Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn nhận diện và phân tích các đề bài NLGT, so sánh với đề NLCM.

*Giáo dục tư tưởng: vận dụng để làm bài văn lập luận giải thích.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I và II

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng 02 năm 2010
Ngày dạy: tháng 02 năm 2010
Tuần 26
Tiết : 104 tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn nhận diện và phân tích các đề bài NLGT, so sánh với đề NLCM.
*Giáo dục tư tưởng: vận dụng để làm bài văn lập luận giải thích.
II.Trọng tâm của bài: Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Thế nào là văn chứng minh ?
 Ghi nhớ sgk
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Giới thiệu về Nghị luận giải thích. Trong đời sống của con người, nhu cầu giải thích rất to lớn. Gặp một hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nảy sinh.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
15’
Hoạt động của Thầy và trò
? Trong đời sống, khi nào người ta cần giải thích? 
(Khi người ta có điều gì chưa rõ mà lại muốn biết).
? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày? 
- H. Nêu câu hỏi, trả lời (giải thích).
? Mục đích của giải thích là gì?
? Muốn giải thích được các sự vật ta phải làm ntn?
 (Muốn GT được sự việc, sự vật thì ta phải tìm hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức chính xác, sâu rộng).
? Trong VNL, người ta thường yêu cầu GT vấn đề gì? Mục đích của việc GT đó?
 Hs Đọc văn bản (70).
? Bài văn giải thích vấn đề gì? Xác định bố cục văn bản?
A. Mở bài: 
 Giới thiệu vai trò của khiêm tốn
B. Thân bài:
 - Khiêm tốn là gì?
 - Biểu hiện của người khiêm tốn?
 - Tại sao con người phải có lòng kh/ tốn?
C. Kết bài:
 - Thế nào là người khiêm tốn?
 - ý nghĩa của khiêm tốn?
- H. Trả lời câu hỏi b,c,d sgk (71)
? Em hiểu thế nào là lập luận GT?
? Nhận xét về bố cục, cách diễn đạt trong văn bản này?
- G. Chốt vấn đề: Mđ của GT
 Các cách GT.
 Yêu cầu của bài GT.
- H. Đọc ghi nhớ.
Nội dung kiến thức
I. Mục đích và phương pháp giải thích.
1. Mục đích.
- Nhằm làm cho mọi người hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
- Trong văn nghị luận: Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, các chuẩn mực hành vi của con người
2. Phương pháp giải thích.
* Phân tích vb: “Lòng khiêm tốn”
+ Bài văn GT vđ: Lòng khiêm tốn.
* Nhận xét:
- Bài văn gt v/đ: "Lòng khiêm tốn" và giải thích bằng cách so sánh các sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày. 
- Cách giải thích:
+ Đưa ra định nghĩa về lòng khiêm tốn vì nó trả lời cho câu hỏi "Khiêm tốn là gì ?".
+ Đưa ra các biểu hiện đối lập với lòng "khiêm tốn". Đây cũng là cách giải thích
+ Chỉ ra cái lợi, cái hại của không khiêm tốn Làm cho người đọc hiểu khiêm tốn là gì -> đó chính là giải thích
+ Phương pháp giải thích.
 - Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn.
 - Nêu những biểu hiện của người khiêm tốn.
 - Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn.
+ Diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu.
3. Ghi nhớ: sgk (71)
C.Luyện tập(13’)
* Hoạt động 3 : Luyện tập.
- H. Đọc vb “Lòng nhân đạo”.
Có thể đặt những câu hỏi để khêu gợi G/T n/t/n ?
(Lòng nhân đạo là gì ? Những hoàn cảnh nào tạo điều kiện để con người thể hiện lòng nhân đạo. Cụ thể đó là t/c n/t/n ?
 Mỗi người phải phát huy lòng nhân đạo của mình n/t/n ?).
? Xđ vđ được giải thích ? Phương pháp giải thích trong vb ?
- H. Phát hiện, thảo luận.
 III. Luyện tập.
 Phân tích vb: “Lòng nhân đạo” 
- Vđ được giải thích: 
 Lòng nhân đạo.
Bài văn: "Lòng nhân đạo".
- Giải thích "lòng nhân đạo".
- Cách giải thích:
+ Đưa ra định nghĩa "lòng nhân đạo".
+ Đưa ra các cơ hội để con người được thể hiện lòng nhân đạo.
+ Mọi người cần phát huy lòng nhân đạo.
- Phương pháp GT: (lí lẽ + d/c)
- Giải thích bằng đ/n.
- Liệt kê biểu hiện của lòng nhân đạo.
D.Củng cố(1’) H/s đọc thêm 02 văn bản giải thích:"óc phán đoán và óc thẩm mỹ" "Tự do và nô lệ". GV chốt lại nội dung bài học.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học ghi nhớ (71)
- Đọc kĩ các vb mẫu và phân tích (71-73)
- Chuẩn bị : Sống chết mặc bay.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 104-Tim hieu chung ve phep lap luan giai thich.doc