Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 24 (tiết 93 - 96)

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 24 (tiết 93 - 96)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Sơ giản về tác giải Phạm Văn Đồng.

 - Đức tính giản dị của Bác Hò được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.

 - Cách nêu dẫn chứng và buình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Đọc, hiểu văn bản nghị luận chứng minh.

- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chắng trong văn bản nghị luận.

3. Thái độ: HS có ý thức học tập đức tính giản dị của Bác Hồ.

II. Chuẩn bị của GV và HS

1.Thầy: Mốt số câu thơ, câu chuyện minh hoạ đức tính giản dị của bác Hồ.

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 24 (tiết 93 - 96)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 ( Tiết 93- 96)
Tiết 93- Văn bản ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
(Phạm Văn Đồng)
Ngaøy daïy 7a:.. 
 	 7b:.. 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Sơ giản về tác giải Phạm Văn Đồng.
	- Đức tính giản dị của Bác Hò được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.
	- Cách nêu dẫn chứng và buình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
2. Kĩ năng: 
- Đọc, hiểu văn bản nghị luận chứng minh.
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chắng trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ: HS có ý thức học tập đức tính giản dị của Bác Hồ.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1.Thầy: Mốt số câu thơ, câu chuyện minh hoạ đức tính giản dị của bác Hồ.
2. Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Đọc văn bản và tìm hiểu chung.
GV giới thiệu về tác giả - tác phẩm theo SGK/ 54+ tài liệu về Phạm Văn Đồng.
Hướng dẫn HS đọc: Đọc to, rõ ràng thể hiện được tình cảm của tác giả về Bác.
GV đọc mẫu, HS đọc văn bản
GV Nhận xét cách đọc của HS.
 Tìm hiểu các chú thích: 1, 2, 4, 5
GV: Bài văn được viết theo thể loại nào?
HS: - Nghị luận chứng minh
GV: VB nghị luận v/đề gì? - Đức tính giản dị của Bác Hồ
GV: Đối tượng hay đè tài nghị luận? Đối tượng ấy đã được nêu rõ trong đề bài và trong câu mở đầu bài văn.
GV: Tìm bố cục và lập dàn ý của bài?
HS: Xác định bố cục và trình bày.
+ Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.
+ Thân bài: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:
 Hoạt động : Phân tích bài văn 
* Bước 1: nêu vấn đề: HS đọc 2 câu đầu
GV:Vấn đề nêu ra ở đây là gì? ( Hoạt động chính trị và đời sống hàng ngà của Bác)
? Đức tính giản dị của Bác Hồ được mở rộng và nhấn mạnh như thế nào trước khi chứng minh? ( Mở rộng phẩm chất giản dị vẫn giữ được nguyên vẹn qua cđời hoạt động CM 60 năm..)
* Bước 2 Giải quyết vấn đề. 
- HS đọc từ “ Con người Bác ...Nhất, Định, Thắng Lợi”.
GV?Để làm rõ đức tính của bác Hồ Thủ tướng đã nêu chứng cứ trong đời sống của Bác NTN? Theo trình tự nào, có thuyết phục không? Vì sao?
? Em có nhận xét gì về chứng cứ và nhận xetá của TG?
 HS:Đọc một khổ thơ, câu thơ của tố Hữu nói về đời sống giản dị của Bác Hồ.
GV? Để thuyết phục người đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, TG đã nêu những chi tiết cụ thể nào? 
? Em có nhận xét gi về cách nêu dẫn chứng trong đoạn này? 
GV? Trong cách nói và viết của Bác Hồ được thể hiện NTN? Dẫn chứng.? Tại sao TG lại dùng những câu nói này để CM cho sự giản dị trong cách nói và viết của Bác?
HS: Cá nhân trả lời.
GV: Mỗi lời nói, câu viết của Bác đã trở thành chân lí giản dị mà sâu sắc:” Tôi nói Đồng bào nghe rõ không?” 
GV chốt: Giản dị là đức tính đáng quí ở mỗi người. Đáng quí hơn đó lại là phẩm chất của một vị chủ tịch nước -> chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa, giá trị đức tính giản dị của Bác Hồ.
* Bước 3: Bình luận của tác giả.
GV: Hãy chỉ ra những câu văn, đoạn văn bình luận, đánh giá như thế?
HS: - Câu: ở việc làm nhỏ đó phục vụ
- Đời sống biết bao
Đoạn: “Nhưng chớ hiểu lầm -> ngày nay” )
GV: Tại sao trong văn bản chứng minh, tác giả lại sử dụng thao tác bình luận?
HS: - Giúp bài văn giầu sức thuyết phục hơn
HS đọc đoạn “Nhưng chớ hiểu lầmngày nay”
GV: Em hiểu ý nghĩa đoạn văn trên như thế nào?
HS: - Bình luận, ca ngợi đức tính giản dị của Bác
GV: Chỉ ra câu văn trực tiếp ca ngợi đức tính của Bác?Tại sao tác giả nói đó là đời sống thực sự văn minh?
HS: - Đó là cuộc sống phong phú về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ, không vì riêng mình
 “Bác để tình thương cho chúng con
 Một đời thanh bạch chẳng vàng son
 Mong manh áo vải, hồn muôn trượng
 Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
Trong thơ mình Bác cũng nhiều lần nói lên quan niệm và cách sống như thế.“Sống quen thanh đạm nhẹ người”.Z
GV? Thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện NTN trong VB? 
Hoạt động 5: Tổng kết về nội dung và nghệ thuật
GV cho HS nêu giá trị cơ bản về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài văn.
GV? VB Ca ngợi phẩm cất và đức tính gì của Bác Hồ? Qua Vb, em rút ra bài học gì cho bản thân? 
HS: Đọc ghi nhớ (SGK/ 55)
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả ( SGK/ 54)
2. Đọc- giải nghĩa từ ( SGK)
3. Tác phẩm
- Thể loại: Nghị luận chứng minh
- Bố cục: 2 phần: 
II. Phân tích
1. Nêu vấn đề: Đức tính giản dị của Bác Hồ
 - Giản dị trong hoạt động chính trị cách mạng.
- Giản dị trong đời sống hằng ngày.
2. Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ 
a. Trong đời sống
* Bữa ăn:
- Vài ba món đơn giản
- Khi ăn không để rơi vãi một hạt.
- Thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
* Nhà ở: Vài ba phòng hoà cùng thiên nhiên
* Lối sống 
-Suốt đời làm việc, ....
=> Dẫn chứng xá thực, nhận xét sâu sắc, dễ hiểu, dễ thuyết phục người đọc
b. Trong quan hệ với mọi người
- Viết thư chomột đồng chí miền Nam.
- Nói chuyện với các cháu MN.
Đi thăm khu tập thể CN 
- Đặt cho những người phục vụ...
=> Liệt kê tiêu biểu, tác động đến tình cảm của người nghe, người đọc.
c. Trong lời nói và bài viết:
- Những chân lí lớn được viết bằng ngôn ngữ giản dị
- Dễ hiểu, dễ nhớ
- Đi vào trái tim khối óc hàng triệu người dân.
=> Lối sống giản dị của Bác thể hiện mọi mặt, mọi lúc,mọi nơi. 
3. Bình luận của tác giả về ý nghĩa và giá trị của đức tính giản dị ở Bác Hồ.
- Đức tính giản dị thể hiện phẩm chất cao đẹp của HCM với đời sống tinh thần phong phú, hiểu biết sâu sắc, quý trọng lao động, với tư tưởng và tình cảm làm nên tầm vóc văn hoá của Người.
- Thái độ của TG: cảm phục, ngợi ca chân thành, nồng nhiệt đối với đức tính giản dị của Bác Hồ.
IV. Tổng kết
1. Nội dung: Ghi nhớ ( SGK/ 55)
2. Nghệ thuật: 
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí
3. Ý nghĩa
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
4. Củng cố:
- Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của VB
- Giáo dục HS sống giản dị học tập tấm gương Bác Hồ.	
- Sức thuyết phục của bài văn nghị luận là gì ?
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài, nắm vững nội dung kiến thức theo phần đã phân tích.
- Học thuộc phần ghi nhớ, những câu văn hay trong bài.
- Sưu tầm một số tác phẩm, bài viết về đức tính giản dị của Chủ tịch HCM
- Chuẩn bị bài: Chuyển đổi câu chủ động -> Câu bị động.
Tiết 94- Tiếng Việt
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG 
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Ngaøy daïy 7a:.. 
 	 7b:.. 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động.
 	 - Hiểu được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
2. Kĩ năng: 
- NhẬN biết câu chủ động và câu bị động.
3. Thái độ:
- HS có ý thức chuyển đổi đúng câu chủ động thành câu bị động.
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: Bảng phụ (Bài tập bổ trợ - phần luyện tập)
2. Trò: Đọc tìm hiểu các ví dụ trong SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm câu chủ động, câu bị động.
GV viết ví dụ lên bảng
HS đọc ví dụ
GV: Xác định chủ ngữ- vị ngữ trong ví dụ?
HS: Xác định
GV: Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu khác nhau như thế nào?
HS: - CN trong câu a biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác. 
- CN trong câu b biểu thị người được hoạt động của người khác hướng đến 
GV: Từ phân tích trên, em hãy xác định câu nào là câu bị động, câu nào là câu chủ động?
HS: - Câu a là câu chủ động
 - Câu b là câu bị động
GV: Vậy em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động?
HS đọc ghi nhớ (SGK/ 57)
GV: Trong TV từ một câu chủ động có thể chuyển thành 1 – 2 câu bị động tương ứng.
Ví dụ 1: - Thầy giáo phạt học sinh.
 - Học sinh bị thầy phạt.
Ví dụ 2: - Cậu tôi cho chị tôi cây bút máy.
 - Chị tôi được cậu tôi cho cây bút máy.
 - Cây bút máy được cậu tôi cho chị tôi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
HS đọc ví dụ
GV: Em sẽ chọn câu a hay câu b để điền vào chỗ trống trong đoạn văn trên? Vì sao?
HS: - Điền câu b. Vì giúp cho việc liên kết chặt chẽ hơn. Câu trước nói về Thuỷ, câu sau cũng nói về Thuỷ.
GV: Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có tác dụng gì?
HS: - Câu văn cũng như cuộc đời, cuộc đời luôn luôn đổi thay thì câu văn cũng luôn luôn thay đổi để thỏa mãn những nhu cầu giao tiếp của con người. Trong đó việc chuyển các cặp câu chủ động, bị động tương ứng là một trong nhiều cách góp phần làm cho việc giao tiếp trở nên sinh động và có hiệu quả hơn.
HS đọc ghi nhớ SGK/ 58
GV: Hãy chuyển đổi câu sau thành câu bị động.
Thầy giáo phạt Nam.
=> Nam bị thầy giáo phạt.
GV: Có thể chuyển đổi câu sau thành câu bị động không?
Nó rời sân ga.
HS: không thể nói: Sân ga bị nó rời.
GV: Qua ví dụ trên em rút ra bài học gì khi chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
HS: - Tránh áp dụng máy móc.
Hoạt động 3: Luyện tập.
 HS đọc yêu cầu bài tập
- Tìm câu bị động
Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?
GV treo bảng phụ ghi bài tập: Xác định câu bị động trong các câu sau:
a. Nhà chị bị giặc đốt. -> Câu bị động
b. Nó bị mấy tên côn đồ đánh đập rất dã man.
 -> Câu bị động
c. Sáng nay, mình được một xâu cá. -> Không phải câu bị động
d. Cơm bị thiu -> Không phải câu bị động
I. Câu chủ động và câu bị động
* Ví dụ: (SGK- T.57)
a. Mọi người yêu mến em.
 CN	VN
b. Em được mọi người yêu mến.
 CN VN
* Ý nghĩa:
- CN trong câu a biểu thị chủ thể của hoạt động. (câu chủ động)
- CN trong câu b biểu thị đối tượng của hoạt động. (câu bị động) 
* Ghi nhớ: (SGK- T. 57)
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
* Ví dụ: ( SGK )
* Nhận xét:
- Chon câu b vì giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn liền mạch, thống nhất.
Tác dụng: Thay đổi cách diễn đạt tránh lặp mô hình câu.
* Ghi nhớ: (SGK- T. 58)
III. Luyện tập
Bài tập (T. 58) Các câu bị động:
- Có khi (các thứ của quí) được trưng bày trong tủ kính
- Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm thi sĩ.
=> Tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
4. Củng cố:
 - Thế nào là câu chủ động, câu bị động ?
 - Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học bài theo phần phân tích, học thuộc phần ghi nhớ SGK
 - Tìm các câu bị động có trong văn bản đã học.
 - Chuẩn bị bài: Viết bài văn số 5 (Văn lập luận chứng minh- )
Tiết 95 + 96
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – LÀM TẠI LỚP
 (Văn lập luận chứng minh)
Ngaøy daïy 7a:.. 
 	 7b:.. 
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Giúp HS
- Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh cũng như về các kiến thức văn và tiếng việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh cụ thể.
- Có thể tự đánh giá chính xác hơn về trình độ tập làm văn của bản thân để có hướng phấn đấu, phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.
2. Kĩ năng: 
- Củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập bố cục vận dụng vào kiểu bài chứng minh.
3. Thái độ: 
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: Đề bài - Đáp án - Biểu điểm
ĐỀ BÀI:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Rừng là vàng. Nếu chúng ta biết bảo vệ rừng, rừng sẽ đem lại cho con người nguồn tài nguyên vô cùng quý giá”.Hãy chứn minh câu nói trên.
Đáp án- biểu điểm: 
A. Yêu cầu của đề bài: Chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người. Cần bảo vệ rừng.
B. Dàn bài: 
a. Mở bài ( 1, 5 điểm): Nêu luận điểm cần chứng minh: 
Tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người.
b. Thân bài (7 điểm): Chứng minh luận điểm ( lí lẽ, dẫn chứng).
	* Tác dụng của rừng với đời sống con người ( 4 điểm): 
- Rừng cung cấp nguồn lợi kinh tế to lớn: cho gỗ quý, dược liệu, thú quý...
- Rừng bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống của con người ( dẫn chứng).
- Rừng chống hạn hán, lũ lụt, chống xói mòn, lở đất... ( dẫn chứng) 
 - Rừng góp phần bảo vệ an ninh quốc ( che bộ đội, vây quân thù). 
	* Lên án những hành động phá rừng ( 1 điểm).
* Kế hoạch bảo vệ rừng( 2 điểm):- Trồng cây gây rừng, phòng chống phá rừng ( biện pháp, dẫn chứng).
c. kết bài ( 1, 5 điểm): 
	- Khẳng định vai trò của rừng.
	- Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.
	BIỂU ĐIỂM
Điểm 9 - 10: 
Bài viết đủ ý, bố cục chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng phong phú, phù hợp với luận điểm, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch, không mắc lỗi chính tả. Bài viết có tính giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống.
Điểm 7- 8: Bài viết đủ ý, bố cục hợp lí, dẫn chứng khá phong phú, phù hợp với luận điểm. Nhìn chung diễn đạt lưu loát, mạch lạc, còn mắc một hai lỗi dùng từ hoặc lỗi chính tả.
Điểm 5 - 6: Bài viết khá hoàn chỉnh, đủ ý, dẫn chứng chưa phong phú, còn sai lỗi chính tả, dùng từ.
Điểm 3 – 4:Bài viết chưa hoàn chỉnh hoặc chưa rõ ràng, diễn đạt còn lúng túng, các dẫn chứng chưa lôgic, còn mắc nhiều lỗi chính tả..
Điểm 1- 2: Bài chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, lỗi nhiều.
Điểm 0: Nộp giấy trắng.
2. Học sinh: Ôn tập văn nghị luận chứng minh, tham khảo tài liệu về văn chứng minh.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 7A:................vắng:..................................................................................
 7B:................vắng:..................................................................................
2. Viết bài:
Hoạt động 1: 
	GV: Đọc và chép đề lên bảng, hướng dẫ HS viét bài.
	HS: Chép đè vào vở, tiến hành viết bài theo các bước:
Tìm hiểu đề, tìm ý.
 Lập dàn ý
Viết bài.
Đọc lại và sửa chữa ( vừa viết vừa thực hiện).
3. Thu bài, nhận xét giờ viết bài: 
 	- GV thu bài, đếm số lượng bài.
	- Nhận xét giờ viết bài.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
 	 	- Chuẩn bị bài: Ý nghĩa văn chương
	- HỌC BÀI: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 24.doc