Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội

I. MỤC TIÊU: Giúp HS.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng

 đặc biệt là hình thứuc rút gọn lập luận của các câu TN.)

 - Học thuộc lòng các câu TN. Sưu tầm được một số câu TN đồng nghĩa, trái nghĩa với các câu TN

 đã học.

 - GDHS yêu cầu văn học dân gian.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Thầy: Thiết kế bài giảng.

2. Trò: Soạn bài, sưu tầm thêm tục ngữ về con người và xã hội.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :11/1 /2008 Tuần 20
Ngày dạy :13/1 /2008 Tiết 77
I. MỤC TIÊU: Giúp HS. 
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng 
 đặc biệt là hình thứuc rút gọn lập luận của các câu TN.)
 - Học thuộc lòng các câu TN. Sưu tầm được một số câu TN đồng nghĩa, trái nghĩa với các câu TN 
 đã học. 
 - GDHS yêu cầu văn học dân gian. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 	
1. Thầy: Thiết kế bài giảng. 
2. Trò: Soạn bài, sưu tầm thêm tục ngữ về con người và xã hội.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’) 	
- Đọc thuộc và câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã học. Theo em
 câu nào hay nhất? Sâu sắc nhất? Vì sao? Câu nào dễ hiểu nhất? 
- Em có biết câu TN nào nói về địa phương mình không? Nếu biết hãy đọc lên và 
 giải thích? Nếu không hãy đọc 3 câu TN mà em biết. 
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 Tục ngữ là những lời hay ý đẹp,là sự kết tinh kinh nghiệm,trí tuệ của nhân dân qua bao đời.Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất,tục ngữ còn là kho bấu,những kinh nghiện dân gian về con người,xã hội.Dưới hình thức những lời nhận xét,khuyên nhủ,tục ngữ truyền lại những bài học bổ ích,vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người,trong cách học,cách sống và ứng xử hằng ngày.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
5’
28’
3’
3’
 HOẠT ĐỘNG 1: HDHS ĐỌC, GIẢI THÍCH TỪ KHÓ
GV. Yêu cầu 2, 3 HS đọc văn bản. Chú ý giọng đọc cần chậm rãi, rõ ràng, ngắt nhịp giữa hai vế đối trong câu. 
GV. Đọc mẫu,HS đọc văn bản theo HD của GV. HS khác lắng nghe và nhận xét. 
GV. Cho HS tìm hiểu chú thích trong SGK kết hợp khi tìm hiểu từng câu cụ thể. 
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU VĂN BẢN
H. Em hãy xác định đề tài tổng quát của chùm tục ngữ và cấu trúc phân tích? 
HS. Đây là nhóm tục ngữ nói về giá trị con người và những 
 phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có về cuộc sống 
 trong sạch, tinh thần học hỏi, lòng nhân ái và lòng biết 
 ơn. Có thể chia thành 2 nhóm nhỏ để phân tích. 
HS.Tìm hiểu câu TN 1. 
H. Em hiểu thế nào về các từ mặt người và mặt của? 
HS. Không phải là cái mặt con người hay mặt ngoài của của cải mà là nói đến “ sự có mặt của con người và của cải, sự giàu có” Ta hay nói: + Người làm ra của.
 + Con người còn của.
 + Người sống đống vàng. 
H. Cách dùng từ “mặt” trong câu tục ngữ là dùng từ đồng âm hay chuyển nghĩa? ( Chuyển nghĩa ). 
H. Phép so sánh trong câu này gọi là phép so sánh gì? 
HS. So sánh cân bằng có tính đại lượng: Một > < người. 
 à Khẳng định sự quý giá của con người so với của cải.
H. Câu TN này thường được sử dụng trong trường hợp nào? 
HS. Phê phán những người coi của cải quý hơn con người, thể hiện triết lý sống của nhân dân. Đặt con người lên trên mọi của thứ của cải vật chất. 
HS phân tích câu TN 2. 
H. Câu tục ngữ này có ý nghĩa gì? Nghĩa đen và nghĩa bóng? 
HS. Nghĩa đen: Răng, tóc là một trong những bộ phận quan
 trọng của cơ thể con người. 
 Nghĩa bóng: Răng tóc thể hiện một phần hình thức của 
 con người và góp phần tạo nên vẻ đẹp của con người. 
H. Câu tục ngữ trên có thể được sử dụng trong các trường hợp nào? Đưa ra câu tục ngữ tương tự? 
H. Cách so sánh ở câu tục ngữ này khác gì với câu 1? 
HS. Dùng từ “là” có tính khẳng định hơn. 
GV khái quát 2 câu TN trên: 
TN tôn vinh giá trị con người và khuyên con người biết cách làm đẹp ở các phương diện hình thứuc quan trọng. 
HS tìm hiểu câu TN 3: 
H. Câu tục ngữ này có ý nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng)? 
HS. Câu tục ngữ gồm 2 vế, đối rất chỉnh, 2 vế cùng diễn đạt 
 một ý, bổ sung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau. 
 Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù sạch vẫn
 phải ăn mặc cho thơm tho. 
Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong
 sạch, không vì nghèo mà làm điều xấu xa, tội lỗi. 
H. Những trường hợp nào nên sử dụng câu TN này? 
HS. Dù nghèo khổ vẫn phải giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. 
H. Tìm những câu TN tương tự? 
HS tìm hiểu câu TN 4.
H. Các em có nhận xét gì về cấu tạo của câu tục ngữ này? 
HS. Câu tục ngữ vừa có 4 vế vừa đẳng lập, vừa bổ sung cho nhau. 
 + Điệp từ “học” lập 4 lần vừa nhấn mnạh vừa mở ra những điều con người cần phải học. 
H. Em hiểu ý nghĩa của vế 1 và vế 2 như thế nào? 
HS. Cách ăn uống, nói năng thể hiện trình độ văn hoá, nếp sống, tính cách, tâm hồn của con người. Ăn nói đều phải có nghệ thuật, có mđ, vì thế ăn cũng phải học, nói cũng phải học. 
H. Ý nghĩa của vế 3 và 4 là gì? 
GV gợi ý: Cuốn kể chuyện thành ngữ, tục ngữ. NXB khoa học XH, Hà Nội 1988 viết: 
“ Các cụ kể rằng, ở Hà Nội trước đây có một số gia đình giàu sang thường gọi bước chấm vào lá chuối xanh, đặt vào một cái chen xinh bày lên mâm. Lá chuối tươi giòn dễ gãy rách khi gập gói, dễ bật tung khi mở. Người gói phải khéo tay mới gói được. Người ăn phải biết mở gói nước chấm sao cho khỏi bắn tung toé ra ngoài chén, vào quần áo người ngồi bên cạnh. Biết gói, biết mở trong trường hợp này được coi là một tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp. Như vậy, để biết gói và mở nước chấm ra ăn đều phải học”. 
+ “Học gói, học mở”: Học để biết làm, biết cách cử xử và giao tiếp với người khác..
H. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên con người điều gì? 
H. Câu tục ngữ 3 và 4 nói đến phẩm chất gì trong lối sống của con người? 
HS. Con người cần phải giữ gìn phẩm chất trong sạch dù nghèo đói và phải học cách ăn nói, cư xử lịch sự, lịch thiệp. 
 HS tìm hiểu câu 5 + 6. 
H. Hai câu tục ngữ này có mâu thuẫn với nhau không? 
HS. Thảo luận, trả lời. 
Câu 6 không có nghĩa là thầy thua bạn, mà là ngoài học thầy còn cần phải học thêm bạn, học thầy có khi không thuận lợi bằng học bạn. Vì bạn luôn ở bên ta nên dễ gặp, dễ hỏi, dễ thông cảm. học thầy là quyết định nhưng nếu học thêm bạn thì càng tốt Như vậy ý 2 câu tục ngữ không mâu thuẫn với nhau mà bổ sung cho nhau và vấn đề cao yếu tốt quyết định là “thầy”. 
H. Em có nhận xét gì về cách lập luận khác nhau của 2 câu tục ngữ? 
HS. Câu 5: Lập luận theo quan hệ điều kiện, kết quả.
 Nếu không thầy thì mày không thể làm nên. 
 Câu 6. Lập luận theo quan hệ so sánh không ngang 
 bằng: Học thầy không bằng học bạn. Theo nghĩa 
 bằng đã nói trên. 
GV. Khái quát câu 5+6: HS liên hệ với thực tế học tập. 
GV. Nêu một vài câu tục ngữ tương tự :
( Muốn sang thì bắt cầu kiều., Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).
HSTìm hiểu câu TN 7+8: 
H. Hai câu tục ngữ nói về phẩm chất gì của con người? (Lòng nhân ái và lòng biết ơn). 
H. Tại sao nói câu 8 là câu tục ngữ sử dụng phép so sánh ngầm. Sự việc, sự vật được dùng để so sánh là gì? Phẩm chất được đưa ra so sánh là phẩm chất gì? 
HS. Dùng việc “ăn quả, trồng cây” và quan hệ của 2 sự việc đó để nói về lòng biết ơn của người hưởng thụ sản phẩm tinh thần và vật chất của xã hội đối với những người đã sáng tạo ra các sản phẩm đó. 
HS tìm hiểu câu TN9. 
H. Em hiểu (một, một cây, ba, ba cây) trong câu TN là gì? 
HS. Một, ba không có nghãi là trình tự số lượng đếm mà là “ít” và “số nhiều”. Một cây là “ít cây”, nghĩa rộng là “số ít” có thể là người, vật, việc. Ba cây là “nhiều cây”, nghĩa rộng là “số nhiều” (có thể là người, vật, việc). 
H. Em hiểu thế nào về nghĩa từ “non” và “núi cao” ?
HS. Đó có thể là việc lớn, thành công lớn, sự nghiệp lớn.
H. Em hiểu thế nào là từ “chụm” ? 
HS. Kết lại với nhau một cách gắn bó để từ nhiều trở thành một. 
H. Aån dụ này có ý nghĩa ntn? Hoặc câu tục ngữ muốn khuyên răn con người điều gì? 
HS. Số ít không làm được việc gì. Số nhiều hợp lại làm nên việc lớn, sức mạnh đơn độc khó thành công, sức mạnh tập thể làm nên sự nghiệp.
H. Nêu câu tục ngữ có hàm ý tương tự? 
 + Đoàn kết là sức mạnh. 
 + Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. 
 + Thành công, thành công, đại thành công.
 ( Hồ Chí Minh )
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS TỔNG KẾT. 
H. 9 câu tục ngữ trên có đề tài chung là gì? có đặc điểm nghệ thuật chung như thế nào?
H. Giá trị chân lí của những câu tục ngữ đó?
GV. Tổng kết toàn bộ quá trình phân tích khái quát theo ghi nhớ SGK/13
HOẠT ĐỘNG 4: HDHS LÀM BÀI TẬP. 
Tìm tục ngữ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với những câu tục ngữ ở bài 13 (Làm ở nhà)
I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHÚ
 THÍCH. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 
Câu 1:
Một mặt người bằng mười mặt của.
à Đặt con người lên trên 
 mọi thứ của cải vật chất. 
Ví dụ: 
Người sống hơn đống vàng. 
Câu 2: 
Cái răng, cái tóc là góc con người. 
à Khuyên nhủ, nhắc nhở 
 mọi người phải biết giữ 
 gìn răng cho sạch đẹp, 
 thể hiện cách đánh giá, 
 bình phẩm con người qua 
 một phần hình thức đó. 
Ví dụ: 
 Một yêu tóc bỏ đuôi gà. 
 Hai yêu răng trắng như 
 ngà dễ thương. 
Câu 3: 
 Đói cho sạch, rách cho 
 thơm. 
à Khuyên nhủ, nhắc nhở 
 con ngươig dù trong hoàn
 cảnh khó khăn thiếu thốn
 vẫn phải giữ gìn nhân 
 cách, giáo dục con người 
 phải có lòng tự trọng. 
Ví dụ: 
 Giấy rách phải giữ lấy lề. 
 No nên bụt, đói nên ma.
Câu 4: 
 Học ăn, học nói, học gói, 
 học mở. 
à Con người muốn sống có văn hoá lịch sự đều phải học hỏi, rèn luyện để mọi hành vi ứng xử của mình đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, có văn hoá và nhân cách. 
Câu 5:
 Không thầy đố mày làm 
 nên. 
Câu 6: 
Học thầy không tày học 
 bạn.
à Con người cần phải biết học hỏi, học thầy và học bạn. 
Câu 7: 
 Thương người như thể 
 áti niệm ủa 2 câu TN thương thân
Câu 8:
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
à Lòng nhân ái và lòng 
 biết ơn. 
Câu 9: 
Một cây làm chẳng nên non. 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 
à Nghệ thuật ẩn dụ. 
à Nêu lên một chân lí sức
 mạnh của sự đoàn kết. 
GHI NHỚ: SGK/13
IV. LUYỆN TẬP. 
* Đồng nghĩa : 
 1. Người sống hơn đống 
 vàng. 
 2. Uống nước nhớ nguồn. 
* Trái nghĩa :
 1. Của trọng hơn người. 
 2. Ăn cháo đá bắt. 
4. CỦNG CỐ: (3’)
- Đọc diễn cảm 9 câu tục ngữ. Nội dung và nghệ thuật của câu TN. 
- HS đọc ghi nhớ, qua bài học, em học tập được điều gì cho bản thân mình trong cuộc sống. 
5. DẶN DÒ: (2’)
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK/13
- Học thuộc 9 câu tục ngữ, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa. 
- Đọc thêm và tim hiểu ý nghĩa của từng câu tục ngữ Việt Nam và tục ngữ nước ngoài trong SGK. 
 Có thể so sánh xem chúng gần giữ với các câu tục ngữnào của nước ta? 
- Nghĩ và viết một đoạn văn có tình huống sử dụng câu tục ngữ 3 + 4. 
- Soạn bài: RÚT GỌN CÂU. 
 + Thế nào là rút gọn câu. Cách dùng câu rút gọn? 
 + Xem các bài tập SGK/16,17,18. Đọc ghi nhớ SGK/16. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 77.doc