Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 62: Chuẩn mực sử dụng từ

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 62: Chuẩn mực sử dụng từ

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.

 - Trên cơ sở nhận thức các yếu tố đó HS tự kiểm tra những nhược điểm của bản thân trong

 việc sử dụng từ.

 - Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả trong nói và viết.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ

- Học sinh: Soạn bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1) Kiểm tra sĩ số

2. KTBC: (4) - Thế nào là chơi chữ ? Tác dụng?

 - Có mấy lối chơi chữ ? Cho ví dụ minh họa.

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 62: Chuẩn mực sử dụng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/12/2008 Tuần 16
Ngày dạy : 6/12/2008 Tiết 62
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
 - Trên cơ sở nhận thức các yếu tố đó HS tự kiểm tra những nhược điểm của bản thân trong 
 việc sử dụng từ.
 - Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả trong nói và viết.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ
- Học sinh: Soạn bài 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. KTBC: (4’) - Thế nào là chơi chữ ? Tác dụng?
	 - Có mấy lối chơi chữ ? Cho ví dụ minh họa.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
5’
5’
5’
5’
5’
10’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG ÂM, ĐÚNG CHÍNH TẢ:
HS. Đọc phần I. SGK.
H. Những từ in đậm sai ở chỗ nào? Em hãy sửa lại
 cho đúng.
H. Sai như vậy là sai ở lỗi nào? (Sai âm sai chính tả).
H. Nguyên nhân nào dẫn đến lỗi sai đó?
HS. Nguyên nhân :
1. dùi-vùi : Sai cặp phụ âm đầu d-v ( Nam Bộ)
2. tẹ-tọe : Sai vì gần âm, nhớ âm không chính xác.
3. Khoảng-khoảnh : (nt)
4. Lên-nên : Sai chính tả ở cặp phụ âm đầu (l-n) 
 Bắc Bộ .
HOẠT ĐỘNG 2. SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG NGHĨA:
HS. Đọc yêu cầu và VD phần II.
H. Em hãy tìm từ ngữ khác diễn đạt thay thế cho các
 từ in đậm đó ?
H. Nguyên nhân nào dẫn đến lỗi sai đó?
HS. Không hiểu đúng nghĩa của từ 
1. Sáng sủa : Thường nhận biết bằng thị giác 
 Tươi đẹp : Nhận biết bằng tư duy, cảm xúc, liên
 tưởng .
 Ví dụ : Tương lai tươi đẹp đang vẫy gọi chúng ta
2. Cao cả : Lời nói, việc làm có phẩm chất tuyệt đối.
 Ví dụ : Ngã xuống vì sự bình yên của cuộc sống là
 một cái chết cao cả.
 Sâu sắc : Nhận thức và thẩm định bằng tư duy,
 cảm xúc , liên tưởng 
 Ví dụ : Học để làm người là câu nói giản dị và 
 sâu sắc 
3. Biết : Nhận thức được, hiểu được (một điều gì đó) 
 Ví dụ : Cô biết em không vui vì điểm 2 này.
 Có : tồn tại (một cái gì đó)
 Ví dụ : Tôi có quyển sách ấy .
GV nhấn mạnh: Vì vậy, muốn dùng từ đúng nghĩa 
 ta phải căn cứ vào câu, vào ngữ cảnh 
HOẠT ĐỘNG 3: SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG SẮC THÁI, BIỂU CẢM, HỢP PHONG CÁCH:
HS. Đọc VD phần III.
H. Tại sao từ “lãnh đạo” và “chú hổ” sử dụng
 không hợp?
 HS. Vì mang sắc thái trang trọng, quí mến nên không
 sử dụng được .
H. Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai?
HS. Nguyên nhân :
 Lãnh đạo: đứng đầu các tổ chức hợp pháp, chính danh
 à Sắc thái trang trọng .
 Cầm đầu : đứng đầu các tổ chức phi pháp, phi nghĩa
 à Sắc thái khinh bỉ, khinh thường .
HOẠT ĐỘNG 4. HDHS SỬ DỤNG ĐÚNG TÍNH CHẤT NGỮ PHÁP CỦA TỪ:
HS. Đọc VD phần IV. Sửa lỗi và chỉ rõ nguyên nhân
 mắc lỗi.
HS. Hào quang: là DT không trực tiếp làm VN.
 Sự giả tạo phồn vinh: có thể hiểu là giả vờ phồn
 vinh, nhưng ý muốn diễn đạt phồn vinh giả tạo nghĩa
 là phồn vinh bề mặt chứ không thực chất à sai về
 QHT (quan hệ tuyến tính)  
HOẠT ĐỘNG 5: LẠM DỤNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG, TỪ HÁN VIỆT:
H. Tại sao không nên lạm dụng từ H -V?
H. Sử dụng từ H -V trong những trường hợp nào?
GV. Nêu yêu cầu các trường hợp sử dụng từ H – V. 
 Cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
H.Vậy muốn sử dụng từø cho chuẩn mực ta phải làm 
 Gì
HS. Thực hiện phần ghi nhớ /167.
HOẠT ĐỘNG 6: LUYỆN TẬP.
HS. Viết một đoạn văn ngắn.
GV. Quan sát, sữa chữa.
I. SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG ÂM, ĐÚNG CHÍNH TẢ.
 1. dùi đầu à vùi đầu.
 2. tập tẹ à bập bẹ.
 3. khoảng khắc à khoảnh
 khắc
 4. lên người à nên người.
 Þ Sai âm, sai chính tả.
II. SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG NGHĨA: 
 1. Sáng sủa àtươi đẹp,tiến bộ
 2. Cao cả à Sâu sắc.
 3. Biết à có.
III. SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG SẮC THÁI BIỂU CẢM, HỢP PHONG CÁCH.
 1. Lãnh đạo à cầm đầu.
 à Sắc thái trang trọng.
 2. Chú hổ à con hổ.
 à Mang sắc thái trang trọng,
 quí mến. 
IV. SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG TÍNH CHẤT NGỮ PHÁP CỦA TỪ.
 1. hào quang à hào nhoáng
 2. ăn mặc à chị ăn mặc thật
 giản dị.
 3. thảm hại à tổn thất.
 4. giả tạo phồn vinh à phồn
 vinh giả tạo.
V. LẠM DỤNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG, TỪ HÁN VIỆT.
* GHI NHỚ : SGK/167
VI. LUYỆN TẬP.
Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng 4 từ địa phương. Đánh dấu dưới các từ đó và chữa lại thành từ toàn dân.
4. CỦNG CỐ: (3’)
 - Khi nói và viết cần tránh lạm dụng từ H – V, cần sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm; 
 đúng nghĩa, đúng âm, viết đúng chính tả.
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Xem lại nội dung bài học
 - Chuẩn bị bài “ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM”
 + Đọc lại tác phẩm “Cây sấu Hà Nội”, “Hoa học trò”, “Cảm nghĩ về bài ca dao”, “Kẹo nhầm”
 + Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
 + Những biện pháp tu từ mà văn biểu cảm thường sử dụng?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 62.doc