Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 65: Sài gòn tôi yêu

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 65: Sài gòn tôi yêu

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách người Sài Gòn.

- Nắm được NT biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.

- Biết trân trọng đối với quê hương, đất nước.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh ảnh về Sài Gòn.

- Học sinh: Soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1) Kiểm tra sĩ số

2. KTBC: (4) - Em hãy nêu đặc điểm của thể loại tùy bút?

 - Cốm được đánh giá là món ăn được đánh giá ntn?

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

 Giới thiệu tranh ảnh về Sài Gòn kết hợp với việc giới thiệu những tên gọi khác nhau của TP này từ xưa đến nay (Gia Định-Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh).

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 65: Sài gòn tôi yêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 8/12/2008 Tuần 17
Ngày dạy : 9/12/2008 Tiãút 65
HỈÅÏNG DÁÙN ÂOÜC THÃM
( Minh Hương )
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách người Sài Gòn.
- Nắm được NT biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.
- Biết trân trọng đối với quê hương, đất nước. 
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh ảnh về Sài Gòn.
- Học sinh: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. KTBC: (4’) - Em hãy nêu đặc điểm của thể loại tùy bút?
 - Cốm được đánh giá là món ăn được đánh giá ntn?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
 	Giới thiệu tranh ảnh về Sài Gòn kết hợp với việc giới thiệu những tên gọi khác nhau của TP này từ xưa đến nay (Gia Định-Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh).
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
10’
20’
4’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS ĐỌC, TÌM BỐ CỤC, THỂ LOẠI, TỪ KHÓ:
HDHS đọc : Giọng hồ hởi, vui tươi, sôi động; chú ý các 
 từ ngữ địa phương.
GV. Đọc mẫu một đoạn, HS đọc à hết.
HS. Đọc chú thích SGK.
GV. Cung cấp thêm một số ý về tác giả, tác phẩm, thể loại.
H. Đại ý của văn bản là gì?
HS. 
* Đại ý: Tình cảm tha thiết, nồng nàn và ấn tượng nhiều
 mặt của tác giả về thành phố Sài Gòn trên các
 phương diện thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, cuộc sống
 sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách người
 Sài Gòn .
H. Hãy cho biết bố cục của bài văn và đại ý của
 mỗi đoạn?
HS. Thảo luận tìm bố cục.
HS. Thống nhất ý kiến. GV kết luận.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
GV. Tóm tắt lại đoạn văn 1.
H. Ở đoạn này tác giả bày tỏ tình cảm gì với Sài Gòn?
 Và có những cảm nhận ntn về thiên nhiên và
 cuộc sống ở đó?
H. Tác giả cảm nhận ntn về thời tiết ở đây?
H. Không khí, nhịp sống ở đây làm tác giả có cảm nhận
 như thế nào? ( Chú ý điệp từ “tôi yêu” 5 lần ).
H. Em có nhận xét gì về những cảm nhận trên của 
 tác giả?
H. Tình yêu thành phố của tác giả thể hiện ntn? 
HS. Tác giả nồng nhiệt, tha thiết cũng chính tác giả cảm
 nhận đưựoc nhiều vẻ đẹp và nét riêng của thành phố
 thậm chí cả những điều tác giả chừng như không mấy
 dễ chịu như sự trái chứng, thay đổi đột ngột của thời
 tiết, những cơn mưa nhiệt đới ào ạt, đông đức trong
 những giờ cao điểm, với tác giả tất cả đều trở thành
 cái đáng yêu, đáng quý .
H. Tác giả sử dụng nhiều biện pháp ngôn ngữ nào 
 để biểu hiện tình cảm?
HS. Tác giả dùng điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc hiệu
 quả, nhấn mạnh tình cảm và thể hiện sự phong phú
 của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn .
GV diễn giảng: Tình yêu Sài Gòn của tác giả sâu đậm,
 tha thiết đến mức thừa nhận “yêu nhau yêu cả đường
 đi”, điều đó có nghĩa là không có gì là không đáng
 yêu ở mảnh đất Sài Gòn này.
HS. Tìm hiểu đoạn 2.
H. Nét nổi bật trong phong cánh của con người Sài Gòn?
 + Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì?
 + Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người
 Sài Gòn được biểu hiện ntn? ( HS thảo luận ).
Gợi ý, giảng: Tác giả tập trung nói về người Sài Gòn:
1. Đặc điểm dân cư: Đây là nơi hội tụ của nhiều người từ
 “trăm nẻo đất kéo đến”, không phân biệt Bắc Nam.
 Không phân biệt người khơ – me – Hoa à gọi chung
 là người Sài Gòn.
2. Phong cách nổi bật người Sài Gòn: Phong cách bản
 địa, mang nhiều nét đặc trưng: ăn nói tự nhiên, ít dàn
 dựng tính toán, chân thành, bộc trực. Các cô gái thì có
 cái đẹp đơn sơ, đôn hậu,
à Những con người dễ gần, dễ mến. Nhưng cũng những
 cô gái ấy, vào những lúc gay cấn của đất nước, các cô
 sẵn sàng dấn thân vào khó khăn nguy hiểm thậm chí
 hisinh cả tính mạng để đem lại độc lập tự do cho dân
 tộc.
3. Sài Gòn là nơi đất lành chim đậu, nay tuy chim có ít đi
 nhưng con người đã “đậu lại” đã cư ngụ ở mảnh đất
 này “tới hơn năm triệu”.
H. Em có cảm nhậngì về Sài Gòn qua bức tranh minh
 hoạ SGK? (HS tự do bộc lộ)
GV gợi ý: Sài Gòn : + Thành phố hiện đại.
 + Thành phố đẹp;trên đà phát triển.
HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT:
H. Qua bài văn này, em có cảm nhận được điều gì mới
 và sâu sắc về Sài Gòn?
H. Tác giả đã thể hiện tình cảm của mình bằng bút pháp
 nghệ thuật gì?
HS. Nghệ thuật : Thể hiện tình cảm, cảm xúc qua việc
 trình bày những hiểu biết cụ thể nhiều mặt của tác 
 giả về Sài Gòn bằng nhiều lời văn gợi cảm sinh động .
HS. Thực hiện ghi nhớ /173.
I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHÚ THÍCH, BỐ CỤC, THỂ LOẠI.
1.Đọc,giải thích từ khó.
2.Thể loại:Tuỳ bút
3. Bố cục: 3 phần.
Phần 1: Từ đầu à “họ hàng”:
Ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của mình với thành phố.
Phần 2: “Ở trên đất này” à “hơn trăm triệu” : cảm nhận và bình luận về phong cách người Sài Gòn.
Đoạn 3: Phần còn lại: khẳng định tình cảm của tác giả về Sài Gòn.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1. Cảm nhận về thiên nhiên, khí hậu, tình cảm của tác giả với Sài Gòn.
- Nắng sớm, chiều lộng gió, cây
 mưa nhiệt đới đến bất ngờ và
 mau tắt.
- Trời đang nắng  bỗng nhiên
 trong vắt như thủy tinh.
- Đêm khuya thưa thớt tiếng ồn,
 phố phường náo động, dập
 dìu xe cộ vào giờ cao
 điểmbuổi sáng tinh sương và
 làn không khí mát dịu.
à Cảm nhận tinh tế về sự đổi
 thay nhanh chóng, đột ngột
 của thời tiết.
- Tôi yêutôi yêu 
Þ Tình cảm sâu đậm, tha thiết
 nồng nàn của tác giả qua sự
 am hiểu tưừong tận cảm nhận
 tinh tế về Sài Gòn.
2. Phong cách người Sài Gòn.
- Dân cư : 4 phương họp lại
 nhưng rất hòa đồng.
- Phong cách nổi bật :Những
 con người chân thành bộc
 trực, ăn nói tự nhiên, cởi mở,
 ít dàn dựng, tính toán.Những
 cô gái Sài Gòn thì duyên
 dáng, khỏe khoắn,mạnh dạn,
 nụ cười thiệt tình, tươi tắn và
 ít nhiều ngây thơ
à Những người rất dễ gần, 
 dễ mến.
III. TỔNG KẾT: 
 GHI NHỚ : SGK/173
4. CỦNG CỐ: (3’)
 - Qua bài văn này, em cảm nhận được điều gì mới mẻ, sâu sắc về Sài Gòn và tình cảm với 
 mảnh đất ấy của tác giả?
 -Theo em phương thức biểu đạt nào dược tác giả được sử dụng trong văn bản này?
 (Biểu cảm kết hợp với miêu tả).
 -Văn bản này thuộc thể loại gì?
 A.Truyện ngắn	B.Văn miêu tả	C.Tuỳ bút	D.Bài thuyết minh
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Đọc văn bản + ghi nhớ.
 - Soạn bài : Xem lại lí thuyết và cách làm văn biểu cảm.
 TIẾT SAU TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 65.doc