A, Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh :
1,Kiến thức: Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận:Bao giờ cũng phải có một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
2,Kĩ năng:Biết xá định luận điểm, luận cứ, lập luận trong một văn bản mẫu.
-Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và lập luận cho một bài văn nghị luạn.
3,Thái độ: Học sinh có ý thức, quan điểm rõ ràng trước những vấn đề của cuộc sống,
B,Chuẩn bị:
-Giáo viên :Bảng phụ.
-Học sinh :Đọc trước bài ở nhà.
Ngày soạn : 15 / 1 / 2010 Ngày dạy : 7A : 20 / 1 / 2010 7B: 18 / 1 / 2010 Tiết 79 đặc điểm văn bản nghị luận. A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh : 1,Kiến thức: Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận:Bao giờ cũng phải có một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau. 2,Kĩ năng:Biết xá định luận điểm, luận cứ, lập luận trong một văn bản mẫu. -Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và lập luận cho một bài văn nghị luạn. 3,Thái độ: Học sinh có ý thức, quan điểm rõ ràng trước những vấn đề của cuộc sống, B,Chuẩn bị: -Giáo viên :Bảng phụ. -Học sinh :Đọc trước bài ở nhà. C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học: 1- Ổn định tổ chức: : 7A: .. 7B: .. 2, Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là văn bản nghị luận?Nêu nhu càu nghị luận của con người trong cuộc sống. 3, Tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Giáo viên nêu yêu cầu, học sinh đọc thầm lại văn bản “ chống nạn thất học”-Bài 18. H:ý chính của bài văn này là gì? -Chống nạn thất học. H:ý chính này được thể hiện dưới dạng nào? -Nhan đề của bài viết. H:ý chính này được cụ thể hóa bằng những câu văn nào? -Công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí. -Mọi người VN đều phải học chữ quốc ngữ. -Người đã biết chữ hãy dạy những người chưa biết chữ -Những người chưa biết chữ hãy cố gắng mà học điphụ nữ càng cần phải học. H:Qua những công việc trên em thấy “ chống nạn thất học là công việc như thế nào? Quan trọng. Cần làm ngay. -Giáo viên khái quát :ý chính của văn bản chính là luận điểm của bài văn. H:Vậy em hiểu luận điểm là gì? Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt những yêu cầu gì? -Giáo viên bổ sung:Luận điểm được thể hiện trong nhan đề dưới dạng các câu khẳng định nhiệm vụ chung(luận điểm chính) nhiệm vụ cị thể(luận điểm phụ) trong bài văn. H:Em hãy chỉ ra những lí lẽ trong bài “ chống nạn thất học”? làm sáng tỏ cho luận điểm chính của bài văn. -Chính sách ngu dân của TDP khiến cho 95 % dân số nước ta mù chữ. -Nay nước nhà được độc lập rồiXD đất nước. -Mọi người Việt Namđều phải biết chữ quốc ngữ. H:Những lí lẽ này trả lời cho câu hỏi nào? -Vì sao phải chống nạn thất học. H:Vậy chống nạn thát học như thế nào? -Những người biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữNhững người chưa biết chữ hãy cố gắng mà học đi H:Những cách thức dạy-học nào được nêu ra để làm rõ phương pháp chống nạn thất học? -Vợ dạy chồng; Em bảo anh; chủ bảo thợ =>Giáo viên :Những lí lẽ và dẫn chứng trên được gọi là luận cứ. H:Vậy em hiểu luận cứ là gì? H:Luận cứ trả lời cho câu hỏi nào? -Vì sao? Như thế nào? Để làm gì? H:Muốn luận cứ có sức thuyết phục thì luận cứ phải đảm bảo yêu cầu gì? -Bám sát luận điểm. -Có tính hệ thống. H:Căn cứ vào luận điểm , luận cứ của văn bản “Chống nạn thất học” em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản đó? -Vì sao phải chống nạn thất học? -Chống nạn thất học để làm gì? -Chống nạn thất học bằng những cách nào? H:Lập luận trên được sắp xếp theo trình tự nào? -Từ khái quát đến cụ thể giúp người đọc hiểu rõ, hiểu dúng vấn đề trình bày. H:Vậy em hiểu thế nào là lập luận? ->Giáo viên khái quát các nội dung đã tìm hiểu, hướng dẫn học sinh hình thành ghi nhớ. -2 học sinh đọc ghi nhớ SGK(19) -1 học sinh đọc phần luyện tập. -Giáo viên nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài tập theo nhóm. -Đại diện từng nhón trình bày, giáo viên nhận xét, bổ sung. H:Em có nhận xét gì về trình tự lập luận của bài văn và tác dụng của trình tự lập luận đó? I,Luận điểm, luận cứ và lập luận: 1,Luận điểm: -Là ý kiến thể hiện tư tưởng của bài viết. 2,Luận cứ: -Là lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. 3,Lập luận: -Là cách sắp xếp luận cứ để làm làm sáng tỏ luận điểm. *Ghi nhớ: SGK (19). III,Luyện tập: Tìm hiểu luận điểm, luận cứ, cách lập luận của văn bản “Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội” *Luận điểm:Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội. *Luận cứ: -Có thói quen tốt và thói quen xấu. -Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu: +Luôn dậy sớmlà thói quen tốt. +Hút thuốc lá, vứt rác bừa bãi thói quen xấu. -Tạo được thói quen tốt thì khó nhưng nhiễn thói quen xấu thì dễ. *Lập luận: +Đặt vấn đề: Đoạn văn 1. +Giải quyết vấn đề:Đoạn văn 2.3.4.5 +Kết thúc vấn đề:Đoạn văn cuối. 4, Củng cố: -Học sinh đọc thêm văn bản “Học thầy, học bạn” 5, Hướng dẫn học ở nhà: -Học thuộc ghi nhớ. Tìm hiểu luận điểm. luận cứ, lập luận của văn bản “Học thầy học bạn” D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: . . Ngày soạn : 15 / 1 / 2010 Ngày dạy : 7A : 21 / 1 / 2010 7B: 21 / 1 / 2010 Tiết 80 đề văn nghị luận và cách làm bài văn nghị luận A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh : 1,Kiến thức: Học sinh nhận rõ đặc điểm và cấu tạo của đề văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề bài văn nghị luận, các yêu cầu chung của một bài văn nghị luận, Cách xây dựng luận diểm, luận cứ cho bài văn nghị luận. 2,Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện đề, tìm ý và lập dàn ý. 3,Thái độ: Học sinh được bồi dưỡng tình cảm với thế giới xung quanh. B,Chuẩn bị: -Giáo viên : Phiếu học tập, Bảng nhóm. -Học sinh : Đọc trước bài ở nhà. C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học: 1- Ổn định tổ chức: : 7A: .. 7B: .. 2, Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là luận điểm, luạn cứ trong bài văn nghị luận? 3, Tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Giáo viên treo bảng phụ đã ghi trước 11 đề bài cần tìm hiểu. -Gọi 2 học sinh đọc đề. -Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luạn thêo 2 nhóm :Nhóm 1: Từ đề 1-> đề 5; Nhóm 2: Từ đề 6-> đề 11. Đại diện từng nhóm trả lời các câu hỏi: H:Em hãy nêu các vấn đề mà từng đề bài trên đề cập đến? H:Các vấn đề mà 11 đề nêu trên đề cập đến là xuất phát từ đâu? -Từ cuộc sống con người. H:Người ra đề đưa ra những vấn đề đó nhằm mục đích gì? -Để bàn luận làm sáng rõ. H:Vậy 11 đề bài trên có phải là đề bài văn nghị luận không? Vì sao? H:Luận điểm của từng đề văn trên có trùng với đầu đề của đề văn không? Vì sao? H:Từ đó em có nhận xét gì về tính chất của đề văn nghị luận? -Học sinh đọc đề bài. H:Đề bài nêu lên vấn đề gì? H:Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? H:Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định về lời khuyên đó? H:Với khuynh hướng như vậy đề bài đòi hỏi người viết phải thể hiện được điều gì? -Học sinh đọc lại đề bài thuộc mục (I). H:Đề bài nêu ra một ý kiến thể hiện một thái độ đối với thói tự phụ. Em có tán thành với ý kiến đó không? Hãy nêu suy nghĩ của em? -Giáo viên bổ sung: Tự phụ làm cho con người không biết mình là ai; Tự phụ kèm theo thói khinh bỉ người khác; Tự phụ bị mọi người cười chê xa lánh. H:Học sinh thảo luạn, đặt câu hỏi để xây dựng luận cứ cho bài văn. H:Em hiểu tự phụ là gì? -Là thói kiêu căng, tự đề cao mình, luôn coi mình hơn người khác. -Học sinh chuẩn bị bài nói theo dàn ý trên. Gọi 2 học sinh trình bày, Giáo viên nhận xét, bổ sung. H:Qua tìm hiểu các đề văn trên , em thấy đề văn nghị luạn thường gồm những vấn đề gì? Muốn lập dàn ý cho bài văn nghị luận phải làm như thế nào? -2 học sinh đọc ghi nhớ. H:Đề bài nêu ra vấn đề gì để bàn luận? -Sách là người bạn lớn của con người. H:Vì sao nói sách là người bạn lớn của con người? H:Em hãy nêu vai trò, lợi ích của sách trong đời sống con người? H:Chúng ta cần có thái độ như thế nào với sách? I,Tìm hiểu đề văn nghị lụân: 1,Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận: -Nội dung của đề văn nghị luận: Xuất phát từ cuộc sống của con người. -Tính chất của đề văn nghị luận:Như một lời khuyên, một nhận định, một lời giải thích (trùng với luận điểm) có tính chất định hướng cho bài viết. 2,Tìm hiểu đề văn nghị luận: a,Tìm hiểu đề văn: Chớ nên tự phụ. -Nêu vấn đề: Chớ nên tự phụ. --Đối tượng và phạm vi nghị luận: Là một tư tưởng, một lối sống của con người. -Thái độ nghị luận:Tỏ rõ ý kiến tán thành của mình về lời khuyên “Chớ nên tự phụ”. II,Lập dàn ý cho bài văn nghị luận: 1,Xác định luận điểm: -Tự phụ là một thói xấu. Khiêm tốn tạo nên nhân cách bao nhiêu thì tự phụ lại bôi xấu nhân cách bấy nhiêu. 2,Luận cứ: -Tự phụ là gì? -Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? -Tự phụ có hại cho ai? có hại như thế nào? -Những biểu hiện có hại do tự phụ gây ra . -Những lí lẽ phù hợp để thuyết phục mọi người không nên tự phụ. 3,Xây dựng luận luận: *Ghi nhớ: SGK(23). III,Luyện tập: Đề bài: Sách là người bạn lớn của con người. Dàn bài. +Mở bài:Không gì thay thế được sách trong việc nâng cao đời sống, trí tuệ, tâm hồn con người. +Thân bài:Sách cho ta hiểu biết: -Quá khứ lịch sử dan tộc. -Tinh hoa văn hóa dân tộc và thế giới. -Thư giãn. -Giúp ta học lời hay ý đẹp. +Kết bài:Yêu qúi sách. 4, Củng cố: -Học sinh đọc bài văn”ích lợi của việc đọc sách (23). H:Tính chất phù hợp nhất với bài văn trên là gì? A,Ca ngợi B,Khuyên nhủ. C,Phân tích D,Tranh luận. 5, Hướng dẫn học ở nhà: -Học thuộc ghi nhớ. -Soan bài “ tình thần yêu nước của nhân dân ta” D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: . . Bài 20 * Kết quả cần đạt. 1,Kiến thức: Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của dân tộc ta. Tình cảm đố được biểu hiện rực rỡ trong từng thời kì chống giặc ngoại xâm. -Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của văn bản nghị luận này. -Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu đặc biệt. -Nắm được bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luạn. Biết cách lập bố cục và xây dựng lập luận khi làm bài văn nghị luận. 2,Thái độ: Bối dưỡng cho học sinh thái độ và tình cảm yêu nước. 3,Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản nghị luận, kĩ năng xác định và sử dụng cau đặc biệt. Ngày soạn : 15 / 1 / 2010 Ngày dạy : 7A : 22 / 1 1 / 2010 7B: 21 / 1 / 2010 Tiết 81 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh : Kiến thức: Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của dân tộc ta. Tình cảm đố được biểu hiện rực rỡ trong từng thời kì chống giặc ngoại xâm. -Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của văn bản nghị luận này.Thái độ: Bối dưỡng cho học sinh thái độ và tình cảm yêu nước. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản nghị luận. B,Chuẩn bị: -Giáo viên :Bảng nhóm. -Học sinh :Soạn bài. C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học: 1- Ổn định tổ chức: : 7A: .. 7B: .. 2, Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội. Cho biết bài học kinh nghiệm được đúc rút trong câu tục ngữ 1 và 2. 3, Tổ chức dạy và học bài mới *Giới thiệu bài: Mùa xuân năm 1951 tại một khu rừng Việt Bắc, Đại hội Đảng lao động Việt Nam( Nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) lần thứ hai được tổ chức, Hồ Chí Minh thay mặt ban chấp hành trung ương đọc báo cáo chính trị. TRong bản báo cáo đó có đoạn bàn về lòng yêu nước của nhân dân ta. Đoạn văn rát chặt chẽ và hàm súc. Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Học sinh theo dõi SGK(24,25). Giáo viên hướng dẫn cách đọc văn bản: Giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát. -Giáo viên đọc từ đầu ->lũ cướp nước. -Gọi 2 học sinh lần lượt đọc hết văn bản. H:Văn bản này viết về vấn đề gì?Câu văn nào giữ vai trò là câu nêu luận điểm của văn bản? -Lòng yêu nước của nhân dân ta. -Câu văn mang luận điểm “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. H:Vậy văn bản này thuộc thể loại nào?Dùng phương thức nghị luận nào? H:Vấn đề nghị luận được trình bày theo mấy phần?Em hãy nêu nội dung từng phần? -Từ đầu->lũ cướp nước “Nhận định chung về lòng yêu nước” -Tiếp->giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước “Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước”. -Còn lại “nhiệm vụ của chúng ta”. H:Văn bản này thuộc thể loại nào? -Học sinh đọc lại đoạn văn 1. H:Câu văn mở đàu đoạn là “ dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “ nồng nàn yêu nước”? -Nồng nàn là trạng thái tình cảm sôi nổi, mãnh liệt, chân thành của tâm hồn. Nồng nàn yêu nước là tình yêu nước mãnh liệt, sôi nổi, chân thành. H:Lòng yêu nước nồng nàn của dân ta được tác giả nhấn mạnh trên lĩnh vực nào? Vì sao? -Đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Vì chống giặc ngoại xâm luôn cần đến lòng yêu nước cứu nước. H:Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi nói về lòng yêu nước của dân ta? Tác dụng của những nghệ thuật đó? H:Em đọc được cảm xúc nào của Báckhi Bác viết đoạn văn mở đầu này? -Tự hào. Giáo viên :Để làm rõ lòng yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã dựa vào những chứng cớ cụ thể của lòng yêu nước trong hai thời kì đó là : +Lòng yêu nước trong quá khứ lịch sử dân tộc. +Lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay. H:Em hãy chỉ ra các đoạn văn tương ứng? H:Lòng yêu nước trong quá khứ được xác nhận bằng các chứng cớ lịch sử nào? -Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu.Quang Trung. H:Vì sao tác giả có quyền khẳng định “Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang đó”? -Vì đây là thời đại gắn với những chiến công hiển hách trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. H:Em có nhận xét gì về cách đưa dân chứng trong đoạn văn này? -Học sinh đọc thầm đoạn văn 3. H:Em hãy xác định câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn? -Câu mở đoạn: Đồng bào ta ngày nay...ngày trước -Câu kết đoạn:Những cử chỉgiống nhau nơi nồng nàn yêu nước. H:Để chứng minh lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay, tác giả đã viết ba câu văn. Em hãy đọc 3 câu văn đó và cho biết tác giả đã làm sáng tỏ lòng yêu nước ở như thế nào? -Tất cả mọi người đều có lòng yêu nước. -Từ tiền tuyến đến hậu phương đều có hành động yêu nước. -Mọi nghề nghiệp, tầng lớp đều có người yêu nước. H:Trong mỗi câu văn trên tác giả tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi đưa các dẫn chứng? -Liệt kê, lặp cấu trúc “từđến” H:Em có nhận xét gì về các dẫn chứng đó? +Cụ thể, toàn diện về mọi tầng lớp nhân dân mọi lứa tuổi, không gian, vùng miền, nhiệm vụ, việc làm H:Cách đưa dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện theo trình tự thời gian lịch sử đã làm rõ được điều gì? -Học sinh đọc đoạn văn cuối. H:Tác giả ví tinh thần yêu nước “như các thứ quí”. Em có nhận xét gì về tác dụng của cách so sánh này? -Cách so sánh cụ thể giúp người đọc dễ hiểu về giá trị của lòng yêu nước. H:Em hiểu như thế nào về “lòng yêu nước trưng bày” và “lòng yêu nước giấu kín” trong đoạn văn này? H:Trong khi bàn về bổn phận của chúng ta tác giả đã bộc lộ quan điểm yêu nước như thế nào? -Phải động viên, tổ chức khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người (Phải ra sức giải thíchcông việc kháng chiến). H:Cách nghị luận ở đoạn văn cuối có gì đặc sắc? -Đưa ra hình ảnh so sánh để diễn đạt lí lẽ. H:Tác dụng của cách nghị luận này? -Dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. H:Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì? A.Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, liệt kê. B.Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, sáng sủa. C.Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng.Dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện. D,Cả A,B,C. H:Bài văn đã làm rõ được điều gì? ->giáo viên khái quát, gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 2: VD:Ngày tựu trường thực sự là ngày hội của toàn dân. Gia đình nào cũng náo nức chuẩn bị cho con em mình đón năm học mới.Từ những gia đình ở thành phố đến những gia đình ở vùng nông thônđều sắm sửa đầy đủ hành trang cho con em mình. I,Giới thiệu chung về văn bản: -Trích trong báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ hai(2.1951) của Đảng lao động Việt Nam. -Thể loại:Nghị luận xã hội(chứng minh một vấn đề chính trị- xã hội). -Bố cục: 3 phần. II,Tìm hiểu văn bản: 1,Đoạn 1: -Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp ngữ khẳng định sức mạnh to lớn, bền chắc, tất yếu của lòng yêu nước. 2,Đoạn2: -Dẫn chứng tiêu biểu, liệt kê theo trình tự thời gian lịch sử. -Dẫn chứng cụ thể, toàn diện. =>Giúp người đọc cảm nhận được đầy đủ những biểu hiện đa dạng về lòng yêu nước của người Việt Nam. 3,Đoạn kết: -Khẳng định lòng yêu nước có hai dạng tồn tại( có thể nhìn thấy được, có thể không nhìn thấy được) nhưng cả hai đều đáng quí. -Nêu ra bổn phận của chúng ta là phải động viên tổ chức khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người. *ghi nhớ: SGK(27) III,Luyện tập: 1,Bài tập 2: 4, Củng cố: -Học sinh đọc lại ghi nhớ. 5, Hướng dẫn học ở nhà: -Học thuộc đoạn văn 1 và 2. -Soạn bài “ sự giàu đẹp của tiếng Việt”. Đọc trước bài “ câu đặc biệt” D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: . .
Tài liệu đính kèm: