Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn NL và mối quan hệ của chúng với nhau.

 - Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong 1 văn bản mẫu.

 - Biết xây dựng luận điểm, luận cứ, triển khai lập luận theo 1 đề bài.

 - GDHS biết cách làm hoàn chỉnh bài văn NL.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng

- Học sinh: Soạn bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4) – Thế nào là văn nghị luận?

- Văn nghị luận thường có đặc điểm chung là gì?

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

 Văn miêu tả,kể chuyện.tác động,gây ảnh hưởng tới người đọc nhưng không bắt buột. Ngược lại văn nghị luận tác động ,gây ảnh hưởng mạnh mẽ,tích cực.Nó tác động trực tiếp vào người đọc,người nghe bởi đặc tính của nó.Đối tượng của văn nghị luận là vấn đề,làm nên bài văn nghị luận là luận điểm,luận cứ và lập luận.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :14/1 /2008 Tuần 21
Ngày dạy :16/1/2008 Tiết 83
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn NL và mối quan hệ của chúng với nhau.
 - Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong 1 văn bản mẫu.
 - Biết xây dựng luận điểm, luận cứ, triển khai lập luận theo 1 đề bài.
 - GDHS biết cách làm hoàn chỉnh bài văn NL.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng 
- Học sinh: Soạn bài 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) 
2. KTBC: (4’) 	– Thế nào là văn nghị luận?
- Văn nghị luận thường có đặc điểm chung là gì?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
 Văn miêu tả,kể chuyện....tác động,gây ảnh hưởng tới người đọc nhưng không bắt buột. Ngược lại văn nghị luận tác động ,gây ảnh hưởng mạnh mẽ,tích cực.Nó tác động trực tiếp vào người đọc,người nghe bởi đặc tính của nó.Đối tượng của văn nghị luận là vấn đề,làm nên bài văn nghị luận là luận điểm,luận cứ và lập luận.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
16’
5’
14’
HOẠT ĐỘNG 1: GVHDHS CHIẾM LĨNH KHÁI NIỆM LUẬN ĐIỂM LUẬN CỨ, LẬP LUẬN:
GV. Củng cố lại khái niệm luận đề.
* Luận đề: Là chủ đề nghị luận cần phân tích và
 đánh giá.
- Cần phân biệt luận đề trong đề nghị luận với các yêu
 cầu giải quyết luận đề đó. (hiểu bài, giới hạn tư liệu,
 xuất xứ)
GV. Giới thiệu, HDHS tìm hiểu văn bản: 
 “Học thầy học bạn”
HS. 2 HS đọc văn bản “Học thầy, học bạn”
H. Luận đề của bài văn là gì?
HS. Quan hệ giữahọc thầy và học bạn
H. Luận điểm (ý chính) nói về học thầy thể hiện ở 
 câu nào?
H. Luận điểm (ý chính) nói về học bạn thể hiện ở 
 câu nào?
H. Nói về quan hệ giữa học thầy và học bạn, bài văn nêu
 lên luận điểm (ý chính) nào?
H. Nói về học thầy, bài văn đưa ra các luận cứ (ý phụ)
 nào? Trong các luận cứ đó đâu là lý lẽ, đâu là dẫn
 chứng?
H. Nói về học bạn, bài văn đưa ra các luận cứ (ý phụ) nào?
 Trong các luận cứ đó, đâu là lý lẽ, đâu là dẫn chứng?
HS. Tìm trong luận điểm 2, trả lời
H. Các luận cứ (ý phụ) để giải thích luận điểm nói về 
 quan hệ giữa học thầy và học ban thể hiện ở ý nào?
HS . Nêu các luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm nói 
 về quan hệ giữa học thầy và học bạn.
GV. Theo dõi, nhận xét, đánh giá,rút ra kết luận.
H. Em có nhận xét gì về cách sắp xếp, liên kết các luận
 điểm và các luận cứ trong một luận điểm? 
 ( Câu hỏi khó, dành cho HS giỏi )
GV giảng, nhấn mạnh: Có luận điểm đặt ở đầu đoạn văn (diễn dịch), có luận điểm đặt ở cuối đoạn văn (quy nạp). Luận điểm (2) nói về học bạn nói với luận điểm (1) nói về học thầy qua từ “nhưng” tạo nên sự tương phản cần phải giải thích. Luận cứ (dẫn chứng) đặt trước luận cứ lí lẽ khi nói về luận điểm “học thầy”. Cũng như vậy, khi lập luận về luận điểm nói về “học bạn”. Trong lập luận có đặt ra câu hỏi để kích thích tư duy người đọc “Ở đây người thầy” Luận cứ cuối cùng bài văn tạo nên một sự khái quát cao có ý nghĩa thực tế để kết thúc lập luận về mối quan hệ giữa học thầy và học bạn.
HOẠT ĐỘNG 2. GV KHÁI QUÁT CÂU TRẢ LỜI VỀ KHÁI NIỆM:
H.Vậy qua tìm hiểu bài văn “Học thầy, học bạn” em hiểu thế nào là luận đề, luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong văn bản nghị luận.
HS. Dựa vào phần ghi nhớ SGK/19 trả lời.
2HS. Đọc ghi nhớ SGK/19.
HOẠT ĐỘNG 3. GVHDHS LÀM BÀI TẬP SGK
H. Tìm luận đề, luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”
Nhận xét về cách thuyết phục của bài văn ấy?
GV gợi ý: Cần xem đề bài đã khớp với nội dung bài chưa,
 nên xác định luận điểm của bài văn:
 Có thể nêu luận đề chính xác hơn là: “Cần tránh các thói
 quen xấu trong đời sống XH”. Vì nội dung của bài nói
 nhiều về thói xấu.
H. Tìm các biểu hiện của thói quen xấu để phát hiện luận
 cứ (dẫn chứng) về thói quen xấu?
H. Tìm các thói quen tốt để phát hiện luận cứ (dẫn chứng)
 về thói quen tốt?
H. Tìm các biểu hiện về ý thức không sửa của thói quen
 xấu để tìm luận cứ (dẫn chứng) về ý thức đó?
H. Tìm cách mở bài, kết bài cách sắp xếp luận cứ, trình
 bày luận cứ để thấy được cách lập luận?
Lập luận:
 + Luôn dậy sớm là thói quen tốt
 + Hút thuốc lá là thói quen xấu
 + Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày
 + Có nên xem lại mình từ mỗi người
I. LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ
 VÀ LẬP LUẬN:
* Văn bản:
HỌC THẦY, HỌC BẠN
1. Luận điểm:
- Nói về học thầy : “Nhân dân
 ta  mỗi người”.
- Nói về học bạn: “Nhưng trong
 cuộc sống đáng học”.
- Nói về quan hệ giữa học thầy
 và học bạn “Hai câu tục ngữ
  toàn diện”.
2. Luận cứ:
- Nói về học thầy:
 + Mỗi người trong đời, dù làm
 việc gì, muốn thành công
 phải có thầy (lý lẽ).
 + Học thầy là quan trọng nhất 
 (lý lẽ).
 + Tục ngữ: “Không thầy đố
 mày làm nên “(dẫn chứng
 văn học).
- Nói về học bạn:
 + Phải học ở người cùng trang
 lứa, cùng nghề nghiệp (lý lẽ)
 + Ta cần khiêm tốn học bạn
 bè.
 + Tục ngữ: Học thầy không tày
 học bạn (Dẫn chứng văn học).
- Nói về quan hệ giữa học thầy và bạn:
 + Không hề hạ thấp vị trí của
 người thầy (lý lẽ)
 + Ai đáng học thì đó là thầy
 (lý lẽ)
 + Thông thường người ta chỉ
 nhận đấng bề trên là thầy (lí
 lẽ).
 + Đề cao học bạn là do học
 bạn bè dễ dàng hơn trong
 việc truyền thụ kinh nghiệm.
3. Lập luận:
* GHI NHỚ .SGK/19
 (Học thuộc lòng)
III. LUYỆN TẬP:
Luận đề: CẦN TRÁNH CÁC THÓI QUEN XẤU TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
a. Các biểu hiện về thói quen
 xấu:
- Hút thuốc lá, hay cáu giận,
 mất trật tự.
- Vứt rác bừa bãi ra cửa, ra
 đường.
- Biến các xóm nhỉ, con mương
 thành nơi vứt rác.
- Ném cốc vỡ, chai vỡ ra đường.
b.Các biểu hiện của thói quen
 tốt:
- Dậy sớm, giữ lời hứa, đúng
 hẹn, đọc sách.
c. Các biểu hiện về ý thức
 không sửa của thói quen
 xấu:
- Người ta dễ phân biết thói
 quen xấu và thói quen tốt 
 (lý lẽ).
- Do thành thói quen nên rất
 khó sửa thói xấu (lý lẽ)
- Via dụ: Mượn cái gạt tàn
 thuốc để cho thói quen xấu
 (dẫn chứng).
d. 
- Mở bài: Khái quát về 2 loại
 thói quen
- Kết bài: Khái quát về đặc
 điểm của việc rèn luyện thói
 tốt, chữa thói xấu có ý nghĩa
 thực tiễn.
- Các luận cứ trình bày thói
 quen xấu có ý nghĩa thực
 tiễn.
- Các luận cứ trình bày thói
 quen, xấu đi từ thói quen xấu 
 nhỏ đến thói quen xấu lớn
 kèm theo các tác hại của các
 thói xấu đó.
4. CỦNG CỐ: (3’)
 - Thế nào là luận điểm, luận cứ và cách lập luận?
 - Muốn lam một bài văn nghị luận thuyết phục được người đọc, người nghe em phải làm gì?
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Học thuộc ghi nhớ SGK/19
 - Hoàn thành bài tập luyện tập SGK/20
 - Soạn bài mới: TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO
 BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
 + Đọc bài SGK/21,22. Tìm hiểu đề văn nghị luận, lập ý cho bài văn nghị luận.
 + Đọc ghi nhớ SGK/23
 + Làm bài luyện tập: Tìm hiểu đề và lập ý cho bài “ Sách là con người”.
 + Đọc bài tham khảo: “Ích lợi của việc đọc sách”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 79.doc