I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị
trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong ngôn ngữ nói viết.
- HS hiểu được nghệ thuật lập luận đặc sắc, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện rõ
ràng kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn và sâu sắc, giọng văn sôi nổi, nhiệt tình, cuốn
hút.
- Tích hợp phần văn + TLV.
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích nghị luận chứng minh.
- BDHS tình cảm kính yêu Bác Hồ, cố gắng học tập rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bải giảng, tranh ảnh nói về lối sống giản dị của Bác.
Chân dung bác Phạm Văn Đồng.
- Học sinh: Soạn bài.
Ngày soạn :23/2/2009 Tuần 24 Ngày dạy :24/2/2009 Tiết 93 ( Phạm Văn Đồng) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Cảm nhận được bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong ngôn ngữ nói viết. - HS hiểu được nghệ thuật lập luận đặc sắc, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện rõ ràng kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn và sâu sắc, giọng văn sôi nổi, nhiệt tình, cuốn hút. - Tích hợp phần văn + TLV. - Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích nghị luận chứng minh. - BDHS tình cảm kính yêu Bác Hồ, cố gắng học tập rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bải giảng, tranh ảnh nói về lối sống giản dị của Bác. Chân dung bác Phạm Văn Đồng. - Học sinh: Soạn bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: ( 1’) 2. KTBC: (4’) Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những phương diện nào ? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. Hình ảnh của Bác trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của nhà thơ Minh Huệ đã khiến chúng ta rất xúc động trước những cử chỉ thân thương,gần gũi và giản dị của Người.Ta còn bắt gặp phong cách ,phẩm chất giản dị của Bác qua bài “Đức tính .” Do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi lại . TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 10’ 22’ 3’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU CHUNG. HS. Đọc chú thích dấu (*) SGK H. Dựa vào chú thích SGK nêu những hiểu biết của em về tác giả,tác phẩm ? GVHD. Đọc giọng khỏe,chắc,chú ý những câu cảm thể hiện nhiệt tình sôi nổi,cảm xúc. GV. Đọc mẫu một đoạn, HS đọc tiếp à hết. GV. Nhận xét cách đọc. HS. Đọc chú thích từ khó SGK. H. Em hiểu thế nào là nhất quán? ( Thống nhất. ) H. Trong văn bản , tác giả đã sử dụng kết hợp các kiểu nghị luận chứng minh, giải thích, bình luận. Theo em kiểu nghị luận nào là chính? H. Mục đích chứng minh của văn bản này là gì? HS. Làm rõ để mọi người hiểu về đức tính giản dị của Bác Hồ trong những biểu hiện rất cụ thể. H. Để đạt được mục đích đó, tác giả đã tổ chức lập luận theo một trình tự nào? HS. Đi từ nhận xét khái quát đến những biểu hiện cụ thể của đức tính giản dị của Bác. H. Từ đây, em hãy xác định bố cục của văn bản này? GV lưu ý HS: Bố cục: Đây là một văn bản được trích từ một bài viết lớn nên không có bố cục đầy đủ 3 phần thường thấy ở một bài văn nghị luận. Tuy vậy ý tưởng của đoạn trích vẫn rõ ràng. HOẠT ĐỘNG 2: HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN. H. Đức tính của Bác Hồ được thể hiện như thế nào Trong đời sống hàng ngày? HS. Đầu tiên, tác giả nêu ra luận điểm “Con người của Bác, bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”. H. Tác giả đã làm sáng tỏ vấn đề bằng những thao tác nghị luận nào? Và các thao tác đó được thực hiện ra sao? HS. Thảo luận nhóm, trả lời. + Bữa cơm: “Chỉ có vài ba món rất giản đơn, sắp xếp tươm tất” = > Bữa cơm: đạm bạc, tiết kiệm, giản dị, dân dã, đậm vị quê hương ,cách ăn chậm rãi. Có thể chuyển sang ý khác, nhưng tác giả không làm như vậy. Tác giả bình luận ngay ý nghĩa của chi tiết ấy “ở việc làm nhớ đó kính trọng như thế nào người phục vụ”. GV nhấn mạnh : Nghệ thuật chứng minh này chúng ta cần học tập (dẫn chứng và lí lẻ đi liền nhau, cùng nêu bật ý muốn nói). + Nhà ở: Tác giả vừa nêu dẫn chứng “vẻn vẹn chỉ có bài 3 phòng”, vừa bình luận: “Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao” à tình cảm người viết bộc lộ rất rõ. + Cách làm việc: Tác giả kể rõ “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn à việc nhỏ”. + Lối sống: Tác giả nêu rõ đắc tính giản dị của Bác. Bác là lãnh đạo tối cao, có nhiều người phục vụ vậy mà “Việc gì Bác làm được thì không cần người giúp”. H. Sau đã nêu dẫn chứng đầy đủ như vậy, dẫn chứng toàn diện, tác giả giải thích, bình luận về phẩm chất giản dị của Bác như thế nào? HS. + Chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành. + Bác sống giản dị thanh bạch như vậy vì “Người sống sôi nổi và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân”. + Đời sống vật chất giản dị, càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú + Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. H. Vì sao tác giả nói đó là cuộc sống thực sự văn minh? HS. Vì đó là cuộc sống của một con người có đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp, không mang đến hưởng thụ cuộc sống vật chất. Vì đó là cuộc sống cao cả của một con người chỉ nghĩ đến dân, đến nước, không nghĩ riêng cho minh à Quan niệm của tác giả, đời sống văn minh là đời sống như vậy. H. Bác Hồ không chỉ giản dị trong đời sống mà còn giản dị trong cách nói và viết. Luận điểm này được làm sáng tỏ như thế nào? HS. Ở phần này, tác giả giải thích bằng lí lẽ là chủ yếu, chứ không chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể. Tác giả chỉ nêu mấy câu nói nổi tiếng của Bác Hồ và lời bình luận của minh. Tác giả giải thích tại sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết: “Vì muốn cho quân chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được” à Lời giải thích suy tôn phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng ở Bác. HOẠT ĐỘNG 3: HDHS RÚT RA NÉT ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT LẬP LUẬN TRONG BÀI. H. Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có gì đặc sắc? HS. Trả lời GV củng cố bằng bảng phụ. GV. Khái quát bài học. HS .Đọc ghi nhớ SGK/55. HOẠT ĐỘNG 4: HƯỚNG DẪN HS LUYỆN TẬP. Bài tập 1/55: Hãy tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác. Bài tập 2/55: Em hiểu thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa nó trong cuộc sống? HS. Suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét. HS. làm ở nhà. I.TÌM HIỂU CHUNG. 1.Tìm hiểu tác giả,tác phẩm. - Phạm Văn Đồng (1906 – 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn . Quê huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi. - Bài “Đức tính ” trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh ,tinh hoa và khí phách dân tộc,lương tâm của thời đại ”- Diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970) . 2. Đọc và tìm hiểu từ khó. 3. Thể loại: Nghị luận chứng minh 4. Bố cục: - Phần đầu: (2 đoạn ngắn) là nhận định khái quát về phẩm chất cao quý của Bác Hồ. - Phần hai: Nói về sự giản dị của Bác trong đời sống hàng ngày. - Phần ba: Đoạn cuối nói về sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 1. Nêu vấn đề : Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng gản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch. 2. Giải quyết vấn đề:Sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt,lối sống, việc làm: a. Sự giản dị trong đời sống : - Bữa cơm chỉ vài ba moán rất giản đơn,khi ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm. - Aên xong,cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn được sắp xếp tươm tất. b. Sự giản dị trong tác phong sinh hoạt : -Nhà ở: Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng luôn luôn lộng gió và ánh sáng,phảng phất hương thơm của hoa vườn. - Việc cứu nước cứu dân trồng cây trong vườn,viết thư cho đồng chí,nói chuyện với các cháu miền Nam ,đi thăm nhà tập thể của công nhân . c. Sự giản dị trong quan hệ với mọi người: - Cách làm việc: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn đến việc nhỏ. - Lối sống: Việc gì Bác làm được thì không cần người giúp người giúp việc và người phục vụ đếm trên đầu ngón tay. - > Liệt kê dẫn chứng sát thực,cụ thể è Lối sống giản dị hòa hợp với giá trị tinh thần khác làm thành phẩm chất cao quý tuyệt đẹp của Bác à Bziểu hiện đời sống thật văn minh mà mọi người cần noi gương. d. Giản dị trong cách nói và viết. - “Không có gì quý hơn độc lập tự do hạnh phúc”. - “Nước Việt Nam là một , chân lí không bao giờ thay đổi” à Câu nói nổi tiếng về ý nghĩa (nội dung) và ngắn gọn, dễ nhớ, nhớ thuộc (hình thức). è Chân lí giản dị mà sâu sắc của Bác Hồ. 3. Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận: - Kết hợp nhuận nhuyễn các thao tác nghị luận chứng minh với giải thích, bình luận. - Cách chứng minh thuyết phục bởi dẫn chứng toàn diện, phong phú, cụ thể, tiêu biểu. - Lời lẽ ở giải thích và bình luận chứa đầy tình cảm kính yêu đối với Bác, chứa đầy sự suy tôn của tác giả. * GHI NHỚ: SGK/55. III. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Một số bài thơ trong tập thơ “”Nhật kí trong tù”: Trượt ngã, vọng nguyệt. - Một số bài thơ văn khác: Hòn đá to, năm điều Bác Hồ dạy, Di chúc, Tức cảnh Pác Pó 4. CỦNG CỐ: ( 3’) - Văn bản nghị luận “Đức tính.” mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ. Sâu sắc nào về Bác Hồ? (Đức tính giản dị mà sâu sắc trong lối sống, lối nói và viết là một vẻ đẹp cao quý trong con người Bác Hồ). - Em học tập được gì từ cách nghị luận của Tác giả Phạm Văn Đồng trong văn bản? + Để tạo được văn bản nghị luận, cần kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận. + Cách chọn dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, gần gũi. + Người viết có thể bày tỏ cảm xúc, thái độ của mình trong khi nghị luận. 5. DẶN DÒ: (2’) - Học thuộc ghi nhớ SGK/55. - Suy tầm mẫu chuyện về đời sống giản dị của Bác Hồ. - Chuẩn bị bài mới : LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
Tài liệu đính kèm: