Đề tài Phương pháp dạy bài luyện nói trong chương trình Ngữ văn 7

Đề tài Phương pháp dạy bài luyện nói trong chương trình Ngữ văn 7

“Nghe, nói ,đọc, viết” vốn là 4 kĩ năng quan trọng mà người giáo viên cần hình thành ở HS trong quá trình dạy học. Nghe, đọc, viết thì HS nào cũng dễ dàng nắm bắt, nhưng nói thì các em rất ngại, đặc biệt là nói trong những giờ luyện nói ở phân môn Tập làm văn. Bởi các em chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tiết học, sợ nói sai, sợ bị bạn bè cười khi nói lấp vấp,chưa mạnh dạn khi nói, từ đó dẫn đến tâm lí ngại nói, không hứng thú với giờ luyện nói trên lớp, Luyện nói trong nhà trường nhằm giúp HS có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Luyện nói tốt sẽ giúp các em trở nên mạnh dạn khi giao tiếp trong học tập cũng như ngoài xã hội.

 Từ những thực tiễn trên trong quá trình dạy học ,nên tôi chọn chuyên đề này.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1342Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phương pháp dạy bài luyện nói trong chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyeân ñeà:
Phương pháp dạy bài luyện nói trong chương trình Ngữ văn 7
	@..
I. LÍ DO VIẾT CHUYÊN ĐỀ:
 “Nghe, nói ,đọc, viết” vốn là 4 kĩ năng quan trọng mà người giáo viên cần hình thành ở HS trong quá trình dạy học. Nghe, đọc, viết thì HS nào cũng dễ dàng nắm bắt, nhưng nói thì các em rất ngại, đặc biệt là nói trong những giờ luyện nói ở phân môn Tập làm văn. Bởi các em chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tiết học, sợ nói sai, sợ bị bạn bè cười khi nói lấp vấp,chưa mạnh dạn khi nói,từ đó dẫn đến tâm lí ngại nói, không hứng thú với giờ luyện nói trên lớp,Luyện nói trong nhà trường nhằm giúp HS có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Luyện nói tốt sẽ giúp các em trở nên mạnh dạn khi giao tiếp trong học tập cũng như ngoài xã hội. 
	Từ những thực tiễn trên trong quá trình dạy học ,nên tôi chọn chuyên đề này.
II. NỘI DUNG :
 1) Những yêu cầu để thực hiện một tiết luyện nói:
 ð Đối với giáo viên:
 - Giúp HS chuẩn bị tốt nội dung bài luyện nói để các em hình dung được mình sẽ : nói cái gì? Nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nói để làm gì? Và nói như thế nào?
 - Hướng dẫn các em lập dàn ý trước khi vào tiết học.
 - Tạo cho HS có nhu cầu muốn nói,muốn được bộc lộ khả năng của mình.
 - Tạo cho HS một hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong giờ luyện nói : không khí hào hứng của lớp học, thái độ dễ hợp tác của người cùng tham gia giao tiếp, sự động viên khích lệ kịp thời của giáo viên.
 ð Đối với học sinh :
Phải nói theo dàn bài đã chuẩn bị trước (dàn bài ngắn gọn,bám sát yêu cầu của đề bài, nêu được các ý chính.)
Tránh đọc lại hoặc học thuộc lòng để đọc lại bài văn chi tiết đã có trước (bài mẫu).
Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải ,đúng chuẩn ngữ âm,truyền cảm và thuyết phục người nghe ( Biết lên xuống trầm bổng nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên, không gò bó, áp đặt.)
Tác phong tự nhiên, tự chủ, phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy.
Không nói ra ngoài những gì mà đề bài yêu cầu.
2) Phương pháp thực hiện :
 - Mỗi bài luyện nói bao gồm hai phần : Chuẩn bị ở nhà và luyện nói trên lớp. Trong đó chuẩn bị ở nhà là một khâu cũng khá quan trọng, giáo viên cần hướng dẫn kĩ HS khâu này. Bởi vì HS chuẩn bị tốt thì mới có cơ sở, điều kiện nói.
 - Về phương pháp:
 + Chia nhóm ra cho HS hoạt động ( Mỗi lớp từ 4-5 nhóm). Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng cụ thể.
 + Tổ chức cho HS luyện nói trước trong nhóm của mình.
 + Gọi đại diện các nhóm trình bày bài luyện nói trước lớp.
 + Yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, vỗ tay khích lệ sau khi bạn kết thúc bài nói, và nhận xét, góp ý chân thành cho bài nói của bạn về các mặt : Nội dung ( có nói đầy đủ các ý như trong dàn bài chưa? Có từ ngữ liên kết và chuyển ý chưa?), về hình thức ( tác phong, lời nói thế nào? Cử chỉ, điệu bộ có phù hợp không?,)
 + Giáo viên nhận xét, sửa chửa hoàn chỉnh bài nói. 
 + Nói lại cho HS nghe một bài nói hoàn chỉnh.
 + Biểu dương, khích lệ các em kịp thời.
3) Dẫn chứng cụ thể:
 Chương trình Ngữ văn 7 chỉ có 3 tiết luyện nói nằm ở tuần 10, 14 và 30. Ở đây tôi chỉ nêu ra ví dụ minh họa cho một tiết luyện nói ở tuần 10, tiết 40, bài “ Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người.”
 Để chuẩn bị tốt cho tiết học này,ngay từ khi học bài “ Tìm hiểu chung về văn bản biểu cảm” ở tuần 5, tôi sẽ định hướng trước cho các em biết là sẽ có bài luyện nói để các em chuẩn bị tâm thế. Và đến tuần 9, tôi sẽ giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn cụ thể cho tuần sau luyện nói :
 - Hướng dẫn các em thống nhất chọn ra 1 đề bài luyện nói vì SGK đưa ra đến 4 đề bài.
- Hướng dẫn HS lập dàn ý một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung mà đề bài yêu cầu. Ví dụ như ở đề 2 : “ Cảm nghĩ về tình bạn”, các em sẽ lập dàn ý như sau :
ó Mở bài : Giới thiệu chung về tình bạn.
ó Thân bài :
 a) Giải thích khái niệm tình bạn.
 b) Người bạn có vai trò, ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của mỗi con người?
 c) Con người có cần tình bạn không? Cảm nghĩ của em như thế nào?
ó Kết bài : Khẳng định lại vai trò của tình bạn và nêu cảm xúc của bản thân về tình bạn.
- Hướng dẫn các em về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh,ngắn gọn, có kết hợp với yếu tố tự sự và miêu tả phù hợp; sử dụng phương tiện liên kết để bài văn liền mạch, sinh động,
 Đó là khâu chuẩn bị ở nhà, còn khi đến giờ học cụ thể, tôi tiến hành như sau :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Yêu cầu HS nhắc lại đề bài và những công việc mà GV đã giao.
- Hướng dẫn các em luyện nói trước nhóm của mình theo sự phân chia từ trước khoảng từ 10 phút.
- Cho các HS đại diện từng nhóm lên luyện nói trước lớp ( 4 nhóm khoảng 20 phút). GV khích lệ, động viên và tạo điều kiện cho những HS yếu, kém và rụt rè,thụ động trong giờ học có cơ hội được nói và không nên gọi 1 HS khá, giỏi của nhóm lên luyện nói thường xuyên mà là gọi xoay vòng để HS nào cũng được thể hiện.
- Yêu cầu các em phải có lời chào bạn bè trước khi nói, khi kết thúc cũng phải có lời cảm ơn các bạn đã lắng nghe và xin các bạn đóng góp ý kiến chân thành cho bài nói của mình để tạo bầu không khí cho lớp học thêm sinh động.
- Nhắc nhở các em khi bạn luyện nói phải lắng nghe để bổ sung, sửa chữa về nội dung ( có nêu được các ý như trong dàn bài chưa?) và về hình thức ( có mạch lạc,trổ chảy,có phương tiện liên kết, có biểu cảm không?,..). Bạn nói xong phải vỗ tay khích lệ tinh thần, HS nào có nhiều đóng góp tích cực sẽ được cộng 1 điểm vào bài viết tiếp theo.
- Giáo viên theo dõi, nhận xét, bổ sung, sửa chữa hoàn chỉnh bài nói cho HS.
- Chọn và biểu dương những bài khá, tốt cho các em nói lại lần nữa trước lớp để các bạn học hỏi kinh nghiệm. Khích lệ những bài nói chưa tốt để các em không cảm thấy mặc cảm, thụ động vì sợ nói sai.
- GV tổng tổng kết, nhận xét, đánh giá tiết học và tinh thần thái độ học tập của các em đồng thời nêu hướng khắc phục.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
 Sau một năm thực hiện tiết dạy này theo những phương pháp nêu trên ở lớp 7/3 và 7/4 tôi giảng dạy ở năm học 2008-2009, tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau :
Học kì I :
Lớp
Tổng số HS
Mạnh dạn luyện nói ở mức độ cao
Mạnh dạn tham gia nói ở mức độ khá
HS thụ động
Học sinh yếu.
Học sinh kém
7/3
34
4
12
15
3
0
7/4
38
7
13
17
1
0
2) Học kì II :
Lớp
Tổng số HS
Mạnh dạn luyện nói ở mức độ cao
Mạnh dạn tham gia nói ở mức độ khá
HS thụ động
Học sinh yếu.
Học sinh kém
7/3
34
12
15
6
1
0
7/4
38
15
18
5
0
0
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 Qua việc thực hiện chuyên đề trên, bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau :
 - Đối với những tiết luyện nói trong chương trình Tập làm văn, giáo viên nên khích lệ, động viên, và giúp cho các em thấy được tầm quan trọng của tiết học là nhằm giúp các em mạnh dạn trong giao tiếp.
- Muốn thực hiện một tiết học chu đáo thì người giáo viên phải lên kế hoạch cho HS chuẩn bị trước khi diễn ra tiết học khoảng 1-2 tuần.
- Khi vào bài dạy nên để cho các em có tinh thần tự giác, tích cực, phát huy tính sáng tạo của mình, còn giáo viên chỉ là người đóng vai trò hướng dẫn, tổng kết, đánh giá.
- Đặc biệt quan tâm giúp đỡ những HS thụ động và yếu, kém bằng tấm lòng yêu thương chân thành của người giáo viên.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm chủ quan của bản thân, tôi rất mong được sự góp ý nhiệt tình chân thành Ban giám hiệu nhà trường và của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn chuyên đề của mình và để đạt được kết quả giảng dạy tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !!!
	 Huyền Hội, ngày tháng năm 200
 Ý kiến của BGH trường:	 Người viết
	 Chung Thị Phương Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN NOI(1).doc