Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 14

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 14

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm tha91m của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu

 - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua những chi tiết tự nhiên, bình dị

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh

 - Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình

 - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.

2. Kĩ năng.

 - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự

 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản

 

doc 13 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 53/54	Ngày dạy:
Văn bản
TIẾNG GÀ TRƯA
	- (Xuân Quỳnh)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm tha91m của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu
	- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua những chi tiết tự nhiên, bình dị
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
	- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh
	- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình
	- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ. 
2. Kĩ năng.
	- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự
	- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản
III. CHUẨN BỊ.
	- GV: SGK, bài soạn, sách GV, Tranh - tư liệu về tác giả Xuân Quỳnh
	- HS:SGK, bài soạn, sưu tầm thơ 
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
1. Ổn định lớp. (1phút)
	- Ổn định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
? Đọc thuộc bài thơ cảnh khuya – Nêu ý nghĩa bài thơ.
	-> Đọc bài thơ SGK.và nêu được nội dung
? Đọc thuộc bài thơ Rằm tháng giêng – Nêu ý nghĩa bài thơ.
	-> Đọc bài thơ SGK.và nêu được nội dung
3. Dạy bài mới:
	-> Vào bài: Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường hướng về những điều bình dị, gần gũi trong cuộc sống thờng nhật như tình cảm gia đình, tình yêu, tình mẹ con, bà cháu...; thơ chị thường biểu lộ những rung động, khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết mà đằm thắm.
	Bài thơ "Tiếng gà trưa" là bài thơ được tác giả viết những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả nước. Song cũng như nhiều bài thơ của chị và của các tác giả thời đó, bài thơ không chỉ gợi lại những kỷ niệm riêng nhà thơ mà còn góp tiếng nói thể hiện những tình cảm chung của thời đại. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thưởng thức cái hay của bài thơ này. (1phút)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
 HĐ1. TÌM HIỂU CHUNG
(28 phút)
- Em hãy nêu vài nét về tác giả - tác phẩm?
-> Giới thiệu thêm về bài thơ và tác giả Xuân Quỳnh.
- GV hướng dẫn cách đọc: 
+ Đọc giọng vui vẻ, bồi hồi, phân biệt lời mắng của bà với lời kể, tả của nhà thơ trong vai người chiến sỹ.
+ Nhịp thơ 3/2, 2/3, nhấn mạnh ở những câu, từ được lặp lại.
 . -> GV nhận xét.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu những hiểubiết của em về đặc điểm của thể thơ này?
? Bài thơ này gợi em nhớ tới bài thơ nào ở Lớp 6 viết theo thể thơ ngũ ngôn? 
? Kể tên một số bài thơ 5 chữ đã được học
? Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì?
? bố cục bài thơ?
? Bài thơ đã đi theo mạch ý nào?
-> Chuyển ý: mạch ý đó đã được biểu hiện cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết bài thơ.
- HS dưạ vào chú thích SGK.150
- Giải thích từ. SGK.151
- HS đọc bài thơ
-> nhận xét.
2. Thể thơ: 
- Ngũ ngôn.
- Có nguồn gốc từ thơ ca dân gian (từ hát dặm Nghệ Tĩnh và ví dân gian).
- Một bài có nhiều khổ.
- Một bài khổ có 4 câu và nhiều hơn 4 câu.
- Một câu: Có 5 tiếng (có thể có ít và nhiều hơn).
- Vần linh hoạt.
- Nhịp 3/2 ; 2/3 ; 1/2/2.
-> Đêm nay Bác không ngủ
Þ Tĩnh dạ tứ ; Phò giá...
- Kỉ niệm tuổi thơ của chính tác giả và trong nhân vật trữ tình. Người chiến sĩ đang hành quân. Điệp ngữ "Tiếng gà trưa" như dòng nhạc chủ âm vừa kết nối các đoạn thơ vừa điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- P1 (7 câu đầu); Tiếng gà cất lên trên đường hành quân (Hiện tại).
- P2 (26 câu tiếp): Tiếng gà gọi về tuổi thơ. (Quá khứ).
- P3 (khổ cuối): Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu (Hiện tại tương lai).
- "hiện tại, quá khứ, hiện tại tương lai".
A. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, tác phẩm (SGK.150)
2. Giải thích từ
3. Đọc văn bản.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ2. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (10 phút)
? Đọc 7 câu thơ đầu và cho biết ở khổ thơ này tác giả kể sự việc gì?
? Tiếng gà vọng vào tâm trí tác giả trong thời điểm cụ thể nào?
? Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê, tâm trí con ngời chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà tra.
? với ngời ra trận, tiếng gà tra gợi những cảm giác mới lạ nào?
? Tại sao âm thanh đó lại gợi những cảm giác đó của con người?
Þ những điều kỳ diệu của tiếng gà trưa; âm thanh "cục... cục tác cục ta" đã góp phần làm dịu bớt không khí nóng bức của trưa hè; của chiến tranh, mở ra một không gian và thời gian thanh bình sâu lắng giúp cho những người lính, những bạn đọc được chút thời gian yên tĩnh trong cõi lòng để lắng sâu suy cảm
. -> Tiết 2 (34 phút)
? Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ?
? Qua những hình ảnh, kỉ niệm đó chúng ta hiểu gì về:
+ Tình cảm của tác giả?
+ Tình cảm bà cháu trong bài thơ?
-> T/c bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết.
-> Qua 26 câu thơ , hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên . Bà đã dành tất cả sức lực và tình thương yêu cho đứa cháu nhỏ. Bà đã tảo tần, chắt chiu chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con như chắt chiu nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ, nhỏ bé của đứa cháu. Hình ảnh đứa cháu mặc bộ quần áo mới do công lao nuôi gà của bà ban tặng mới hồn nhiên và ngây thơ làm sao! Chỉ là "cái quần áo chéo go", "cái áo cánh chúc bâu" nhưng đứa cháu đã vô cùng cảm động, sung sớng. Đó là những con người giản dị, được lớn lên trong tình thương yêu, nâng đỡ của quê hương, của những người ruột thịt. 
? Tiếng gà trưa được lặp lại ở khổ cuối có giống âm vang của tiếng gà trưa ở các khổ trên không? Vì sao?
? Hãy nêu cảm nhận của em về khổ thơ này?
-> Tiếng gà trưa trở thành tiếng nói của quê hương, đất nước lúc ấy nhắc nhở và giục giĩ người cầm súng.
? Những nét đặc sắc về nghệ thuật.
? Nêu ý nghĩa văn bản
7 câu thơ đầu:
- Trên đường hành quân, giữa trưa, tác giả (người chiến sĩ) nghe thấy âm vang của tiếng gà nhảy ổ.
- Thời điểm: Buổi tra nắng, trong xóm nhỏ, trên đờng hành quân
Tiếng gà: 
+ là âm thanh làng quê
+ là tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng hồng tạo thành niềm vui cho ngời nông dân cần cù chắt chiu
+ Là âm thanh dự báo điều tốt lành
Cảm thấy nắng tra xao động
Cảm thấy chân đỡ mỏi
Cảm thấy tuổi thơ hiện về
à Vì: + Buổi tra: yên tĩnh à tiếng gà có thể khua động cả không gian
+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh.
+ Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: Tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng
+ Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.
+Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: Đợc bộ quần áo mới từ tiền bán gà.
- Những hình ảnh kỉ niệm đó được biểu lộ:
+ Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm trân trọng yêu quí bà của đứa cháu nhỏ.
+ Hình ảnh người bà:
- Tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo.
- Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu (dành dụm chi chút để cuối năm bán gà may cho cháu quần áo mới).
- Bảo ban nhắc nhở cháu, (ngày cả khi có đánh mắng) thì cũng là tình yêu thương cháu).
-> Đọc khổ cuối của bài thơ
- P1: Tiếng gà gợi nhớ về tuổi thơ.
- P2: Tiếng gà gọi về những hình ảnh, kỉ niệm tuổi ấu thơ với bà.
- P3 Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu.
+ Người chiến sĩ (tác giả) tự nhủ và nhắn với bà: họ chiến đấu vì lòng yêu TQ, xóm làng, vì bà, vì tiếng gà
- Sử dụng điệp ngữ
- Thể thơ 5 chữ vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình
- Những kỉ niệm về người bà làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận
B. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
I. NỘI DUNG.
1. Tiếng gà trên đường hành quân
- Tiếng gà trưa gợi nhớ hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ không thể nào quên của người chiến sĩ.
2. Tiếng gà gọi về tuổi thơ
- Những kỉ niệm về người bà được tái hiện qua nhiều sự việc: bà soi trứng, dành dụm chiu chắt mua áo mới cho cháu khi tết đến xuân về...
3. Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu
- Người chiến sĩ trên đường ra trận với nghĩa vụ, trách nhiệm chiến đấu cao cả (chiến đấu vì lòng yêu TQ, xóm làng, vì bà, vì tiếng gà)
II. NGHỆ THUẬT
- Sử dụng điệp ngữ
- Thể thơ 5 chữ vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình
III. Ý NGHĨA VĂN BẢN
- Những kỉ niệm về người bà làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ3. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (5 phút)
- Học thuộc lòng bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại kỉ niệm về bà.
C. TỰ HỌC
- Học thuộc lòng bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại kỉ niệm về bà.
4. Củng cố ( 5phút)
	? HS đọc thơ thuộc lòng 1 khổ thơ
	? Bài thơ giúp em hiểu gì về tình cảm của tác giả?
	-> Từ những kỷ niệm tuổi thơ thẫm đẫm tình bà cháu-> tới tình yêu đất nước, nhắc nhở giục giã những chiến sĩ, hãy chắc tay súng tiến lên chống kẻ xâm lược, bảo vệ gia đình, làng xóm quê hương để tiếng gà trưa mãi vọng lên ở mọi miền quê thân thuộc!Þ Tình yêu quê hương đất nước hòa trong tình cảm gia đình đằm thắm thiết tha
	-> Giaó dục HS: tình cảm gia đình đầm ấm, yêu thương, đùm bọc đặc biệt là tình bà cháu.
	? Em có biết bài thơ nào cũng nói về tình cảm bà cháu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước không? (Đọc bài thơ)
	-> Dù là "tiếng gà trưa" và "Bếp lửa" cả hai bài thơ đều gợi lên tình bà cháu đằm thắm, thiết tha qua những khái niệm của tuổi ấu thơ. Nhưng tình cảm gia đình, quê hương đó đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước, trách nhiệm đối với Tổ Quốc của mỗi chúng ta!
5. Dặn dò. (1phút)
 1) Bài vừa học: 
- Học bài và bài thơ
- Làm bài tập 2/151.
	 2) Bài sắp học: Soạn bài: Điệp ngữ.
	- Nêu khái niệm và tác dụng của điệp ngữ.
	- Các dạng điệp ngữ.
Tuần: 	Ngày soạn:	
Tiết: 33	Ngày dạy:	
ĐIỆP NGỮ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	 - Hiểu thế nào là điệp ngữ, tác dụng của điệp ngữ.
	- Biết cách vận dụng phép điệp ngữ trong nói và viết.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
	- Khái niệm điệp ngữ
	- Các loại điệp ngữ
	- Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản
2. Kĩ năng.
	- Nhận biết phép điệp ngữ
	. - Phân tích tác dụng của điệp ngữ
	- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh
III. CHUẨN BỊ.
	- GV: SGK, bài soạn, sách GV, bài tập bổ sung, bảng phụ
	- HS:SGK, bài soạn
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
1. Ổn định lớp. (1phút)
	- Ổ định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
? Thế nào là thành ngữ. Cho VD -> giải thích nghĩa
	-> Thành ngữ là cụm từ đó có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
? Vai trò của thành ngữ trong câu
	-> Làm CN, VN hay phụ ngữ
3. Dạy bài mới
	-> Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” nhà thơ Xuân Quỳnh đã dùng nhiều từ lặp lại để gây sự chú ý cho người đọc. Cách dùng lặp lại từ ngữ ấy ta gọi là điệp ngữ. Vậy điệp ngữ là gì? Tác dụng của nghệ thuật này như thế nào bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. (1phút)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
 HĐ1. TÌM HIỂU CHUNG 
(20 phút)
-> GV treo bảng phụ ghi 2 khổ thơ.
 - Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “Tiếng gà trưa” có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? Cách lặp lại ấy có tác dụng gì?
=> điệp ngữ 
? Vậy thế nào là điệp ngữ ?
? Sử dụng điệp ngữ có tác dụng gì?
-> HS đọc ghi nhớ: SGK/ 152.
2 Các dạng điệp ngữ
? Hãy so sánh điệp ngữ ở khổ thơ đầu của bài “Tiếng gà trưa” và điệp ngữ ở 2 đoạn thơ sau, tìm đặc điểm của mỗi dạng?
? Các dạng điệp ngữ
Đọc VD1.SGK
- Từ “nghe” lặp lại 
à nhấn mạnh cảm giác của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa nhảy ổ, chợt nhớ lại những kỷ niệm tuổi thơ.
- Từ “vì”
 à nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ.
- Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) nhằm, gây cảm xúc mạnh.-> gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ
Đọc VD.SGK
 a) Điệp ngữ nối tiếp. 
b) Điệp ngữ chuyển tiếp
c) Khổ cuối bài thơ Tiếng gà trưa àĐiệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ nối tiếp.
- Điệp ngữ chuyển tiếp.
- Điệp ngữ cách quãng
A. TÌM HIỂU CHUNG 
1. VD.SGK
 - Từ “nghe” à nhấn mạnh cảm giác của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa nhảy ổ, chợt nhớ lại những kỷ niệm tuổi thơ.
 - Từ “vì” à nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ.
=> điệp ngữ.
2. Khái niệm
- Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) nhằm, gây cảm xúc mạnh.-> gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ
II. CÁC DẠNG ĐIỆP NGỮ
 1. VD.SGK
 a) Điệp ngữ nối tiếp.
 b) Điệp ngữ chuyển tiếp.
 c) Khổ đầu bài thơ: Tiếng gà trưa àĐiệp ngữ 
 2. Các dạng điệp ngữ
- Điệp ngữ nối tiếp.
- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
- Điệp ngữ cách quãng
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ2. LUYỆN TẬP 
(10 phút)
BT1. 
- Xác định điệp ngữ .
- Nêu tác dụng của điệp ngữ .
BT2. Tìm điệp ngữ trong đoạn văn, cho biết đó là dạng điệp ngữ gì?
BT3 .Đọc đoạn văn -> việc lặp từ có tác dụng biểu cảm không.
 a) Điệp ngữ :
 - Một dân tộc đã gan góc (2 lần)
 - Dân tộc đó phải được (2 lần)
=>Nhấn mạnh dân tộc Việt Nam anh dũng đã gan góc đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Khẳng định đất nước Việt Nam phải được độc lập, chủ quyền
b) Điệp ngữ :
 - đi cấy, trông: sự lo lắng, trông mong của người nông dân mong cho thời tiết được thuận lợi để việc cày, cấy đỡ vất vả. 
- Một giấc mơ: Điệp ngữ chuyển tiếp.
-> Không có tác dụng biểu cảm., các từ ngữ trùng lặp (lặp từ)
B. LUYỆN TẬP 
1) 
a- Điệp ngữ :
 - Một dân tộc đã gan góc (2 lần) 
=>Nhấn mạnh dân tộc Việt Nam anh dũng đã gan góc đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược
 - Dân tộc đó phải được (2 lần)
. => Khẳng định đất nước Việt Nam phải được độc lập, chủ quyền.
 b- Điệp ngữ :
 - đi cấy, trông: sự lo lắng, trông mong của người nông dân mong cho thời tiết được thuận lợi để việc cày, cấy đỡ vất vả.
 2)
 - Một giấc mơ: Điệp ngữ chuyển tiếp.
 3) 
a- Đoạn văn lỗi lặp từ, không có tác dụng .
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ3. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (2 phút)
- Viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ 
C. TỰ HỌC
- Viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ
4. Củng cố. (5 phút)
? Thế nào là điệp ngữ
	-> Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) nhằm, gây cảm xúc mạnh.-> gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ
? Có mấy dạng điệp ngữ?
- Điệp ngữ nối tiếp.
- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
- Điệp ngữ cách quãng
? Tìm câu văn thơ có sử dụng điệp ngữ (thi giữa các tổ)
5. Dặn dò. (1 phút)
 1) Bài vừa học: 
- Phân biệt điệp ngữ với lỗi lặp từ, làm bài tập 4/ 151. 	- Nắm vững đặc điểm , tác dụng và các dạng điệp ngữ.	
2) Bài sắp học: Luyện nói biểu cảm về tác phẩm văn học .
	- Tổ 1, 2 : Nêu cảm nghĩ “Cảnh khuya” Hồ Chí Minh.
- Tổ 3, 4: Nêu cảm nghĩ “Hồi hương ngẫu thư”
Tuần: 	Ngày soạn: 
Tiết: 56	Ngày dạy:
LUYỆN NÓI 
PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.	 
	- Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
	- Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ vế tác phẩm văn học
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học
2. Kĩ năng:
	- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học
	- Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học
- Diễn đạt mạch lạc rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 
1. Ổn định lớp. (1phút)
	- Ổ định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
	- KT kiến thức về văn biểu cảm (biểu cảm về sự vật, con người, tác phẩm văn học
3. Dạy bài mới.	
	Vào bài : “Nói” là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người, ngoài việc rèn luyện viết đúng, viết hay còn phải rèn luyện nói, vì đó là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em luyện nói theo chủ đề biểu cảm tác phẩm văn học. (1phút)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu của tiết luyện nói. (5 phút)
-> Theo em, khi nói trước tập thể đông người thì người nói phải nói nh thế nào?
- > Đã qua một số tiết luyện nói từ L6 đến nay, em thấy giữa văn nói và văn viết có đặc điểm gì giống và khác nhau?
HĐ 2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đề tài nói.
 (10 phút)
-> Đọc đề và cho biết đề bài này thuộc thể loại và dạng bài gì của thể loại đó?
- > thế nào là bài văn PBCN về TPVH? Cảm nghĩ đó bắt nguồn từ đâu?
-> nêu dàn ý bài văn?
HĐ3: Luyện nói (17 phút)
® Các học sinh, nhóm nhận xét phầnnói của bạn theo yêu cầu của tiết luyện nói.
. Yêu cầu luyện nói: 
1. Nội dung: 
 - Sát yêu cầu của đề. 
- Theo dàn ý đã lập.
2. Cách nói: To, rõ ràng, biểu cảm.
3. Tác phong: 
- Tự tin, nhìn vào người nghe
- So sánh văn nói - văn viết.
II. Đề tài nói: 
- PBCN về bài thơ: "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Biểu cảm.
 + Dạng bài: Biểu cảm về TPVH. 
2. Dàn ý (bố cục)
a. MB: 
- Giới thiệu tác giả, bài thơ,
- Nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ. 
b. TB:
* Cảm nhận chung về bài thơ qua:
+ P. Cảnh.
+ Tâm hồn tác giả.
* Cảm nghĩ về từng câu qua NT.
 ND.
Bằng BP: Liên tượng, tượng tượng, so sánh, suy ngẫm.
c. KB: Cảm nghĩ khái quát nâng cao về:
III. Luyện nói:
1. Học sinh luyện nói theo tổ 
2. 3 học sinh luyện nói 3 trước lớp.
3. 1 học sinh nói toàn bài trước lớp.
Đề: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng)
 4. Củng cố. (5 phút)
	1. Học sinh nhắc lại yêu cầu của tiết luyện nói.
	2. Học sinh nhận xét giờ luyện nói đã đạt được những yêu cầu gì? Yêu cầu gì chưa đạt được.
	3. Cần rút kinh nghiệm điều gì để nói tốt hơn?
5. Dặn dò (1phút)
	1) Bài vừa học: 
	- Nắm vững phương pháp và kiểu bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học .
	- Tự nói văn biểu cảm về một tác phẩm văn học
	 2) Bài sắp học: Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm.
	- Tìm hiểu tác giả , tác phẩm , chú thích .
	- Trả lời các câu hỏi SGK/ 162 ,163.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7 TUAN 14 CHUAN PPCT MOI.doc