Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 8

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 8

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

_Cảm nhận và định hướng những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái

_ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người .

2. Kĩ năng:

_ Miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật .

3. Thái độ:

_ Yêu thích môn học, ham hiểu biết về cuộc sống .

II. CHUẨN BỊ :

GV: Kiến thức về văn bản nhật dụng , văn bản nhật dụng đề cập tới vấn đề gì trong cuộc sống con người chúng ta hiện nay . Tranh phóng to “Cổng Trường Mở Ra “

 + Tâm trạng của người mẹ, tấm lòng của người mẹ .

HS : Văn bản nhật dụng, đọc bài trước ở nhà , soạn bài theo câu hỏi sgk ,các loại từ .

 

doc 74 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
F Kết quả cần đạt :
	- Cảm nhận và thắm thía những tình cảm thiêng liêng , sâu nặng của cha mẹ đối với con cái , thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
	- Nắm được cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ ghép .
	- Hiểu rõ liên kết văn bản là một trong những tính chất quan trọng của văn bản .
Tuần 1
Tiết 1	
BÀI 1. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
	( Lý Lan )
I. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức:
_Cảm nhận và định hướng những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái 
_ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người .
2. Kĩ năng:
_ Miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật .
3. Thái độ:
_ Yêu thích môn học, ham hiểu biết về cuộc sống .
II. CHUẨN BỊ :
GV: Kiến thức về văn bản nhật dụng , văn bản nhật dụng đề cập tới vấn đề gì trong cuộc sống con người chúng ta hiện nay . Tranh phóng to “Cổng Trường Mở Ra “ 
	+ Tâm trạng của người mẹ, tấm lòng của người mẹ .
HS : Văn bản nhật dụng, đọc bài trước ở nhà , soạn bài theo câu hỏi sgk ,các loại từ .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
* Giới thiệu bài : Trong mỗi học sinh chúng ta , các em đã dự 7 lần khai trường. Nhưng lần khai trường đầu tiên ai đã đưa em đến trường ?.Em có nhớ đêm hôm trước khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không ?. Để biết được tâm trạng của các người mẹ đã nghĩ gì và làm gì ta cùng nhau đi tìm hiểu bài “Cổng Trường Mở Ra “.
Hoạt động 1
Đọc Văn Bản 
* Mục tiêu : Đọc văn bản, uốn nắn chỗ sai , chưa chuẩn xác.
Hoạt động 2 
Tìm Hiểu Văn Bản 
_Gv đặt câu hỏi để hs tìm hiểu đại ý .
+ Văn bản nảy viết về tâm trạng của ai? Tâm trạng ấy nói lên điều gì ?	
+ Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của đứa con ra sau ?
+ Tâm trạng của người mẹ như thế nào ?
+ Trong bài văn người mẹ nói trực tiếp với con không ?
+ Cách viết này có tác dụng gì ?
+Em hãy tìm câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ?
Câu nói “Bước qua cánh cổng thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Vậy theo em thế giới kì diệu ấy là gì ? 
+ Qua bài văn tác giả đã giúp ta hiểu biết thêm về vấn đề gì ?
+ Viết về tâm trạng của một người mẹ trong một đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường đầu tiên .
Hs trao đổi và khái quát lại tâm trạng 
 . Con : Vô tư ( giấc ngủ  ăn cái kẹo )
. Mẹ : Không ngủ ( lo chuẩn bị cho con ,tuổi thơ áo trắng của mình sống dậy ,”Cứ nhắm mắt dài và hẹp “.
+ HS trao đổi tìm cách trả lời 
. Người mẹ không trực tiếp với con ,(con ngủ )người mẹ đang nói với chính mình đang ôn lại kĩ niệm của riêng mình .
. Nổi bật trọng tâm, khắc hoạ tâm tư tình cảm ,những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp .
+ Hs quan sát và trả lời 
. “Ai cũng biết rằng  cả hằng dặm sau này “
+ Hs trả lời cá nhân ( hs quan sát tranh )
.Nhà trường mang lại cho em những tri thức tình cảm, tư tưởng đạo đức ,tình bạn , tình thầy trò .
+ Hs trả lời theo phần ghi nhớ sách giáo khoa 
1. Đại ý 
 Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong một đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con .
 Tâm trạng 
 + Mẹ : Thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên .
	+ Con: Thanh thản, nhẹ nhàn, vô tư .
F 3. Ghi nhớ :
 Như những dòng nhật ký tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng , bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và tình cảm của nhà trường đối với cuộc sống .
Hoạt động 3 
Hướng Dẫn Học Sinh Luyện Tập
_ 1 hs đọc bài tập 1,2 nêu lên các nội dung cần thiết của bài .
- Học sinh trao đổi ý kiến của nhóm và trả lời .
II. Luyện tập :
 1a. Ý kiến tán thành , vì đã có quần áo mới, cặp sách .Hồi hộp lo lắng , rụt rè, trước trường cô mới, bạn bè mới .
	2. Hs tự viết đoạn ® đọc 
4. Củng cố : 
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau ?
2. Bà mẹ trong bài là người mẹ như thế nào ?
Gọi 1-2 hs đọc lại phần nghi nhớ 
5. Dặn dò :
_ Học bài + chuẩn bị soạn bài “Mẹ tôi” .
+ Hướng dẫn : Tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái . Cách giáo dục nghiêm khắc có lý , có tình của người cha .
Tuần 1
Tiết 2	
Văn Bản : MẸ TÔI
	( Eùt-môn-đôđơ-ami-xi )
 Trích những tấm lòng cao cả
I. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức:
_ Cảm nhận và thắm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ với con cái 
2. Kĩ năng:
_ Tìm hiểu, phân tích văn bản biểu cảm 
3. Thái độ:
_ Tự liên hệ và kiểm điểm thái độ và tình cảm của bản thân đối với bố mẹ mình 
II. CHUẨN BỊ :
	GV : Nghiên cứu tài liệu, từ ghép, từ láy,ngôi kể, kiểu loại văn bản .
	Hs : Đọc trước văn bản, thứ tự kể trong ngôi kể ( lớp 6 ) , từ khó .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định lớp : kiểm tra phần soạn bài của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : 
+ Tâm trạng của người mẹ và đứa con trong đêm trước ngày khai trường có gì khác nhau ?
+ Qua bài văn tác giả giúp ta hiểu bết thêm về những vấn đề gì ?
 3. Bài mới : 
Trong mỗi cuộc đời chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó ,chỉ đến khi nào ta mắc lỗi lầm thì mới nhận ra tất cả . Bài văn “ Mẹ Tôi “ sẽ giúp ta hiểu rõ vấn đề này .
Hoạt động 1
Đọc Văn Bản 
* Mục tiêu : Đọc bài văn,tìm hiểu phần chú thích trang 11 sgk 
I. Tác Giả :
_ Cho hs đọc văn bản , sữa chữa uốn nắn chổ sai, tìm hiểu từ ngữ khó (từ hán việt) 
_ Tìm hiểu đôi nét về tác giả 
_ Kết hợp tư liệu
_ Hs 1 –2 em đọc toàn bộ văn bản 
_ Đọc phần chú thích sgk , chú ý các từ khó
F Tác giả :
	 Eùt -môn - đôđơ –a -mi-xi (1846-1908)là nhà văn italia ( Ý) .
Hoạt động 2 
Tìm Hiểu Văn Bản 
II. Tìm hiểu văn bản :
_ Tại sao nội dung văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ tôi “?
_ Qua bài văn thái độ của người bố đối với En-ri-cô như thế nào ?
_ Lý do gì khiến ông có thái độ ấy ?
_ Thái độ đó được thể hiện qua những lời lẽ nào ?
_ Mẹ En_ri_cô là người như thế nào ?
_ Hs tìm hiểu , trao đổi trả lời.
_Với 2 lí do sau :
 +Mỗi một tác phẩm trong chuyện nhỏ đều có một nhan đề .
+ Tuy trong thư mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng hình ảnh mẹ cao cả lớn lao® thái độ quí trọng của bố đối với mẹ ® phẩm chất, sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con của mình .
_ Hs nhận xét, cá nhân trả lời.
+ Thái độ hết sức buồn bã và tức giận 
+Lí do En_ri_co đã phạm lỗi với cô giáo “cô giáolễ độ”.
_Hs tìm hình ảnh,lời lẽ
+”Sự hổn láo của con  tim bố vậy “.
+Người mẹ hết lòng thương con .
Nhan đề :” Mẹ tôi “ nhằm để giáo dục đứa con có thái độ,lễ độ và tình cảm kính yêu, biết ơn đối với mẹ .
Thái độ của bố : Buồn bã,tức giận, kiên quyết ,nghiêm khắc khi con phạm lỗi .
_ Tìm hình ảnh, chi tiết để thấy người mẹ hết lòng thương con .
_Theo em điều gì khiến En_
ri_cô xúc động khi đọc thư của bố . Em hãy chọn phương án đúng .
_ Theo em tại sao người bố không trực tiếp nói với En_ri_cô mà lại viết thư .
_ Gv liên hệ cách giáo dục,cách ứng xử cho các em.
_Qua hình ảnh của người mẹ , thái độ tâm tình cảu người cha, em có suy nghĩ gì về bổn phận của mình ?
_Hs tìm chi tiết trong bài 
+Thức suốt đêm,chăm sóc bệnhnỗi lo sợ mất conhi sinh tính mạng để cứu sống con .
+ Hs thảo luận nhóm – đại diện trả lời.
+ Phương án đúng a,c,d .
+Hs suy luận trả lời : Viết thư vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị vừa không làm mất lòng tự trọng của người mắc lỗi ® bài học về cách ứng xử trong gia đình ,ở trường , ngoài xã hội .
+Người mẹ hết lòng thương con ,chăm sóc con,sợ mất con.
 +En_ri_cô rất xúc động bởi những lời lẽ chân tình , sâu sắc của bố .
+Viết thư là cách tối ưu để trò chuyện và giáo dục đứa con .
+3. Ghi nhớ : Em hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả .Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó .
Hoạt động 3 
Hướng Dẫn Học Sinh Luyện Tập
III. Luyện tập :
_ Hs đọc và lần lượt làm bài tập 1,2 trang 9 sgk .
- Ca ùnhân chọn rồi thực hiện 
_ Cá nhân nhận xét rồi kể lại hoặc viết vào nháp rồi đọc lên trước lớp .
F III. Luyện tập :
 1.Chọn đoạn văn tùy ý ( theo yêu cầu đề ) và học thuộc .
 2.Hs tự nhớ lại sự việc (ghi vào nháp ) và trình bày trước lớp . 
4. Củng cố : 
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
 1.Hình ảnh của người mẹ qua thái độ và tâm tình của người cha như thế nào?
 2.Người con, chú bé phạm khuyết điểm với mẹ như thế nào ?
 Gọi 1-2 hs đọc lại phần nghi nhớ 
5. Dặn dò :
_ Học bài + sưu tầm một số câu ca dao thuộc chủ đề trên .
_ Soạn bài : “Cuộc chia tay của những con búp bê “
+ Hướng dẫn : Tình cảm chân thành của hai anh em trong truyện như thế nào? Em có cảm nhận gì với những bạn bè có hoàn cảnh bất hạnh ? Thấy được cái hay trong cách kể của truyện là gì ?.
Tuần 1
Tiết 3	
:	
 TỪ GHÉP 
I. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức:
_ Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập 
_ Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép .
2. Kĩ năng:
_ Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép .
_ Vận dụng được từ ghép trong nói ,viết . 
3. Thái độ:
_ Cẩn thận , chính xác trong cách dúng từ ghép .
II. CHUẨN BỊ :
	GV : Từ đơn, từ ghép, từ láy (ngữ văn 6),sơ đồ nội dung bài học,tích hợp ở hai văn bản : “ Cổng trường mở ra “ , “Mẹ tôi “ .
	Hs : Xem lại định nghĩa của từ đơn,từ ghép,từ láy ,tìm ví dụ ở mỗi loại từ , chuẩn bị câu hỏi 1,2 sgk .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định  ... : Tiết sau làm bài viết 2 tiết tại lớp .
BÀI 8.
Kết quả cần đạt :	
-Hình dung được cảnh tượng đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan. Cảm nhận được tình bạn đậm đà, thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú.
- Nắm được các lỗi thường gặp vế quan hệ từ để tránh các lỗi đó khi nói hoặc viết.
- Viết tốt bài tập làm văn số 2 theo yêu cầu bài văn biểu cảm.
Tuần : 8 
Tiết : 29
Văn bản.
QUA ĐÈO NGANG
	(Bà huyện Thanh Quan)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 
_ Hình dung được cảnh tượng đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của bà huyện Thanh quan lúc qua đèo.
_ Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
2. Kỹ năng : 
Đọc và phân tích theo bố cục bài thơ thất ngôn tứ tuyệt.
3. Thái độ : 
_Yêu thích bộ môn, ham hiểu biết thế giới xung quanh.
II. CHUẨN BỊ :
	+ Thầy : Phóng to bức ảnh đèo Ngang, bản đồ Việt Nam, sách tham khảo, giáo án, tư liệu số 2, từ Hán Việt.
	+ Trò : Đọc diễn cảm bài thơ, vị trí đèo Ngang trên bản đồ Việt Nam, từ Hán Việt, câu hỏi hướng dẫn.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ : 
	 _ Đọc bài thơ "Sau phúc chia ly". Nói cảm nhận của em về bài thơ ?
 	 _ Đọc thuộc lòng "Bánh trôi nước", nêu ý nghĩa bài học.
 3. Bài mới : 
Hoạt động 1
Đọc - Hiểu chú thích
_ Nêu vài nét về bà huyện Thanh Quan ?
· HS : Xem phần chú thích.
· HS : Nêu thể thơ.
FI.Đọc - hiểu văn bản:
 1/- Tác giả : Bà huyện Thanh Quan, tên thật là Nguyễn Thị Hinh - một nữ sĩ tài danh hiếm có - quê ở Hà Nội.
 2/- Thể thơ :
 Thất ngôn bát cú.
Hoạt động 2
Tìm hiểu văn bản
Tìm hiểu nội dung bài - GV treo bản đồ chỉ vị trí đèo Ngang.
 - Cho HS xem tranh phóng to "Cảnh đèo Ngang" và cho biết :
+ Cảnh tượng đèo Ngang được miêu tả vào thời gian nào ?
+ Cảnh vật gồm có những gì ?
 - Trong ngôn ngữ miêu tả, tác giả có dùng từ láy nào ? Có tác dụng gì ?
 - Động từ, điệp từ "chen" có tác dụng gì ?
 - Hai từ lái được đảo lên đầu câu làm vị ngữ có tác dụng gì ?
 - Thời điểm ấy có lợi ích gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả ?
· HS : Quan sát bản đồ.
· HS : Cảm nhận - trả lời.
 Ÿ Đèo Ngang miêu tả vào lúc xế tà.
· HS : Phát hiện - trả lời
 · Cảnh vật gồm : Cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim cuốc, chim đa đa, vài chú tiều phu.
· HS : Nhận xét - trả lời.
 Ÿ Từ láy : lom khom, lác đác, (quốc quốc, gia gia) -> có tác dụng gợi hình, cảm.
 Ÿ Chen lấn -> nơi cằn cỏi, chật hẹp => vẻ hoang dã, hiu hắt, tiêu điều.
 Ÿ Làm cho người trong cảnh, cảnh trong cảnh thêm nỗi bậc nhưng vẫn mờ xa và nhỏ ->tăng thêm vẽ heo hút quạnh vắng qua số từ (vài, mấy) thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.
FII. Phân tích : 
 1/- Cảnh tượng đèo Ngang :
 - Thời điểm : lúc xế tà.
 - Cảnh vật : Cỏ cây chen chúc -> vẻ hoang dã.
 - Từ láy : lom khom, lác đác và số từ (vài, mấy) => cuộc sống thưa thớt, tiêu điều thê lương => Quang cảnh miền sơn cước heo hút, vắng lặng.
- Bài thơ mượn cảnh để nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào ?
 - Bài thơ miêu tả âm thanh gì ?
 - Âm thanh ấy gợi lên tâm trạng gì của tác giả ?
 - Một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la có gì khác với một mảnh tình riêng trong không gian chật hẹp ?
 - Cụm từ "ta với ta" có ý nghĩa gì ?
· HS : Trả lời
 Ÿ Cảnh được nhìn vào buổi chiều tà dễ gợi buồn + với một tâm trạng cô đơn => Tạo nên quang cảnh miền sơn cước heo hút, vắng lặng.
· HS : Trả lời
 Ÿ Âm thanh : Tiếng chim cuốc, đa đa -> buồn, khắc khoải triền miên.
 Ÿ Tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà, nhớ nước -> Tâm trạng buồn, cô đơn hoài cổ, buồn nhớ của tác giả.
 Ÿ Đối lập nhau : Trời non nước càng rộng mở bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề khép kín bấy nhiêu.
 Ÿ Bộc lộ sự cô đơn gần như tuyệt đối.
 2/- Tâm trạng của nhà thơ :
 Nỗi thương nước nhớ nhà da diết, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
Hoạt động 3
Tổng Kết
- Em hãy nêu ý nghĩa và giá trị bài thơ qua nội dung và nghệ thuật.
 - HS nêu phần ghi nhớ SGK
FIII. Tổng kết :
 Ÿ Nội dung : Qua đèo Ngang là một bài thơ tả cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Với nghệ thuật ẩn dụ, chơi chữ nỗi bật tâm trạng nhớ nước thương nhà, cô đơn lẻ loi của nhà thơ.
 (Học sinh chép ghi nhớ SGK).
4. Củng cố : 	
_ Cảnh tượng đèo Ngang được miêu tả như thế nào ?
	_ Tâm trạng của tác giả ra sao ?
5. Dặn dò :	
_ Học bài + Chuẩn bị "Bạn đến chơi nhà".
	_ HD : Xem thể thơ, tình bạn đậm đà, thắm thiết như thế nào ?
Tuần : 8
Tiết : 30
Văn bản : 
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
	(Nguyễn Khuyến)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 
_ Thấy được tình bạn đậm đà, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến.
2. Kỹ năng : 
_ Đọc diễn cảm và phân tích thơ thất ngôn bát cú theo bố cục.
3. Thái độ : 
_ Biết yêu thương, đoàn kết trong học tập, cùng nhau tiến bộ.
II. CHUẨN BỊ :
	+ Thầy : Tài liệu tham khảo, giáo án, sách giáo khoa, chân dung Nguyễn Khuyến (sưu tầm).
	+ Trò : Chuẩn bị câu hỏi SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
	a) Đọc thuộc bài thơ "Qua đèo Ngang". Cho biết tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
 b) Đọc thuộc bài thơ, cho biết cụm từ "ta với ta" gồm mấy người. Nêu phần ghi nhớ
3. Bài mới : Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1
ĐỌC - HIỂU CHÚ THÍCH
_ Tìm hiểu tác giả, thể thơ.
 + Nguyễn Khuyến : Thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi.
 + Đổ đầu ba kỳ thi : Hương, hội, đình -> Tam nguyên yên đỗ.
 - Bài thơ thuộc thể thơ gì ?
· HS : Đọc phần chú thích
· HS : Nêu thể thơ.
FI. Đọc - hiểu văn bản
 1/- Tác giả :
 Nguyễn Khuyến 1835-1909), quê quán ở Hà Nam. Ông đỗ đầu ba kỳ thi, Nguyễn Khuyến làm quan, sau cáo quan về ở ẩn.
 2/- Thể thơ : Thất ngôn bát cú.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU VĂN BẢN
_ Tìm hiểu nội dung bài.
 _ Mở đầu bài thơ cho thấy tâm trạng của Nguyễn Khuyến như thế nào khi bạn đến thăm.
 _ Sau lời chào mừng, nhà thơ đặt cho người một tình huống 
oái oăm khó mà tin được. Đó là Nguyễn Khuyến tiếp đãi bạn như thế nào ?
 Nhà thơ nói cái không để làm nỗi bậc lên cái có đó là gì ?
 - Cụm từ "ta với ta" cuâu cuối nói lên điều gì ?
 _Câu thơ nhằm khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?
 - Ba tiếng "ta với ta" này có khác gì với cụm từ ta với ta qua bài "Qua đèo Ngang".
· HS : Chú ý câu thơ (1) và trả lời.
 Ÿ Là tiếng reo vui, hồ hởi, phấn chấn khi đã bao lâu mới được bạn đến thăm.
· HS : Chú ý 6 câu thơ tiếp theo và trả lời :
 Ÿ Tác giả như muồn đùa, cố dựng lên một hoàn cảnh hoàn toàn không có một thứ vật chất nào để đãi bạn :
 + Trẻ không có nhà, không chài được cá, không bắt được gà, cải, bầu, cà, mướp, cả trầu không có.
· HS : Nêu nhận xét.
 Ÿ Cái có đó chính là tình bạn chân tình thắm thiết "Bác đến . ta với ta".
· HS : Suy nghĩ - trả lời.
 Ÿ Ta với ta : Một sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
· HS : Nêu ý kiến nhận xét.
 Ÿ Khẳng định một tình bạn vô cùng quý giá, gắn bó, keo sơn.
· HS : So sánh - nêu ý kiến
 Ÿ Ta với ta : Trong thơ bà huyện Thanh Quan là một mình với chính mình (cô đơn).
 Ÿ Ta với ta : Trong thơ Nguyễn Khuyến là tôi với bác, là chúng ta với nhau.
=> Sự gặp gỡ của đôi bạn tri ân, tri kỉ.
FII. Phân tích :
 Ÿ Câu 1 : Tiếng reo vui, hồ hởi, phấn chấn khi lâu ngày mới được bạn tới thăm.
Ÿ 6 câu tiếp theo :
 Liệt kê : Đưa ra những cái không có để thấy được tình bạn chân tình thắm thiết chứ không phải vì của cải vật chất.
Ÿ Câu cuối : Cụm từ "ta với ta" -> sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách, khẳng định tình bạn vô cùng quý giá, gắn bó keo sơn.
Hoạt động 3
Luyện Tập
 - Vì sao nói đây là một bài thơ hay nhất về tình bạn ?
 - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
1a) Ngôn ngữ ở bài "Bạn đến chơi nhà" có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn "Sau phút chia ly".
III. Tổng kết :
 Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, bất chấp mọi hoàn cảnh, điều kiện mà vẫn tràn ngập niềm vui. Với cách liệt kê tình huống bất ngờ thú vị, hóm hỉnh mà sâu sắc.
IV. Luyện tập : 
 1a) Một bên là ngôn ngữ đời thường, một bên là ngôn ngữ bác học -> nhưng đều đạt đến độ kết tinh, hấp dẫn.
4. Củng cố : 
_Hãy cho biết tình bạn đậm đà, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến 
 được thể hiện như thế nào qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" ?
5.Dặn dò :	
_ Học thuộc lòng bài thơ + bài ghi.
	_Chuẩn bị : Xa ngắm thác núi Lư.
	_ HD : Xem lại văn miêu tả + biểu cảm.
	+ Thể thơ, từ Hán Việt.
	+ Tâm hồn và tính cách phóng kháng của Lý Bạch.
Tuần : 8
 	Tiết : 31, 32
VIẾT BÀI : 
TẬP LÀM VĂN SỐ 2 (Tại lớp)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Học sinh viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật, thể hiện tình cảm đối với cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
2. Kỹ năng : Vận dụng kiến thức và kỷ năng về văn biểu cảm đánh giá đã học và đã luyện tập.
3. Thái độ : Cẩn thận, chăm chỉ trong làm bài.
II. CHUẨN BỊ :
	+ Thầy : Chọn đề thuộc văn biểu cảm, biểu điểm.
	+ Trò : Nắm kỷ các bước tạo lập văn bản + giấy làm bài.
III. TIẾN HÀNH LÀM BÀI KIỂM TRA :
	1/- Ổn định : KTSS
	2/- Ghi đề lên bảng
	Đề : Tre rất có ích trong đời sống con người. Qua thực tế, em hãy viết bài văn biểu cảm về loài tre.
	3/- Dặn dò : Xem kỷ bài trước khi nộp.
	+ Chuẩn bị : Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
	* HD : - Xem lại tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn biểu cảm.
	 - Nắm được các dạng của văn xuôi biểu cảm và cách lập ý 
 tương ứng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo_án_nv_7(THCS_My_hoa).doc