí hậu đặc biệt của mùa xuân, có cái lạnh của “mưa riêu riêu, gió lành lạnh” như từ mùa đông còn vương lai, nhưng lại có cái ấm áp nồng nàn của khí xuân hơi xuân tràn ngập trời đất và thấm vào lòng người. 
Không khí mùa xuân còn được miêu tả trong hoàn cảnh gia đình với bàn thờ, đèn, nén... và tình cảm gia đình yêu thương , thắm thiết.
đ 1 mùa xuân mang đậm dấu ấn của đời sống văn hoá tinh thần người Bắc Việt.
? Đoạn văn không chỉ làm sống lại cảnh sắc mùa xuân miền bắc, mà còn làm nổi bật sức sống của thiên nhiên. con người trong mùa xuân. Hãy đọc thật diễn cảm những câu văn thể hiện được điều đó
- Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm in mãi không chịu được , phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti
- Y như những con vật thấy nắng ấm về thì bò ra để nhảy nhót, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự
? Những câu văn ấy sự dụng biện pháp nghệ thuật nào?Tác dung?
Sử dụng phép so sánh với những động từ mạnh đ nói lên được cái ý nghĩa kì diệu của mùa xuânvới con người : mùa xuân đã khơi dậy nguồn sỗng mãnh liệt dồi dàođ sức sống mùa xuân như ùa vào câu văn. Sức sống dâng đầy ắp, trỗi dậy mạnh mẽ đến mức con người – hay chính là nhà văn không thể đứng yên mà phải đi lại, phải hát cađể san ssẻ cùng người khác .
Những hình ảnh so sánh gợi cảm và cụ thể cho ta cái cảm giác ngỡ như đứng trước mùa xuân, nhà văn đã hoá thân thành muôn loại cỏ cây, muông thú để được tắm trong mùa xuân, để hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân ở tận cùng niềm say mê, để lớn lên , trẻ lại cùng mùa xuân.
? Đọc và nhận xét về câu văn trong đoạn (độ dài, giọng điệu) Tác dụng 
Đoạn văn với những câu dài, nhiều vị ngữ, nhiều kết cấu câu văn, mang giọng diệu vừa tha thiết , vừa sôi nổi, thể hiện mạch cảm xúc dồi dào, trào dâng mãnh liệt trong trái tim nhà văn đồng thời tạo nên sức truyền cảm lớn tới người đọc.
2. Cảnh sắc riêng của mùa xuân Hà Nội - mùa xuân miền Bắc sau rằm tháng giêng.
? Đọc đoạn văn . Tác giả miêu tả không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau rằm tháng giêng qua những chi tiết nào?
- Đào hơi phai nhưng nguỵ vẫn còn phong, cỏ không ướt xanh như hồi nhưng lại nức 1 mùi hương man mác
- Mưa xuân thay thế mưa phùn. Sáng dậy, thấy vệt xanh tươi trên trời rạo rực 1 niềm vui sáng sủa
- Ong đi kiếm nhuỵ hoa
- Nền trời có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột
- Bữa cơm trở về giản dị
Các trò vui tạm thời kết thúc
? Qua những chi tiết ấy em cảm nhận mùa xuân sau rằm tháng giêng có gì thay đổi
không còn sôi động rực rỡ như những ngày tết mà đang bình yên trở lại, đằm sâu và dịu dàng , tiếp tục âm thầm bồi đắp nuôi dưỡng sức sống của mùa xuânđể nối tiếp cuộc tuần hoàn kì diệu của đất trời cây cỏ và cả con người.
? Những yếu tố nghệ thuật nào đã góp phần tái hiện lại nét đặc sắc ấy 
sử dụng phép tu từ so sánh
Chi tiết, hình ảnh đưa ra dù chỉ là những nét phác hoạ nhưng giàu sức gợi 
đ giúp người đọc cảm nhận 1 cách rõ nét sự chuyển mình khẽ khàng mơ hồ của mùa xuân, để yêu hơn cái đẹp lắng sâu, nồng ấm của mùa xuân.
? Vì thế khi nhà văn nói “ Tôi yêu mùa xuân nhất vào. sau rằm tháng giêng” nghĩa là tác giả yêu mùa xuân đất bắc bằng 1 tình yêu như thế nào 
1 tình yêu cụ thể, tinh tế , nồng nàn, sâu sắc, bền bỉ, rộng mở.
G	Đặt vào hoàn cảnh nhà văn đang ở xa quê hương, xa miền bắc, đang sống trong vùng kiểm soát của Mỹ- nguỵ ta lại càng thấu hiểu nỗi nhớ thương da diết về quê hương về miền bắc của ông. Nỗi nhớ ấy vừa thẳm sâu vừa mãnh liệt trong trái tim ông được diễn tả qua những cảm xúc chính xác tinh tê về cảnh sắc thiên nhiên miền bắc trong mùa xuân, nó như được truyền sang người đọc. Và tình yêu quê hương , yêu cuộc sống, yêu mùa xuân không chỉ là tình cảm , cảm xúc cá nhân Vũ Bằng, mà đã trở thành tình cảm , cảm xúc chung trong mỗi người đọc.
? Và đến lúc này ta đã có thẻ hiểu vì sao VB lại yêu mùa xuân hơn hết không phải như 1 người nghệ sĩ yêu say mê cái đẹp- em hiểu vì sao
- vì mùa xuân mang hình bóng của quê hương yêu dấu, vì mùa xuân hoà làm 1 trong hình ảnh của quê nhà đ yêu mùa xuân chính là 1 sắc thái của nỗi nhớ niềm thương với quê hương
? Qua những cảm nhận trên em hãy nhắc lại đặc điểm của thể tuỳ bút 
Học sinh : Thể tuỳ bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề về đời sống. Ngôn ngữ tuỳ bút thường giàu hình ảnh và chất trữ tình
? Lấy dẫn chứng từ bài viết
IV. Ghi nhớ -SGK/178
? Đọc ghi nhớ
V. Luyện tập:
- Đọc diễn cảm bài văn
- Bài 2- 3 luyện tập làm ở nhà
Giáo viên kiểm tra , chữa trong giờ tập làm văn (Bồi dưỡng)

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 1(2).doc