Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu.

- Nắm được các đặc điểm về nội dung và hình thức của trạng ngữ, nhận ra các loại trạng ngữ

 trong câu.

- GDHS ý thức sử dụng trạng ngữ khi nói, viết.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng, bảng phụ

- Học sinh: soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1) KT sĩ số

2. KTBC: (4)

Câu 1: Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ minh hoạ?

Câu 2: Nêu tác dụng của câu đặc biệt?

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

 Để nói (viết) thêm ngắn gọn,súc tích ,người ta có thể sử dụng biện pháp mở rộng câu.Mở rộng câu giúp ta không viết nhiều câu,đồng thời làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ,nạch lạc hơn. Một trong những cách mở rộng câu đó là thêm trạng ngữ cho câu.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 8/ 2/2009 Tuần 22
Ngày dạy : 10/2/2009 Tiết 86 
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu.
- Nắm được các đặc điểm về nội dung và hình thức của trạng ngữ, nhận ra các loại trạng ngữ 
 trong câu.
- GDHS ý thức sử dụng trạng ngữ khi nói, viết.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số
2. KTBC:	(4’)
Câu 1: Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 2: Nêu tác dụng của câu đặc biệt?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
 Để nói (viết) thêm ngắn gọn,súc tích ,người ta có thể sử dụng biện pháp mở rộng câu.Mở rộng câu giúp ta không viết nhiều câu,đồng thời làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ,nạch lạc hơn. Một trong những cách mở rộng câu đó là thêm trạng ngữ cho câu.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
10’
5’
15’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ.
GV. Treo bảng phụ ghi VD phần I SGK và yêu 
 cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi.
H. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy 
 xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên? 
H. Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho những 
 nội dung gì?
HS. Trạng ngữ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho nòng
 cốt câu giúp cho ý nghĩa của câu cụ thểhơn
H. Có thể chuyển các TN nói trên sang vị trí nào
 trong câu? 
GV nhấn mạnh :Về nguyên tắc,có thể đặt TN ở 
 những vị trí khác nhau trong câu (ở đầu câu,giữa 
 câu hay giữa câu ) . Giữa TN với CN và VN 
 thường có một quãn nghỉ khi nói hoặc một dấu 
 phảy khi viết ; trong trường hợp TN đặt ở cuối 
 câu thì yêu cầu này bắt buột vì nếu không,nó sẽ 
 được hiểu là phụ ngữ của cụm ĐT hay cụm TT 
 trong câu .
H. Em hãy lấy ví dụ để chứng minh?
HS. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân 
 cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa
è Người dân cày VN, dưới bóng tre xanh, đã từ 
 lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, mở ruộng
GV đưa ra một số VD ghi trên bảng phụ:
HS. Đọc ví dụ, xác định vị trí của trạng ngữ trong 
 câu, ý nghĩa của nó đối với câu chính và dấu 
 ngắt trạng ngữ.
HS làm, GV theo dõi, nhận xét à kết luận.
HOẠT ĐỘNG 2. GVHDHS HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC. 
H. Từ ví dụ trên và kiến thức đã học ở tiểu học ,
 em hãy cho biết :Trạng ngữ là gì?
H. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu , chuyên 
 bổ sung các thông tin về nơi chốn,thời gian,
 nguyên nhân,mục đích,phương tiện ,cách thức,
 điều kiện  cho sự việc được ní đến trong câu . 
 Trong một câu, có thể có hơn một trạng ngữ .
H. Về ý nghĩa, trạng ngữ thêm vào câu để làm gì? 
HS. Xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, 
 mục đích, phương tiện, cách thức
H. Vậy về hình thức, TN thường đứng ở vị trí nào? 
 Căn cứ vào đâu? 
HS. TN có thể đứng đầu câu, giữa câu, cuối câu. 
 Giữa TN, chủ ngữ và vị ngữ thường có một 
 quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
H. Hãy nêu những đặc điểm về nội dung, hình thức
 của trạng ngữ? 
HS. Đọc ghi nhớ SGK/39
* GV chốt: Về bản chất thêm TN cho câu tức là
 ta đã thực hiện một trong những cách mở rộng 
 câu.
 BÀI TẬP NHANH:
Trong 2 cặp câu sau, câu nào có trạng ngữ câu nào không có trạng ngữ ? Tại sao?
GV treo bảng phụ:
 Cặp 1: a. Tôi đọc báo hôm nay.
 b. Hôm nay tôi đọc báo.
 Cặp 2: a. Thầy giáo giảng bài hai giờ.
 b. Hai giờ, thầy giáo giảng bài.
GV gợi ý:
- Câu b ở 2 cặp có TN “Hôm nay” và “hai giờ” 
 được thêm vào để cụ thể hoá ý nghĩa của câu.
- Câu a của 2 cặp không có TN thì:
 a1 à “hôm nay” là định ngữ cho DT “báo”
 a2 à “hai giờ” là bổ ngữ cho ĐT “giảng” làm 
 VN. VN “giảng” có 2 bổ ngữ là “hai giờ” 
 và “bài”.
HOẠT ĐỘNG 3. HDHS LÀM BÀI TẬP.
H. Dựa vào kiến thức ở bậc tiểu học 4 câu sau đều 
 có cụm từ “mùa xuân”.
 Hãy cho biết trong câu nào cụm từ “mùa
 xuân ” là TN? Trong những câu còn lại, 
 cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò gì?
Bài tập 2/39: GVHDHS làm HS đọc đoạn trích, 
 tìm trạng ngữ trong đoạn trích.
Bài tập 3/40: GV nêu yêu cầu của bài tập.
 Dựa vào kiến thức bậc tiểu học ở bậc tiểu học, 
 hãy phân loại các TN vừa tìm được qua bài tập
 2/40
HS. Đọc đoạn văn và xác định.
H. Em hãy kể thêm những loại TN khác mà em 
 biết. 
 Sau đó hãy cho VD minh hoạ. (HS làm ở nhà).
BÀI TẬP BỔ TRỢ: (Bảng phụ)
- Xác định và gọi tên các TN trong câu sau:
“Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim hoạ mi, bằng các chất giọng thiên phú đã cất lên những tiếng hót thật du dương”.
HS.
 + Buổi sáng à TN thời gian
 + Trên cây gạo ở đầu làng à TN nơi chốn.
 + Bằng chất giọng thiên phú à TN phương tiện.
- Nhưng mới đầu ,hắn nghĩ thế thôi.Là vì nhờ ít tiền
 dành dụm,người ta vẫn còn đủ cả cơm lẫn rượu . 
 - > TN nguyên nhân .
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG 
 NGỮ:
1. Ví dụ đoạn trích: (Bảng phụ)
a.
 - Dưới bóng tre xanh
 à Trạng ngữ chỉ nơi chốn .
 - [] đã từ lâu đời.
 - [] đời đời, kiếp kiếp
 - [] từ nghìn đời nay
 à Trạng ngữ chỉ thời gian .
b. Có thể chuyển các trạng ngữ trên 
 sang vị trí khác nhau : đầu, giữa và
 cuối câu.
 Dựa vào một quãng nghỉ khi nói 
 hoặc dấu phẩy khi viết.
* Ví dụ: 
Tre ăn ở với người,đời đời kiếp kiếp.
à Đời đời kiếp kiếp tre ăn ở với 
 người.
à Tre đời đời kiếp kiếp ăn ở với 
 người.
2. Ví dụ: (Bảng phụ)
(1) Là một phương tiện trao đổi tình 
 cảm, ý nghĩa giữa người với người, 
 một thứ tiếng hay trước hết phải 
 thoả mãn nhu cầu ấy của xã hội.
à TN đứng đầu câu,chỉ phươngtiện.
(2) Người khác bảo bạn sai chưa 
 chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng 
 sai khác nhau. 
à Trạng ngữ đứng cuối câu, chỉ 
 nguyên nhân.
(3) Chúng ta có thể khẳng định rằng: 
 Cấu tạo của Tiếng Việt, với khả 
 năng thích ứng với hoàn cảnh lịch 
 sử như chúng ta vừa nói trên đây, 
 là một chứng cứ khá rõ ràng về sức 
 sống của nó.
à TN đứng giữa câu, chỉ cách thức.
 * GHI NHỚ SGK/39
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1/39: Trong 4 câu đã cho.
a. - Mùa xuân (1) : CN
 - Mùa xuân (2) : TP chính của 
 cụm từ làm TP chú thích cho CN 
 -Mùa xuân (3) :VN kết hợp từ “là” b. Mùa xuân : Trạng ngữ .
c.  mùa xuân :PN cho ĐT “chuộng”
d. Mùa xuân ! : Câu đặc biệt .
Bài tập 2/39 + 3/40 : TN đó là:
a.
 - Như báo trước mùa về của thức 
 quà tao nhã và tinh khiết.
- Khi đi qua những cánh đồng xanh, 
 mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu 
 thân lúa còn tươi.
à TN cách thức.
- Trong cái vỏ xanh tươi kia
à TN không gian nơi chốn.
- Dưới ánh nắng
à TN không gian nơi chốn . 
b. Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây.
à TN cách thức.
* Ví dụ : 
- Vì bị bệnh,nên bạn ấy nghỉ học.
à TN nguyên nhân.
- Để bài kiểm tra đạt kết quả tốt,
 chúng ta cần học bài thật kĩ..
à TN mục đích .
- Với chiếc xe đạp ,bạn ấy đi đến 
 trường. 
à TN phương tiện.
4. CỦNG CỐ: ( 3’) Bảng phụ
- Trạng ngữ là gì? 
 A. Thành phần chính của câu.	B. Thành phần phụ của câu.
 C. Một từ loại của tiếng Việt.	D. Thành phần bổ sung về hành động cho chủ ngữ.
- Có mấy loại trạng ngữ.
- Trạng ngữ làm nhiệm vụ gì trong câu?
5. DẶN DÒ: ( 2’) 
 - Học thuộc ghi nhớ SGK/39 - Hoàn thành các bài tập.
 - Chuẩn bị bài mới: “TÌM HIỂU CHUNG VE À PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH”
 + Tìm hiểu thế nào là chứng minh? + Trong đời sống khi nào cần chứng minh?
 + Làm thế nào để cho người khác tin lời nói của em là thật?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 86.doc