Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 43: Từ đồng âm

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 43: Từ đồng âm

I. Mức độ cần đạt:

- Nắm được khái niệm từ đồng âm.

- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.

II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm từ đồng âm

 - Việc sử dụng từ đồng âm.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.

 - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.

Kĩ năng sống:

- Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ đồng âm từ đồng âm phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân

- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ đồng âm .

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 43: Từ đồng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
TPPCT :43
TỪ ĐỒNG ÂM
I. Mức độ cần đạt:
- Nắm được khái niệm từ đồng âm.
- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
 - Khái niệm từ đồng âm
 - Việc sử dụng từ đồng âm.
2. Kỹ năng: 
- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
 - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
Kĩ năng sống: 
- Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ đồng âm từ đồng âm phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ đồng âm .
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
III.Chuẩn bị
 Gv: cktkn,g.án...
 Hs : Sgk,bài.soạn...
IV. Tiến trình bài dạy
 1.Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ:(5P) Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dụ và đặt câu với từ trái nghĩa đó ?
 3.Bài mới: 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung 
HĐ1 (15P)
 GV gọi HS đọc SGK trang 135 mục 1
 GV:Giải thích nghĩa của từ “lồng” trong 2 ví dụ
GV:Nó thuộc từ loại nào ?Vì sao em biết ?
GV: Hai từ “lồng” trên có gì giống và khác nhau ?
HS: Nghĩa khác nhau. Âm đọc giống nhau
GV: Thế nào là từ đồng âm ?
Ví dụ : đường ( đi ) – đường ( ăn )
 ( cái ) bàn – bàn ( luận )
HS đọc ghi nhớ
HĐ2(13P)
GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi SGK trang 135. ? Nhờ đâu mà em phân biệt nghĩa của 2 từ lồng trên?
HS : Ngữ cảnh.
GV: Câu trên nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa ?
HS: Suy nghĩ và trả lời độc lập
GV: Hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa
- Đem cá về mà kho
GV:Từ đồng âm được sử dụng như thế nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời, đọc ghi nhớ
HDD3.Luyện tập(10p)
Bài 1 :
GV: Tìm từ đồng âm
HS: chia cặp và thảo luận – 3 phút
Bài 2
GV: Tìm nghĩa khác nhau của từ “cổ” và giải thích ?
Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ” và cho biết nghĩa của danh từ đó ?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Đặt câu
HS thảo luận nhóm- 4 phút
GV: Tìm biện pháp được sử dụng trong bài tập 4
HS: Suy nghĩ và trả lời
I. Thế nào là từ đồng âm?
1. Ví dụ SGK
- Lồng 1 : động từ ->chỉ hoạt động phản ứng của con ngựa
- Lồng 2 : danh từ ->chỉ tên đồ vật đan bằng tre nứa.
 => Từ đồng âm	
2. Ghi nhớ SGK/136
II. Sử dụng từ đồng âm.
1. Ví dụ SGK 1
 a,Vídụ1. Để phân biệt nghĩa của 2 từ lồng trên ta phải dựa vào ngữ cảnh.( câu văn cụ thể )
 bVí dụ 2: Đem cá về kho
- Từ kho có hai nghĩa.
a.1 Kho : cách chế biến thức ăn.
a.2 Kho : nơi chứa cá 
à Đem cá về mà kho hoặc đem cá về để nhập kho.
2. Ghi nhớ SGK/136
II. Luyện tập
Bài1/136 Từ đồng âm.
- Cao : ở trên mức bình thường ( cao điểm)
 cao lương
- Ba : số ba ( số ) - Sức : sức khỏe 
 ba mẹ đồ trang sức
- Tranh : tranh giành - Nhè : khóc nhè
 bức tranh. nhè chổ yếu mà đánh
- Sang : sang giàu - Tuốt : tuốt lúa
 sang sông ăn tuốt hết cả
- Nam : nam nhi - Môi : môi son
 miền Nam môi giới
Bài2/136 Các nghĩa khác nhau của danh từ.
 a.Cổ : Phần giữa đầu và thân
 - Cổ tay : Phần giữa bàn tay, cánh tay
 - Cổ áo : Phần trên nhất của chiếc áo
 - Cổ chai : Phần giữa miệng chai và thân chai
b. Cổ 1 : Nghĩa gốc
 Cổ 2 : Xưa ( cổ đại, cổ xưa, cổ kính,  )
-> Nghĩa chuyển
Bài 3/136 Đặt câu
- Chúng em ngồi vào bàn để bàn về kỉ niệm 20-11.
- Con chim sâu bị rơi xuống hố rất sâu .
- Năm xưa em học lớp năm
Bài 4/136 Biện pháp được sử dụng.
Anh chàng lợi dụng từ đồng âm.
Vạc đồng: dụng cụ nấu thức ăn bằng đồng( lớn )
Vạc đồng : một loài chim giống cò sống ở ngoài đồng.
 4.Củng cố-dặn dò :(2p)
- Nắm được khái niệm từ đồng âm, lấy ví dụ, cách sử dụng từ đồng âm
- Tìm một bài ca dao hoặc thơ, tục ngữ, câu đối.. có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và nêu giá trị mà các từ đồng âm đó mang lại cho văn bản.
- Soạn bài: “ Thành ngữ”
Tuần 12 Ngày dạy.../11/2012
TPPCT :44
 CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM
I. Mức độ cần đạt:
- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức: 
Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
Sự kết hợp với các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
2. Kỹ năng: 
Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm.
Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.
3. Thái độ: 
 - HS có ý thức trau dồi, sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả và tạo tính cẩn thận trong tạo lập văn bản biểu cảm
IV.Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 3.Bài mới: 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung 
HĐ1(30p)
GV gọi HS đọc SGK trang 137 và trả lời câu hỏi.
 Bài chia làm mấy đoạn
GV:Phương thức biểu đạt của mỗi phần là gì?
GV:Tự sự và miêu tả có vai trò gì
Đọc văn bản mục 2 SGK trang 137 – 138.
GV:Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn trên?Cảm nghĩ của tác giả
GV: Nếu không có yếu tố tự sự miêu tả thì yếu tố biểu cảm có bộc lộ được không?
GV: Niềm hồi tưởng đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?
GV giải nghĩa: Thúng câu : Thuyền câu hình nón, đan bằng tre
GV:Kể lại nội dung bài “ bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
GV: Viết lại bài văn biểu cảm “ kẹo mầm”
GV: Muốn phát biểu cảm nghĩ, cảm xúc với đời sống xq thì chúng ta làm nhưu thế nào?
 - Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gấm cảm xúc.
 - Tự sự và miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc,do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện miêu tả đầy đủ sự việc phong cảnh.
 HS đọc ghi nhớ
HĐ2Luyện tập (13p)
Gọi HS đọc BT1 GV hướng dẫn HS làm
HS kể lại bằng bài văn xuôi biểu cảm nội dung bài thơ.
HS thảo luận nhóm – 5 phút – 4 nhóm , trình bày.
GV nhận xét, sửa sai.
HS làm bài tập nhóm 
GV gọi HS nhận xét và cho điểm các nhóm.
I.Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
1.Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
- Bài chia làm 4 đoạn:
 + Đoạn 1: tự sự (2 câu đầu ) miêu tả ( 3 câu sau ) có vai trò tạo bối cảnh chung.
+ Đoạn 2: tự sự kết hợp biểu cảm (uất ức và già yếu)
+ Đoạn 3: tự sự miêu tả và biểu cảm ( 2 câu cuối ) cam phận.
+ Đoạn 4: thuần túy biểu cảm tình cảm cao thượng vị tha.
= > Các yếu tố tự sự , miêu tả là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao cao quí.
Được sử dụng ở những mức độ khác nhau
2.Đọc đoạn văn
 a. Miêu tả: Bàn chân bố, ngón chân, gan bàn chân
 - Nếu không có yếu tố tự sự, miêu tả thì yếu tố biểu cảm không bộc lộ được
 b. Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả, tự sự 
=>Miêu tả và tự sự để khơi gợi về đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc, chi phối cảm xúc, không nhằm mục đích kể, tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
3Ghi nhớ SGk
II. Luyện tập:
Bài1/138 
HS kể lại nội dung văn bản “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi”, hoặc ngôi thứ ba do người kể chuyện kể lại.
Bài2/138.
+ Miêu tả: cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa,hình ảnh người mẹ.
+ Tự sự: chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.
+ Biểu cảm: lòng nhớ mẹ khôn nguôi.
=>Được sử dụng ở những mức độ khác nhau
4.Củng cố-dặn dò (2p)
 - Nắm được các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm được sử dụng với mức độ nào và vai trò của các yếu tố đó trong văn bản?
 - Trên cơ sở một văn bản có sử dụng yếu tố tự sự, viết lại thành bài văn biểu cảm.
 - Soạn bài “Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”.
Tuần 12 Ngày dạy:..............2012
TPPCT:45
 CẢNH KHUYA.
 (Hồ Chí Minh)
I. Mức độ cần đạt
- Hiểu được giá trị tư tưởng nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya và bài thơ chữ Hán Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
 - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 - Tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh
3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thiên nhiên.
 III.Chuẩn bị
 Gv : Cktkn, g.án....
 Hs : Bài soạn....
IV.Tiến trình dạy học
 1.Ổn định lớp: 1p
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới: 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung 
HĐ1(15p)
Yêu cầu học sinh theo dõi chú thích sgk.
GV: Nêu hiểu biết về tác giả? Tác phẩm? Hoàn cảnh ra đời bài thơ? Chỉ ra thể thơ, cách nhận biết?
HS: trình bày, GV nhận xét và chốt ý.
GV: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ ?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Hai bài thơ được làm theo thể thơ nào? Vì sao em biết?
HS: Trình bày về: số câu, chữ, gieo vần.
GV: Nêu yêu cầu đọc: Chú ý ngắt nhịp đúng.
HS: lần lượt đọc cả 2 bài thơ - phần dịch thơ.
GV: hướng dẫn phân tích từng bài.
GV: Với bài "Cảnh khuya" nên phân tích theo bố cục như thế nào?
HS: trả lời/GV chốt.Phân tích theo bố cục 2/2.
HĐ2(20p)
HS: đọc hai câu đầu và nêu nội dung?
GV: Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc được thể hiện qua hình ảnh nào? Câu đầu miêu tả âm thanh gì?
HS: Miêu tả qua âm thanh, hình ảnh.
GV: Âm thanh tiếng suối được miêu tả có gì đặc sắc? Vì sao? Nghệ thuật gì?
HS:Đặc sắc: Tiếng suối - tiếng hát xa.Âm thanh tự nhiên so sánh với âm thanh của cuộc sống, nghệ thuật Þ Tiếng suối gần gũi, ấm áp, có sức sống trẻ trung.
GV: Câu thơ này gợi nhớ đến hình ảnh nào của Nguyễn Trãi? Vì sao?
HS: trả lời/nhận xét.Nhớ câu thơ của Nguyễn Trãi:Côn Sơn nước chảy rì rầm.Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Hay vì cùng ví âm thanh của tự nhiên với âm thanh của nghệ thuật.
GV: Thiên nhiên đẹp còn được tôn lên qua câu thơ thứ 2. Từ ngữ nào thể hiện điều này? Tại sao em cho rằng những từ ngữ ấy làm nên vẻ đẹp của cảnh vật.
HS: trả lời theo ý kiến cá nhân, có sự hình dung về cảnh qua ngôn ngữ.
GV Chốt: Cảnh vật dưới ánh trăng tầng tầng lớp lớp, có đường nét, hình khối lung linh quấn quýt bởi sự lặp lại hai lần từ "lồng" trong câu thơ. Bức tranh thiên nhiên chỉ có hai màu sáng tối mà vẫn phô diễn vẻ đẹp riêng đầy quyến rũ. Trong thơ có hoa, có dáng vươn cao tỏa rộng của vòm cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in nơi khóm hoa, nơi mặt đất, đan dệt quyện hòa huyền diệu mà ấm áp hữu tình. Văng vẳng cùng âm thanh tiếng suối trong veo, cao vút vang xa, thiên nhiên Việt Bắc đẹp tĩnh lặng, thẳm sâu mà lung linh, gần gũi.
HS: đọc hai câu cuối. Hai câu thơ cuối cho ta biết điều gì? Tâm trạng ấy được thể hiện qua chi tiết nào?
HS: Tâm trạng của Bác. Tìm chi tiết: Chưa ngủ.
GV: Sự thao thức "chưa ngủ" của Bác vì lí do gì? Căn cứ vào đâu khẳng định như vậy?
HS: thảo luận theo kĩ thuật khăn phủ bàn – 5 phút.
GV: Từ "chưa ngủ" điệp hai lần cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu 4 cho thấy hai nét tâm trạng được mở ra trước và sau hai chữ ấy. Vì sao vậy?
HS Thảo luận/bổ sung. Chưa ngủ ® yêu say mê vẻ đẹp núi rừng Việt Bắc đêm trăng (tâm hồn nghệ sĩ)...® lo lắng cho vận mệnh nước nhà. (Tâm trạng chiến sĩ).
 HĐ3(7p)
GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ
HS: Trả lời theo ý kiến cá nhân, đọc ghi nhớ SGK.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 – 1969), là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của Việt Nam.
- Thơ ca chiếm vị trí đáng kể trong sự nghiệp văn học. Sáng tác với tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ cao đẹp.
2. Tác phẩm: 
- Hai bài thơ trên ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc (1947,1948).
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, 
3. Đọc
4. Bố cục: Chia 2 phần với 2 câu đầu và 2 câu cuối.
II. Phân tích:
1. Hai câu thơ đầu : Cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
+ Âm thanh: Tiếng suối như tiếng hát.
+ Hình ảnh: ánh trăng, hoa cỏ, cây cổ thụ
Þ Nghệ thuật so sánh, điệp từ: Cảnh vật sóng động, có đường nét, hình khối đa dạng với hai mảng màu sáng – tối..
2. Hai câu cuối : Hình ảnh con người
“Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
=> Điệp ngữ,so sánh: Tâm hồn tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng bằng cả tâm hồn, đồng thời canh cánh nỗi lo cho nước, cho cách mạng
III. Tổng kết:
1 Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo
- Sử dụng các phép tu từ so sánh, điệp từ (tiếngtiếng ; lồng..lồng ; chưa ngủ - chưa ngu) có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm
- Sáng tạo nhịp điệu ở câu 1, 4 (nhịp 2/2/4)
2 Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh : sự gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên và con người.
 4.Củng cố-dặn dò(2p)
 Hệ thống kiến thức
 Học thuộc lòng bài thơ và phân tích bài thơ.
 Soạn bài tiếp theo.
Tuần 12
TPPCT:*
 RẰM THÁNG GIÊNG
 (Hồ Chí Minh)
I. Mức độ cần đạt
- Hiểu được giá trị tư tưởng nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya và bài thơ chữ Hán Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
 - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 - Tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh
 - So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch thơ Rằm tháng giêng
3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thiên nhiên.
 III.Chuẩn bị
 Gv : Cktkn, g.án....
 Hs : Bài soạn....
IV.Tiến trình dạy học
 1.Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 Đọc thuộc lòng bài thơ : « CẢNH KHUYA ».Ý nghĩa của bài thơ.
 3.Bài mới: 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung 
HĐ1(7p)
Yêu cầu học sinh theo dõi chú thích sgk.
GV: Nêu hiểu biết về tác giả? Tác phẩm? Hoàn cảnh ra đời bài thơ? Chỉ ra thể thơ, cách nhận biết?
HS: trình bày, GV nhận xét và chốt ý.
 HĐ2 (25P)
GV: HS đọc bản dịch nghĩa. Với bài thơ này phân tích theo bố cục như thế nào?
GV: Hai câu đầu mở ra một không gian, thời gian, hình ảnh gì?.
HS: Trả lời/nhận xét/bổ sung.
GV: Hai câu này có từ nào lặp lại. Tác dụng.
HS: Trả lời theo suy nghĩ.
Phân tích tiếp 2 câu sau.
GV: Theo em vẻ đẹp của con người được thể hiện qua hình ảnh nào? Vì sao?
HS: Trả lời theo ý kiến cá nhân:
GV: Hãy chỉ ra nét chung về nội dung của 2 bài thơ?
HS: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước.
GV: Ngoài ra hai bài thơ còn cho ta thấy vẻ ung dung
tự tại và tinh thần lạc quan của Bác Hồ. Dựa vào hình
ảnh thơ và hoàn cảnh sáng tác lí giải vì sao?
HS: tự trả lời theo ý kiến cá nhân.
HĐ3(7P)
GV: Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc ở bài thơ?
HS: Trả lời....
GV : Ý nghĩa của bài thơ.
Hướng dẫn tự học
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:.
2. Tác phẩm: 
Bài thơ trên ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc (1947,1948).
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch bài Nguyên tiêu với thể thơ lục bát.
3. Đọc
 4.Bố cục
-Hai câu đầu: Cảnh trong đêm rằm tháng giêng
-Hai câu cuối: Vẻ đẹp của con người
II.Phân tích
1/Hai câu đầu: Cảnh trong đêm rằm tháng giêng
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
+ Thời gian: đêm trăng rằm tháng giêng
+ Không gian: cao rộng, bát ngát.
+ Hình ảnh: ánh trăng tròn sáng nhất, sông nước, trời tràn ngập sức xuân
Þ Nghệ thuật miêu tả cảnh, điệp từ: Cảnh đêm trăng rằm tháng giêng tràn đầy sắc xuân hòa quyện với cảnh vật.
2/Hai câu cuối: Vẻ đẹp của con người
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy trăng”
=> Từ ngữ gợi hình, biểu cảm: Hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp - Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng đang “bàn bạc việc quân” tại chiến khu Việt Bắc
III. Tổng kết:
1 Nghệ thuật:
- Viết băng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, bản dịch viết theo thể lục bát
- Sử dụng điệp từ có hiệu quả
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm.
2 Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ toát lên vẻ đẹp và tâm hồn nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.
4.Củng cố-dặn dò (1p) Tuần 12
TPPCT:43-45*
Ngày 29/10/2012
Châu Thanh Gương
- Hệ thống kiến thức
-Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12vaw 71213.doc