A. KẾT QUẢ CẨN ĐẠT
1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm tục ngữ; Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX.
- Vận dụng ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về TN và LĐSX vào đời sống.
B. CHUẨN BỊ:
- GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị ĐDDH.
- HS đọc trước bài học mới ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
*Vào bài:
Ngày dạy: 26/ 12/ 2011 TUẦN 20 TIẾT 73 – VĂN BẢN TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT KẾT QUẢ CẨN ĐẠT Kiến thức: HS nắm được khái niệm tục ngữ; Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học. Kĩ năng: - Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX. - Vận dụng ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về TN và LĐSX vào đời sống. CHUẨN BỊ: GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị ĐDDH. HS đọc trước bài học mới ở nhà. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định tổ chức Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Bài mới: *Vào bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc các câu tục ngữ ở SGK với giọng chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, cách ngắt nhịp ở các vế, phép đối ? Em hiểu thế nào là tục ngữ? Về hình thức, Tục ngữ có đặc điểm như thế nào? về nội dung? Về ứng dụng sử dụng? GV yêu cầu HS đọc kĩ các chú thích khác để hiểu rõ nội dung các câu tục ngữ trong bài. Hoạt động 2: ? Tám câu tục ngữ trong bài có thể chia thành mấy nhóm? Mỗi nhóm nói về vấn đề gì? Chia làm hai nhóm: + Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ nói về thiên nhiên. + Nhóm 2: Câu 6,7, 8 là những câu tục ngữ nói về LĐSX. ? Trong số các câu tục ngữ về thiên nhiên, câu tục ngữ nào nói về thời gian? Câu nào nói về thời tiết? ? Câu tục ngữ 1 thể hiện nội dung gì? Dựa trên cơ sở nào để tác giả dân gian đúc kết thành kinh nghiệm đó? ? Tác giả dân gian đã sử dụng hình thức nào để diễn tả quy luật ấy? Hiệp vần ở những tiếng nào? ? Em có nhận xét gì về cách nói “ Chưa nằm đã sáng; chưa cười đã tối ”? cách nói đó nhằm mục đích gì? ? Có thể vận dụng câu tục ngữ này trong những điều kiện nào? giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ này như thế nào? ? Nội dung ý nghĩa của các câu tục ngữ 2,3 và 4 là gì? Dựa trên cơ sở thực tiễn nào? ? Em hãy so sánh về nội dung và hình thức nghệ thuật ở ba câu tục ngữ 2,3 và 4 để thấy sự giống và khác nhau giữa chúng? ? Em nhận xét gì về giá trị kinh nghiệm của các câu tục ngữ trên? HS đọc lại các câu tục ngữ 5,6,7,8. ? Vì sao người nông dân lại nói “ Tấc đất là tấc vàng ”? cách so sánh như vậy đã làm cho em thấy giá trị của đất như thế nào và cách nhìn của người lao động đối với đất ra sao? ? Em có nhận xét gì về hình thức thể hiện của câu tục ngữ này? HS đọc lại ba câu tục ngữ 6,7,8 trả lời câu hỏi. ? Nội dung ý nghĩa của ba câu tục ngữ này? ? Cách nói ở ba câu tục ngữ này có đặc điểm gì? Cách nói ấy đã làm cho kinh nghiệm được đúng kết ở đây mang giá trị như thế nào? ? Những kinh nghiệm đó đến nay còn đúng không? Em hãy chứng minh? Hoạt động 3: ? Từ việc phân tích tám câu tục ngữ trên, em hãy nêu lên những đặc điểm về hình thức nghệ thuật của tục ngữ. GV hệ thống lại kiến thức của bài học. Tìm hiểu chung Đọc văn bản. Tìm hiểu chú thích Về khái niệm “ Tục ngữ ” -Về hình thức: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. -Về nội dung: Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. - Về sử dụng: Tục ngữ được nhân dân sử dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. b) Từ khó ( Sgk ). Tìm hiểu chi tiết Tục ngữ về thiên nhiên Câu 1: Nội dung: Nhận xét về sự thay đổi của thời gian: đêm – ngày vào tháng Năm và tháng Mười âm lịch. Cơ sở thực tiễn: độ dài thời gian ban đêm và ban ngày vào tháng 5, 10 âm lịch. Nghệ thuật: Chia câu tục ngữ thành hai vế đối xứng nhau về nghĩa. Sử dụng vần lưng: năm - nằm; mười cười. Cách nói khoa trương, ngoa dụ nhằm gây ấn tượng mạnh. Vận dụng: sắp xếp thời gian và công việc hợp lí, bảo vệ sức khỏe Câu 2,3,4: Câu 2: nói về kinh nghiệm dự đoán thời tiết căn cứ vào việc quan sát sao trên trời. Câu 3: kinh nghiệm dự báo dông bão căn cứ vào màu sắc của mây. Câu 4: Nói về kinh nghiệm dự đoán lụt lội dựa vào hiện tượng kiến bò lên cao vào tháng 7, 8 âm lịch. *So sánh: - Giống nhau: + Nội dung: đều nói về kinh nghiệm dự đoán thời tiết mưa, nắng, bão, lụt. + Hình thức: Đều có hai vế, đều có hình ảnh và vần điệu. Khác nhau: + Câu 2 có hai vế đối nhau, số từ = nhau. + Câu 3: vế trước là hiện tượng, vế sau là lời khuyên. + Câu 4: Vế trước là hiện tượng, vế sau là phán đoán. *Lưu ý: Phán đoán trong tục ngữ chỉ dựa vào kinh nghiệm thức tế, nên không phải bao giờ cũng đúng ( Không phải đêm nào trời ít sao thì hôm sau cũng mưa ). Tục ngữ về thiên nhiên Câu 5: -Tấc đất thì có giá trị nhỏ trong khi Tấc vàng có giá trị rất lớn. Lấy cái rất nhỏ so với cái rất lớn để nói lên giá trị của đất => là cách nhìn và thái độ quý đất của người lao động. - Nghệ thuật: + câu ngắn gọn: chỉ có 4 chữ, chia là hai vế bằng nhau và đối nhau nhau để biểu thị sự đánh giá ngang bằng. Câu 6,7,8: Nội dung: Cả ba câu đều đúc kết kinh nghiệm làm ăn của nhân dân ta trong lĩnh vực nông nghiệp. Hình thức: Giống nhau, câu nào cũng ngắn gọn, cô đúc, cũng dùng những số thứ tự: Nhất, nhì, tam, tứ Câu 6: Tổng kết chính xác thứ tự các nghề đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Câu 7: Khẳng định thứ tự quan trọng của bốn yếu tố đối với nghề trong lúa của nước ta. Câu 8: Nhấn mạnh tầm quan trọng của thời vụ và đất đai. Chân lí của nghề nông, không chỉ đúng với hôm qua mà còn đúng với cả ngày nay. Tổng kết Nội dung: Nghệ thuật: Ghi nhớ ( SGK/ Tr.5 ) CỦNG CỐ – DẶN DÒ ? Nêu những đặc điểm về hình thức và nội dung của tục ngữ. Sưu tầm một số bài ca dao nói về thiên nhiên và lao động sản xuất. HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới tiết 74.
Tài liệu đính kèm: