Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 13 năm 2009

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 13 năm 2009

A, Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh :

1, Kiến thức: Qua việc chữa bài học sinh nắm được ưu nhược điểm chính của bài viết về nội dung và kiến thức. Củng cố các kiến thức đã học trong phần chữa bài. Biết khắc phục và sửa chữa những lỗi đã mắc phải.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài theo yêu cầu trắc nghiệm và tự luận.

3, Thái độ: Học sinh có ý thức vươn lên trong học tập.

B, Chuẩn bị:

- Giáo viên : Tập bài kiểm tra đã chấm điểm và phân loại. Chép trước một số lỗi cơ bản của học sinh ra bảng phụ.

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 13 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25 / 10 / 2009 
Ngày dạy : 7A: 6 / 11 / 2009
	 7B:	5 / 11 / 2009
 Tiết 49 Trả bài kiểm tra văn, 
bài kiểm tra tiếng việt
A, Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh :
1, Kiến thức: Qua việc chữa bài học sinh nắm được ưu nhược điểm chính của bài viết về nội dung và kiến thức. Củng cố các kiến thức đã học trong phần chữa bài. Biết khắc phục và sửa chữa những lỗi đã mắc phải.
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài theo yêu cầu trắc nghiệm và tự luận.
3, Thái độ: Học sinh có ý thức vươn lên trong học tập.
B, Chuẩn bị: 
- Giáo viên : Tập bài kiểm tra đã chấm điểm và phân loại. Chép trước một số lỗi cơ bản của học sinh ra bảng phụ.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 -Giáo viên đọc đề, hướng dẫn học sinh xây dựng đáp án theo nội dung đã chuẩn bị ở tiết 42.
-Giáo viên nhận xét kết quả làm bài của học sinh :
+Ưu điểm.
+Nhược điểm:
-Giáo viên chép trước những câu văn mắc lỗi vào bảng phụ. Giáo viên treo bảng phụ, gọi học sinh đọc và tìm lỗi và sửa lỗi.
-Giáo viên thông báo kết quả làm bài của cả lớp.
- Giáo viên đọc đề, hướng dẫn học sinh xây dựng đáp án theo nội dung đã chuẩn bị ở tiết 46
-Giáo viên nhận xét kết quả làm bài của học sinh :
+Ưu điểm.
+Nhược điểm:
-Giáo viên thông báo kết quả của cả lớp.
-Giáo viên trả bài cho học sinh và ghi điểm vào sổ.
 A, Trả bài kiểm tra văn:
I, Đề bài - Biểu điểm:
-Theo nội dung đã chuẩn bị ở tiết 42.
II, Nhận xét kết quả làm bài:
1, Ưu điểm: Đa số đều làm đúng phần trắc nghiệm
-Thuộc và chép được những câu ca dao được mở đầu bằng cụm từ “ thân em”.
-Biết đượcúy nghĩa của cụm từ “ ta với ta” trong bài “ qua đèo ngang” và “ bạn đến chơi nhà” là khác nhau.
2, Nhược điểm: Còn nhầm câu thơ của Hồ Xuân Hương: “ Thân em vừa trăng lại vừa tròn” là ca dao.
-Phần giải thích chứng minh ý nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ là khác nhau chưa chặt chẽ , chưa rõ ràng.
3, Chữa lỗi cơ bản: Lỗi diễn đạt.
-Còn “ ta với ta” trong thơ Nguyễn Khuyến là tôi với bác, là chúng ta với nhau, từ “ ta” lặp lại chồng chất lên nhau.
- “Thân em như tấm lụa đào” là nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời phong kiến trong sáng.
-Bài “ qua đèo Ngang”biểu lộ tình thấm thía của tác giả của chính mình biểu lộ sự cô đơn.
4, Thông báo kết quả:
-Trên trung bình: 29. ( điểm cao nhất là điểm 9)
-Dưới trung bình: 3. (điểm thấp nhất là điểm 3).
B, Trả bài kiểm tra tiếng Việt:
I, Đề bài- biểu điểm:
-Theo nội dung đã chuẩn bị ở tiết 46.
II, Nhận xét kết quả làm bài:
1, Ưu điểm:
- Đa số làm đúng phần trắc nghiệm.
-Phần tự luận: Nhớ và chép đúng 6 thành ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa.
-Chỉ ra được hiện tượng đồng âm trong bài ca dao “ Bà già đi chợ cầu Đông”
2, Nhược điểm:
-Phần trắc nghiệm: Còn chưa xác định đúng từ đồng nghĩa với từ “ thi nhân” là “ nhà thơ”.
-Phần tự luận: Chưa giải thích đúng nghĩa
của các từ đồng âm trong bài ca dao. Một số còn nhầm lẫn hiện tượng từ nhiều nghĩa là từ đồng âm như: Quẻ, gieo quẻ ; bói, thầy bói.
3, Thông báo kết quả:
-Điểm trên trung bình: 31( điểm cao nhất :điểm 8)
-Điểm dưới trung bình:Không 
 ( thiếu 1 bài của em Thương (ốm) )
C, Giáo viên trả bài cho học sinh . Học sinh xem lại bài . đối chiếu kết quả làm bài của mình với đáp án và biểu điểm.
-Giáo viên ghi điểm vào sổ.
4, Củng cố:
- Giáo viên hệ thống lại bài.
5,Hướng dẫn học ở nhà:
- Xem lại các kiến thức đã học ở phần vă bản và phần tiếng Việt theo nội dung đã kiểm tra.
-Đọc trước bài “ cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”-> chuẩn bị tốt cho bài viết tập làm văn số 3 tại lớp.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
Ngày soạn : 25 / 10 / 2009 
Ngày dạy : 7A: 6 / 11 / 2009
	 7B:	5 / 11 / 2009
Tiết 49 cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
A, Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh :
1. Kiến thức: Nắm được cách trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm văn học; Biết trình bày cảm nghĩ theo các cách lập ý đã học.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn biểu cảm.
3. Thái độ: Học sinh được bồi dưỡng tình cảm với thế giới xung quanh.
B, Chuẩn bị:
- Giáo viên : Nghiên cứu bài, trích dẫn một số đoạn văn biểu cảm mẫu.
- Học sinh đọc trước bài ở nhà.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Học sinh theo dõi SGK-146. 
- Giáo viên đọc 1 lượt toàn bài văn.
- Gọi 2 học sinh lần lượt đọc lại bài văn.
H: Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó?
- Yêu cầu học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm bài ca dao “ đêm qua ra đứng bờ ao”
- Học sinh đọc thầm lại đoạn 1 của bài văn.
H: ở đoạn văn này tác giả tưởng tượng ra điều gì?
- Một người đàn ông, thậm chí một người quen nhớ quê. Đây là cách giả định, cụ thể hóa, đặt mình trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc.
- Học sinh đọc thầm lại đoạn văn 2.
H: Từ những câu ca dao trong bài tác giả tưởng tượng ra điều gì?
- Học sinh đọc thầm lại đoạn văn 3.
H: Đoạn văn 3 trình bày suy nghĩ của người viết về những đối tượng nào trong bài ca dao? Từ đối tượng ấy người viết có liên tưởng gì?
- Học sinh đọc thầm đoạn văn 4.
H: Từ hai câu cuối của bài ca dao tác giả của bài viết này có suy nghĩ gì?
Học sinh quan sát lại toàn bộ bài văn, đọc thầm lướt nhanh.
H: Em hãy nêu lại các yếu tố tưởng tượng, suy ngẫm trong bài văn?
-Có bóng một người đội khăn ,mặc áo dàiMột người quenTất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gióLại chính là con sông có một người khồn có tên nhưng tôi thấy lại quen quen và thân thươngVì nhớ mà buồn.
H: Các yếu tố tưởng tượng suy ngẫm đó bắt nguồn từ những từ ngữ, hình ảnh nào của bài ca dao “ đêm qua ra đứng bờ ao”?
- Học sinh thảo luậ, trả lời. Giáo viên nhận xét bổ sung.
H: Qua đó em thấy muốn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học cần phải căn cứ vào những yếu tố nào?
- Cảnh, người trong tác phẩm.
- Tâm hồn, số phận nhân vạt trong tác phẩm.
- Vẻ đẹp ngôn từ.
- Tư tưởng tác phẩm.
H:Trình bày cảm nghĩ bằng cách nào?
- Đọc kĩ tác phẩm, ghi lại những rung động, suy ngẫm , tưởng tượng của mình khi đọc tiếp xúc với những từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm.
=> Giáo viên khái quát. Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ -SGK(147)
- Học sinh đọc lại bài thơ “ cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
H: Đọc bài thơ em thấy có những từ ngữ, hình ảnh nào mới lạ?
- Câu 1: Hình ảnh so sánh mới mẻ, hấp dẫn 
“ tiếng suối - Tiếng hát xa”.
- Câu 2: Hình ảnh quấn quýt, sinh động thông qua điệp từ “lồng”.
H: Em có suy nghĩ gì về tình cảm của Bác đối với thiên nhiên, đối với đất nước?
- Câu 3: Sự giao hòa giữa cảnh và người.
- Câu 4: Tâm hồn cao cả của Bác Hồ. 
=>Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào những gợi ý trên để trình bày bài nói của mình.
- Gọi 2 học sinh trình bày. Các học sinh khác nghe và nhận xét bài nói của bạn. Giáo viên nhận xét bổ sung.
-Học sinh đọc bài thơ “ ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
H: Bài thơ có những từ ngữ hình ảnh nào gợi cho em nhiều cảm xúc?
H: Em hình dung ra tác giả trong ngày trở về quê như thế nào? Tác giả gặp những ai ở quê? Tâm trạng của tác giả như thế nào khi gặp lại những con người quê hương?Vì sao có tâm trạng đó?
H: Bài thơ thể hiện tình cảm gì của Hạ Tri Chương với quê hương? Đó có phải là tình cảm chỉ riêng Hạ Tri Chương có không? Em hãy chứng minh điều em vừa khẳng định? (học sinh liên hệ với những bài thơ cùng viết về đề tài “quê hương” để thấy được tình yêu quê hương là tình cảm tha thiết sâu nặng của mỗi người.)
- Giáo viên nêu yêu cầu: Dựa vào những gợi ý trên em hãy lập dàn ý của bài văn biểu cảm về bài thơ “ ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
- Học sinh lập dàn ý theo nhóm( viết vào bảng phụ).
- Các nhóm trình bày kết quả . Giáo viên nhận xét tường nhóm, dùng bảng phụ (đã chuẩn bị trước dàn ý của bài PBCN về bài thơ trên) củng cố kết quả làm bài cho học sinh .
I, Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
1, Bài văn: SGK-146,147.
“ Cảm nghĩ về một bài ca dao”
- Nhận xét:
- Đoạn 1: Giả định, cụ thể hóa đặt mình trong cảnh để thể nghiệm cảm xúc.
- Đoạn 2: Tưởng tượng cảnh ngóng trông, tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng.
- Đoạn 3: Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ.
- Đoạn 4:Cảm nghĩ về lòng thủy chung qua hình ảnh so sánh trong hai câu cuối, về sông Tào Khê.
*Ghi nhớ: SGK(147)
II, Luyện tập:
1, PBCN về bài thơ “Cảnh khuya”-Hồ Chí Minh.
-Câu 1: Hình ảnh so sánh mới mẻ, hấp dẫn 
“ tiếng suối - Tiếng hát xa”.
-Câu 2: Hình ảnh quấn quýt, sinh động thông qua điệp từ “lồng.
-Câu 3: Sự giao hòa giữa cảnh và người.
-Câu 4: Tâm hồn cao cả của Bác Hồ. 
2, Lập dàn ý bài PBCN về bài thơ “ ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
1, Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm.
VD: Trong chương trình văn học lớp 7, một bài thơ hay từng để lại ấn tượng trong lòng người đọc, chính là bài thơ “ ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”. Bài thơ với từ ngữ giản dị đã thể hiện chân thành tình cảm xúc động ngẹn ngào của tác giả khi trở về quê cũ .
2, Thân bài: 
Trình bày những cảm xúc suy nghĩ của mình qua những yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ.
3, Kết bài:
Khẳng định tình yêu quê là tình cảm sâu nặng luôn thường trực trong tâm hồn của mỗi con người.
-Liên hệ với những bài thơ của các tác giả khác cùng viết về nỗi nhớ quê hương.
VD: Thơ Lý Bạch.
 Thơ của Tế Hanh 
4, Củng cố:
H: Thế nào là PBCN về một tác phẩm văn học?
H: Một bài văn PBCN về một tác phẩm văn học gồm mấy phần? Em hãy nêu nội dung từng phần?
5,Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ; Xem trước các đề tham khảo trong SGK -> chuẩn bị tốt cho bài TLV số 3 viết tại lớp.
- Soan văn bản “ Tiếng gà trưa”
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
Ngày soạn : 25 / 10 / 2009 
Ngày dạy : 7A: 6 / 11 / 2009
	 7B: 5 / 11 / 2009
Tiết 51+52 viết bài tập làm văn số 3 (tại lớp) biểu cảm về một tác phẩm văn học
A, Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh :
1, Kiến thức: Biết trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm văn học đã học. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự trong khi biểu cảm.
2,Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh .
3,Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức làm bài nghiêm túc, tình cảm trình bày trong sáng, chân thành.
B, Chuẩn bị: -Giáo viên : Đề bài tập làm văn số 3.
 -Học sinh : Đọc trước các bài thơ Đường luật đã học.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 - Giáo viên chép đề lên bảng.
- Gọi 2 học sinh đọc đề -> Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại dàn bài của một bài văn biểu cảm về một tác phảm văn học.
- Căn cứ vào phần tìm hiểu đề giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài viết .
- Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập
- Học sinh đọc lại nội dung bài viết .
 Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
I, Tìm hiểu đề:
-Thể loại: Biểu cảm về một tác phẩm văn học thuọc thể loại trữ tình.
-Nội dung biểu cảm: Trình bày cảm xúc. suy nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ Cảnh khuya”.
II, Dàn bài- Biểu điểm:
1, Mở bài: (2 điểm).
- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh.
-Nêu hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.
-Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
2, Thân bài: ( 6 điểm).
Trình bày những cảm xúc do nội dung và nghệ thuật của tác phẩm gợi lên.
a, Hai câu thơ đầu:
-Nghệ thuật:- so sánh: Tiếng suối như tiếng hát.
 -điệp ngữ: điệp từ “ lồng”
-Nội dung: Miêu tả cảnh khuya ở rừng Việt Bắc thật lung linh, huyền ảo.
b,Hai câu thơ cuối:
-Nghệ thuật : -so sánh: cảnh như vẽ.
 -Điệp ngữ “ chưa ngủ”.
- Nội dung:Tiếp tục khẳng định vẻ đẹp của đêm khuya đồng thời thể hiện tình yêu nước của Bác. Con người chiến sĩ trong Bác luôn được đặt trước con người nghệ sĩ của Bác.
3, Kết bài: (2 điểm)
- ấn tượng chung về thể thơ, về từ ngữ hình ảnh trong bài thơ. Suy nghĩ về phong cách thơ Bác, về phong thái của Bác.
4, Củng cố:
- Giáo viên thu bài, nhận xét giờ làm bài.
5,Hướng dẫn học ở nhà:
- Chuẩn bị bài cho tiết “ luyện nói PBCN về tác phẩm văn học”
- Soạn bài “ Tiếng gà trưa”.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13NV7.doc