Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 67: Ôn tập tác phẩm trữ tình

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 67: Ôn tập tác phẩm trữ tình

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuận phổ biến của ca dao,

 thơ trữ tình.

 - Củng cố những kiến thức cơ bản và một số kỹ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện

 qua việc học các bài ca dao trữ tình, thơ Đường, thơ trữ tình trung đại và hiện đại của Việt Nam.

 - Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hóa phương pháp tiếp cận và phân tích một tác phẩm trữ

 tình.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 GV: Chuẩn bị các bảng biểu, trả lời các câu hỏi SGK/180-181

Các câu hỏi bổ sung, bài tập, sơ đồ (bảng phụ)

 HS: Soạn, trả lời câu hỏi SGK, bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 67: Ôn tập tác phẩm trữ tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :17/12/2008 Tuần 17
Ngày dạy :19/12/2008 Tiết 67
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuận phổ biến của ca dao, 
 thơ trữ tình. 
 - Củng cố những kiến thức cơ bản và một số kỹ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện 
 qua việc học các bài ca dao trữ tình, thơ Đường, thơ trữ tình trung đại và hiện đại của Việt Nam. 
 - Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hóa phương pháp tiếp cận và phân tích một tác phẩm trữ 
 tình. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 	
 GV: 	Chuẩn bị các bảng biểu, trả lời các câu hỏi SGK/180-181
Các câu hỏi bổ sung, bài tập, sơ đồ (bảng phụ)
 HSø: 	Soạn, trả lời câu hỏi SGK, bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số
2. KTBC: Kết hợp vào tiết ôn tập. 
3. Bài mới: GV giới thiệu nội dung, trình thức và yêu cầu cần đạt của tiết ôn tập. 
HOẠT ĐỘNG 1: (5’) BÀI TẬP 1: NÊU TÊN TÁC GIẢ CỦA NHỮNG TÁC PHẨM. 
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lí Bạch)
+ Phò giá về Kinh (Trần Quang Khải)
+ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê (Hà Tri Chương)
+ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
+ Buổi chiều đứng ởû Phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông)
+ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ)
+ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)
 H. Tại sao người ta gọi Lí Bạch là “Thi tiên – thi tửu” và Đỗ Phủ là “Thi Thánh – Thi Sử”. 
H. Hạ Tri Chương về thăm quê khi ông đã bao nhiêu tuổi? 
H. Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến viết “Bài ca Côn Sơn” và “Bạn đến chơi nhà” đều trong 
 hoàn cảnh nào? (từ quan về quê ở ẩn dật)
HS. Trả lời câu hỏi GV theo dõi, nhận xét, bổ sung à kết luận. 
HOẠT ĐỘNG 2: (6’) HDHS SẮP XẾP LẠI ĐỂ TÊN TÁC PHẨM KHỚP VỚI NỘI DUNG TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM ĐƯỢC BIỂU HIỆN (BÀI TẬP 2)
HS. Sắp xếp sao cho tác phẩm khớp với nội dung. 
 GV. Nhận xét, củng cố à kết luận bằng bảng phụ.
TÊN TÁC PHẨM
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG, T/CẢM ĐƯỢC BIỂU HIỆN
 Rằm tháng giêng
(Nguyên tiêu)
- Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan. 
 Qua Đèo Ngang
- Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ, thầm lặng giữa núi đeò hoang sơ. 
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới 
về quê
- Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê. 
 Sông núi nước Nam 
(Nam Quốc Sơn Hà)
- Ý thức độc lập chủ quyền và quyết tâm tiêu diệt địch. 
 Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn Ca)
- Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên.
Tiếng gà trưa
- Tình cảm gia đình qua những kĩ niệm đẹp của tuổi thơ 
Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh
(Tĩnh DạTứ)
Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng. 
Cảnh khuya
Tình yêu thiêng nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan.
H. Như vậy, về nội dung tư tưởng, những tác phẩm thơ nào thấm đượm tình cẩm với thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước? 
H. Có thể nói, một trong những tình cảm quan trọng, cơ bản nhất được thể hiện trong tác phẩm trữ tình từ trung đại đến hiện đại là tình cảm gì? 
H. Bút pháp tả cảnh, tả tình không tách rời mà quyến quyện, thống nhất trong thơ cổ gọi là bút pháp gì? Cho 1 VD cụ thể. (Tả cảnh ngụ tình)
HOẠT ĐỘNG 3: (8’) HDHS THỰC HIỆN BÀI TẬP 3/181.SẮP XẾP TÊN TÁC PHẨM KHỚP VỚI THỂ THƠ 
Tên tác phẩm, viết bằng chữ gì?
Tên thể thơ
 Sau phút chia li
(Trích: Chinh phụ ngâm khúc).
 Chữ Hán
- Trường đoản cú (Chữ Hán)
- Song thất lục bát (Bản dịch chữ Nôm)
Qua đèo Ngang. Chữ Nôm.
- Thất ngôn bát cú đường luật
 Côn Sơn Ca. Chữ Hán
- Lục bát (bản dịch chữ Nôm)
 Tiếng gà trưa
- Thể thơ 5 chữ (thơ mới, tự do)
 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Ngũ ngôn tứ tuyệt (cả nguyên tác cả bản dịch thơ)
 Sông núi nước Nam. Chữ Hán
- Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
(Cả nguyên tác chữ Hán và bản dịch thơ)
H. Thử trình bày về câu, số tiếng, nết cấu, vần, nhịp của thể thơ. 
H. Thử trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu, vần, nhịp, của thể thơ thất ngôn bát cú? 
H. Thử trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu, vần, nhịp của thơ thơ song thất lục bát. 
H. Thử so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa? 
 BẢNG PHỤ
Thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. 
Lục bát và song thất lục bát. 
Thất ngôn tư tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt. 
 Các loại biến thể của lục bát. 
 HS. Trao đổi thảo luận, trả lời. 
 GV. Theo dõi, đánh giá kết luận. 
* Lưu ý: (Hoạt động 2, 3, 4. HS trả lời miệng)
HOẠT ĐỘNG 4: (4’) HDHS THỰC HIỆN BÀI TẬP 4/181 
HS. Đọc yêu cầu của bài tập 4 SGK trang 181
Hãy tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác (a, e, I, k)
GV: HSHS chỉ ra những ý kiến chính xác bàn về thơ, tác phẩm trữ tình và văn bản biểu
 cảm. Đó là ý kiến được trình bày ở các điểm: b, c, d, g, h. 
 HOẠT ĐỘNG 5: (8’) HDHS THỰC HIỆN BÀI TẬP 5/182. 
Điền vào chỗ trống những câu sau. GV. HDHS điền vào cho đúng. 
.. Câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng. 
. Nhiều nhất là lục bát. 
Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình là: 
So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, tiểu đối, cường điều, nói giảm, nói tránh, câu hỏi tu từ, chơi chữ, các mô típ..
 H. Mỗi thủ pháp hãy cho 1, 2 VD minh họa. 
 H. Các câu ca dao sau đây được sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào? (bảng phụ)
a. 	Chiều chiều én liệng Truông Mây. 
 Cảm thương chú Lía bị vây trong thành. 
b. 	Thân em như chẽn lúa đòng đòng. 
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. 
c. 	Đứng bên ni đồng, ngó bên tơ đồng mênh mông bát ngát. 
Đứng bên tê đồng ,ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông. 
d. 	Ước gì sông hẹp bằng gang. 
 Bắc cầu dải yếm cho nàng sang chơi. 
e. 	Khăn thương nhớ ai? 
Khăn rơi xuống đất 
Khăn thương nhớ ai? 
Khăn vắt trên vai 
HOẠT ĐỘNG 6: (8’) HDHS TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP. 
 GV nói chậm, tóm tắt những ý chính của mục ghi nhớ SGK trang 182 theo các câu hỏi sau: 
1.	a. Thơ là gì? 
b. Văn xuôi là gì? 
c. Thơ trữ tình là gì? 
d. Thơ tự sự, truyện thơ là gì?
e. Văn xuôi, trữ tình, tùy bút là gì? 
2. a. Ca dao trữ tình là gì? 
b. Ca dao và thơ khác nhau và có điểm chung là gì? 
(Tác giả là cá nhân: thơ; là tập thể: Ca dao, tình cảm, cảm cá nhân tiêu biểu trong thơ nâng lên thành cảm xúc chung của cộng đồng. VD thơ Nguyễn Du, HCM, Tố Hữu)
3. Tình cảm trong thơ chân chính, có giá trị là những tình cảm nào?
a. Tình cảm trong thơ được biểu hiện theo những cách nào?
b. Chủ thể trữ tình là gì? Nhân vật trữ tình là gì? Có khi nào chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình là một hay khác nhau?
c. Thưởng thức tiếp nhận tác phẩm trữ tình phải theo con đường nào? Có những điều kiện gì, bằng những phương pháp nào, biện pháp nào?
d. Có thể nào chỉ căn cứ vào bản thân văn bản hoặc ngược lại không cần đọc trực tiếp kỹ càng văn bản tác phẩm trữ tình mà cũng có thể hiểu đúng và sâu sắc được hay không?
4. Tại sao người Việt thưởng thức thơ trữ tình có thể đọc, lại thích ngâm, có khi lại 
 thích	hát (thơ phổ nhạc)?
 HS. Dựa vào ghi nhớ. Trả lời GV nhận xét à Kết luận.
4. CỦNG CỐ: (3’) 
 - Thế nào là thơ trữ tình?
 - Em hiểu như thế nào là ca dao trữ tình?
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Học thuộc lòng ghi nhớ SGK/182
 - Nắm chắc các đặc điểm của các thể thơ trữ tình, văn bản biểu cảm dễ vận dụng trong quá
 trình phát triển, tác phẩm văn học.
 - Làm bài tập chuẩn bị cho tiết: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT (TT) .
Cảm nghỉ trong đêm 
thanh tĩnh
Ngẫu nhiên viết nhân 
buổi mới về quê
Tình huống thể hiện
- Tình cảm quê hương được biểu
 hiện lúc ở xa quê.
- Tình cảm được biểu hiện lúc mới
 đặt chân về quê sau bao năm xa
 cách.
Cách thể hiện
- Biểu cảm trực tiếp
- Cách biểu cảm nhẹ nhàng, 
 sâu lắng.
- Biểu cảm gián tiếp.
- Cách biểu lộ tình cảm vừa hóm
 hỉnh, vừa ngậm ngùi.
Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều
Rằm tháng giêng
Cảnh vật
- Yên tĩnh và chìm trong u tối
- Sống động mờ ảo nhưng rất trong sáng.
Chủ thể trữ tình
- Là lữ khách thao thức không ngủ
 vì nỗi xa xứ.
- Là người chiến sỹ cách mạng vừa hoàn
 thành một công việc trọng đại đối với 
 sự nghiệp cách mạng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 67.doc