I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng cảm cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và Miền Bắc được tái hiện qua bài tùy bút.
- Thấy được tình quê hương đất nước thiết tha sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh.
- Lòng mến yêu quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + tranh ảnh về mùa xuân Hà Nội.
- Học sinh: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1) Kiểm tra sĩ số
2. KTBC: (4) - Về thiên nhiên, thời tiết, khí hậu ở Sài Gòn có những đặc điểm nào nổi bật?
- Bài tùy bút của Minh Hương giúp người đọc hiểu biết 1 cách đầy đủ và cụ thể về cảnh sắc, hương vị của thành phố mang tên Bác chưa? Vì sao?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Ngày soạn : 28/12/2008 Tuần 16 Ngày dạy : 29/12/2008 Tiết 64 Vũ Bằng I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Cảm nhận được nét đặc sắc riêng cảm cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và Miền Bắc được tái hiện qua bài tùy bút. - Thấy được tình quê hương đất nước thiết tha sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh. - Lòng mến yêu quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + tranh ảnh về mùa xuân Hà Nội. - Học sinh: Soạn bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. KTBC: (4’) - Về thiên nhiên, thời tiết, khí hậu ở Sài Gòn có những đặc điểm nào nổi bật? - Bài tùy bút của Minh Hương giúp người đọc hiểu biết 1 cách đầy đủ và cụ thể về cảnh sắc, hương vị của thành phố mang tên Bác chưa? Vì sao? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 3’ 9’ 20’ 2’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU TÁC GIẢ TÁC PHẨM: HS. Đọc phần giới thiệu tác giả, tác phẩm. H. Hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm? HOẠT ĐỘNG 2. HD ĐỌC, TÌM HIỂU THỂ LOẠI. BỐ CỤC: - Đọc: chú ý giọng chậm rãi, mềm mại, hơi buồn se sắt (thấm đẫm trong giọng đọc nỗi niềm thương nhớ bâng khuâng); đặc biệt chú ý đến giọng đọc phù hợp với câu cảm. GV. Đọc mẫu một đoạn, 2-3 HS đọc à hết GV. Uốn nắn cách đọc của HS. GV. Kiểm tra một vài chú thích SGK mà HS đã đọc, nhấn mạnh một vài chú thích SGK HS cần lưu ý. H. Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?Nội dung chính của từng đoạn và sự liên kết giữa các đoạn? GV diễn giảng: Bài này chỉ là một đoạn trích của thiên tùy bút nên không có bố cục của một tác phẩm hoàn chỉnh. Tuy vậy có thể chia làm 3 đoạn. GV nhận xét: Như vậy, cũng như các bài tùy bút đã học, mạch lạc trong bài văn chủ yếu là theo dòng cảm xúc chủ quan “mặc cho ngòi bút đưa đi, đến đâu hay đến đó”. Yếu tố này kết hợp với nhịp điệu câu văn và các hình ảnh tạo cho bài văn xuôi đậm chất thơ, chất trữ tình. H. Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Em thử hình dung hình ảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài văn này? HS. Bài tùy bút này tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong thgáng giêng ở Hà Nội, và Miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê . HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU BÀI: HS. Phân tích đoạn 2. H. Cảnh mùa xuân Hà Nội và Miền Bắc được gợi tả như thế nào? Qua những chi tiết gì? H. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người ntn? H. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ trong đoạn văn? HS. Tác giả không dừng lại miêu tả cảnh vật mà tập trung thể hiện nổi bật sức sống của mùa xuân, thiên nhiên và lòng người banừg nhiều hình ảnh gợi cảm và so sánh cụ thể: “nhựa sống trong người căng lên như màu căng lên” với giọng điệu, sôi nổi, thiết tha Þ sức truyền cảm cho đoạn văn . HS. Phân tích đoạn 3. H. Không khí, cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả ntn? HS. Tết hết mà chưa hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh mượt như cuối đông, đầu giêng nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác, mưa xuân thay cho mưa phùn, nền trời trong có những làn sáng hồng thay cho nền trời đùng đục như màu pha lê H. Qua sự tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế nhạy cảm trước thiên nhiên ntn? HS.Tác giả chọn những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên nét riêng biệt của không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau rằm. Sự quan sát cảm nhận tinh tế và tình yêu quê hương đất nước sâu đậm, thái độ trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống . HOẠT ĐỘNG 4: TỔNG KẾT. H. Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân Miền Bắc qua ngòi bút tài hoa của tác giả? HS. Thực hiện ghi nhớ SGK/178 I. TÌM HIỂU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM. + Vũ Bằng: Tên thật là Vũ Đăng Bằng, là nhà báo có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí + Bài văn được trích về thiên tùy bút “ Tháng giêng mơ về trăng non, nét ngọt” trong tập tùy bút, bút kí “Thương nhớ mười 12” . I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHÚ THÍCH, THỂLOẠI,BỐ CỤC. 1. Thể loại: Kí – Tùy bút mang tính chất hồi kí. 2. Bố cục: 3 phần + Đoạn 1: Từ đầu à “mê luyến mùa xuân”: tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên. + Đoạn 2: TT à “mở hội liên hoan”: cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người. + Đoạn 3: Phần còn lại: cảnh sắc của trời đất mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở Miền Bắc. III. TÌM HIỂU BÀI: 1. Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người: - Cảnh sắc thiên nhiên: có mưa riêu riêu, gió lành lành, tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình, từ khung bàn thờ,đèn,nếnhương trầm, không khí gia đình đoàn tụ tràn ngập yêu thương. - “Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cốitrồi ra những cá i lá nhỏ li ti” à Sức sống mạnh mẽ. Þ Hình ảnh gựoi cảm, so sánh cụ thể, giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha Þ Sức truyền cảm của đoạn văn. 2. Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau rằm tháng giêng. - Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong: cỏ nức mùi hương man mác, mưa xuân thay thế cho mưa phùn - “Sáng dậy, nằm dàicon ve đã lột” à Cảnh sắc thay đổi chuyển Biến. Þ Sự quan sát và cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của tác giả, sự am hiểu kỹ càng, yêu thiên nhiên và tôn trọng vẻ đẹp của cuộc sống. IV. TỔNG KẾT. GHI NHỚ : SGK/178 4. CỦNG CỐ: (4’) - Em cảm nhận những gì sâu sắc nhất về mùa xuân đất Bắc từ văn bản “Mùa” ( Mưa phùn, chim én; sức sống muôn loài trỗi dậy, gia đình sum họp; tình người rạo rực ). - Nếu biết tác giả Vũ Bằng là người Hà Nội sống những năm xa cách đất Bắc thời Mỹ-Ngụy, em hiểu thêm tình cảm cao quí nào của nhà văn dành cho mùa xuân đất Bắc? 5. DẶN DÒ: (2’) - Đọc lại văn bản + ghi nhớ. - Viết một đoạn văn ngắn nói về mùa xuân ở quê em. - Soạn bài “SÀI GÒN TÔI YÊU” + Đọc văn bản, tìm hiểu bố cục + Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn ntn? + Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn? + Phong cách người Sài Gòn thể hiện ntn? + Cảm nhận của em qua bài này?
Tài liệu đính kèm: