Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 16

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 16

I-MỤC TIÊU:

Giúp HS:

1/ Kiến thức: Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trừơng; Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với trẻ em.

2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm.

3/ Thái độ:Giáo dục tình cảm gia đình, ý thức học tập.

II- CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị của GV:

 -Nghiên cứu SGK,SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học,Soạn giáo án,

 -Đọc các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.

 - Tranh

2/Chuẩn bị của HS:

 - Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần Đọc -hiểu văn bản.

 -Xem lại khái niệm về văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6.

 

doc 59 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/08/2009	 Tuần 1
Tiết:1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 ( Lí Lan )
I-MỤC TIÊU:
Giúp HS:
1/ Kiến thức: Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trừơng; Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với trẻ em.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm.
3/ Thái độ:Giáo dục tình cảm gia đình, ý thức học tập.
II- CHUẨN BỊ:
1/Chuẩn bị của GV: 
 -Nghiên cứu SGK,SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học,Soạn giáo án, 
 -Đọc các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
 - Tranh
2/Chuẩn bị của HS:
 - Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần Đọc -hiểu văn bản.
 -Xem lại khái niệm về văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: ( 1’)
 Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2/ Kiểm tra bài cũ : ( 2’)
 Kiểm tra sách vở của HS.
3/ Giảng bài mới:
 a- Giới thiệu bài:( 1’)
 Em đã học nhiều bài hát về trừơng lớp, hãy hát một bài nói về ngày đầu tiên đi học. HS hát “Ngày đầu tiên đi học”. Tâm trạng của em bé trong ngày đầu đi học là vậy đó. Thế còn em bé và người mẹ trong văn bản này có những suy nghĩ và tình cảm gì trong ngày khai giảng đầu tiên? Ta cùng tìm hiểu.
 b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
Hoạt động1: Tìm hiểu chung
I-Tìm hiểu chung: 
1/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
s Văn bản này thuộc loại văn bản gì?
4 Văn bản nhật dụng.
s Thế nào là văn bản nhật dụng?
4 Có nội dung đề cập đến những vấn đề có tính chất bức thiết của đời sống xã hội.
GV:Hướng dẫn HS đọc và đọc mẫu- Đọc giọng trầm lắng, tập trung diễn đạt tâm trạng của người mẹ.
Gọi HS đọc ,GV uốn nắn, sữa chữa.
sEm nhận thấy từ Hán - Việt nào xuất hiện trong phần chú thích?
 Từ đó được giải thích như thế nào ?
sTheo dõi nội dung văn bản em hãy cho biết văn bản này nhằm:
 - Kể chuyện nhà trường, chuyện đưa con đến trường.
 - Hay biểu hiện tâm tư người mẹ?
s Nếu thế nhân vật chính là ai ?
sTự sự là kể người ,kể việc.Biểu cảm là bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ con người. Vậy CTMR thuộc kiểu văn bản nào?
 s Tâm tư của mẹ được biểu hiện trong 2 phần nội dung văn bản:
 -Nỗi lòng yêu thương của mẹ.
 -Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của xã hội và nhà trường trong việc giáo dục trẻ em.
 Em hãy xác định hai phần nội dung đó trên văn bản?
HS đọc: 3HS đọc mỗi em 1 đoạn.
4 Từ “ can đảm” nghĩa là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khổ hay nguy hiểm.
4 Biểu hiện tâm tư người mẹ.
4Người mẹ.
4Kiểu văn bản biểu cảm.
4 Bố cục: 2 phần:
-Phần1: Từ đầu đến “Thế giới mà mẹ vừa bước vào”.
 -Phần 2:Phần còn lại của văn bản.
s Em hãy tóm tắt nội dung của văn bản bằng vài câu ngắn gọn
( Trả lời câu hỏi:Tác giả viết về cái gì, việc gì? )
4Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con
3/ Đại ý: Tâm trạng
của người mẹ trong
đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con.
17’
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
II-Tìm hiểu chi tiết:
 1/Diễn biến tâm trạng của người mẹ:
s Tìm nhöõng chi tieát theå hieän taâm traïng cuûa hai meï con?
 4Mẹ : không tập trung được vào việc gì; trằn trọc, không ngủ được; nhớ về buổi khai trừơng đầu tiên; nôn nao, hồi hộp, chơi vơi,hốt hoảng.
 Con: hăng hái thu dọn đồ đạc, ngủ ngon.
s Em nhận thấy tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau?
4 -Mẹ: thao thức không ngủ ,suy nghĩ triền miên.
-Con: thanh thản, vô tư.
 Thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên.
s Vì sao mẹ không ngủ được? Gợi: lo lắng, nghĩ về ngày khai trừơng của mình, hay nhiều lí do khác
4Lo lắng cho ngày khai trừơng của con, nghĩ về ngày khai trừơng năm xưa.
s Ngày khai trừơng đã đê lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn mẹ , chi tiết nào nói lên điều đó?
4 Cứ nhắm mắt lạidài và hẹp; Cho nên ấn tượng  bước vào.
s Vì sao ngày khai trừơng lớp một để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn mẹ?
4 Ngày đầu tiên đến trừơng, bước vào một môi trừơng hoàn toàn mới mẻ, một thế giới kì diệu.
s Từ dấu ấn sâu đậm của ngày khai trừơng, điều mà mẹ mong muốn cho con ở đây là gì?
4 Mong cho những kỉ niệm đẹp về ngày khai trừơng đầu tiên sẽ theo con suốt đời.
s Với những trăn trở, suy nghĩ, mong muốn của mẹ, em cảm nhận đây là ngừơi mẹ như thế nào?
 HS suy nghĩ phát biểu
->Tấm lòng yêu thương con, tình cảm đẹp sâu nặng đối với con.
s Trong văn bản có phải mẹ đang nói với con không? Theo em, mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
4Không nói với ai cả. Nhìn con gái đang ngủ mẹ tâm sự với con nhưng thật ra là đang nói với chính mình Làm nổi bật tâm trạng tâm tư tình cảm sâu kín khó nói bằng lời trực tiếp như: vui , nhớ, thương.
s Câu văn nào trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng của nhà trừơng đối với thế hệ trẻ? Hãy đọc.Em hiểu câu văn này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục?
4“Ai cũng biết hàng dặm sau này”.
 Không được sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của một đất nước.
*Chuyển: Không chỉ có lo lắng, hồi tửơng mà mẹ còn không biết bao là suy nghĩ khi cổng trừơng mở ra.
2/.Suy nghĩ của mẹ khi “Cổng trừơng mở ra”:
s Kết thúc bài văn ngừơi mẹ nói:”Bước qua  mở ra”, em hiểu cái thế giới kì diệu đó là gì? suy nghĩ (câu nói) của người mẹ một lần nữa nói lên điều gì?
HS tuỳ ý trả lời(có thể : tri thức, tình cảm bạn bè thầy cô) 
“Đi đi con  bước qua cánh cổng trừơng là một thế giới kì diệu sẽ được mở ra ”. 
->Vai trò to lớn cùa nhà trường đối với cuộc sống con người.
5’
Hoạt động 3:Tổng kết.
III- Tổng kết:
s Với tất cả suy nghĩ và tâm trạng của người mẹ em hiểu tác giả muốn nói về vấn đề gì qua tác phẩm này?
4Tình cảm yêu thương của mẹ đối với con và vai trò của nhà trừơng đối với cuộc sống. 
Ghi nhớ (sgk.-tr.9)
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
-HS đọc.
6’
Hoạt động 4:Luyện tập.
IV- Luyện tập.
s Hãy nói về kỉ niệm của em trong ngày khai trừơng đầu tiên?
-Cho HS đọc thêm.
- HS tùy ý trả lời.
-Đọc bài Trường học.
3’
Hoạt động 5:Củng cố.
 s - Em có suy nghĩ gì sau khi học xong văn bản “Cổng trường mở ra” của Lí Lan?
HS trình bày nội dung ghi nhớ.
	 4/ Hướng dẫn về nhà:( 2’ )
 *Bài cũ: -Viết đoạn văn kể về những kỉ niệm trong ngày khai trừơng đầu tiên.
 -Nắm chắc suy nghĩ, tâm trạng của người mẹ và vấn đề mà văn bản muốn nói đến.
 *Bài mới:Chuẩn bị cho bài: “Mẹ tôi”.
 +Đọc văn bản; Trả lời các câu hỏi.
 +Tìm hiểu về thái độ và tâm trạng của bố.
V- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
...
..
Ngày soạn:15/08/2009	Tuần:1 Tiết: 2 MẸ TÔI
 ( Ét-môn-đô đơ A-mi-xi )
I-MỤC TIÊU:
Giúp HS:
 1/ Kiến thức: Hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng,sâu nặng của mẹ đối với con cái.
 2/ Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm.
 3/ Thái độ:Giáo dục tình cảm gia đình.
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV: 
 -Nghiên cứu SGK,SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học,Soạn giáo án, 
 -Đọc các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
2/Chuẩn bị của HS:
 Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần Đọc -hiểu văn bản.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp:(1’)
 - kiểm tra sĩ số,tác phong HS
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
 2/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
 Câu hỏi: Văn bản “cổng trừơng mở ra” để lại trong em suy nghĩ gì?
 Trả lời: Tấm lòng yêu thương con, tình cảm đẹp sâu nặng đối với con; Vai trò to lớn cùa nhà trường đối với cuộc sống con người.
3/ Bài mới:
 a- Giới thiệu bài:( 1’)
 Trong cuộc đời mỗi chúng ta,người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao và thiêng liêng.Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó.Thường thìcó những lúc ta mắc lỗi lầm thì ta mới nhận ra tất cả.Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
	b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
Hoạt động1: Tìm hiểu chung
I.Tìm hiểu chung:
 1-Tác giả:
(sgk-tr11)
Yêu cầu HS đọc chú thích (*) sgk.để nắm hiểu về tác giả
HS đọc.
GV: Hướng dẫn HS đọc -giọng đọc phải bộc lộ rõ tâm tư tình cảm của người cha với con..
GV: Đọc mẫu,gọi HS đọc
GV: Nhận xét,uốn nắn, sửa chữa
* Lệnh: Em hãy dựa vào chú thích SGK để giải nghĩa các từ : lễ độ , cảnh cáo, quằn quại, trưởng thành, hối hận.Phân biệt đâu là từ ghép, đâu là từ láy ?
 *Chuyển ý: Muốn biết rõ hơn về các từ ghép, từ láy này, ta sẽ học ở tiết sau.Còn bây giờ chúng ta tìm hiểu chúng trong việc biểu đạt ý nhgiã của văn bản Mẹ tôi.
s Em hãy nêu đại ý của văn bản Mẹ tôi?
HS đọc theo yêu cầu của GV.
HS dựa vào SGK, giải thích từng từ.
-Từ ghép: lễ độ,cảnh cáo, trưởng thành, hối hận.
-Từ láy: quằn quại
4Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con để giáo dục con lòng yêu thương mẹ.
 2.-Đọc và tìm hiểu chú thích :
 3.Đại ý:
Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con để giáo dục con lòng yêu thương mẹ.
17’
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết.
II.Tìm hiểu chi tiết:
 s Nguyên nhân bố viết thư cho En-ri-cô?
4En-ri-cô đã phạm lỗi vô lễ với mẹ khi cô giáo đến thăm, bố đã viết thư để bộc lộ thái độ cũa mình.
Thảo luận: Vì sao văn bản lại có tên là “Mẹ tôi”?
4Mượn hình thức bức thư để hình ảnh người mẹ hiện lên một cách tự nhiên; người viết thư dễ dàng bày tỏ tình cảm của mình với mẹ En-ri-cô.
 1.Thái độ của ngừơi cha đối với En-ri-cô:
s Qua bức thư em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô như thế nào? 
4Thái độ tức giận, buồn bã, nghiêm khắc , chân tình
- Buồn bã, tức giận,nghiêm khắc, chân tình
s Dựa vào đâu em biết được điều đó? (chi tiết nào).
4 Sự hỗn láo  một nhát dao đâm vào tim bố; bố không thể nào nén được cơn giận; con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?; thật đáng xấu hổ và nhục nhã  
s Vì đâu ông có thái độ đó khi En-ri-cô có thái độ không đúng với mẹ?
4 Ông không ngờ En-ri-cô có thái độ đó với mẹ.
s Cảm nhận của em về mẹEn-ri-cô?
4 Yêu thương con rất mực.
s Chi tiết nào nói lên điều đó?
4 Thức suốt đêm vì con; bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
s Suy nghĩ của riêng em trước thái độ của En-ri-cô với mẹ?
4HS tự do trả lời (đáng trách, không nên có thái độ như vậy)
s Từ đó nói lên suy nghĩ riêng em về nhũng lời dạy của bố?
HS tự do trả lời.
s Theo em điều gì khiến En-ri-cô” xúc động vô cùng” khi đọc thư bố? (kết hợp phần trắc nghiệm sgk)
4 HS chọn:a,c,d.
s Qua những điều bố nói trong bức thư, ông mong muốn điều gì ở con?
-> Mong con hiểu được công lao sự, hi sinh vô bờ bến của mẹ. 
s Trước tấm lòng yêu thương, hi sinh của mẹ dành cho En-ri-cô, bố đã khuyên con điều gì?
4-Không bao giờ được thốt ra lời nói nặng với mẹ.
 - Thành khẩn xin lỗi mẹ.
2. Lời khuyên nhủ của bố đối với En-ri-cô: 
-Không bao giờ được thốt ra lời nói nặng với mẹ.
-Thành khẩn xin lỗi mẹ.
s Em hiểu được điều gì qua lời khuyên nhủ của bố?
4HS trả lời tự do.
 -> Lời khuyên nhủ chân tình, sâu sắc.
Thảo luận: Vì sao bố không nói trực tiếp mà viết thư?
*Chuyển ý: Có những tình cảm sâu kín mà người ta k ... h thức gây cười.
-Đều tạo ra tiếng cưòi cho ngưòi nghe,người đọc.
Bài2:Tạo cho người đọc trận cười vui thoải mái hoặc giễu cợt những thói hư tật xấu trong xã hội.
2’
Hoạt động 4:Củng cố
s Đọc diễn cảm lại bài ca dao.Em hãy phân tích một bài ca dao mà em thích?
4HS thực hiện theo yêu cầu.
4/ Hướng dẫn về nhà:( 1’ )
 *Bài cũ: -Nắm được nội dung, ý nghĩa từng bài ca dao.
 -Học thuộc lòng 4 bài ca dao.
 *Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Đại từ.
+ Đọc, trả lời câu hỏi sgk.
+Tự rút ra khái niệm và phân loại .
 IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 Ngày soạn:08/ 9/ 2009 Tuần : 4
 Tiết: 15	 ĐẠI TỪ
I-MỤC TIÊU: Giúp HS:
1/ Kiến thức: -Nắm được thế nào là đại từ; Nắm được các loại đại từ tiếng Việt.
 2/ Kĩ năng: -Rèn luện kĩ năng nhận biết và sử dụng đại từ. 
 3/ Thái độ: -Ý thức sử dụng đại từ thích hợp trong giao tiếp.
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
 Nghiên cứu SGK,SGV,STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.
Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
 Giáo án, bảng phụ, bảng thảo luận
2/Chuẩn bị của HS: Bài soạn theo yêu cầu hướng dẫn của GV.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp:( 1’)
 - Kiểm tra sĩ số ,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ:	(5’)
Câu hỏi: Có mấy loại từ láy? Trình bày cấu tạo từng loại? Cho ví dụ.
 Trả lời: Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại hoàn toàn, cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối; Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
3/ Giảng bài mới:
 a- Giới thiệu bài:( 1’)
 Hãy gọi tên cho sự vật cô đang cầm trên tay – Phấn; Gọi tên tính chất của bông hoa – Đỏ; Gọi tên cho hoạt động mà bạn vừa thực hiện – Phát biểu. Như vậy danh từ, động từ, tính từ đã làm tên gọi của sự vật, tính chất, hoạt động. Có một từ loại mà nó không làm tên gọi cho sự vật, tính chất, hoạt động  mà nó trở thành một công cụ để chỉ ra (trỏ) sự vật, tính chất, hoạt động. Tiết học này ta cùng tìm hiểu.
 b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Hoạt động1:Tìm hiểu thế nào là đại từ.
I-Thế nào là đại từ:
1/ Bài tập tìm hiểu :
- GV treo bảng phụ có ghi các ví dụ sgk và ghi thêm vd e.
e) Người học giỏi nhất lớp là nó.
- HS đọc.
s Từ nó trong đoạn a dùng trỏ ai?
4 (em tôi) -> người.
a) Nó (em tôi)-> người.
s Từ nó trong đoạn b dùng trỏ vật gì? 
4 (con gà) -> vật.
b) Nó (con gà) -> vật
s Từ thế trong đoạn c trỏ sự việc gì?
4Chia đồ chơi-> sự việc
c) Thế (Chia đồ chơi)-> sự việc
s Giả sử không có các câu văn trước thì ta có thể biết được những từ đó trỏ vào người, vật và sự việc đó hay không? Vì sao?
4Không. Người, vật và sự việc là đối tượng được nói đến trong các câu văn trước đó.
sNhư vậy để hiểu được những từ đó trỏ gì thì phải có điều kiện nào đặt ra?
4Người, sự vật, hoạt động, tính chất đã được nói đến trong một ngữ cảnh.
s Mục đích sử dụng các từ nó, thế trong 3 ví dụ trên có gì khác so với mục đích sử dụng từ ai trong bài ca dao ? 
4 Dùng trong lời nói và dùng để hỏi.
d) Ai ->Dùng trong lời nói và dùng để hỏi.
s Các từ như vậy gọi là đại từ .Thế nào là đại từ ?
4Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong những ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Lấy ví dụ một vài đại từ?
- HS cho thêm ví dụ.
s Vì sao người ta không tiếp tục gọi tên em tôi ra mà lại phải dùng đến đại từ? (Gợi: người kể là người anh, gọi em gái nó thể hiện điều gì?)
GV: hay trong bài ca dao các đại từ thường được sử dụng để phiếm chỉ cho một đối tượng để tạo nên cách nói ý nhị, kín đáo mà sâu sắc. Đó là cái hay cái đẹp của đại từ đem lại
4- Tránh lặp lại
 -Đậm tính chất khách quan trong lời kể của người anh. Nhưng đằng sau cái lạnh lùng, khách quan ấy là tấm tấm lòng vị tha
s Các đại từ trong 4 ví dụ a,b,c, e giữ chức vụ ngữ pháp gì?
s Vậy đại từ giữ vai trò gì trong câu?
 s Từ tìm hiểu trên,em hiểu thế nào là đại từ? Đại từ giữ vai trò gì trong câu?
4 a) Nó: chủ ngữ.
 b) Nó: phụ ngữ cho danh từ tiếng (định ngữ).
 c) Thế: phụ ngữ cho động từ . e) Nó: làm vị ngữ.
4Đại từ có thể làm chủ ngữ , vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ.
4Dựa vào ghi nhớ trả lời
 2/Ghi nhớ:( sgk-tr55)
s Đặt câu có sử dụng đại từ và chỉ ra chức năng ngữ pháp?
4Trao đổi với bạn tìm vd.
12’
Hoạt động 2:Tìm hiểu các loại đại từ
II. Các loại đại từ:
1) Đại từ để trỏ:
Dùng để:
s Từ việc xét các ví dụ trên em thấy có mấy loại đại từ?
4 2 loại: đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.
s Các đại từ: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng mày, nó, hắn, họ, dùng để trỏ gì? 
4 Người, sự vật.
-Trỏ người, sự vật(gọi là đại từ xưng hô )
 s Các đại từ:bấy,bấy nhiêu trỏ gì?
4 Số lượng.
-Trỏ số lượng
s Các đại từ: đây, đó, kia, ấy, này, nọ, bây giờ, bấy giờdùng để trỏ gì?
4 Vị trí sự vật trong không gian, thời gian.
s Các đại từ: vậy, thế trỏ gì?
4 Hoạt động, tính chất, sự việc.
-Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
s Tóm lại các đại từ để trỏ dùng trỏ gì?
4Trả lời theo ghi nhớ sgk-tr56
s Các đại từ: ai, gì hỏi về cái gì?
4 Người, sự vật.
2) Đại từ để hỏi:
Dùng để:
-Hỏi về người, sự vật
s Các đại từ: bao nhiêu, mấy hỏi về cái gì?
4 Số lượng.
-Hỏi về số lượng
s Các đại từ: đâu, bao giờ hỏi về cái gì?
4 Không gian, thời gian.
s Các đại từ: sao, thế nào hỏi về cái gì?
4 Hoạt động, tính chất sự việc. 
-Hỏi về hoạt động,tính chất sự việc.
s Vậy đại từ để hỏi dùng như thế nào?
4Trả lời theo ghi nhớ sgk-tr56
13’
Hoạt động 3 :Luyện tập.
III- Luyện tập.
* Bài1:
a) Sắp xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng:
Thảo luận: bài tập 1a
Hs thảo luận và điền vào bảng.
Số
Ngôi
Số ít
Số nhiều
 1
Tôi, tao, tớ.
chúng tôi, chúng tao, chúng tớ.
 2
Mày
chúng mày
 3
hắn, nó.
họ, chúng nó
s Nghĩa của đại từ mình trong câu ca dao?
s Hãy đặt câu với hai từ mình đó?
4Suy nghĩ trả lời.
4 Hs đặt câu.
 b) Nghĩa của đại từ “mình”: Mình 1: ngôi thứ nhất.
Mình 2: ngôi thứ hai.
Yêu cầu HS thực hiện bài tập 3. Mỗi dãy đặt câu cho một từ.
Thảo luận nhóm,đại diện nhóm trả lời,nhận xét.
-Ngày mùa,ai cũng đi làm.
- Ai ơi bưng bát cơm đầy,
 Dẻo thơm một hạt,đắng cay
-Bao nhiêu tất đất, tất vàng bấy nhiêu.
- Dù sao bạn cũng phải cố gắng
* Bài 3:Đặt câu với các từ:
-Ai cũng phải đi học.
-Bao nhiêu là bạn tốt.
-Dù sao bạn cũng phải cố gắng.
Yêu cầu nhóm thảo luận cho BT 4
GV: hướng HS vấn đề xưng hô ứng xử có văn hoá.
Hưóng dẫn HS làm BT5,tham khảo BT5-SBTNV/30
Thảo luận nhóm nêu hướng trả lời.
Xem cách làm SBT/30
* Bài 4
* Bài 5
2’
Hoạt động 4 :Củng cố.
s Em hiểu thế nào là đại từ? Đại từ giữ vai trò gì trong câu?
 s Có mấy loại đại từ ? Trình bày từng loại ?
4Dựa vào ghi nhớ ( sgk-tr55) trả lời.
4Trả lời theo ghi nhớ sgk-tr56.
	 4/Hướng dẫn về nhà:( 1’ )
 *Bài cũ: -Nắm được khái niệm và các loại đại từ.
 - Hoàn tất các bài tập vào vở
 *Bài mới: Chuẩn bị cho bài:Luyện tập tạo lập văn bản.
+ Đọc bài tham khảo. 
+ Thực hiện phần chuẩn bị bài ở nhà vào vở soạn.
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 08/ 9/ 2009 	 Tuần: 4	
Tiết: 16 LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
 I-MỤC TIÊU:
Giúp HS:
 1/ Kiến thức: -Củng cố những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản; HS có thể tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với cuộc sống và công việc học tập của các em.
 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản.
 3/ Thái độ:Ý thức tạo lập văn bản một cách tự giác.
 II-CHUẨN BỊ :
 1/Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, tổ chức các hoạt động. Giáo án, bảng phụ.
 2/Chuẩn bị của HS: bài soạn,trả lời câu hỏi trong phần gợi ý.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định tình hình lớp::( 1’)
 - Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
 (Kiểm tra viết 15’) 
3/ Giảng bài mới:
 a- Giới thiệu bài:( 1’)
 Sau tiết học tạo lập văn bản, em có thể tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với cuộc sống và công việc học tập của các em. Tiết học này sẽ giúp các em luyện tập thêm về việc tạo lập văn bản hoàn chỉnh.
 b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
3’
Hoạt động 1:Nhắc lại kiến thức cũ,
hoàn tất việc chuẩn bị ở nhà.
I-Ôn kiến thức cũ:
s Các bước tạo lập văn bản?
4 -Định hướng chính xác.
-Xây dựng một bố cục rành mạch, hợp lí.
-Diễn đạt các ý ghi trong bố cục.
-Kiểm tra văn bản.
23’
Hoạt động 2 : Thực hành
II/ Luyện tập
Đề:Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
- Yêu cầu HS đọc lại đề bài.
- HS đọc.
s Đề bài trên thuộc kiểu văn bản gì?
4 Viết thư.
s Những định hướng cho bức thư sẽ viết: Viết về nội dung gì? Tập trung viết về mặt nào?4
4 Viết về đất nước Việt Nam: con người Việt Nam, truyền thống lịch sử, danh lam thắng cảnh.
s Viết cho ai?
4 Bất kì một người bạn ở nước ngoài.
s Viết bức thư nhằm mục đích gì?
? Em thử nêu bố cục của một bức thư ?
4 Gây tình cảm về đất nước mình và góp phần xây dựng tình hữu nghị.
4Bố cục của bức thư:
-Phần đầu thư.
-Nội dung chính bức thư.
-Phần cuối thư.
*Bố cục của bức thư:
s Dựa vào đề bài em sẽ mở đầu bức thư ntn cho nó tự nhiên ?
4HS nêu các ý trong phần đầu bức thư
1/ Phần đầu thư:
-Địa điểm, ngày, tháng, năm.
-Lời xưng hô.
-Lí do viết thư.
sPhần chính của bức thư em định viết những gì ?
4HS thực hành theo nhóm.
2/ Nội dung chính bức thư:
-Hỏi thăm.
-Ca ngợi tổ quốc bạn.
-Giới thiệu về đất nước mình.
sNếu định viết về cảnh đẹp em định giới thiệu những cảnh gì ?
s Phần cuối bức thư có những nội dung nào ? 
- Yêu cầu HS sau khi đã định hướng hãy hoàn tất lại bố cục của bức thư . 
- Gọi đại diện nhóm trình bày dàn bài, GV nhận xét sửa chữa, cùng HS đưa ra một dàn bài hoàn chỉnh.
- GV lưu ý HS có thể có những sáng tạo riêng, bố cục này chỉ là bố cục cơ bản.
4Em giới thiệu cảnh của 3 vùng:
 +Miền Bắc:Vịnh Hạ Long;Hồ Tây; chùa Một Cột;
 +Miền Trung:sông Hương; núi Ngự;biển Nha Trang
 +Miền Nam: sông nước Cửu Long;bến cảng Nhà Rồng;
4HS trình bày các ý trong phần cuối thư.
- HS ghi chép dàn bài hoàn chỉnh vào vở
3/ Phần cuối thư:
-Lời chào, chúc .
-Lời mời bạn đến thăm đất nước mình.
-Mong tình hữu nghị hai nước khắng khít.
- Yêu cầu HS dựa vào bố cục để viết phần đầu của bức thư.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
GV chọn đọc một vài bài viết , nhận xét, đánh giá để HS rút kinh nghiệm.
-Trình bày theo yêu cầu của GV
2’
Hoat động 4:Củng cố.
s Em hãy nhắc lại các bước tạo lập văn bản?
4Nêu các bước tạo lập văn bản.
4/ Hướng dẫn về nhà:( 1’ )
 *Bài cũ: Tiếp tục hoàn tất bài viết.
 *Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.
	 + Đọc,trả lời câu hỏi SGK.
	 +Tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa nội dung hai bài thơ.
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tu tiet 114 theo chuan moi.doc