Đề tài Giúp học sinh làm tốt bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Đề tài Giúp học sinh làm tốt bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Trong chương trình Ngữ văn 9, ở phân môn tập làm văn các em được làm quen với một thể loại nghị luận mới- nghị luận văn chương. Đây là thể loại tương đối khó so với học sinh. Bởi vì muốn làm tốt bài văn, các em phải có những kiến thức chung về nội dung, nghệ thuật, đặc điểm tình cách nhân vật trong tác phẩm. Tuy nhiên trong thực tế, ít có học sinh chịu đọc sâu, đọc kĩ một tác phẩm. Các em thường ngại đọc vì có thể đoạn trích hay cả truyện tương đối dài. Mặt khác, một số tác phẩm tái hiện lại cuộc sống hay những cảm nhận, suy nghĩ và hành động của con người trong thời gian lịch sử đã cách thời của các em khá xa nên vốn kiến thức thực tế của các em cũng hạn chế.

doc 24 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giúp học sinh làm tốt bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD & ĐT TP PHAN RANG – TC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 --------- oOo --------- -----------------------
Đề tài:
 GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN 
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
 Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
Đặt vấn đề: 
Lý do khách quan
 	Trong chương trình Ngữ văn 9, ở phân môn tập làm văn các em được làm quen với một thể loại nghị luận mới- nghị luận văn chương. Đây là thể loại tương đối khó so với học sinh. Bởi vì muốn làm tốt bài văn, các em phải có những kiến thức chung về nội dung, nghệ thuật, đặc điểm tình cách nhân vật  trong tác phẩm. Tuy nhiên trong thực tế, ít có học sinh chịu đọc sâu, đọc kĩ một tác phẩm. Các em thường ngại đọc vì có thể đoạn trích hay cả truyện tương đối dài. Mặt khác, một số tác phẩm tái hiện lại cuộc sống hay những cảm nhận, suy nghĩ và hành động của con người trong thời gian lịch sử đã cách thời của các em khá xa nên vốn kiến thức thực tế của các em cũng hạn chế.
	Trong bậc học trung học cơ sở thì lớp 9 là lớp học cuối cấp, cũng là lứa tuổi bị chi phối rất nhiều trong cuộc sống. Nhiều em trước đó học rất tốt nhưng đến thời điểm này là học sa sút hơn. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng trong lứa tuổi này là giáo viên phải dạy cho các em sự cảm nhận, suy ngẫm, sự rung cảm với các nhân vật trong tác phẩm. Bên cạnh đó các em còn phải biết trình bày những đánh giá, ý kiến của mình đối với nội dung, nghệ thuật hay nhân vật trong tác phẩm thành một bài nghị luận có sức thuyết phục .
Thực tế trong những năm gần đây, học sinh viết bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thường khô cứng, máy móc theo các bài văn mẫu có sẵn hoặc các dàn bài giáo viên hướng dẫn các em xây dựng. Các em chưa tự nêu được những cảm nhận của chính mình về những nội dung đề bài yêu cầu liên quan đến tác phẩm. Mặt khác các em thường ít khi thực hiện tốt hoặc đầy đủ các bước làm bài, các em thường bỏ qua bước xây dựng dàn bài hoặc đọc lại bài sau khi làm xong. Vì vậy bài viết đôi lúc diễn đạt lúng túng, không mạch lạc, rõ ràng, không theo một qui trình nhất định nên kết quả làm bài thường không cao. Đôi lúc có em không đọc kĩ đề bài và tìm ý nên dễ nhầm lẫn các dạng đề và viết theo cảm tính mà không theo một định hướng nhất định nào cả.
Trong quá trình nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy thực tế rất ít học sinh chịu tìm hiểu, mượn cả tác phẩm truyện về đọc. Một số học sinh khi sang học kì II thì không còn nhớ mình đã học những truyện ngắn hay trích đoạn nào, của tác giả nào, nhận vật chính là ai, số phận của họ ra sao trong những tác phẩm mình đã học ở Học kỳ I. Vì thế các em không thể làm tốt bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2011 – 2012,các em được làm với đề bài “ Hãy phân tích tình cảm cha con sâu nặng trong trích đoạn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng (Phần trích trong Ngữ văn 9, tập 1)”. Có thể nói đề tương đối nhẹ vì đây là tác phẩm gần gũi với các em, các em được học, được làm trong kiểm tra văn, có khi được viết bài Tập làm văn số 6 trong chương trình Học kỳ II. Vậy mà nhiều học sinh không làm được bài. Trong bài các em không nêu được tình cảm sâu nặng của cả hai nhân vật ông Sáu và bé Thu, có bài chỉ như đang viết lại một số chi tiết các em nhớ trong đoạn trích được học mà không theo một trình tự nào cả, có bài chỉ nêu tình cảm của ông Sáu hoặc bé Thu mà không có sự gắn kết giữa hai nhân vật  không nêu được ý kiến đánh giá, nhận xét, suy nghĩ của mình đối với tình cảm sâu nặng của hai cha con anh Sáu biểu hiện qua những hành động, lời nói, tính cách của nhân vật , có em còn để luôn giấy trắng phần bài này. Vì vậy kết quả bài làm không cao, ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào của lớp 10.
Lý do chủ quan:
Nhà văn vĩ đại người Nga M. Gorki đã từng nói: “ Văn học là nhân học”. Thật vậy, dạy văn chính là dạy cách làm người. Người giáo viên ngữ văn cần dạy cho học sinh ngoài những kiến thức các em phải tiếp thu còn là dạy cho các em biết cảm thụ, biết rung cảm trước cái đẹp, biết đồng cảm trước những số phận bất hạnh của nhân vật trong tác phẩm, những con người trong cuộc đời. Để từ đó các em có định hướng đúng đắng trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè và với mọi người, có sự nhìn nhận đánh giá đối với từng nhân vật, sự kiện mà các em được tiếp xúc.
Dạy môn Ngữ văn lớp 9 khó vì lượng kiến thức nhiều vì đó là khối lớp có nhiệm vụ hệ thống, tổng hợp kiến thức đã học của các khối lớp trước. Mà dạy phân môn Tập làm văn lớp 9 càng khó hơn. Vì ở lớp này, phân môn Tập làm văn mà các em được học vừa có tính kế thừa, vừa nâng cao, mở rộng các kiểu bài các em đã được học. Do đó để dạy tốt, giáo viên phải có sự chuẩn bị thật chu đáo mới có thể hướng dẫn học sinh làm bài tốt. Trong thực tế ít có giáo viên nào chọn tiết Tập làm văn để dạy thể nghiệm chuyên đề, thi kỹ năng hoặc thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Có thể do giáo viên ngại vì học sinh ít tích cực trong giờ học này hơn giờ học văn bản hoặc tiếng Việt. Hơn nữa giờ dạy này còn đòi hỏi người giáo viên sự chuẩn bị và cả quá trình giảng dạy trên lớp vất vả hơn những giờ học khác.
Đặc biệt với kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt hơn. Giáo viên phải tự nghiên cứu tìm tòi, phải đọc cả tác phẩm để có cái nhìn chung về tác phẩm. Phải thực sự cảm nhận sâu sắc đối với số phận nhân vật, những sự kiện xoay quanh nhân vật chính, thời đại tác giả đang sống và sáng tác, bối cảnh lịch sử chi phối quá trình sáng tác của tác giả  Để từ đó mới có cái nhìn toàn diện và có thể giúp các em có sự nắm bắt những vấn đề chính của tác phẩm. 
Với những trăn trở, suy nghĩ về hướng đi cũng như làm thế nào để nâng cao chất lượng làm bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh, bản thân tôi xin nêu một số biện pháp đã thực hiện nhằm giúp học sinh có được những kỹ năng Làm tốt bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Những biện pháp giải quyết vấn đề:
Chắc hẳn chúng ta điều biết, nghị luận văn học là dạng bài văn nghị luận mà nội dung của nó đề cập đến một vấn đề văn học. Vấn đề văn học ấy có thể là một ý kiến về lí luận văn học, một nhận định về một nền văn học, một thời kì, một xu hướng hay một trào lưu văn học, một tác giả, một tác phẩm hay một nhân vật, một chi tiết văn học. Như vậy muốn làm tốt bài nghị luận văn học, người viết phải có những kiến thức, hiểu biết cơ bản đối với những tác phẩm văn học mà mình muốn bàn luận hoặc đánh giá. 
Mặt khác, trong nghị luận văn học thì kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là một kiểu bài khá quen thuộc. Bài nghị luận văn học về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thường được chia thành các kiểu bài cụ thể: bàn về nhân vật, bàn về nội dung, chủ đề hoặc một yếu tố nghệ thuật của truyện. Đó chính là những vấn đề mà tác giả gửi gắm vào đó những suy tư, những trãi nghiệm, những cách nhìn nhận của mình đối với cuộc sống và con người trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nó chính là một trong những bức tranh tái hiện lại một thời đại đang diễn ra hay đã xa rồi của đất nước, con người.
 Riêng trong chương trình Ngữ văn 9, đối với kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), các em chủ yếu được nghị luận về nhân vật hoặc chủ đề tác phẩm. Những vấn đề này tương đối gần gũi với các em trong quá trình học văn bản. Bên cạnh đó, trên cơ sở xác định được trọng tâm của kiểu bài, giáo viên cần hướng dẫn học sinh các bước tiến hành để có được những kiến thức cơ bản về nội dung mà mình muốn nghị luận. Sau đây là những bước giáo viên tiến hành thực hiện nhằm giúp học sinh làm bài nghị luận đạt kết quả tốt. 
Hướng dẫn học sinh trong giờ học tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Chúng ta biết rằng môn học Ngữ văn bao gồm ba phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Đặc biệt chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình học sinh được tiếp thu kiến thức cũng như rèn kỹ năng làm bài. Hơn nữa, khi làm bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) học sinh lại sử dụng chính những nội dung đã học phục vụ cho việc đánh giá, nêu ý kiến của mình. Trong giờ văn giáo viên thực hiện các thao tác sau: 
Hướng dẫn học sinh tóm tắt tác phẩm (hoặc đoạn trích):
Việc làm này thoạt đầu nghe có vẻ không cần thiết. Tuy nhiên, tất cả các tác phẩm (hoặc đoạn trích) trong chương trình, học sinh được tiếp xúc đầu tiên chính là trong giờ học văn bản. Các đoạn trích học sinh được học tương đối dài nên các em khó nắm bắt hết toàn bộ văn bản. Do đó, để có thể có được những kiến thức trọng tâm, các em cần nằm được các chi tiết chính của tác phẩm hay nói cách khác chính là các em phải biết tóm tắt tác phẩm. Khi các em tóm tắt được tác phẩm nghĩa là các em đã có cái nhìn chung đối với tác phẩm và nhân vật. Đó là điều cần thiết khi học sinh thực hành làm bài nghị luận.
Trong thực tế, không phải học sinh nào cũng chịu khó đọc hết văn bản và tóm tắt các ý chính xoay quanh nhân vật. Nhằm giúp học sinh thực hiện tốt hoạt động này, giáo viên yêu cầu các em đọc văn bản trước, trả lời các câu hỏi giáo viên nêu ra xoay quanh các nhân vật chính. Thông qua việc trả lời câu hỏi các em sẽ nắm được những yếu tố trọng tâm cần biết.
Ví dụ: Trước khi học tác phẩm “ Làng” của Kim lân, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau vào vở soạn văn của mình:
Những điểm chính về nhà văn Kim Lân?
Truyện ngắn này viết về ai? Nhân vật ấy có tình cảm như thế nào đối với làng quê của mình?
Ông Hai đã nghe tin gì về làng Chợ Dầu của mình? Lúc ấy tình cảm của ông Hai ra sao? Những ngày sau đó, tâm tư tình cảm của ông như thế nào? 
Câu nói: “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”thể hiện điều gi đang xảy ra trong tâm trí ông Hai?
Cuối đoạn trích tâm trạng ông Hai như thế nào? Vì sao?
Hãy viết đoạn văn xâu chuỗi các nội dung vừa tìm được. (Tóm tắt đoạn trích)
Trong giờ học, sau khi đọc tác phẩm, giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích theo ý của mình. Đó chính là dịp các em thể hiện khả năng của mình. Giáo viên cho điểm khuyến khích những học sinh có nội dung tốt nhằm động viên tinh thần các em và khích lệ các học sinh khác.
Sau khi học sinh trình bày phần tóm tắt của mình, giáo viên cung cấp cho các em một bài tóm tắt tác phẩm (hay đoạn trích) đầy đủ. Việc làm này rất cần thiết. vì không phải tất cả học sinh đều có khả năng tóm tắt tác phẩm tốt mặc dù các em đã được giáo viên hướng dẫn. Việc cung cấp phần tóm tắt của giáo viên sẽ giúp các em đối chiếu với bài làm của mình hay những em chưa thực hiện tốt phần này có t ... ảm cách mạng, tình cảm của những người đồng chí. Truyện ngắn Chiếc lược ngà là bài ca về tình cha con, tình đồng đội  là bài ca ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các thế hệ người Việt Nam trong những năm kháng chiến chống giặc cứu nước.
Kết bài trong bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là một việc làm đòi hỏi người viết phải có cái nhìn nhận, khẳng định lại vấn đề mình vửa đánh giá. Bên cạnh đó, nó cũng khẳng định được năng lực của người viết đối với nội dung vấn đề mà mình bàn luận, đồng thời cũng gợi được sự đồng cảm của người đọc đối với nội dung bài viết.
Khi đặt dấu chấm kết thúc trong phần kết bài cũng là lúc người viết hoàn thành xong quá trình tìm hiểu, khám phá cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm. người viết sẽ cảm thấy hài lòng hay chưa hài lòng đều thể hiện rõ sau khi đặt bút xuống. Một bài viết tốt là khi người viết cảm thấy thật thú vị và hài lòng khi đã trình bày hết tất cả những suy tư, cảm nhân cũng như những hiểu biết đối với tác phẩm, có sự đồng cảm cùng cuộc đời và số phận nhân vật cũng như những chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Hướng dẫn đọc và sửa chữa bài: 
 	Có thể nói đây là bước mà học sinh hay bỏ qua. Đa số các em rất “sợ” khi thực hiện bước này. Trước tiên đó chính là vấn đề tâm lí. Nhiều học sinh sợ khi đọc lại sẽ thấy bài không hay và như vậy sẽ không còn thời gian để làm lại bài. Nhưng cũng có thể có một vài học sinh chưa chú tâm vào bài viết, chỉ mong sao viết bài thật nhanh rồi ngồi chơi chứ không quan tâm bài viết như thế nào. Hoặc không quan tâm đến kết quả cuối cùng qua phần đánh giá của giáo viên.
	Trước hết giáo viên cần khẳng định với các em rằng bốn bước trong quá trình làm bài không bước nào nặng, bước nào nhẹ, chúng đều có vai trò quan trọng như sau. Mỗi bước có một nhiệm vụ riêng và mục đích cuối cùng là giúp người làm bài hoàn chỉnh bài viết của mình. Các em không cần quá nhiều thời gian cho bước này. Trong thời gian 90 phút làm bài các em chỉ cần dành cho bước này khoản 5 phút là đủ. Việc đọc lại bài sẽ giúp các em điều chỉnh kịp thời những từ mình dùng sai ý nghĩa làm mất hoặc sai lệch nội dung, hoặc có thể điều chỉnh câu, tách câu để bài viết mạch lạc.
 	Một việc làm nhỏ này chính là bước cuối cùng hoàn chỉnh bài viết. Nó giúp các em có định hướng tốt hơn trong việc sử dụng từ ngữ hoặc các phương tiện liên kết khi thực hành những bài viết khác nhau.
	* Lưu ý: Giáo viên có thể hướng cho học sinh phân thời gian khi làm bài viết trong thời gian 90 phút cụ thể như sau:
- Tìm hiểu đề, tìm ý: 5 - 7 phút
- Lập dàn ý: 10 - 13 phút
- Viết bài: 60 - 65 phút
- Đọc lại và sửa chữa: 5 phút
	Một khi các em đã chủ động trong việc phân thời gian thì các em sẽ chủ động hơn trong việc viết bài. Tránh trường hợp không kịp giờ vì phân bố thời gian chưa hợp lí và có khi bài làm không đầy đủ ba phân theo bố cục. Nếu chỉ còn khoản 10 phút mà các em chưa viết xong phần thân bài, các em có thể điều chỉnh rút gọn luận cứ trong phần thân bài và viết ngay phần thân bài. Đó chính là một kinh nghiệm trong quá trình làm bài. Như vậy nhìn tổng thể các em vẫn đảm bảo hệ thống luận điểm mà bài làm vẫn thực hiện trọn vẹn các phần từ mở ra những ý kiến đánh giá à triển khai làm sáng tỏ vấn đề à khép lại, kết thúc vấn đề đáp ứng yêu cầu của đề bài cũng như ý kiến của cá nhân đối với tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Kết quả và hiệu quả phổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn:
Từ thực tế giảng dạy, sau khi áp dụng các hoạt động vào quá trình hướng dẫn học sinh, tôi nhận thấy đa số các em có những nhận thức tốt về kiểu bài này. Hơn nữa nhiều em đã biết áp dụng vào bài làm của mình. Do đó kết quả bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (Bài viết số 6) tốt hơn những bài làm trước, và khi học tác phẩm truyện ở học kì II nhiều em biết tóm tắt và nắm những ý chính của bài học tốt hơn
*Kết quả: Bài viết số 6
Lớp
Sĩ số
0à2,5
3à4,5
5à6,5
7à8,5
9à10
TBä
98
30
0
4
18
8
26
99
27
0
0
20
7
27
*Kết quả học sinh thực hiện tóm tắt văn bản trước khi học theo yêu cầu của giáo viên:
Lớp 
Sĩ số
Học kỳ I
Học kỳ II
Thực hiện
Không thực hiện
Thực hiện
Không thực hiện
98
30
15
15
27
3
99
27
12
15
25
2
Kết quả trên tuy chưa cao so với mong muốn của giáo viên nhưng rõ ràng trong các em đã có sự chuyển biến trong học tập. Các em đã nhận thức được việc chủ động trong học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp các em có những kiến thức để thực hiện tốt bài làm trong kỳ thi tuyển vào lớp 10 sắp đến. Chính những chuyển biến trong suy nghĩ và hành động này mà giờ học Ngữ văn ở học kỳ II các em học tích cực hơn. Giờ học vì thế cũng nhẹ nhàng và thú vị hơn.
Việc ứng dụng sáng kiến này giáo viên không thể thực trong một thời gian ngắn mà hoàn tất được. Ngay từ học kỳ I, khi học những tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), trong các giờ học văn bản giáo viên đã có những định hướng, chuẩn bị tâm lý cho học sinh để các em tham gia học tốt ở học kỳ II. Việc làm này đòi hỏi giáo viên sự nỗ lực, tình thương yêu, sự tận tình trong giảng dạy, sự nhẹ nhàng với học sinh, khuyến khích kịp thời khi học sinh có sự nỗ lực phấn đấu. Điều đó tạo cho học sinh sự đồng cảm, thích thú mỗi khi học giờ văn. 
* Những việc cần làm khi thực hiện sáng kiến này:
Giáo viên cần cho học sinh thấy rõ mỗi phần trong toàn bài văn nghị luận có một chức năng khác nhau. Chúng bổ sung hoàn chỉnh cho nhau để bài văn trọn vẹn. Trong quá trình viết bài, các em cần có sự tư duy, vận dụng vốn từ ngữ, vốn hiểu biết của mình vào bài viết để các ý trong bài thêm phong phú; cần sử dụng tốt những chi tiết trong tác phẩm để làm sáng tỏ cho nhận định, đánh giá của mình; cần phải xây dựng hoàn chỉnh từng đoạn văn làm sáng tỏ từng luận điểm đã xác định trong khi lập dàn ý và giữa các đoạn văn trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Người giáo viên cần nhẹ nhàng giúp các em tìm hiểu tác phẩm, khơi gợi ở các em những cảm xúc về nhân vật, nội dung, chủ đề hay nghệ thuật của văn bản. Điều quang trọng là giáo viên cần phải tôn trọng, ghi nhận và tuyên dương những cảm nhận suy nghĩ “lạ” của học sinh đối với những vấn đề trong tác phẩm. Nếu đó là những cảm nhận, đánh giá hay, giáo viên cần tuyên dương và khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi, suy nghĩ để có được những cảm nhận đặc sắc khác. Từ đó nâng cao hơn tình yêu của các em đối với tác phẩm văn học. Ngược lại, nếu có những suy nghĩ, cảm nhận “lệch hướng”, giáo viên cũng không nên nóng nảy, vội vàng mà cần phải bình tĩnh, tế nhị tìm hiểu và hướng các em trở vào con đường đúng để có những suy nghĩ, cảm nhận về vấn đề tốt hơn. Có như thế thì mới có thể tạo tâm lý thảo mái cho các em trong quá trình học văn.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh, giáo viên cũng phải có những đoạn văn tiêu biểu cho học sinh tham khảo. Chỉ có như vậy thì những em học sinh yếu mới có cơ sở để rèn luyện viết đoạn, làm bài, những em có năng khiếu văn sẽ có thêm những kiến thức để phục vụ tốt cho quá trình làm bài của mình. Đoạn văn này có thể do giáo viên viết hoặc có thể tham khảo những đoạn văn khác. 
Giáo viên khuyến khích học sinh tăng cường đọc tác phẩm, đây là thói quen mới mà các em phải cố gắng mới thực hiện được, thậm chí cả tham khảo các bài văn mẫu. Tuy nhiên giáo viên phải lưu ý học sinh rằng những bài văn mẫu chỉ dùng để tham khảo, để rèn luyện cách xây dừng dàn bài, viết đoạn văn. Đó không phải làm bài các em sao chép để nộp cho giáo viên khi làm bài. Điều đó tác hại không lường đến úa trình học tập của các em. Một khi tham gia các cuộc thi khác thì các em lấy đâu ra “mẫu” để sao chép. Hơn nữa trong tâm trí các em sẽ không động lại bất cứ một kiến thức nào về môn học cũng như những nội dung kiến thức cơ bản nhất. Lúc này các em có khác gì những con vẹt, nhại lại bài của người khác.
Tác phẩm văn học chính là những đứa con tinh thần của các nhà văn. Những tư tưởng, suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống của họ được thể hiện trên những trang giấy, trong những câu từ với niềm xúc động lắng sâu mà họ muốn cống hiến cho đời. Sự đồng cảm của người đọc chính là những món quà vô giá đối với tác giả. Nó chính là động lực để họ tiếp tục sáng tác và sống. Mỗi chúng ta cần hiểu đúng, đặt mình trong bối cảnh lịch sử của tác phẩm để có cái nhìn toàn diện, sự đánh giá chính xác đối với nhân vật và sự kiện trong tác phẩm, có những so sánh liên tưởng với cuộc sống hiện tại để thấy sức sống mạnh mẽ của một tác phẩm cũng như giá trị của nó trong nền văn học Việt Nam. 
Đối với một giáo viên dạy môn Ngữ văn, niềm hạnh phúc lớn nhất chính là mình đã truyền được cho học sinh những cảm nhận, những suy ngẫm, giúp các em có được những kiến thức cơ bản của môn học, tạo cho các em thói quen chủ động trong học tập cũng như có được những cảm xúc chân thành khi tiếp xúc với nhân vật trong tác phẩm. Đẹp biết bao khi ta thấy những ánh mắt long lanh sáng khi chăm chú nghe cô giảng bài, sự tranh luận sôi nổi khi bàn về một vấn đề nào đó trong tác phẩm hoặc có thể những các chặc lưỡi, thở dài khi đối diện với các nhân vật, với những hành động hay lời nói của chính họ.
Sau nhiều năm dạy Văn lớp 9 ở một trường học thuộc vùng ven thành phố, tôi nhận thấy các em học sinh ở đơn vị mình có nhiều thiệt thòi hơn so với học sinh các trường nội thị. Thứ nhất các em ít có điều kiện tiếp xúc với những tác phẩm văn học do trường ở khá xa thư viện tỉnh và trong thư viện nhà trường cũng không có đủ các tác phẩm để phục vụ cho việc đọc và nghiên cứu. Thứ hai các em ít được sự quan tâm của gia đình. Phần lớn cha mẹ các em đi biển hoặc buôn bán nên không có thời gian chăm sóc việc học tập của con. Việc học gần như khoán trắng cho trường. Đó cũng chính là khó khăn cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học. 
Với mong muốn học sinh học tốt hơn, kiến thức các em được nâng cao và kết quả học tập của các em cuối năm tốt hơn cũng như rèn luyện cho các em những kỹ năng làm bài tốt, bản thân tôi luôn cố gắng suy nghĩ tìm tòi những hướng đi mới nhằm truyền thị cho học sinh những cách làm tốt nhất của phân môn tập làm văn. Bên cạnh đó tôi còn học hỏi ở đồng nghiệp để không ngừng trau dồi cho mình những kỹ năng sự phạm, nâng cao tay nghề để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. tất nhiên đây chính là những hướng đi mới của cá nhân tôi nên không thể không có những thiếu sót trong cách trình bày, diễn đạt rất mong sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô để việc thực hiện sáng kiến này đi vào chiều sâu, góp phân nâng cao năng lực cảm thụ và viết văn của học sinh. 
 Mỹ Hải, ngày 10 tháng 3 năm 2012
 Người viết
 Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
 Nhận xét của Hội đồng xét duyệt Sáng kiến Trường THCS Trần Hưng Đạo
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Chủ tịch Hội Đồng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc