Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 14

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 14

A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :

 - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm về những kỉ niệm của tuổi thơ và tình cảm bà cháu trong bài thơ “ Tiếng gà trưa”. Thấy được nghệ thật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên, bình dị của bài thơ “ Tiếng gà trưa”.

- tiếp tục rèn kĩ năng tìm hiểu thơ trữ tình .

- Bồi dưỡng tình cảm đối với gia đình, quê hương.

B, Chuẩn bị:

 - Giáo viên : Bảng phụ.

- Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn SGK.

C,Phương pháp:Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, giảng bình

D,Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:

I. Ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng hai bài thơ “ cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” , Nêu nội dung chính của hai bài thơ.

III. Tổ chức dạy và học bài mới

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	Ngày soạn :191 / 11 / 2010 
Tiết 53 +54	Ngày dạy : 22/11/2010
tiếng gà trưa.
(Xuân Quỳnh)
A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
 - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm về những kỉ niệm của tuổi thơ và tình cảm bà cháu trong bài thơ “ Tiếng gà trưa”. Thấy được nghệ thật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên, bình dị của bài thơ “ Tiếng gà trưa”.
- tiếp tục rèn kĩ năng tìm hiểu thơ trữ tình .
- Bồi dưỡng tình cảm đối với gia đình, quê hương.
B, Chuẩn bị:
 - Giáo viên : Bảng phụ.
- Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn SGK.
C,Phương pháp:Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, giảng bình
D,Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng hai bài thơ “ cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” , Nêu nội dung chính của hai bài thơ.
III. Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả và tác phẩm:
 - Học sinh đọc chú thích
- Giáo viên chốt lại những điểm chính: .
? Bài thơ được viết trong năm nào? Em biết gì về hoàn cảnh nước ta lúc đó?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu chung văn bản.
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Đọc với giọng vui, bồi hồi.
- Gọi 2 học sinh đọc bài -> giáo viên cùng các học sinh khác nghe và nhận xét.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Em có nhận xét gì về vần, nhịp của bài thơ?
? Bài thơ có có thể chia làm mấy phần theo mạch cảm xúc? em hãy nêu nội dung từng phần?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích văn bản.
-Gọi HS đọc phần 1 của văn bản.
? Đoạn thơ cho biết ai đang hành quân xa?
? Trên đường hành quân xa anh lính trẻ nghe thấy âm thanh gì? đó là âm thanh như thế nào? 
Giáo viên bổ sung:
? Khi nghe thấy tiếng gà anh lính cảm thấy gì? Em hãy đọc những câu thơ miêu tả cảm xúc của anh lính?
? Trong những câu thơ em vừa đọc từ nào được nhắc lại nhiều lần?(Nghe->giáo viên giới thiệu về điệp ngữ sẽ học ở giờ sau).
?Tác giả nghe bằng các giác quan nào? Điệp ngữ “ nghe” nhấn mạnh điều gì?
? (khá) Em có nhận xét gì về cáh biểu hiện nội dung của đoạn thơ này?
?Khổ thơ 1 thể hiện tâm trạng gì của người lính trẻ?
? Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ?
-1 học sinh đọc khổ thơ 2.
? Anh chiến sĩ nhớ gì về những con gà?
? ở khổ thơ này có từ nào được lặp lại? (Này)
? Từ “này thuộc từ loại gì? (đại từ).Điệp ngữ “này” có tác dụng gì trong đoạn thơ?
 TIết 54
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc đoạn thơ 3,4,5,6: Đọc diễn cảm thể hiện giọng mắng yêu của bà và giọng kể của cháu.
-1hs đọc đoạn thơ.
? ở đoạn thơ này cách xưng hô của chủ thể trữ tình có sự thay đổi như thế nào? Sự thay đổi ấy có tác dụng gì trong việc biểu cảm?
? Trong lời tự sự trữ tình của anh lính hình ảnh người bà hiện lên qua những kỉ niệm nào?
? Em có nhận xét gì về lời trách mắng của bà? Vì sao em nhận xét như vậy?
? Ngoài kỉ niệm ấy người lính còn nhớ về bà qua hình ảnh nào?
? Em hiểu “ chắt chiu” là như thế nào? 
-Dành dụm từng chút và kiên trì.
? Như vậy tất cả những việc làm của bà đều hướng về ai? Em có nhận xét gì về tình cảm của bà dành cho cháu qua những kỉ niệm được gợi lại?
? Những món quà nào của bà làm cháu nhớ mãi?
? Vải chéo và vải bâu là những loại vải như thế nào?
? Qua hồi tưởng lại kỉ niệm tuổi thơ em thấy tình cảm của người cháu đối với bà là tình cảm gì?
? Em hiểu “ giấc ngủ hồng sắc trứng” là giấc ngủ như thế nào?
-Học sinh đọc thầm khổ thơ thứ 8.
? ở khổ thơ này từ nào được lặp lại nhiều lần? Điệp ngữ “ vì” được lặp lại 4 lần có ý nghĩa gì?
-Nói rõ mục đích chiến đấu của người cháu, của anh bộ đội
? Kết thúc bài thơ là hình ảnh “ ổ trứng hồng tuổi thơ” điều đó có ý nghĩa gì?
? Như vậy hai khổ thơ cuối với hai hình ảnh đẹp mang ý nghĩa khái quát kết hợp với điệp ngữ vì đã nói rõ điều gì?
? Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? Lặp lại ở những vị trí nào? có tác dụng gì?
Lặp lại ở đầu mỗi đoạn thơ- mỗi lần nhắc lại như mở ra 1 kỉ niệm gắn kết giữa các phần lại với nhau vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc.
Hhoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết:
? Nêu nội dung chính của toàn bài thơ?
? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật ?
-Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập: PBCN của em về tình bà chấu được thể hiện trong bài thơ.
-Gọi 2 học sinh trình bày miệng-> giáo viên nhận xét.
I, Giới thiệu tác giả-tác phẩm:
1, Tác giả: SGK(151)
-Xuân Quỳnh ( 1942-1988) là nhà thơ nữ xuất sắc.
- Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũ, bình dị trong đời sống gia đình và trong cuộc sống đời thường
2, Tác phẩm:
- Sáng tác: Năm 1968 - trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” và “ sân ga chiều em đi”
II.Đọc- Tìm hiểu chung văn bản:
1. Đọc:
2. Thể thơ: Thể thơ 5 chữ
3.Bố cục: 4 phần.
-Phần 1:(K1): Tiếng gà trưa gợi về kỉ ức tuổi thơ của anh chiến sĩ trẻ trên đường hành quân xa.
- Phần 2: (K2):Kỉ niệm về những con gà 
- Phần 3: (K3,4,5,6): Kỉ niệm về bà.
- Phần 4: (7,8): Mơ ước tuổi thơ và mơ ước hiện tại của người cháu- người chiến sĩ.
III. Phân tích:
1. Tiếng gà trưa:
- Trên đường hành quân xa.
-Tiếng gà: Âm thanh quen thuộc
- Nghe: xao động nắng trưa, bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ
=>Miêu tả sự xúc động, bồi hồi của người lính trẻ khi nghe thấy tiếng gà.
2.Kí ức tuổi thơ:
a. Kí ức về những con gà:
+ ổ rơm hồng trứng
+gà mái mơ: Khắp mình hoa đốm trắng
+gà mái vàng: lông óng như màu nắng
-Này: điệp->Tâm trạng hồ hởi ,vui sướng hân hoan khi nhớ về những con gà và ổ trứng. 
b. Kí ức về người bà:
- Xưng “ cháu”->như đang trực tiếp trò chuyện với bà : khiến đoạn thơ biểu cảm có thêm yếu tố tự sự.
- Nhớ:
+Tiếng bà mắng,
+Tay bà khum soi trứng.
Dành từng quả chắt chiu.
+Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối.
à Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo 
+ quà của bà:Cái quần chéo bo, cái áo cánh trúc bâu.
=> tình cảm bà cháu thân thiết, yêu thương
3.Niềm hạnh phúc và sức mạnh chiến đấu: 
- Chiến đấu vì: lòng yêu tổ quốc, 
 Xóm làng thân thuộc
 Vì bà, vì tiếng gà cục tác
-Mơ ước tuổi thơ và mơ ước hiện tại của người cháu- người chiến sĩ.
-Tình yêu bà gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
IV. Tổng kết :
1. Nội dung : 
Tiếng gà trưa đã gợi về những kỉ niệm đẹp tuổi thơ và tình cảm bà cháu thân thiết dâu nặng. Đó là sức mạnh tinh thần để người chiến sĩ chiến đấu.
2. Nghệ thuật :
- Thể thơ 5 chữ có thay đổi cho phù hợp với nội dung
- Hình ảnh tiếng gà trưa như mạch cảm xúc xuyên suốt
 - Ngôn ngữ thơ giản dị, hồn nhiện, sinh động
*Ghi nhớ : SGK- 151.
III, Luyện tập:
 -Phát biểu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ.
IV. Củng cố: -Em hãy nêu nội dungvà nghệ thuật chính của hai đoạn thơ?
V.Hướng dẫn học ở nhà:
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Đọc trước bài điệp ngữ.
D,Rút kinh nghiệm :
Tuần 14	Ngày soạn :19 / 11 / 2010 
Tiết 55	 	Ngày dạy : 22/11/2010
ĐIệp ngữ
A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
- Hiểu thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ trong nói, viết.
- Biết sử dụng điệp ngữ trong những hoàn cảnh cụ thể, có hiệu quả.
B. Chuẩn bị:
 - Giáo viên : Bảng phụ.
- Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn SGK.
C.Phương pháp:
Phân tích mẫu, qui nạp
D. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
I- Ổn định tổ chức: : 
II.Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là thành ngữ? Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào? cho ví dụ minh họa?
 III.Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
-Học sinh theo dõi VD - SGK(152)
- Gọi 1 học sinh đọc khổ thơ đầu của bài thơ : “tiếng gà trưa”.
? Từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong khổ thơ đầu?
?Từ “ nghe” được lặp lại 3 lần có tác dụng gì?
+ Biểu thị sự xúc động trong tâm hồn của người chiến sĩ.
Giáo viên : ở lớp 6 các em đã phân biệt phép lặp( như một biện pháp tu từ) với lỗi lặp do vốn từ nghèo nàn.
Ví dụ: Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ.
 Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai.
- Con bò đang gặm cỏ. Con bò chợt ngẩng lên. Con bò rống òò
? Trong 2 ví dụ trên ví dụ nào có sử dụng phép lặp? ví dụ nào là hiện tượng lỗi lặp từ? Vì sao?
=>Giáo viên khái qúat: Từ ‘nghe’ và cụm từ “nhớ ai” được lặp lại nhằm làm rõ mục đích diễn đạt của lời nói nên được gọi là biện pháp tu từ điệp ngữ.
? Vậy em hiểu thế nào là điệp ngữ? Tác dụng của điệp ngữ?
-2 học sinh đọc ghi nhớ SGK(152)
-Học sinh vận dụng ghi nhớ làm bài tập 1 (153)
*Tìm điệp ngữ trong đoạn tríchvà tác dụng của điệp ngữ( học sinh làm bài tập theo nhóm)
a, Dân tộc(4 lần)-> nhấn mạnh quyền được hưởng độc lập tự do của dân tộc ta.
b, Trông ( 9 lần) ->Làm rõ mối quan tâm nhiều bề của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các dạng điệp ngữ
-Học sinh đọc lại khổ thơ cuối trong bài thơ “ tiếng gà trưa”
? Em hãy chỉ ra điệp ngữ trong đoạn thơ? Điệp ngữ này có cấu tạo như thế nào? Đứng ở vị trí nào trong từng câu thơ?
? Điệp ngữ đó làm rõ được điều gì?
-Học sinh đọc ví dụ a,b trong SGK(152)
? Trong ví dụ a có điệp ngữ nào? Điệp ngữ ấy có cấu tạo ra sao? đứng ở vị trí nào trong đoạn thơ và có tác dụng gì?
? ở ví dụ b có điệp ngữ nào? điệp ngữ đó có câu tạo như thế nào? đứng ở vị trí nào của đoạn thơ và có tác dụng gì?
-H: Như vậy em thấy có mấy dạng điệp ngữ? là những dạng nào?
-2 học sinh đọc ghi nhớ.
Giáo viên mở rộng: Điệp câu: 
VD: Hồ chí Minh muôn năm.
 Hồ chí Minh muôn năm.
 Hồ chí Minh muôn năm.
 Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần.
 (Tố Hữu).
+Điệp đoạn( còn gọi là điệp khúc): VD: Khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ “ Lượm” của Tố Hữu.
Hoạt động3: Hướng dẫn hs luyện tập
-Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2.
Giáo viên nêu lại yêu cầu: Tìm điệp ngữ có trong đoạn văn và nói rõ đó là những dạng điệp ngữ nào?
Học sinh đọc đoạn văn bài tập 3.
H: Đoạn văn có những từ ngữ nào được lặp lại?
-Mảnh vườn, phía sau nhà em; em trồng hoa, em hái hoa tặng.
H: Những từ ngữ này được lặp lại có giá trị biểu cảm không? vì sao?
H: Em hãy viét lại đoạn văn trên sao cho ý của đoạn văn rõ ràng, cô đọng hơn.
-Học sinh viết-> đọc, giáo viên nhận xét, bổ sung.
-Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 4.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn đề tài để viết như: đề tài nói về sự ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống con người.
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
1. Ví dụ:
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ.
 Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai.
2. Ghi nhớ: SGK(152)
* Bài tập 1:
II. Các dạng điệp ngữ:
-Vì:Đứng đầu mỗi câu thơ, có cấu tạo là một từà Điệp ngữ cách quãng
-Rất lâu; thương em; khăn xanh-> đứng liền nhau, có cấu tạo là những cụm từ -> điệp ngữ nối tiếp.
-Thấy; ngàn dâu-> cấu tạo là một từ, một cụm từ-> đứng ở cuối câu trước và đầu câu sau trong đoạn văn -> điệp ngữ chuyển tiếp( điệp ngữ vòng).
*Ghi nhớ: SGK(152)
III, Luyện tập:
1, Bài tập 2:
-Điệp ngữ “ xa nhau” là điệp ngữ ngắt quãng.
-Điệp ngữ “một giấc mơ” là điệp ngữ chuyển tiếp.
2, Bài tập 3:
Việc lặp từ trong đoạn văn không mang tính biểu cảm.
-Viết lại đoạn văn:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. ở đó em trồng rất nhiều loại hoa như: hoa cúc, hoa thường dược, hoa đồng tiền ,hoa hồng, hoa lay ơn.Ngày 8.3 em hái hoa trong vườn tặng mẹ.
3, Bài tập 4:
Viết đoạn văn ( chủ đề tự chọn) có sử dụng một trong các dạng điệp ngữ đã học. 
IV. Củng cố: - Thế nào là điệp ngữ? Tác dụng của điệp ngữ? Các dạng điệp ngữ?
V.Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập
- Xem trước bài mới.
E.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tuần 14	Ngày soạn :19 / 11 / 2010 
Tiết 56	 	 Ngày dạy : 22/11/2010
luyện nói : phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Văn học
A. Mục tiêu bài học: 
- Học sinh hiểu thêm khái niệm về phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học
- Nhận thức rõ đó là kiểu bài trung gian giữa biểu cảm, tự sự, miêu tả và nghị luận.
- Tiếp tục rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, lòng yêu quí trân trọng những nhà văn, nhà thơ đã được học.
B, Chuẩn bị:
- Giáo viên : Soạn bài,Bảng phụ.
- Học sinh : Chuẩn bị bài theo định hướng của giáo viên.
C.Phương pháp:
Thực hành nói, nêu vấn đề
D. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh .
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
 ? Khi đọc một tác phẩm văn học em thường có thái độ gì?
?Tại sao như vậy?
=>Giáo viên khái quát: Phát biểu cảm nghĩ là nói lên cảm xúc của người đọc bắt nguồn từ một nhân vật, một chi tiết, một hình ảnh hay lời văn, lời thơ có ý nghĩa trong tác phẩm.
- PBCN là bày tỏ thái độ, cảm xúc, suy nghĩ đối với tác phẩm văn chương một cách cảm tính.
- Giáo viên nêu đề bài luyện nói ->Học sinh đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề, tìm ý,xây dụng dàn ý cho bài nói
- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc phần dàn bài của bài nói đã chuẩn bị ở nhà. Giáo viên nhận xét và bổ sung( nếu cần)
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi dàn bài bài nói cho học sinh đối chiếu với dàn bài của mình và tham khảo khi nói.
- Học sinh thực hành trình bày miệng bài nói trước nhóm.
- Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày bài PBCN về bài thơ “ rằm tháng giêng” trước tập thể lớp.
-Các nhóm khác nghe và nhận xét về bài nói của bạn.
I, Chuẩn bị bài nói:
*Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
1, Mở bài: 
-Giới thiệu TP “ Rằm tháng giêng” là một bài thơ hay.
-Đọc bài thơ ta thấy bt không chỉ miêu tả cảnh đẹp của đêm trăng rừng Việt Bắc mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu nước và phong thái ung dung của Bác.
2, Thân bài:
a, Hai câu đầu:
-Miêu tả không gian tràn ngập ánh trăng
-Hình ảnh thơ thật sáng tạo ,đẹp và gợi cảm.
b, Hai câu cuối:
-Hoàn cảnh làm việc của Bác và các cán bộ lão thành trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vừa gian khổ vừa nên thơ 
-Hình ảnh thơ độc đáo sáng tạo vừa thể hiện những cảm nhận tinh tế của Bác vừa thể hiện phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
3, Kết bài:
Bài thơ cho ta hiểu thêm về con người Bác tấm lòng của Bác đối với thiên nhiên , đất nước.
II, Thực hành nói:
IV, Củng cố:H:Muốn bài nói có hiệu quả cần phải lưu ý điều gì?
 -Đọc kĩ tác phẩm, lập dàn ý bài nói, nói rõ ràng lưu loát và diễn cảm.
V.Hướng dẫn học ở nhà:
-Viết thành bài văn hoàn chỉnh dựa theo dàn ý đã lập.
-Soạn bài “ Một thứ quà của lúa non: Cốm”.
*Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14vha.doc