Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Từ đồng âm

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Từ đồng âm

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Nắm được khái niệm từ đồng âm.

 - Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.

 1. Kiến thức:

 - Khái niệm từ đồng âm.

 - Việc sử dụng từ đồng âm.

2. Kĩ năng:

 - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản ; Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

 - Đặt câu phân biẹt từ đồng âm.

 - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.

- GDKNS: ra quyết định, giao tiếp.

3. Thái độ:

 Tìm hiểu và vận dụng phù hợp.

B. Chuẩn bị :

 

docx 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Từ đồng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:26.10.11 
Giảng:7a:  .11.11
 7b:  .11.11
 Tiết 44
Từ đồng âm.
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Nắm được khái niệm từ đồng âm.
 - Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm từ đồng âm.
 - Việc sử dụng từ đồng âm..
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản ; Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
 - Đặt câu phân biẹt từ đồng âm.
 - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
- GDKNS: ra quyết định, giao tiếp.
3. Thái độ:
 Tìm hiểu và vận dụng phù hợp.
B. Chuẩn bị :
 - Thầy : SGV, SGK, tài liệu tham khảo; máy chiếu
 - Trò : Học thuộc bài cũ, làm đủ BT.
C.Phương pháp:
 - PP: Phân tích tình huống mẫu, qui nạp, vấn đáp, thực hành có hướng dẫn. 
 - KT: động não, trình bày.
D. Tiến trình bài dạy :
 1. ổn định
 2. Bài cũ:
 - Viết một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu; chủ đề tự chọn, có sử dụng cặp từ trái nghĩa? 
 - Thế nào là từ trái nghĩa? Cách sử dụng? Cho vd -> Đặt câu.
 3. Bài mới: Đọc đoạn thơ của Đỗ Phủ:
Tranh bay sang sụng trải khắp bờ.
 Mảnh cao treo tút ngọn rừng xa,
 Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.
? Tỡm cặp từ trỏi nghĩa cú trong đoạn thơ trờn? Vỡ sao em biết đú là cặp từ trỏi nghĩa? (cao - thấp. Vỡ 2 từ này cú nghĩa trỏi ngược nhau)
?Từ cao trong cõu: “Mua cao về dỏn nhọt.” giống và khỏc từ cao trong đoạn thơ của Đỗ Phủ ở chỗ nào (giống về õm nhưng khỏc về nghĩa). Những từ phỏt õm giống nhau nhưng nghĩa lại khỏc xa nhau gọi là từ gỡ? (Đồng õm).
 Bài hụm nay sẽ giỳp chỳng ta củng cố và nõng cao kiến thức về từ đồng õm.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
PP: Phân tích tình huống mẫu, qui nạp, vấn đáp.
KT: động não, trình bày.
HS: Đọc ví dụ mục I1 (sgk/135)
GV: Yêu cầu học sinh chú ý những từ in đậm (lồng)
? Hãy giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong 2 ví dụ?
?Xác định từ loại của mỗi từ lồng?
HS: Xác định như bảng chính.
GV: Chốt ghi
? Nhận xét cách viết, cách phát âm 2 từ “lồng” có liên quan đến nhau không?
HS: Phát biểu ý kiến.
GV: Chốt ghi.ị Kết luận: 2 từ lồng: đồng âm với nhau.
? Thế nào là từ đồng âm?
HS: Trả lời theo ghi nhớ/135
? Xác định và giải nghĩa từ đồng âm trong hai câu sau :
- Cái bàn1 này đã hỏng.
- Chúng ta cùng bàn2 về việc ấy !
HS: Xác định- Giải nghĩa:
- Bàn 1: Một đồ vật có 4 chân, làm bằng gỗ, tre, kim loạiđdùng để học, làm việc ị danh từ.
- Bàn 2: hoạt động trao đổi, thảo luậnđ thống nhất về 1 vấn đề nào đóđ động từ.
ị 2 từ ²bàn² là đồng âm.
? Lấy ví dụ về từ đồng âm?.
HS: Lấy VD (2 – 3 em).
GV: Nhận xét – sửa với lớp.
HS: Quan sát lại 2 câu văn ở mục I1.
? Nhờ đâu em phân biệt được nghĩa của 2 từ lồng trong 2 VD trên?
HS: Dựa vào những từ ngữ; câu văn cụ thể xung quanh từ ²lồng”. Dựa vào ngữ cảnh.
? Trong câu ²đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?.
HS: 2 nghĩa: kho là 1 cách chế biến thức ăn.
 Kho là nơi chứa hàng hóa.
? Để câu văn chỉ hiểu theo 1 nghĩa em có thể thêm vào từ ngữ nào?.
HS: - Con mang thịt về, ướp gia vị rồi kho nhé.
 - Đưa cá về nhập kho nhé.
? Để tránh những sự hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần chú ý điều gì khi giao tiếp?.
HS: Phát biểu ý kiến đ GV: Chốt ghi.
HS: Đọc nội dung phần ghi nhớ /136.
GV: Đưa ra bài tập số 4 /sgk (136).
HS: Đọc bài tập 4.
? Từ “vạc” trong câu chuyện, nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể được hiểu theo mấy nghĩa. Đó là những nghĩa nào?.
HS: 2 nghĩa
 – (1) Cái vạc (chảo to) bằng kim loại để nấu thức ăn.
- (2) 1 loại động vật: chân, mỏ dài, cao giống cò (con vạc).
? Tại sao anh chàng mượn vạc lại không trả lại cái vạc đã mượn mà trả lại con cò?.
HS: Do người hàng xóm nói không rõ ràng, cụ thể, gẫy gọn (anh chàng mượn vạc) câu nói được hiểu theo kiểu nước đôi anh chàng mượn vạc đã dựa vào điều đó, dùng hiện tượng đồng âm đ không trả cái vạc.
? Nếu em là viên quan sử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?.
HS: Giải thích rõ nghĩa của từ vạc (theo một nghĩa): cái vạc làm bằng đồng.
- yêu cầu anh hàng xóm phải trả đúng đồ vật đ nếu không sẽ phạt.
GV: trong bài tập 4 người viết đã dùng hiện tượng đồng âm để chơi chữ với mục đích tu từđ tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu: phép tu từ chơi chữ.
đ giao tiếp cần cẩn trọng khi sử dụng từ đồng âm.
? Từ đồng âm khác từ nhiều nghĩa ntn?.
HS: 
- Đồng âm: viết, đọc giống nhauđ nghĩa khác xa, không liên quan đến nhau.
- Từ nhiều nghĩa: hiện tượng chuyển nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc (giữa nghĩa gốc với nghĩa chuyển có một nét nghĩa làm cơ sở chung).
VD: Chân bàn, chân người, chân núi
đ nét nghĩa chung: đều là bộ phận bên dưới của sự vật, gián tiếp với mặt đất.
PP: thực hành có hướng dẫn. 
KT: động não, trình bày.
- HS: xác định yêu cầu bài tập.
- HS đọc lại “Bài ca.phá”.
- Dựa theo mẫu, tìm từ đồng âm.
- Chia nhóm HS: Mỗi nhóm làm hai từ ra bảng nhóm.
- GV: + lớp: Chữa bài.
- HS: Làm vào vở bài tập Ngữ văn.
I. Lí thuyết:
1, Thế nào là từ đồng âm:
a.Khảo sát, phân tích ngữ liệu: 
sgk /135.
- Lồng1: Chỉ hđ chạy cất cao vú lờn với sức mạnh đột ngột rất khú kỡm giữ. (Nhảy dựng lên) đ ĐT.
- Lồng2: đồ vật bằng tre, nứa, kim loại, để nhốt chim, gia súc, gia cầmđ DT.
*) Hai từ “lồng”:
- Giống nhau về âm thanh
- Khác xa nhau về nghĩa
đ đồng âm.
b. Ghi nhớ: SGK/135.
2, Sử dụng từ đồng âm:
a.Khảo sát, phân tích ngữ liệu: 
Sgk /135.
- Phân biệt từ đồng âm phải dựa vào ngữ cảnh.
- Tách khỏi ngữ cảnh:
“ khó hiểu theo hai nghĩa”
đ chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ, hoặc không dùng từ với nghĩa nước đôi.
b. Ghi nhớ2: /136.
II, Luyện tập: 
Bài tập 1: 
a) Tìm các nghĩa khác nhau của từ “cổ” . Giải thích mối liên hệ giữa chúng:
- HS đặt câu theo nhóm
 ă 3 HS lên bảng.
- GV: Chữa hoàn chỉnh.
*) Cao: Cao 1: Cao hổ cốt (dt).
 Cao 2: Trời cao (tt).
 Cao 3: Cao ốc – Nhà nhiều tầng (dt).
 Cao 4: Cao quý – Có giá trị về mặt tinh thần (tt).
*) Ba: Ba 1 – Bố (dt).
 Ba2 con chim (st).
 Phong ba3 (đt) – (Ba là: Sóng).
*)Tranh: Tranh 1: Mái nhà tranh (dt).
 Tranh 2: Tranh giành (đt).
*)Sang: Sang 1: Giàu sang (tt).
 Sang 2: Sang sông (đt).
*) Nam: Nam 1: Nam nữ (dt).
 Nam 2: Phía nam (dt).
*) Sức: Sức 1: Sức khỏe (sức: lực) – (dt).
 Sức 2: Sức nước hoa (đt).
*) Nhè: Nhè 1: Khóc nhè.
 Nhè 2: Sao cậu cứ nhè tớ cậu nói?.
 Nhè 3: Nhè cơm ra.
*) Tuốt: Tuốt 1: Tuốt lúa (đt).
 Tuốt 2: Về tuốt đi ! (tt).
*) Môi: Môi 1: Môi miệng.
 Môi 2: Môi giới.
 Môi 3: Môi trường.
Bài tập 2 :
- HS xác định được: Các nghĩa khác nhau tức là từ nhiều nghĩa.
- HS tìm nghĩa của từ cổ đ Hiện tượng nhiều nghĩa:
*) Cổ: 
Cổ 1: - Nghĩa chính: Bộ phận nối liền giữa thân và đầu người (đt).
Các nghĩa chuyển:
- Cổ 2 (Cổ tay, cổ chân): Bộ phận nối liền giữa cánh tay và bàn tay (Bắp chân và bàn chân).
- Cổ 3: Bộ phận nối liền thân áo và phần vải bao quanh cổ (cổ áo).
- Cổ 4: Bộ phận co lại nối liền miệng đồ vật với thân của vật đó (Cổ chai).
b) Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ”.
- Truyện cổ (Cổ: cũ xưa)
- Đồ cổ
Bài tập 3
 Đặt câu có cặp từ đồng âm: (Mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm).
4. Củng cố: Thế nào là từ đồng âm? Cách sử dụng? 
5. Hướng dẫn học bài:
 - Thuộc nội dung hai ghi nhớ, hoàn thành bài tập SGK.
 - Viết một đoạn văn ngắn , chủ đề tự chọn có sử dụng từ đồng âm.Tìm một bài ca dao có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và giá trị của từ đồng âm mang lại cho văn bản.
 - Tiết sau học bài: Các yếu tố tự sự – Miêu tả trong văn biểu cảm
E. Rút kinh nghiệm:
- Thời gian toàn bài:
-Thời gian từng phần:
- Nội dung kiến thức:
- Phương pháp:

Tài liệu đính kèm:

  • docxvan 7 tiet 44.docx