I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ.
- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc NT của 2 bài (vừa cổ điển – vừa hiện đại)
II. Chuẩn bị của thầy và trò :
- GV: Đọc các tài liệu tham khảo. Soạn bài
- HS: Học bài cũ – Xem bài trước, soạn bài (theo sgk)
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định : (1) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2. Kiểm tra : (5) Giới thiệu về Đỗ Phủ và hòan cảnh ra đời “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
? Qua bài thơ, em hiểu gì về tâm hồn và tính cách của tác giả?
3. Bài mới :
Giới thiệu : (1) Trong các tiết học trước, các em đã được học nhiều bài thơ trong VH trung đại Việt Nam và Trung Quốc. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam, trong đó 2 bài thơ “cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh là tiêu biểu. Tuy là thơ hiện đại nhưng 2 bài này rất đậm màu sắc cổ điển, từ thể thơ đến hình ảnh, tứ thơ và ngôn ngữ. Các em có thể vận dụng những hiểu biết về thơ cổ đã học để tìm hiểu 2 bài thơ này.
Ngày soạn : 15.11.04 Tuần 12 Bài: 11, 12 Tiết : 45 Bài 12: CẢNH KHUYA : RẰM THÁNG GIÊNG Hồ Chí Minh I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ. - Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc NT của 2 bài (vừa cổ điển – vừa hiện đại) II. Chuẩn bị của thầy và trò : - GV: Đọc các tài liệu tham khảo. Soạn bài - HS: Học bài cũ – Xem bài trước, soạn bài (theo sgk) III. Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 2. Kiểm tra : (5’) Giới thiệu về Đỗ Phủ và hòan cảnh ra đời “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” ? Qua bài thơ, em hiểu gì về tâm hồn và tính cách của tác giả? 3. Bài mới : Giới thiệu : (1’) Trong các tiết học trước, các em đã được học nhiều bài thơ trong VH trung đại Việt Nam và Trung Quốc. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam, trong đó 2 bài thơ “cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh là tiêu biểu. Tuy là thơ hiện đại nhưng 2 bài này rất đậm màu sắc cổ điển, từ thể thơ đến hình ảnh, tứ thơ và ngôn ngữ. Các em có thể vận dụng những hiểu biết về thơ cổ đã học để tìm hiểu 2 bài thơ này. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức Hoạt động 1: tìm hiểu kq - Giới thiệu yêu cầu đọc, chú ý ngắt nhịp cho đúng, giọng đọc vui. - Nhịp : Bài cảnh khuya Hoạt động 1: + Đọc diễn cảm + Nêu hòan cảnh ra đời của 2 bài thơ : (dựa chú thích). Hai bài thơ được Bác sáng tác trong thời kì I. Tìm hiểu khái quát + Tác giả : Hồ Chí Minh + Hòan cảnh ra đời : Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp Câu 1 à ¾, câu 4 à 2/5, các câu 2,3 à 4/3. Bài Nguyên Tiêu 2/2; 2/4/2; 2/4; 2/2 Hai bài thơ này được Bác Hồ viết trong thời gian nào? Điều đó có ý nghĩa gì? Đầu của cuộc chiến khu Việt Bắc, giữa lúc phong trào đang ở vào lúc khó khăn, gian khổ và thử thách. Bác lại là vị chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến, trên vai trĩu nặng trách nhiệm với dân với nước. Vậy mà vị lãnh tụ của dân tộc vẫn không bỏ qua cơ hội để thưởng thức cảnh đẹp của non sông đất nước và giữ được phong thái ung dung lạc quan. Đó chính là nét phong cách của Bác Hồ kính yêu của chúng ta. TL: Cả 2 bài thơ đều làm theo thể thơ tứ tuyệt. (1946.1954) - Hai bài thơ thuộc thể thơ gì? Vận dụng những hiểu biết đã học về các bài thơ Đường, hãy chỉ ra đặc điểm về số câu, số tiếng, vần? . Bài cảnh khuya viết bằng chữ quốc ngữ, 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau thể hiện tâm trang, vần “a”. . Bài Rằm Tháng Giêng viết bằng chữ Hán, bản dịch là thơ lục bát. Bản chữ hán vần “iên”. + Thể thơ : Tứ tuyệt (Bài Nguyên tiêu viết bằng chữ Hán, bản dịch thơ lục bát) 25’ Hoạt động 2: tìm hiểu vb Hoạt động 2 II. Tìm hiểu văn bản + Đọc và ghi bảng 2 câu đầu ? câu thứ 1 tác giả dùng NT gì? Có gì đặc sắc trong cách so sánh ấy? Tích hợp : Em có biết nhà thơ nào cũng đã từng ví von tiếng suối đó. + Đọc 2 câu thơ TL : câu thơ so sánh tiếng suối – tiếng hát à làm cho tiếng suối núi rừng bỗng gần gũi, ấm cúng. Nguyễn Trãi trong bài “Côn Sơn” cũng so sánh “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” 1, Cảnh khuya : Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa (so sánh, điệp từ) à Cảnh trăng đẹp lung linh, hòa quyện. Một âm thanh khác của nhạc không ? Hãy đọc lên câu thơ đó ? TL: Điệp từ “lồng” gợi lên cảnh trăng rừng lung linh chập chờn và ấm áp bởi cây, hoa, lá hòa hợp, quấn quýt dưới ánh trăng. ? Câu thơ thứ 2 có gì đặc sắc về NT. Cảnh trăng trong rừng được miêu tả ntn? + Phân tích 2 câu thơ cuối . Hai tiếng “chưa ngũ” ở cuối dòng 3 lặp lại ở câu 4. đây chính là 2 nét tâm trạng trước và sau “chưa ngủ ”, bộc lộ chiều sâu nội tâm của Bác. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Bình : Đây là hình ảnh đẹp của một bức tranh có nhiều tầng, nhiều lớp với đường nét và hình khối đa dạng có vòm cây cổ thụ vươn cao, tỏa rộng và trên cao lấp loáng ánh trăng có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất những hình như bông hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ có 2 màu sáng tối là trắng đen mà lung linh, chập chờn, hòa hợp, quấn quít. . Câu 3 : Sự rung động sây mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc đêm trăng. . Câu 4 : Bất ngờ mở ra vẻ đẹp chiều sâu trong tâm hồn Bác. Sự thao thức chưa ngủ là vì lo đến vận mệnh đất nước. . Niềm say mê cảnh thiên nhiện đẹp và nỗi lo việc nước là 2 nét tâm trạng thống nhất của 2 con người. + Bác Hồ đó là phẩm chất chiến sĩ lồng trong người thi sĩ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà (Điệp ngủ) à Niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước của vị lãnh tụ. + Đọc 2 câu thơ cuối : ? Sử dụng NT gì? Có tác dụng ntn trong việc thể hiện tâm trạng của tác giả. + Đọc bài “Nguyên Tiêu” ? Bài thơ gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ nào trong thơ cổ TQ. TL : Bài Nguyên Tiêu có nhiều hình ảnh và từ ngữ giống với bài thơ “phong kiều dạ bạc” (Trương Kế 112/sgk) Nguyên Tiêu : Dạ bán quỵ lai nguyệt mãn thuyền Phong kiều dạ bạc : Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền 2. Rằm tháng giêng Rằm xuân lồng lộng trăng soi. Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân (Điệp từ) 7’ Em có nhận xét gì về sự tương đồng này ? Nhận xét : Thơ Bác sử dụng chất liệu cổ thi nhưng vẫn là 1 sáng tạo mới mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần thời đại mới khác thơ Đường. + Ghi bảng 2 câu thơ đầu. ? Nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong 2 câu đầu. Chốt : không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh sáng và sức sống mùa xuân. + Hai câu đầu. . Điệp từ xuân cho thầy xuân đang tràn ngập đất trời. . Nổi bật trên nền trời xanh là vầng trăng tròn đầy tỏa sáng khắp không gian bát ngát như không có giới hạn giữa con sông, mặt trời, bầu trời. à Không gian cao rộng bát ngát tràn đầy ánh sáng và sức sống mùa xuân. Thảo luận nhóm - Cách miêu tả ở đây chú ý sự tòan cảnh hòa hợp thống TL : Cả 2 bài thơ đều được làm trong thời kì đầu 3. Phong thái ung dung lạc quan của Bác : nhất các bộ phận trong tổng thể. của cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ. Không miêu tả tỉ mỉ chỉ miêu tả cái thần thái có sức gợi cao. Đây là phong cách thơ cổ điển. Đặt trong hòan cảnh ấy chúng ta càng thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của Bác. - Rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước. ? Tìm hiểu phong thái ung dung, lạc quan của Hồ Chí Minh thể hiện trong 2 bài thơ - Phong thái ấy toát ra từ những rung động tinh tế và dồi dào trước cái đẹp của thiên hiên đất nước (1 tiếng suối trong rừng, ánh trăng lung linh hay khung cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm). - Bình tĩnh lạc quan, chủ động lo việc nước. Liên hệ : Phong thái ấy cũng được toát ra từ gịong thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, khỏe khoắn trẻ trung. - Phong thái ung dung, lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn bạc việc quân trở về, lướt đi phơi phới, chở đầy ánh trăng giữa cảnh trời nước bao la cũng tràn ngập ánh trăng. ? Qua 2 bài thơ, em có cảm nhận chung gì về nội dung và NT. + Đọc ghi nhớ sgk. III. Tổng kết (sgk) 6’ Hoạt động 3 : luyện tập Hoạt động 3 : IV. Luyện tập: ? Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng ntn. . TL : Bài “cảnh khuya” tả cảnh trăng rừng lồng vào vòm cây, hoa lá tạo bức tranh nhiều tầng, nhiều đường nét. Bài “Rằm tháng giêng” tả cảnh trăng trên sông nước, có không gian bát ngát, tràn đầy sức xuân. 4. Hướng dẫn về nhà : (2’) + Học thuộc hai bài thơ (Bài Rằm tháng giêng chỉ học bản dịch) + Tìm đọc và chép lại 1 số câu thơ, bài thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên. IV. Rút kinh nghiệm : Ngày soạn: 13/11/2005 Tuần 12- Tiết 46 BÀI 11; 12: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt: - Khảo sát mức độ tiếp thu kiến thức TV từ bài 1à11. - Rèn luyện kỹ năng nhận biết, sử dụng thành thạo khi nói, viết các loại từ : từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ đồng âm, trái nghĩa. - Giáo dục ý thức độc lập suy nghĩ, tập trung làm bài trong thời gian qui định. II. Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: Ra đề + đáp án, biểu điểm - HS : học bài, giấy kiểm tra III. Tiến trình tiết dạy: 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 3/ Nội dung kiểm tra: * Đề 1: Phần I : Trắc nghiệm (10 câu, mỗi câu 0,5đ) * Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. 1. Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như : A. Sở hữu B. so sánh C. Nhân quả D. Tất cả đếu đúng 2. Câu thơ “khi đi trẻ, lúc về già” có những cặp từ trái nghĩa : A. Khi – lúc B. Đi – về C. Trẻ – giả D. B & C đúng 3. Dùng từ hán việt để : A. Tạo sắc thái tao nhã B. Tạo sắc thái trang trọng C. Tránh cảm giác quan hệ sợ D. Tất cả đều đúng 4. Từ “Uống” thuộc nhóm nghĩa nào trong các nhóm nghĩa sau : A. tu, nhấp B. chén, nhấp C. A&B đều sai 5. “Đầu voi đuôi” từ nào trong các từ sau điền vào chỗ trống cho thích hợp: A. Công B. Nheo C. Chim D. Chuột 6. Cách định nghĩa nào trong các cách định nghĩa sau về “Từ đồng âm” là đúng. A. là những từ có nghĩa khác xa nhau B. là những từ có nghĩa không liên quan gì đến với nhau C. là những t ... át làm văn biểu cảm. - Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. - Cách lập ý và lập dàn bài cho một bài văn biểu cảm. - Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm. II. Chuẩn bị của thầy và trò : - GV: Tập hợp tài liệu – Đọc sách tham khảo – Soạn giáo án. - HS: Soạn câu hỏi SGK. III. Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định : 1’ Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 2. Kiểm tra : 5’ Vở soạn bài của HS 3. Bài mới : Giới thiệu : (1’) Vừa qua, các em đã thực hành 2 bài tập làm văn viết về văn biểu cảm, với các bài làm ấy, các em đã nắm vững sự khác nhau cũng như mối quan hệ văn biểu cảm – tự sự – miêu tả. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trên, đặc biệt làm văn biểu cảm. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 3’ Hoạt động 1: Bài tập + Gọi HS đọc bài tập 1 Hoạt động 1 + Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường (bài 5) và bài Hoa Hải Đường (bài 6) Bài tập 1: - Văn miêu tả ? Hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào TL: Văn miêu tả nhằm tái hiện đối tượng (người, vật, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận được nó. Văn biểu cảm nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận được nó. - Văn biểu cảm: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết 6’ +Đọc bài tập 2: ? Hãy cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào + Đọc là bài Keo mầm (bài 11) TL: - Văn tự sự nhằm kể lại một câu chuyện có đầu, có đuôi, có nguyên nhân, diện biến, kết quả. - Văn biểu cảm: yếu tố tự sự chỉ để làm nên nói lên cảm xúc qua sự việc. + Bài tập 2: - Văn tự sự Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. - Văn biểu cảm: 4’ + Đọc bài tập 3: ? Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? cho ví dụ. TL: Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể. Để làm nền nói lên cảm xúc qua sự việc. + Bài tập 3: Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò là giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ. Đọc bài tập 4: ? Cho đề bài biểu cảm, ví TL: Thực hiện qua các bước Bước 1: Tìm hiểu đề – tìm ý Bài tập 4: 10’ dụ “Cảm nghĩ mùa xuân” Em hãy tìm ý và sắp xếp ý cho đề bài trên. Bước 2: Lập dàn bài Bước 3: Viết bài Bước 4: Đọc lại và sửa chữa 4’ Cảm nghĩ mùa xuân: - Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi mới. - Mùa xuân vạn vật tưng bừng, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn loài hoa khoe sắc màu rực rỡ. Mùa xuân là mùa sum họp, các gia đình quây quần ấm cúng Mùa xuân có tết cổ truyền, nhà nhà vui mừng đón xuân. Trẻ con được tiền lì xì, quần áo mới, được vui chơi Mùa xuân đem lại cho em biết bao nhiêu suy nghĩ về mình và mọi người xung quanh 3’ + Đọc câu hỏi 5 TL: Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm. So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ Bài tập 5: Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm ? Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào? + Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ vì nó có mục đích biểu cảm như thơ So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ ? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao? 5’ Củng cố: ? Thế nào là văn biểu cảm 4. Dặn dò: + Xem lại bài. Đọc lại các bài biểu cảm (SGK) V. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : 16/12/2005 Tiết : 63 Tuần : 12 SÀI GÒN TÔI YÊU Minh Hương I. Mục tiêu cần đạt : - Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sàn Gòn với tự nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn - Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sàn Gòn - Giáo dục tình cảm yêu mến, gắn bó với thành phố mình ở III. Chuẩn bị của thầy và trò : - GV: Tham khảo sách giáo viên, soạn giáo án. Tranh ảnh Sài Gòn - HS: Đọc văn bản – Soạn câu hỏi theo SGK IV. Tiến trình tiết day: 1. Ổn định : 1’ Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 2. Kiểm tra : 5’ ? Qua bài: Một thứ quà của lúa non – Cốm, tác giả đã cảm nhận Cốm giá trị và ý nghĩa sâu sắc như thế nào ? 3. Bài mới : Giới thiệu: (1’) Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông nay đã trở thành Thành phố mang tên Bác nhưng cái tên Sài Gòn vẫn còn in đậm trong trái tim người dân Thành phố. Đã có nhiều tác phẩm viết về Sài Gòn với bao nhiêu tình cảm yêu thương. Trong tiết học hôm nay, chúng ta, những người dân thành phố Qui Nhơn sẽ tìm hiểu về tình cảm của những người dân thành phố Sài Gòn. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 6’ Hoạt động 1: tìm hiểu kq + Đọc mẫu đọan đầu Hoạt động 1 + HS đọc đoạn tiếp, chú ý sắc thái biểu cảm I. Tìm hiểu khái quát Thể loại tùy bút ? Bài văn viết theo thể loại gì? TL: Bài văn viết theo thể loại tùy bút + Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích Hoạt động 2: tìm hiểu vb Hoạt động 2 II. Tìm hiểu văn bản: 8’ ? Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Đưa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Hãy tìm bố cục của bài văn TL: cảm nhận Sài Gòn trên nhiều phương diện chính đó là: Ấn tượng bao quát chung của tác phẩm về tự nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố cư dân và phong cách con người Sài Gòn Bố cục: 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu tông chi họ hàng Nêu những ấn tượng chung về Sài Gòn và tình + Giảng: Những ấn tượng bao quát của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện chính: Tự nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt Bố cục 3 đoạn 1. Từ đầu à tông chì họ hàng 2. “Ở trên đất này hơn năm triệu” 3. “Vậy đó mà . Hết” yêu tác giả đối với thành phố + Đoạn 2: “ ở trên đất này hơn 5 triệu”. Cảm nhận về phong cách người Sài Gòn ? Sự cảm nhận tinh tế của tác giả về tự nhiên, khí hậu nhiệt đới ở Sài Gòn được thể hiện như thế nào? TL: Nắng sớm – gió lộng buổi chiều, cây mưa nhiệt đới bỗng bất ngờ kéo đến và mau dứt à thời tiết với những nét riêng. Nắng ui ui bỗng tự nhiên trong vắt như thủy tinh à cảm nhận sự thay + Đoạn 3: Còn lại Khẳng định lại tình yêu của tác giả vớii thành phố đổi nhanh chóng đột ngột + Đoạn 1 1. Sự cảm nhận tinh tế của tác giả về Sài Gòn 6’ Tích hợp: ? Thời tiết, khí hậu Sài Gòn? TL: Từ láy: nõn nà, ngọt ngào, ui ui, buồn bã, thưa thớt, dập dùi, họ hàng * Thời tiết thay đổi nhanh chóng Thời tiết đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt như thủy tinh Nắng sớm, chiều lộng gió cơm mưa nhiệtt đới bất ngờ à cảm nhận qua nhiều hiện tượng thời tiết với những nét riêng Trời đang ui ui buồn bã à trong vắt như thủy tinh à Cảm nhận sự thay đổi, đột ngột của thời tiết ? Nhịp sống, sinh hoạt của cư dân Sài Gòn như thế nào? TL: Đêm khuya thưa thớt tiếng ồn Giờ cao điểm phố phường náo động, dập dìu xe cộ Những buổi tinh sương tĩnh lặng, không khí mát dịu, trong lành Giờ cao điểm ồn ã Đêm khuya và tinh sương tỉnh lặng à Cảm nhận về không khí, nhịp điệu cuộc sống ? Đoạn văn đã sử dụng nghệ thuật gì? + Nghệ thuật: so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc câu đa dạng trong những thời khắc khác nhau. 12’ ? Tác giả đã có những cảm nhận gì về phong cách người Sài Gòn? + Chú ý cách tác giả miêu tả cô gái thị thiềng trước năm 1945 TL: Người Sài Gòn từ khắp nơi tụ hội nhưng lại rất hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc . Đặc điểm: Cởi mở, bộc trực, chân thành . Các cô gái: đẹp tự nhiên, đôn hậu, nhiệt tình, duyên dáng, lễ phép mà không khúm núm, tự ti Khi đất nước cần cũng sẵn sàng xông pha không ngại hy sinh 2. Phong cách người Sài Gòn: . Hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc . Cởi mở, bộc trực, chân thành . Tự nhiên, đôn hậu, tiệt tình, trọng đạo lý Chốt: Tác giả đã nhận xét, cảm nhận Sài Gòn bằng những sự hiểu biết cụ thể, sâu sắc và giàu cảm xúc thấm sâu vào lời kể . Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón người từ trăm nẻo đất nước kéo về. ? Tích hợp: Trong câu “Nếu miền Nam là nơi đất lành thì Sài Gòn là đô thị hiền hòa”, Tác giả đã liên tưởng đến thành ngữ nào? ? Theo em, tại sao Sài Gòn lại thu hút đông đảo người tứ xứ về sinh sống TL: Thành ngữ:. Đất lành chim đậu Thảo luận nhóm: Do yếu tố sinh sản tự nhiên của cư dân Sài Gòn Sài Gòn là nơi trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Miền Nam, thu hút đông đảo người lao động đến làm việc Thu nhập cao, nhịp sống hiện đại ? Tác giả đã khằng định tình cảm của mình đối với Sài Gòn 1 lần nữa như thế nào? TL: Tác giả yêu Sài Gòn bằng tình yêu dai dẳng, bền chặt. Mong muốn mọi người, nhất là các bạn trẻ cũng yêu Sài Gòn như mình 3. Khẳng định tình yêu Sài Gòn Yêu thành phố và cả người Sài Gòn bằng tình yêu dai dẳng, bền chặt Hoạt động 3: tổng kết III. Tổng kết ? Tóm tắt nội dung và nghệ thuật bài :tùy bút? + Đọc nghi nhớ SGK/173 Ghi nhớ SGK 5’ Củng cố ? Thời tiết, khí hậu Sài Gòn được tác giả giới thiệu qua văn bản như thế nào? ? Phong cách người Sài Gòn qua nhận xét cuả tác giả như thế nào? 4.Dặn dò: (2’)Học thuộc ghi nhớ + Đọc kỹ lại bài tùy bút. Xem bài học + Làm bài tập 2/SGK + Soạn bài: Màu xuân của tôi IV. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: