Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 73 đến tiết 76

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 73 đến tiết 76

A-MỤC TIÊU.

-Kiến thức : Hiểu được nội dung, ý nghĩa của VB, thấy được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong cả hai phương thức miêu tả và kể chuyện.

 - Kỹ năng :.Rèn kỹ năng kể chuyện, miêu tả, phân tích văn bản.

-Thái độ : GD tình cảm đoàn kết, thân ái, không kiêu căng ngạo mạn.

B. CHUẨN BỊ

* GV :

- SGK, SGV, giáo án.

- Tài liệu tham khảo: Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, Cuộc đời và sự nghiệp Tô Hoài.

* HS : Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn của GV

C. PHƯƠNG PHÁP

Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, giảng bình.

D. TIẾN TRÌNH

I.Ổn định tổ chức

 

doc 14 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 73 đến tiết 76", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : - - 2010 
Ngày giảng : - - 2010 
Tiết 73 
Bài học đường đời đầu tiên
( Trích : “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” )
 - Tô Hoài - 
A-Mục tiêu.
-Kiến thức : Hiểu được nội dung, ý nghĩa của VB, thấy được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong cả hai phương thức miêu tả và kể chuyện.
 - Kỹ năng :.Rèn kỹ năng kể chuyện, miêu tả, phân tích văn bản.
-Thái độ : GD tình cảm đoàn kết, thân ái, không kiêu căng ngạo mạn.
B. Chuẩn bị
* GV : 
- SGK, SGV, giáo án.
- Tài liệu tham khảo: Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, Cuộc đời và sự nghiệp Tô Hoài.
* HS : Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn của GV
C. Phương pháp
Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, giảng bình.
D. Tiến trình
I.ổn định tổ chức 
II.Kiểm tra bài cũ KT Bài soạn của HS 
III.Bài mới 
Trên thế giới và nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả cuộc đời viết của mình cho đề tài trẻ em, một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô Hoài là một trong những tác giả như thế. Truyện“ Dế Mèn phiêu lưu kí '' của ông được cả trẻ em trong nước và nhiều nước khác trên thế giới vô cùng yêu thích.
Học sinh đọc phần * SGK/ 8
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Tô Hoài ?
Gv : Tô Hoài sinh ra và lớn lên ở quê mẹ là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức – Hà Đông nay thuộc Hà Nội. Tuổi thơ gắn bó với kỉ niệm quê hương. Nơi ấy có dòng sông Tô Lịch chảy qua. Ông đã lấy tên đất, tên sông ghép lại thành bút danh cho mình: Tô Hoài.
Ông có khối lợng tác phẩm phong phú: Dế Mèn phiêu lu kí, Đàn chim gáy, Vợ chồng A Phủ...
? Nêu xuất xứ của văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên ?
? Em biết gì về tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu kí ”?
 - Dế mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Tô Hoài, được sáng tác lúc ông 21 tuổi
- Đây là tác phẩm được chuyển thể thành phim hoạt hình, múa rối được khán giả, độc giả nước ngoài rất yêu thích.
* Học sinh đọc phần giới thiệu tác phẩm “ Dế Mèn”
? Hãy thử tóm tắt ?
GV : Nêu yêu cầu đọc
.- Đoạn: Dế Mèn tự tả chân dung mình đọc với giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả.
- Đoạn trêu chị Cốc: 
+ Giọng Dế Mèn trịch thượng khó chịu.
+ Giọng Dế choắt yếu ớt, rên rẩm.
+ Giọng chị Cốc đáo để, tức giận.
- Đoạn Dế Mèn hối hận đọc giọng chậm, buồn, sâu lắng và có phần bi thương.
- 2 HS đọc, mỗi em một đoạn.
? Kể tóm tắt văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” ?
GV HD HS tìm hiểu chú thích 
? Truyện được kể bằng lời nhân vật nào ? Thuộc ngôi kể nào?
? Văn bản chia thành mấy đoạn ? ý chính? 
+Từ đầu -> rồi: Hình ảnh Dế Mèn
+ Còn lại: Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên với DM
? Phần 2 có những sự việc nào diễn ra?
+ DM coi thường DC
+ DM Trêu chị cốc dẫn đến cái chết của DC.
+ Sự ân hận của DM .
* GV: Đ1 là đoạn văn rất đặc sắc, mẫu mực về miêu tả loài vật
? Mở đầu VB, Dế Mèn đã tự giới thiệu về mình ntn ?
- Một chàng Dế thanh niên cường tráng. 
? Tìm và phân tích những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn ?
- Miêu tả khái quát hình dáng Dế Mèn : Chàng dế TN cường tráng
- Miêu tả cụ thể từng bộ phận
+ Đôi càng: mẫm bóng
+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt
+ Đầu: to, nổi từng tảng
+ Cánh: ngắn hủn hoẳn
+ Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Râu: dài, cong
+ Dáng đi: oai vệ, nhún nhẩy ra vẻ con nhà võ
- Hành động : đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngòm ngoạm, trịng trong vuốt râu.
- Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi
- Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vút râu... 
? Em có nhận xét gì về cách s/dụng từ ngữ của t/giả trong khi m/tả ?
- Dùng nhiều tính từ, từ láy chính xác có giá trị biểu cảm.
- Lần lượt mtả từng bộ phận cơ thể của Dế Mèn; gắn liền mtả hình dáng với hành động khiến hình ảnh Dế Mèn hiện lên mỗi lúc 1 rõ nét thêm.
- Thể hiện khả năng q.sát tinh tế, lựa chọn từ ngữ mtả phù hợp
? Nhận xét gì về hình ảnh Dế Mèn ?
? Tính nết của Dế Mèn được bộ lộ qua những chi tiết nào ?
- Cà khịa với tất cả hàng xóm, quát mấy chị Cào Cào, đá mấy anh Gọng Vó.
- Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.
- Tự nhận mình là: tợn, xốc nổi, ngông cuồng
? Em có nhận xét ntn về tính nết của Dế Mèn ?
? Qua bức chân dung của Dế Mèn, em thấy Dế Mèn có nét nào đẹp và chưa đẹp ?
HS thảo luận, phát biểu.GV chốt.
GV : Vậy với nét tính cách chưa đẹp đấy , DM đã gây ra chuyện gì và tự rút ra bài học cho mình ra sao -> học ở phần tiếp theo.
I.Tác giả - tác phẩm 
1.Tác giả 
- Tên thật là Nguyễn Sen sinh 1920
- Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi 
2.Tác phẩm 
- Trích chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí ”.
3.Đọc, tìm hiểu chú thích 
II. Phân tích văn bản
1. Bố cục: 2 phần
2. Phân tích
a. Hình ảnh Dế Mèn
* Ngoại hình 
- NT : Miêu tả từng bộ phận kết hợp miêu tả cử chỉ, điệu bộ. Sử dung nhiều tính từ , động từ, từ láy đặc sắc, gợi tả, giàu hình ảnh.
-
 Vẻ đẹp cường tráng, mạnh mẽ , ấn tượng
* Tính nết 
- Kiêu căng , tự phụ, hung hăng, xốc nổi, xem thường mọi người.
IV. Củng cố
- Đánh giá vài đường nét về ngoại hình của Dế Mèn? Cảm nghĩ của em trước chàng dế cường tráng đó?
V. Hướng dẫn về nhà
- Tập kể tóm tắt. Soạn tiếp bài.
E. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn : - - 2010
Ngày giảng : - - 2010 
Tiết 74 
Bài học đường đời đầu tiên
( Trích : “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” )
 - Tô Hoài - 
A-Mục tiêu.
-Kiến thức : Hiểu được nội dung, ý nghĩa Bài học đường đời đầu tiên, thấy đợc nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong cả hai phương thức miêu tả và kể chuyện.
 -Kỹ năng :.Rèn kỹ năng kể chuyện, miêu tả,phân tích văn bản.
-Thái độ : GD tình cảm đoàn kết, thân ái, không kiêu căng ngạo mạn.
B. Chuẩn bị
* GV : SGK, SGV, giáo án. Tài liệu tham khảo
* HS : Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn của HS.
C. Phương pháp
Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, giảng bình.
D. Tiến trình
I.ổn định tổ chức 
II.Kiểm tra bài cũ KT sự chuẩn bị của HS.
* Câu hỏi : Kể tóm tắt đoạn trích : "Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn ".Nêu vài nét về ngoại hình , tính nết của Dế Mèn ?
* Yêu cầu trả lời : 
- Kể tóm tắt, ngắn gọn, đảm bảo những sự việc chính của truyện.
- Nêu được : Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng , khoae mạnh, trẻ trung , ấn tượng,tính nết thì kiêu căng , tự phụ, hung hăng, xốc nổi, xem thường mọi người.( Dẫn chứng )
III.Bài mới 
 Chuyển ý : Với tính cách ấy, Dế Mèn đã gây ra một chuyện đau lòng để rồi phải ân hận suốt đời. Và đó cũng là bài học đầu tiên của Mèn. 
? Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn có liên quan đến ai ? 
? Dế Choắt được miêu tả ntn ? 
- Trạc tuổi Dế Mèn , người gầy gò, cao lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện.
- Cánh ngắn ngủn , râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ. . 
- Càng bè bè, râu cụt một mẩu
? Nhận xét về cách tả Choắt ?
- Dùng một loạt tính từ, nhiều từ láy để khắc họa chân dung Choắt
? Thử so sánh ngoại hình của Choắt với Mèn ?
- Tương phản, đối lập nhau
? Lời xưng hô của Dế mèn với Dế Choắt có gì đặc biệt ?
- Gọi Dế Choắt là : chú mày , mặc dù bằng tuổi nhau.
-> Trịch thượng
? Khi Dế Choắt ngỏ ý muốn thông hang thì Dế Mèn có thái độ ra sao ?
- -Không cho thông hang, còn mắng mỏ: "DM hếch răng lên , xì một hơi rõ dài : Đào tổ nông thì cho chết'" 
? Dưới con mắt của Dế Mèn thì Dế Choắt ntn ?
- Yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh.
? Điều đó càng tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn ?
- Kiêu căng.
? Qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu của Mèn với Choắt, em cho biết thái độ của Mèn ?
GV : Cách cư xử của DM đối với DC đã bộc lộ rõ nét: DM tự cho mình là hơn tất cả mọi người, nhìn Choắt với con mắt khinh thường, giễu cợt, lên mặt đàn anh. Khi DC khẩn cầu giúp đỡ thì không quan tâm, không cảm thông với sự ốm yếu của bạn, bỏ về rất vô tâm.
? Không chỉ coi thường DC, DM còn gây sự với ai ?
? VS DM dám gây sự vớ chị Cốc to lớn hơn mình ?
? Nêu diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt ?
- Lúc đầu: huyênh hoang trước Choắt (Sợ gì?)
- Sau đó: chui tọt vào hang để ẩn nấp (rất yên trí với nơi nấp kiên cố)
- Khi Choắt bị chị Cốc mổ: Dế Mèn nằm im thin thít
- Chị Cốc bay đi: mon men bò ra khỏi hang 
=> thái độ: huyênh hoang, khoác lác nhưng sợ hãi trước kẻ mạnh.
? DM gây dám gây sự với chị Cốc có phải là hành đông dũng cảm không ? VS ?
? Trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có hành động và thái độ như thế nào?
- Đem chôn Dế Choắt -> ân hận về lỗi của mình, càng ăn năn, hối hận trước lời khuyên khi trăng trối của DC
Cuối truyện là hình ảnh Mèn đứng lặng hồi lâu bên mộ bạnĐếMèn xót thương cho bạn,Dế Mèn suy nghĩ về cách sống của mình.
? Sau tất cả những sự việc đã gây ra, nhất là sau cái chết của Choắt, Dế Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì ?
GV : Song đó không chỉ là bài học về thói kiêu căng mà còn là bài học về lòng nhân ái. Chắc hẳn khi đứng trước nấm mồ của bạn, Mèn đã tự hứa với mình sẽ bỏ thói ngông cuồng dại dột, sẽ yêu thương, quan tâm đến mọi người để không bao giờ gây ra lỗi lầm như thế. Sự ăn năn hối lỗi và lòng xót thương chân thành của Mèn giúp ta nhận ra Mèn không phải là một kẻ ác, kẻ xấu. Có lẽ chúng ta đều cảm thông và tha thứ cho lỗi lầm của Dế Mèn và tin rằng bài học đầu đời đầy ý nghĩa này sẽ giúp Mèn sống tốt hơn và bước đi vững vàng trên con đường phía trước.
? Qua Đ2 em thấy Mèn có gì xấu ? Có gì tốt?
- Xấu: huyênh hoang, hung hăng, nghịch ranh gây ra cái chết cho Choắt
- Tốt: biết nhận ra lỗi lầm, ân hận và nhìn nhận lại bản thân
* GV bình
 Có người sẽ tha thứ cho Mèn vì hành động của Mèn nói cho cùng là sự bồng bột trẻ con và Mèn đã thực sự hối hận. Có người không tha thứ cho Mèn vì lỗi lầm do Mèn gây ra không thể sửa chữa sai được. Song, dù thế nào thì biết ăn năn hối lỗi cũng là điều đáng quý.
? Nội dung của bài văn này là gì ? hãy nói ngắn gọn bằng một vài lời văn? 
? Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất ( để nhân vật tự kể chuyện) có gì hay?
? Theo em có đặc điểm nào của con người đợc gán cho các con vật ở truyện này? Em biết tác phẩm nào cũng có cách viết tương tự nh thế?
-DM: Kiêu căng nhng biết hối lỗi. DC: yếu đuối nhng biết tha thứ. Cốc: tự ái, nóng nảy.
- Các truyện: Đeo nhạc cho mèo, Hơu và Rùa...
GV hướng dẫn Hs luyện tập.
b. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
-Thái độ với Dế Choắt: Trịch thương, khinh thường, huênh hoang,kiêu căng,không quan tâm giúp đỡ bạn.
-Mèn gây sự với chị Cốc
 + Muốn ra oai với Dế Choắt.
+Hành động ngông cuồng, gây ra hậu quả nghiêm trọng là cái chết của Dế Choắt.
+ DM hối hận vì lỗi lầm của mình và xót thương Dế Choắt.
=> Bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng, lòng nhân ái, tình đồng loại.
III. Tổng kết:
1.Nội dung 
2.Nghệ thuật 
- Nghệ thuật miêu tả loài vật rât sinh động
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
- Ngôn ngữ chính xác, ... oạn văn: Tưởng tượng về tâm trạng DM khi đứng trớc nấm mộ của DC ( DM sẽ nói gì?)
- Chuẩn bị bài : Phó từ.
E. Rút kinh nghiệm:
.....................
Ngày soạn : - - 2010
Ngày giảng : - - 2010 
Tiết 75
Phó từ
A-Mục tiêu.
-Kiến thức : Giúp HS hiểu được thế nào là phó từ, các loại phó từ 
-Kỹ năng :.Nắm được cách nhận diện phó từ và vận dụng nhuần nhuyễn các loại phó từ với hiệu quả giao tiếp cao nhất
 -Thái độ : GD ý thức sử dụng phó từ trong khi nói và viết.
 B. Chuẩn bị
* GV : SGK, SGV, giáo án. 
* HS : soạn bài theo hướng dẫn của HS. Bảng phụ viết VD.
C. Phương pháp
Phương pháp quy nạp, hoạt động nhóm
D. Tiến trình
I.ổn định tổ chức 
II.Kiểm tra bài cũ KT sự chuẩn bị của HS.
III.Bài mới 
* GV treo bảng phụ chép VD
? Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Những từ đó thuộc từ loại nào đã học?
- Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho các từ: đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi (gương) , ưa nhìn, to, bướng.
a. đi, ra, thấy -> ĐT
 lỗi lạc -> TT
b. soi (gương) -> ĐT
 ưa nhìn, to, bướng -> TT
? Những từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ ?
- Đứng ở vị trí trước hoặc sau ĐT,T trong cụm từ.
GV : Các từ in đậm là phó từ. Vậy phó từ là gì ? 
- Gọi HS đọc ghi nhớ 1 (12)
? Em thử so sánh ý nghĩa của các từ phó từ với các thực từ ? (DT, ĐT, TT)
- Phó từ không có khả năng gọi tên sự vật, hành động, tính chất hay quan hệ -> chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, không có ý nghĩa từ vựng
GV treo bảng phụ 
GV cho HS đọc ví dụ
? Những phó từ nào đi kèm với các từ : Chóng, trêu, trông thấy, loay hoay?
- Các phó từ: đừng , không, đã, đang, lắm,vào .
? Điền các phó từ ở mục I và II vào bảng (GV dùng bảng phụ đã chuẩn bị trước)
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
đã, đang
Chỉ mức độ
rất, thật
lắm 
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
cũng,vẫn
Chỉ sự phủ định
không, chưa
Chỉ sự cầu khiến
đừng
Chỉ kết quả và hướng
ra, vào
Chỉ khả năng
được
? Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên?
- Thời gian: sắp, vừa...
- Mức độ: quá, hơi. . .
- Tiếp diễn: cũng, vẫn, còn, cứ, đều
- Phủ định, khẳng định: không, chưa, chẳng, ..
- Cầu khiến: hãy, đừng, chớ...
- Kết quả và hướng: lên..
- Khả năng: được
? Em hãy nêu lại các loại phó từ?
? Em hãy đặt câu có phó từ và cho biết ý nghĩa của phó từ ấy?
* Gọi một HS đọc ghi nhớ 2 (14)
? Nêu yêu cầu của bài tập 1.
Bước 1 : gạch chân các phó từ
Bước 2 : kẻ bảng gồm 2 cột (Phó từ / ý nghĩa)
- HS trả lời 
- HS viết ra phiếu học tập
-> GV thu chữa
 HS thi đặt câu nhanh có dùng phó từ.
 GV nêu đề tài để HS đặt
I. Phó từ là gì ?
1. Ví dụ: sgk
2. Nhận xét 
- Các từ in đậm đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
->Phó từ.
3. Ghi nhớ: SGK/12
II. Các loại phó từ
1. Ví dụ: sgk
2. Nhận xét 
- Phó từ gồm 2 loại lớn:
+ Phó từ đứng trước động từ , tính từ: Thường bổ sung một số ý nghĩa như quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, cầu khiến 
+Phó từ đứng sau động từ , tính từ thừng bổ sung về mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
3. Ghi nhớ: SGK
iii. Luyện tập
Bài tập 1
a) Phó từ chỉ quan hệ thời gian: đã, đương, sắp
 b) Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: còn, đều, lại, cũng
c) Phó từ chỉ kết quả và hướng: ra, được d) Phó từ chỉ phủ định: không
Bài tập 2
 Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn đọc bài ca dao để trêu chị rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực, đi tìm kẻ dám trêu mình.Không thấy Dế Mèn, chị Cốc trông thấy Dế Choắtđang loay hoay trước cửa hang nên đã trút cơn giận lên đầu Dế Choắt.
IV. Củng cố
- Gv hệ thống lại kiến thức của bài.
- Gv nhắc nhở HS cách làm các dạng bài tập.
V. HDVN 
- Học bài, thuộc ghi nhớ
- Hoàn thiện bài tập.
- Soạn bài: Tìm hiêủ chung về văn miêu tả.
E. Rút kinh nghiệm:
.....................
Ngày soạn : - - 2010
Ngày giảng : - - 2010 
Tiết 76
Tìm hiểu chung về văn miêu tả
A-Mục tiêu.
-Kiến thức : Giúp HS nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này.
-Kỹ năng :.Nhận diện trước những đoạn văn, bài văn miêu tả.
 -Thái độ : Biết được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả.
 B. Chuẩn bị
* GV : SGK, SGV, giáo án. 
* HS : soạn bài theo hướng dẫn của HS. Bảng phụ viết VD.
C. Phương pháp
Phương pháp quy nạp, hoạt động nhóm
D. Tiến trình
I.ổn định tổ chức 
II.Kiểm tra bài cũ KT sự chuẩn bị của HS.
III.Bài mới 
- HS đọc 3 tình huống trong BT 1(15)
- 3 nhóm thảo luận – mỗi nhóm trả lời một tình huống 
-> HS nhận xét -
> GV chốt : Cả 3 tình huống dều sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp:
- Tình huống 1: tả con đường và ngôi nhà để người khác nhận ra, không bị lạc.
- Tình huống 2: tả cái áo cụ thể để người bán hàng không bị lấy lẫn, mất thời gian.
- Tình huống 3: tả chân dung người lực sĩ để người ta hình dung người lực sĩ như thế nào.
 ị Rõ ràng, việc sử dụng văn miêu tả ở đây là hết sức cần thiết
? Hãy nêu một số tình huống tương tự ?
- 3 nhóm cử đại diện nêu 2 tình huống / 1 nhóm
-> HS nhận xét -> GV chốt lại
* GV: Trong các tình huống vừa nêu chúng ta đã dùng văn miêu tả
? Nhận xét thế nào là văn miêu tả?
- Giúp mọi người hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh 
? Vậy khi nào thì phải dùng văn miêu tả?
- Khi cần tái hiện hoặc giới thiệu với ai đó về một sự vật, một người mà được giới thiệu chưa thấy hoặc chưa hình dung ra
? Em hãy chỉ ra 2 đoạn văn tả Dế Mèn và Dế Choắt trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên "?
-HS chỉ ra 2 đoạn văn đó.
? Qua đoạn văn trên em thấy DM có đặc điểm gì nổi bật? Những chi tiết hình ảnh nào cho thấy điều đó?
- DM: Càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râu... những động tác ra oai khoe sức khoẻ.
? Dế Choắt có đặc điểm gì khác DM, tìm chi tiết hình ảnh đó?
-DC:-> khác Dế Mèn, Dế Choắt yếu đuối, đối lập với Dế Mèn: Dáng người gầy gò, dài lêu nghêu...những so sánh : gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo ghi-lê...những động, tính từ chỉ sự yếu đuối.
? Quan sát đoạn 1(3) và đoạn “cái chàng Dế Choắt... hang tôi” và cho biết 2 đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của 2 chú dế ? Tại sao?
- Có vì tác giả đã miêu tả từng bộ phận cụ thể trên cơ thể của 2 chú dế để ta hình dung được ngoại hình của 2 chú dế
? Em hiểu như thế nào về văn miêu tả ? Làm thế nào để có thể miêu tả được?
? Trong văn miêu tả , năng lực gì của người viết được chú ý, được bộc lộ rõ nhất ?
- 2 HS nêu -> GV chốt và cho HS đọc ghi nhớ
* GV: Bản chất của văn miêu tả và yêu cầu đối với người viết là làm nổi bật được các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự vật, con người... để người đọc hình dung và nhận ra ngay sự vật, con người... được miêu tả. Muốn thế người viết phải biết quan sát và dẫn ra được hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nhất của sự vật, con người
- Chia 3 nhóm thảo luận 3 đoạn 
-> Mỗi nhóm cử đại diện trình bày
-> Nhóm khác nhận xét
-> GV đánh giá
* Yêu cầu phải tìm các chi tiết, hình ảnh minh họa cho nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- Chia 2 dãy chuẩn bị 2 đề -> trình bày -> Nhận xét
- 1 HS đọc thêm
Đọc đoạn văn Lá rụng của Khái Hưng: Cảnh lá rụng mùa đông được tác giả miêu tả kĩ lưỡng như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nổi bật? Cảm nhận của em về đoạn văn ấy?
I. Thế nào là văn miêu tả
1. Ví dụ: sgk
-Các tình huống đều phải dùng văn miêu tả.
- Đoạn văn miêu tả Dế Mèn -> đặc điểm nổi bật của Dế Mèn: cường tráng, mạnh mẽ.
- Đoạn văn miêu tả Dế Choắt -> Đặc điểm nổi bật của Dế Choắt : ốm yếu, gầy còm, xấu xí.
2. Nhận xét 
- Văn miêu tả : giúp người đọc hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh. . 
-Trong văn miêu tả : năng lực quan sát của người viết bộc lộ rõ nhất.
3.Ghi nhớ (SGK )
II. Luyện tập
 Bài tập 1 
a) Đoạn 1: Đặc tả Dế Mèn vào độ tuổi “TN cường tráng”
- Đặc điểm nổi bật: to khỏe và mạnh mẽ
b) Đoạn 2: Tái hiện lại hình ảnh chú bé Lượm
- Đặc điểm nổi bật: một chú bé nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên
c) Đoạn 3: Cảnh một vùng bãi ven ao, hồ ngập nước sau mưa
- Đặc điểm nổi bật: thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo...
Bài tập 2
* Đặc điểm nổi bật của mùa đông
-Lạnh lẽo và ẩm ướt (gió bấc, mưa phùn...)
-Đêm dài, ngày ngắn
-Bầu trời âm u (ít trăng sao, nhiều mây, sương mù...)
-Cây cối trơ trụi, khẳng khiu 
-Mùa của các loại hoa chuẩn bị cho mùa xuân (đào, hồng, mơ...)
IV. Củng cố
-Em hiểu như thế nào về văn miêu tả? Theo em yếu tố nào là quan trọng nhất đối với người miêu tả?
- Gv hệ thống lại kiến thức của bài.
- Gv nhắc nhở HS cách làm các dạng bài tập.
V. HDVN 
- Học bài, thuộc ghi nhớ
- Hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị: Sông nước Cà Mau ( trả lời câu hỏi SGK)
E. Rút kinh nghiệm:
.....................
đầy nghĩa khớ mà tinh tế và giàu chất văn húa..." (Đoàn Giỏi, đất và rừng phương Nam). 
Nhà văn Đoàn Giỏi viết “Đất rừng phương Nam” nhanh như thế nào?
SGGP:: Cập nhật ngày 09/04/2006 lỳc 21:30'(GMT+7)
Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi là tỏc phẩm được đụng đảo bạn đọc yờu thớch. Mặc dự nhà văn viết cuốn sỏch với chủ ý dành riờng cho bạn đọc thiếu nhi, nhưng nhiều độc giả lứa tuổi thiếu niờn và... cả người lớn cũng rất say mờ sỏch. Tỏc phẩm này đó được dịch nhiều lần ra tiếng nước ngoài. Và, xung quanh sự ra đời của tỏc phẩm cũng cú nhiều điều thỳ vị.
Năm 1957, khi đất nước ta bị chia cắt hai miền Nam Bắc, Ban biờn tập NXB Kim Đồng muốn cú một tỏc phẩm giới thiệu về phong cảnh đất nước, con người miền Nam tươi đẹp, trự phỳ, giỳp bạn đọc thờm hiểu và yờu miền Nam. Biết nhà văn Đoàn Giỏi hiểu rừ vựng đất này nờn Ban giỏm đốc NXB Kim Đồng cử nhà văn Trần Thanh Địch đến gặp nhà văn Đoàn Giỏi ở Hà Nội để “đặt hàng”. Núi đến quờ hương miền Nam, nhà văn Đoàn Giỏi vui vẻ nhận lời ngay và hứa sẽ hoàn thành tỏc phẩm sau một thỏng.
Đến hẹn lại lờn thỡ, hỡi ụi! Khi thấy nhà văn Trần Thanh Địch đến tỡm, nhà văn Đoàn Giỏi mới giật mỡnh và nhớ ra ụng chưa viết được chữ nào. Nhà văn đành xin lỗi và xin NXB cho thờm ớt ngày. Tiễn bạn xong, nhà văn liền đúng cửa phũng và viết một mạch... cả thỏng trời. Quả nhiờn, chưa đầy một thỏng ụng đó hoàn thành hơn 100 trang. 
Khi biờn tập viờn NXB đến lấy bản thảo thỡ cũng là lỳc ụng vừa hoàn thành những dũng cuối cựng và bị ngất phải đưa đi cấp cứu vỡ quỏ kiệt sức. Vào viện nằm đụi tuần, khi ụng ra viện cũng là lỳc Đất rừng phương Nam ra lũ. Tỏc phẩm đó được bạn đọc đún nhận nồng nhiệt. Cú lẽ, lỳc viết tỏc phẩm này hỡnh ảnh quờ hương đó ngấm vào mỏu, vào từng cõu chữ của ụng, cho nờn dự viết vội mà truyện vẫn hay. Đú mới thật là tài năng! 
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20(2).doc