Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiếng Việt: liệt kể

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiếng Việt: liệt kể

 1.Qua giờ giúp học sinh:

 * Kiến thức: HS hiểu rõ thế nào là liệt kê và tác dụng của phép liệt kê, các kiểu liệt kê.

 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu phân tích phép liệt kê trong văn bản, kĩ năng sử dụng.

 * Giáo dục: Giáo dục ý thức tìm hiểu, vận dụng khi tạo lập văn bản.

 2. Tích hợp: Văn bản "Sống chết mặc bay"; "Ca Huế trên sông Hương"; "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu".

 3. Trọng tâm: Bài học.

 II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ.

 2. Học sinh: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 III. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiếng Việt: liệt kể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 28/3/2007 Giáo án thi giáo viên giỏi cơ sở
 Ngày dậy: 31/3/2007 Giáo viên: Đặng Thị Lan Hương
 Tiết 110 - Lớp: 7B Đơn vị: Trường THCS Hoàng Hoa Thám 
 -------------------o0o------------------- 
Tiếng việt
 Liệt kể
 1.Qua giờ giúp học sinh:
 * Kiến thức: HS hiểu rõ thế nào là liệt kê và tác dụng của phép liệt kê, các kiểu liệt kê.
 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu phân tích phép liệt kê trong văn bản, kĩ năng sử dụng.
 * Giáo dục: Giáo dục ý thức tìm hiểu, vận dụng khi tạo lập văn bản.
 2. Tích hợp: Văn bản "Sống chết mặc bay"; "Ca Huế trên sông Hương"; "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu". 
 3. Trọng tâm: Bài học. 
 II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ.
 2. Học sinh: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
 III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Nội dung hoạt động
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
* Hoạt động 2: Bài học
I. Bài học
1. Thé nào là phép liệt kê?
a, Ví dụ 
b, Nhận xét
- Các từ, cụm từ cùng loại 
- Được sắp xếp nối tiếp nhau hàng loạt
-> Tác dụng: diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn sự xa hoa của viên quan (đó là những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm)
=> Phép tu từ liệt kê.
c, Ghi nhớ 1, SGK - T105
2. Các kiểu liệt kê
a, Ví dụ
b, Nhận xét
* Ví dụ 1: Xét theo cấu tao
-> 2 kiểu liệt kê:
+ Liệt kê không theo từng cặp
+ Liệt kê theo từng cặp
* Ví dụ 2: Xét theo ý nghĩa:
-> 2 kiểu liệt kê:
+ Kiểu liệt kê không tăng tiến
+ Kiểu liệt kê tăng tiến
c, Ghi nhớ - SGK,T105
* Hoạt động 3: Luyện tập
II. Luyện tập
Bài tập 1
- Các phép liệt kê:
+ Sức mạnh của lòng yêu nước: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
+ Lòng tự hào về truyền thống lịch sử: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
+ Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân đứng lên đánh Pháp: Từ các cụ gì tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào vùng tạm bị chiếm quyên ruộng đất cho chính phủ.
+ Bổn phận của mọi người:  giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo
Bài tập 2:
 Phép liệt kê được sử dụng:
Đoạn văn a:
-  dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.
- Những cu li xe kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập.
Khổ thơ b:
- Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
-> Kiểu liệt kê: Không theo từng cặp, không tăng tiến
Bài tập 3
a, Trên sân trường, giờ ra chơi, các bạn chơi nhiều trò chơi thật bổ ích: đá cầu, nhảy dây, kéo co, mèo đuổi chuột
b, "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" đã khắc hoạ được tính cách hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là "vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập", tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
Bài tập 4
* Hoạt động 4:
Củng cố - Dặn dò
5
1
19
20
1
H. Em hãy kể tên những biện pháp tu từ đã được học?
- Trong đoạn văn sau tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?
" Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người".
(Cây tre Việt Nam - Thép Mới)
- GVGT: Mở đầu văn bản "Ca Huế trên sông Hương" tác giả viết "Xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm". Tác giả đã giúp ta hiểu được hò Huế gắn bó với những công việc lao động cụ thể của họ. Để diễn tả được nội dung đó tác giả đã sử dụng một phép tu từ: Liệt kê. Vậy hôm nay, chúng ta tìm hiểu sâu hơn về phép tu từ đó.
- Gọi HS đọc ví dụ trong SGK
- GV treo bảng phụ lên bảng
H. Cấu tạo của những bộ phận gạch chân trong đoạn văn có gì giống nhau? 
H. Nhận xét của em về cấu tạo các từ, cụm từ đó?
H. Xét về ý nghĩa, các từ, cụm từ đó có điểm gì giống nhau?
H. Việc tác giả sắp xếp các từ, cụm từ như vậy có tác dụng gì?
- GV khái quát: Cách dùng đó của tác giả có tác dụng diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm con người. Người ta gọi đó là phép tu từ liệt kê.
H. Qua những nhận xét trên em hiểu thế nào là phép liệt kê?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- GV: Đưa ví dụ bảng phụ:
Câu 1: Lượm rất anh dũng khi làm nhiệm vụ liên lạc.
Câu 2: Lượm rất bình tĩnh, gan dạ, dũng cảm, không sợ nguy hiểm khi làm nhiệm vụ liên lạc.
H. Trong hai câu văn, câu nào sử dụng phép liệt kê? Chỉ ra phép liệt kê trong câu đó?
H. So sánh hai câu, khi sử dụng phép liệt kê có giá trị gì?
- GV bổ sung: Để giúp các em hiểu rõ hơn tác dụng của phép liệt kê và khi nào ta sử dụng phép liệt kê?
+ Tạo hiệu quả tu từ làm bộc lộ tính chất khẩn trương hay bề bộn của sự việc, tính tất bật, tính nghiêm trọng, tính quyết liệt của hành động hay biến cố, tính phong phú hơn mức bình thường của chủng loại. Sử dụng phép liệt kê đúng sẽ gây được ấn tượng cho người đọc.
+ Có thể dùng thêm trợ từ "nào" (VD trong đoạn trích)
+ Trong liệt kê có những kết hợp cú pháp đặc biệt: ví dụ "tay cầm gậy, đầu đội mũ, chân mang giầy"-> là cụm chủ vị được sắp xếp liên tiếp nhau tạo tính khẩn trương.
H. Em hãy tìm một câu có sử dụng phép liệt kê trong đoạn văn cuối bài
 "Ca Huế trên sông Hương"? Cho biết tác dụng?
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS đọc ví dụ 1
 H. Xét về cấu tạo, các phép liệt kê ở câu a,b trong ví dụ 1 có gì khác nhau?
H. Như vậy xét theo cấu tạo có kiểu liệt kê nào?
- HS đọc ví dụ 2
H. Nếu đảo vị trí các bộ phận trong phép liệt kê ở ví dụ a, em thấy ý nghĩa của câu có thay đổi không?
H. Trong ví dụ b có thể thay đổi các bộ phận trong phép liệt kê đó không? Vì sao?
H. Vậy xét theo ý nghĩa có thể phân biệt các kiểu liệt kê nào?
H. Căn cứ vào 2 ví dụ 1,2 em hãy hoàn thiện sơ đồ bảng phân loại các kiểu liệt kê?
- GV khái quát lại
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK, T105
- GV khái quát lại hai đơn vị kiến thức vừa học -> Luỵện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
- GV gợi ý HS tìm hiểu phép liệt kê trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm, ghi ra bảng phụ
- GV nhận xét
- GV đưa đáp án đúng
- Gọi HS đọc các ví dụ a,b
H. Tìm phép liệt kê trong những đoạn trích sau?
- GV nhận xét, sửa chữa
H. Tác dụng của việc dùng phép liệt kê?
- GV nêu yêu cầu bài tập 3
- Phân nhóm cho HS: 4 nhóm (nhóm 1,3 làm phần a; nhóm 2,4 làm phần b)
- GV nhận xét, chữa
- GV đưa bảng phụ nêu ví dụ:
"Những trang nhật kí này, Chu Cẩm Phong ghi không phải để cho người khác đọc, càng không phải để in ra. Nhưng giá trị lại trước hết chính ở chỗ ấy, ở tính chân thực đáng tin cậy. Tất cả những gì ta đọc được đều là sự thật, cái sự thật thô tháp, tươi giòn và sống động. Những con người thật, những địa chỉ thật, những sự vật thật, những tâm trạng thật."
(Bùi Minh Quốc)
H. Em hãy tìm phép liệt kê và phân loại?
- GV gọi HS lên điền tiếp vào chỗ trống hoàn thiện câu có sử dụng phép liệt kê?
 Nhiệm vụ của học sinh chúng ta là
- GV nhận xét, chữa cho HS
- GV hệ thống lại kiến thức
- Học kĩ bài, làm bài tập 3, phần c
- BT về nhà: Viết một đoạn văn có sử dụng phép liệt kê để phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản "Ca Huế trên sông Hương" và phân biệt các kiểu liệt kê đó?
- Xem trước bài "Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy"
- Trả lời
- Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật chủ đạo như: nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu
- Nghe
- Đọc
- Về cấu tạo: 
+ Các cụm từ "bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm", "tráp đồi mồi chữ nhật để mở" đều là cụm từ.
+ Các từ: trầu vàng, cau đậu, rễ tía -> là từ
+ Các cụm từ: nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm -> là những cụm từ.
+ Các từ: ngoáy tai, ví thuốc, tăm bông -> là từ.
- Các danh từ, cụm danh từ cùng loại được sắp xếp nối tiếp nhau hàng loạt.
- Về ý nghĩa: Chúng đều giới thiệu những đồ vật đắt tiền được bày la liệt xung quanh quan lớn.
- Tác dụng làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ cứu đê.
- Khái quát theo ghi nhớ, SGK
- Đọc
- Theo dõi
- Câu 2
- Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và gây ấn tượng cho người đọc về nhân vật Lượm - cách dùng như vậy có tác dụng trong khi diễn đạt, đặc biệt khi tạo lập văn bản.
- Nghe
- Tìm
-> Tác dụng: Phản ánh nội tâm của các cô gái Huế.
- Đọc
- Nhận xét: 
+ Câu a: Sử dụng phép liệt kê không theo từng cặp.
+ Câu b: Sử dụng phép liệt kê theo từng cặp (với quan hệ từ "và")
- Xét về cấu tạo có thể phân biệt 2 kiểu liệt kê: Liệt kê theo từng cặp và kiệt kê không theo từng cặp.
- Có thể thay đổi vị trí các bộ phận trong phép liệt kê -> ý nghĩa của câu không thay đổi.
- Không thể thay đổi vì các bộ phận trong phép liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.
+ Ví dụ a: Sử dụng kiểu liệt kê không tăng tiến
+ Ví dụ b: Sử dụng phép liệt kê tăng tiến
- HS hoàn thiện
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS thảo luận, trình bày
+ Phép liệt kê kiểu tăng tiến: "không phải để cho người khác đọc; càng không phải để in ra"; "thô tháp, tươi ròn và sống động"
+ Phép liệt kê kiểu không theo cặp: "Những con người thật, những địa chỉ thật, những sự vật thật, những sự vật thật, những tâm trạng thật".
- Hoạt động nhóm, trình bày
- Hoạt động nhóm, đại diện nhóm trình bày.
- Đoạn văn a: Làm nổi bật cảnh lộn xộn, nhốn nháo của thành phố Sài Gòn khi đón tiếp Va-ren -> Tác dụng châm biếm.
- Đoạn thơ b: Sự tàn bạo của kẻ thù -> ca ngợi khí phách anh hùng
- Hoạt động nhóm
- HS thảo luận, trình bày
+ Phép liệt kê kiểu tăng tiến: "không phải để cho người khác đọc; càng không phải để in ra"; "thô tháp, tươi ròn và sống động"
+ Phép liệt kê kiểu không theo cặp: "Những con người thật, những địa chỉ thật, những sự vật thật, những sự vật thật, những tâm trạng thật".
- 2 HS lên bảng điền tiếp vào chỗ trống, thời gian làm 1'

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7(6).doc