Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

I/ Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh

- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích

- Luyện phân biệt văn giải thích với c/m

II/ Chuẩn bị:

 Thầy: Nghiên cứu - soạn bài

 Trò : Đọc trước phần bài mới và trả lời câu hỏi vào vở soạn.

III/ Tiến trình tiết dạy:

 Ổn định:

 Kiểm tra:

- Nhắc lại lập luận trong văn nghị luận?

 

docx 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 28
Tiết
105
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
Tiết
106
107
Sống chết mặc bay
Tiết
108
Cách làm bài văn lập luận giải thích
Tiết 105
Ngày soạn: 07/3/2011
Tập làm văn:	TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN
GIẢI THÍCH
I/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh
- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích
- Luyện phân biệt văn giải thích với c/m
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu - soạn bài
Trò : Đọc trước phần bài mới và trả lời câu hỏi vào vở soạn.
III/ Tiến trình tiết dạy:
Ổn định:
Kiểm tra: 
- Nhắc lại lập luận trong văn nghị luận?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1:Tìm hiểu nhu cầu giải thích trong đời sống
I/ Nhu cầu giải thích trong đời sống:
Trong đời sống khi nào người ta cần được giải thích? Hãy nêu 1 số câu hỏi.
- Là những khi cần hiểu rõ những điều chưa biết trong các lĩnh vực
VD : - Vì sao có mưa? Gió?
 - Học để làm gì?
 - Đọc sách có ý nghĩa gì?
=> Muốn trả lời những câu hỏi ấy phải có tri thức khoa học chuẩn xác.
HĐ 2 : Tìm hiểu giải thích trong văn nghị luận
II/ Giải thích trong văn nghị luận:
* Đọc bài: Lòng khiêm tốn
1/ Giải thích trong văn nghị luận là gì?
Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích ntn?
Giải thích: Lòng khiêm tốn
Giải thích bằng cách so sánh với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày.
Phương pháp giải thích có phải là đưa ra các định nghĩa về lòng khiêm tốn không? Vì sao?
- Việc đưa ra định nghĩa cũng là một trong những cách giải thích về lòng khiêm tốn. Vì nó trả lời cho câu hỏi khiêm tốn là gì.
Theo em việc liệt kê các biểu hiện đối lập với khiêm tốn có phải là cách giải thích không? Vì sao?
- Việc liệt kê các biểu hiện đối lập với khiêm tốn cũng là một cách giải thích. Vì qua đó nó nâng cao giá trị của lòng khiêm tốn.
Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại... nguyên nhân cái không khiêm tốn có phải là nội dung giải thích không?
- Đây cũng coi là nội dung của giải thích. Vì nó làm cho người đọc hiểu khiêm tốn là gì?
Vậy em hiểu thế nào là nghị luận giải thích?
=> Nghị luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, p/c, quan hệ... nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người.
Qua phân tích em thấy người ta có thể giả thích bằng những cách nào?
2/ Các cách giải thích:
- Nêu định nghĩa
- Kể ra các biểu hiện
- So sánh đối chiếu với các hiện tượng khác
Chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo  của hiện tượng hoặc vấn đề cần được giải thích.
Em có nhận xét gì về cách sắp xếp ý và lời văn trong văn nghị luận giải thích?
3/ Yêu cầu trong bài văn giải thích:
- Bài phải mạch lạc, lớp lang
- Ngôn từ trong sáng dễ hiểu,
- Không dùng từ khó hiểu, hoặc nhữing điều không ai hiểu để giải thích.
Muốn làm tốt bài văn giải thích đòi hỏi người viết phải làm gì?
4/ Muốn giải thích tốt:
- Phải học nhiều, đọc nhiều
- Vận dụng tổng hợp các thao tác gì phù hợp.
HĐ 3: Luyện tập:
- Đọc bài: Lòng nhân đạo
- Giải thích: lòng nhân đạo
- Nêu định nghĩa, nêu các biểu hiện của sự khổ đau dẫn đến lòng thương người (nhân đạo)
Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
- Thế nào là giải thích trong văn nghị luận?
- Các cách giải thích? Yêu cầu trong bài văn giải thích?
- Học các bài đọc thêm để biết thêm cách giải thích
- Xem trước bài: Cách làm bài lập luận giải thích
+ Soạn câu 2, 3-(I)
Rút kinh nghiệm sau tiết 105
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Tiết 106 - 107
Ngày soạn: 07/3/2011
Văn bản: 	SỐNG CHẾT MẶC BAY
	 Phạm Duy Tốn
I/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh hiểu
Kiến thức:
	- Bức tranh hiện thực về cách ăn chơi hưởng lạc của kẻ cầm quyền tương phản với cảnh cơ cực, thê thảm của người dân.
Kĩ năng:
- Phân tích được NT kể chuyện hiện đại, biện pháp tương phản kết hợp miêu tả, biểu cảm đối thoại.
Thái độ:
- Bày tỏ được thái độ khinh khi đối với nhân vật trong truyện cũng như những biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội và bày tỏ chính kiến của mình về các biểu hiện sai trái đó
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Chuẩn bị: Nghiên cứu, soạn bài
Trò : Đọc - Trả lời câu hỏi theo sgk
III/ Tiến trình tiết dạy:
Ổn định:
Kiểm tra:	Kiểm tra bài soạn của học sinh (vì vừa kiểm tra 1 tiết Văn)
Bài mới:
-Truyện trung đại được tính từ thời gian nào đến thời gian nào? Nội dung đặc điểm của nó? (Tính từ TK X - TK XIX)
+ ND: phong phú, thường mang tính chất giáo huấn
+ Đặc điểm: Vừa có loại truyện hư cấu, vừa có loại truyện gần với kí với sử
+ Cốt truyện đơn giản, nhân vật thường miêu tả trực tiếp qua ngôn ngữ người kể và qua hành động đối thoại của nhân vật.
 - Giới thiệu bài
Thể loại văn xuôi, truyện ngắn xuất hiện ở nước ta từ lâu đó là những truyện ngắn trung đại như: Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất... mà các em đã được học ở lớp 6. Truyện Sống chết mặc bay của PDT được viết vào những năm đầu của TK XX được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại VN. Câu chuyện này được viết với nội dung gì? Cách viết truyện như thế nào? Chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung về văn bản:
I/ Tìm hiểu chung:
 1/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
Đọc: chú ý phân biệt các giọng đọc (người kể, quan phụ mẫu, thầy đồ, dân)
Em hãy tóm tắt tác phẩm
 2/ Tóm tắt:
 Truyện kể chuyện nhân dân đang chống chọi với cảnh đê vỡ thì ở trong đền “ Quan phụ mẫu” ung dung ăn chơi bài bạc, có kẻ hầu người hạ. Kết quả cả một vùng rộng lớn chìm trong thảm họa đê vỡ, nhân dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Tác giả lên án thái độ vô trách nhiệm, bộ mặt vô nhân đạo của bọn quan lại trong xã hội Thực dân nữa Phong kiến.
Em hãy chia đoạn và nêu ý chính của đoạn.
1. “ Gần 1 giờ đêm  vỡ mất” 
 3/ Chia đoạn: 3 đoạn
Nguy cơ vỡ đê.
2. “ Dân phu  điếu mày” 
Cảnh nhân dân hộ đê và cảnh quan phủ nha lại đánh tổ tôm trong khi hộ đê.
3. “ Aáy  cho xiết”
Cảnh đê vỡ và nhân dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. 
GV dựa vào chú thích SGK giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
 4/ Tác giả: ( 1883 – 1924 )
- Quê Tỉnh Hà Tây
- Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
II/ Đọc - Hiểu văn bản: 
Theo em văn bản này trọng tâm chính nằm ở đoạn nào? Vì sao?
Đoạn 2: vì miêu tả cảnh nhân dân hộ đe âvà làm nổi bật nhân vật chính quan phụ mẫu
 + Đê sắp vỡ ND đang chống chọi với nước
 + Các quan lại đang chơi bài
=> Tạo 2 cảnh trái ngược làm nổi bật tình tiết truyện.
Đoạn 1 nguy cơ đê sắp vỡ được tác giả miêu tả bằng những chi tiết nào? (không gian, thời gian, địa điểm, tình thế đê)
 1/ Nguy cơ vỡ đê:
-Thời gian: Gần một giờ đêm.
-Hoàn cảnh: Trời mưa tầm tả, nước sông Nhị Hà lên to quá.
Em có nhận xét gì về cách gọi làng X, phủ X?
“ Khúc đê  thẩm lậu”.
® Muốn thể hiện: Câu chuyện này không chỉ xảy ra ở 1 nơi mà có thể phổ biến ở nhiều nơi trên nước ta (Cảnh lũ lụt hàng năm diễn ra ở đồng bằng sông Hồng cũng như 1 số nơi trên nước ta)
=> nguy cơ vỡ đê cao, cảnh tượng này diễn ra ở nhiều nơi trên đất nước ta.
HS đọc lại đoạn “ Dân phu  hỏng mất”
 2/ Cảnh trên đê và cảnh trong đình:
Cảnh nhân dân hộ đê đựơc miêu tả như thế nào?
a/ Cảnh nhân dân hộ đê:
- Hàng trăm nghìn con người hộ đê.
- Cuốc thuổûng, gậy gộc.
- Tiếng trống mỏ, tù và, tiếng người gọi nhau.
- Mọi người mệt lử ướt như chuột lột.
- Nước mỗi lúc một dâng cao.
- Sức người khó lòng địch nỗi với sức trời.
Khi miêu tả cảnh nhân dân hộ đê tác giả đã dùng nghệ thuật gì? Qua đó gợi cho ta cảnh tượng gì?
=> Nghệ thuật liệt kê, tăng cấp, động từ, từ láy .
Tô đậm sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước.
Hs đọc đoạn: “ Aáy, lũ con dân  điếu mày”
- Đoạn này miêu tả cảnh tượng gì?
b/ Cảnh trong đình:
- Trong khi nhân dân đang hộ đê thì quan lại ở đâu?
- Quan lại ở trong đình.
- Đình nằm ở vị trí nào? Có bị nguy cơ vỡ đê không?
- Đình ở nơi cao ráo đê vỡ cũng không sao.
- Trong khi nhân dân đang hộ đê thì quan lại làm gì?
- Quan lại chơi tổ tôm.
- Để phục vụ cho quan xung quanh quan như thế nào?
- Quan có kẻ hầu người hạ, ăn uống sung sướng, đồ dùng sang trọng.
- Trong khi bên ngoài trời mưa gió, dân phu rối rít hốt hoảng thì quan lại chơi bài trong Khung cảnh như thế nào?
- Canh bạc diễn ra trong hung cảnh tĩnh mịch, nghiêm trang. 
- Khi nghe báo tin đê vỡ quan đã nói gì?
- Qua đó cho thấy thái độ gì của quan?
=>Thờ ơ khi nghe báo tin đê vỡ.
- Điều gì làm cho quan vui sướng?
Vui sướng khi thắng bạc.
- Miêu tả cảnh trên đê và cảnh trong đình tác giả dùng biện pháp NT gì ? Qua đó nói XXXaic điều gì?
=> NT liệt kê, tương phản -> tình cảnh thảm sầu của người dân phê phán thái độ vô trách nhiệm, ăn chơi hưởng XXXaic của quan. Tố cáo xã hội thực dân nữa phong kiến.
GV: trong XH ta ngày nay, khi sắp có bão lũ xảy ra, từ trung ương đến địa phương phải có kế hoạch phòng chống các cấp lãnh đạo trực tiếp chỉ huy chống lụt bão, các ban ngành đoàn thể cùng tham gia.
HS đọc đoạn “ Aáy  cho xiết”
 3/ Cảnh đê vỡ:
- Cảnh đê vỡ được thể hiện qua những từ ngữ á nào?
- Nước tràn lênh láng.
- Nhà cử trôi băng, lúa má ngập hết.
- Kẻ sống không chổ ở, kẻ chết không nơi chôn.
- Nhân dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
- Trong đoạn này tác giả dùng phép nghệ thuật gì? Qua đó cho ta thấy được điều gì?
=> Ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm -> tình cảnh khốn khó của nhân dân khi bị vỡ đê, lên án kẻ cầm quyền vô trách nhiệm.
Ngày nay khi nhân dân bị thiên tai, bão lụt từ trung ương đến địa phương có chính sách hổ trợ giúp nhân dân vượt qua khốn khó.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Lá lành đùm lá rách.
HĐ 3: GV hướng dẫn HS tổng kết
III/ Tổng kết:
- Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
1. NT:
- Ngôn ngữ đối thoại, lúc mỉa mai khinh miệt, lúc chua xót đắng cay
- Xây dựng tình huống tạo sự tương phản đối lập
- Qua văn bản tác giả muốn nói lên điều gì?
2. Nội dung: Tham khảo (sgk)
3. Ý nghĩa câu chuyện:
- Phê phán lối độc đoán, vô trách nhiệm của quan phụ mẫu trong truyện vừa tàn nhẫn vừa xa hoa. Và cũng là bài học cho mỗi người chúng ta
HĐ 4: Luyện tập:	 HS thảo luận nhóm
	BT 1: Tất cả các hình thức ngôn ngữ điều được vận dụng chỉ trừ ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
	BT 2: Ngôn ngữ: vừa hách dịch, quát nạt, đe dọa vừa vui vẻ mời chơi, giục giã thuộc hạ bằng những câu đặc biệt ngắn gonï, cộc lốc
	Tính cách: tàn nhẫn, thờ ơ, vô trách nhiệm.
	Lối sống: xa hoa, ham chơi bài bạc, kiểu cách học đòi.
Hướng dẫn học bài - soạn bài:
- Cảnh đê sắp vỡ như thế nào?
- Cảnh trên đê và cảnh trong đình.
- Cảnh đê vỡ.
- Soạn: “ Cách làm bài văn lập luận giải thích”
- Đọc đề bài và tìm hiểu yêu cầu đề bài.
- Nắm các bước làm văn giải thích
- Dàn ý
- Những cách mở bài, kết bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết 106-107
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Tiết 108
Ngày soạn: 10/3/2011
Tập làm văn: 	CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh
Kiến thức:
- Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.
- Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
Kĩ năng:
- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận giải thích
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
Trò: Học bài cũ, Xem trả lời câu hỏi ở bài mới.
III/ Tiến trình tiết dạy:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ kết hợp xem bài soạn
- Thế nào là giải thích trong văn nghị luận?
- Trong văn nghị luận người ta giải thích bằng cách nào?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: Hướng dẫn HS nắm các bước làm văn lập luận giải thích.
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích:
Em hãy nhắc lại các bước làm văn nghị luận.
- Tìm hiểu đề và tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết bài
- Đọc và sửa chữa
Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “ Đi một ngày đàng học một sàn khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
 1/ Tìm hiểu đề và tìm ý:
Đề bài thuộc thể loại gì?
Đề bài đặt ra yêu cầu gì?
Yêu cầu: giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Để thực hiện được yêu cầu của đề bài em phải làm như thế nào?
Tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ.
Khẳng định vai trò ý nghĩa của câu tục ngữ.
Đi một ngày đàng là đi đâu? 
Sàng khôn là gì?
Vì sao đi một ngày đàng học một sàng khôn?
Đi như thế nào? 
Học như thế nào?
Câu tục ngữ thể hiện ước vọng gì của nhân dân?
Vậy em hãy cho biết ta tìm hiểu đề và tìm ý bằng cách nào?
Tìm ý: + Tìm nghĩa của câu tục ngữ (nghĩa đen, bóng, mở rộng).
Liên hệ với các câu tục ngữ, ca dao tương tự.
HĐ 2: Lập dàn bài:
II/ Dàn bài :
1.MB: 
 1/ Mở bài : 
Đề cao sự cần thiết và vai trò to lớn của việc đi vào cuộc sống để học hỏi.
- Dẫn dắt vào đề
Tục ngữ có câu: “ Đi một ”
- Giới thiệu vấn đề cần giải thích : một nhận xét, một nhận định, một đánh giá, một câu TN, một bài ca dao ...
Nhưng đi như thế nào và học như thế nào để có được sàng khôn?
- Nêu phương hướng phạm vi cần giải thích, những từ ngữ và nội dung gì... 
Để hiểu rõ 
- Chuyển ý.
2. TB: cần giải thích câu tục ngữ đặt và trả lời câu hỏi
2/ Thân bài : 
- Giải thích lần lượt từng nội dung
Đen: - Đi một ngày đàng là đi đâu?
- Nội dung của vấn đề cần giải thích ( định nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng, phạm vi tác động ).
 - Sàng khôn là gì?
- lý lẽ của người giải thích.
Bóng: Câu TN đúc kết kinh nghiệm của nhân dân là đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, tiếp thu những cái hay cái tốt đẹp của người khác, nơi khác
- Cách hiểu đúng đắn, toàn diện đối với vấn đề, căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể.
- Vì sao đi một ngày đàng học một sàng khôn?
 + Có cơ hội tiếp xúc, giao lưu để học tập.
 + Không những học ở trong nước mà còn đi ra thế giới để học hỏi qua chương trình giao lưu giữa các nước, chương trình du học.
 + Tiếp thu những cái đẹp, cái hay, cái tiến bộ của các nước trên thế giới.
- Ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.
- Phải có ý thức học tập hỏi han thì đi mới có kết quả. Không có ý thức học tập thì “đi không lại trở về không”.
3. KB: 
3/ Kết bài :
Câu tục ngữ không chỉ đúc kết kinh nghiệm quí báu mà còn là lời khuyên sáng suốt.
- Nhấn mạnh cách hiểu đúng, không thể bác bỏ hay xuyên tạc.
Chúng ta cần xác định cho mình đi đâu và học như thế nào cho nhiều tri thức.
- Nêu ý nghiã của điều được giải thích.
- Liên hệ thực tế rút ra bài học cho bản thân.
HĐ 3: Tìm hiểu lời văn trong văn giải thích
III/ Lời văn :
Để cho bài văn giả thích có sức thuyết phục thì bài viết phải như thế nào?
- Sáng sủa , dễ hiểu.
- Giữa các phần, các đoạn cần có sự liên kết ( thật vậy, đúng như vậy, quả vậy, điều này hoàn toàn đúng ).
HĐ 4: Luyện tập:
ĐVĐ: 
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có nhiều câu nói lên kinh nghiệm, phương pháp học tập rất phong phú. Trong đó câu tục ngữ “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một VD điển hình. Nhưng đi như thế nào và học như thế nào để thu được một sàng khôn đó mới là điều đáng nói. Để hiểu rõ hơn vấn đề đó ta hãy giải thích nội dung của câu tục ngữ.
KTVĐ: 
Tóm lại, câu TN trên hoàn toàn đúng nếu như mọi người biết cách đi và cách học như thế nào cho tốt. Ngày nay với sự phát triển của nềàn văn minh toàn cầu, nhiều người có điều kiện đi xa để học hỏi nhưng câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị đối với những người quanh năm chỉ quanh quẩn bên lũy tre làng, ruộng lúa, bờ ao. Là học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần phải đi xa, phải biết tiếp thu những điều tốt đẹp, những cái hay của thế gới bên ngoài bằng nhiều cách trong điều kiện cho phép.
Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
- Học lại lý thuyết.
- Chuẩn bị luyện tập cho đề bài SGK theo phần gợi ý.
Rút kinh nghiệm sau tiết 108
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA7 T28.docx