Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của Đỗ Phủ. Nắm được vị trí và ý nghĩa của các yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ trữ tình; Cảm nhận đặc điểm bút pháp thơ của Đỗ phủ qua những dòng miêu tả, tự sự.

*Kĩ năng cần rèn: kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích bản dịch thơ trữ tình - tự sự.

*Giáo dục tư tưởng:thấy được tình cảnh khốn khổ của kẻ sĩ nghèo trong xã hội cũ.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Tìm hiểu chi tiết

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 11
 Tiết : 41 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ)
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của Đỗ Phủ. Nắm được vị trí và ý nghĩa của các yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ trữ tình; Cảm nhận đặc điểm bút pháp thơ của Đỗ phủ qua những dòng miêu tả, tự sự.
*Kĩ năng cần rèn: kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích bản dịch thơ trữ tình - tự sự.
*Giáo dục tư tưởng:thấy được tình cảnh khốn khổ của kẻ sĩ nghèo trong xã hội cũ.
II.Trọng tâm của bài: Tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (bản phiên âm và bản dịch thơ). Nêu những nét nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ ?
Nội dung: Tình yêu quê hương thầm kín, sâu nặng của nhà thơ.
Nghệ thuật: Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả, tự sự. Từ ngữ bình dị nhưng gợi cảm.
- Nghệ thuật đối điêu luyện, tài tình.
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lớn nhất của Trung Hoa đời Đường. Nếu Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại, là “Tiên thi” thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại, là “Thi sử thi thánh “ (ông thánh làm thơ ). Cuộc đời của ông long đong khốn khổ, chết vì nghèo đói, bệnh tật. Ông đã để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất, buồn đau, nuốt tiếng khóc nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một bài thơ như thế.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
? Dựa vào chú thích, em hãy nêu một vài nét về tác giả bài thơ ?
 Gv treo tranh minh hoạ
? Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
Gv: Bài thơ ... được xếp vào trong số 100 bài thơ hay nhất của Đỗ Phủ. Ông viết bài thơ này vào những năm cuối đời mình. 760 hay 761 được bạn bè giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được 1 cái nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía Tây Thành Đô, tỉnh Phú Xuyên nhưng chưa được bao lâu thì căn nhà đã bị gió mưa thu phá nát. Đỗ Phủ buồn rầu xúc cảm viết bài thơ này.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Gv yêu cầu đọc bộc lộ được cảm xúc buồn bã, bất lực, cay đắng của nhà thơ trong ba khổ thơ đầu; giọng tươi sáng, phấn chấn hơn ở ba khổ thơ cuối.
Gv đọc mẫu, Hs đọc, Gv nhận xét
? Em hãy nêu đại ý và bố cục của văn bản ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
Hs đọc lại khổ 1.
? Trong khổ này, nhà thơ kể hay tả ?
( Vừa kể vừa tả; kể - tả ngang nhau ).
? Em hình dung, ngôi nhà của nhà thơ bị phá trong thời tiết nào? 
 (Gió thu tháng tám)
? Một căn nhà mà không chống chọi nổi với gió thu thì thấy đó là một ngôi nhà ntn? Chủ nhà là người ntn?
? Hình ảnh căn nhà bị gió thu phá được tác giả miêu tả ntn?
- Hs đọc lại khổ 2.
? Đã khổ vì nhà bị tốc mái, nhà thơ còn khổ thêm vì lý do nào nữa?
(Những tấm tranh bị lũ trẻ thôn nam nghịch ngợm, xô vào cướp giật)
? Cảnh tượng trên cho thấy cuộc sống XH thời Đỗ Phủ ntn?
(Trẻ em nghèo, thất học, nghịch ngợm là hiện tượng phổ biến trên khắp đất nước TQ đầy loạn li, nội chiến)
? Những đứa trẻ thôn nam đáng trách hay đáng thương? Vì sao?
- Hs đọc lại khổ 3.
? Khổ thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? ( Kể và tả ). 
? Kể và tả để làm gì? ( Biểu cảm ).
? Em hình dung thế nào về h/c và nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ ?
? Qua khổ thơ, đặc biệt là câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ cho em hình dung ntn về tâm trạng của nhà thơ ?
 (Ông trằn trọc suốt đêm trong mệt, đói, lo lắng, buồn rầu, thương con, thương mình và cũng chỉ đành cay đắng, ấm ức và .... bất lực trước cảnh ngộ ).
- Gv nhấn mạnh: Câu hỏi tu từ vang lên với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Cái khổ về vật chất và tinh thần của Đỗ Phủ cũng là cái khổ chung của nhân dân lao động, của các nhà nho trí thức Trung Quốc đời Trung Đường vì chiến tranh, loạn lạc liên miên. Đó cũng là tiếng nói phê phán thực trạng XH đương thời và mong cho XH đổi thay.
? Khổ thơ cuối được viết theo phương thức biểu đạt nào? (Biểu cảm).
? Ngôi nhà ước mơ của Đỗ Phủ là ngôi nhà ntn ? Mục đích của mơ ước đó là gì ?
? Vì sao nhà thơ lại ước mơ cho kẻ sĩ nghèo ?
(Họ có đức, có tài mà phải chịu khổ)
? Ước cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ được sung sướng. Còn nhà thơ ước gì cho mình ? Điều đó thể hiện tấm lòng nhà thơ ntn?
- Gv bình: Nhà thơ thương người hơn cả thương mình. Phải là một bậc thánh nhân ( thi thánh ) mới có được tấm lòng như vậy trong hoàn cảnh khốn khổ. 
? Tại sao ước vọng cao đẹp như vậy mà lại được t/g mở đầu bằng từ “Than ôi”?
? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
( Biểu cảm )
? Phương thức ấy được bộc lộ trong sự kết hợp với các phương thức nào? ( Tự sự, miêu tả ).
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, hình ảnh thơ ?
? Em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa nào từ bài thơ ?
- Hs đọc ghi nhớ (134)
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả : Đỗ Phủ (712-770 ).
- Là nhà thơ nổi tiếng đời Đường.
- Là danh nhân văn hoá thế giới.
- Là nhà thơ lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển TQ.
- Thơ ông phản ánh chân thực sâu sắc XH đương thời nên được mệnh danh là “Thi sử - thi thánh” (ông thánh làm thơ).
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác :Bài thơ được viết vào những năm cuối đời (760 hoặc 761).
b. Thể loại : Thơ tự do cổ thể (ra đời trước đời Đường: vần, nhịp, câu, chữ đều khá tự do, phóng khoáng).
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó: 
2.Đại ý : Kể chuyện nhà tranh bị gió thu làm đổ.
3. Bố cục: 2 đoạn
- 18 câu đầu: Nỗi khổ, nghèo và lời than thở vì mái nhà tranh bị gió thu phá nát.
+ Đ1: Kể - tả về việc gió thu thổi bay mái nhà tranh.
+ Đ2: Trẻ con cướp tranh, nhà thơ bất lực, ấm ức.
+ Đ3: Đêm mưa, rét, nhà dột, nằm suốt đêm không ngủ.
- 5 câu cuối:
+ Đ4: Mơ ước của nhà thơ.
4.Tìm hiểu chi tiết
a. Cảnh gió thu thổi bay mái nhà tranh
- Ph/thức: Kể, tả.
- Nhà bị gió thu phá tung cả 3 lớp tranh: nhà đơn sơ, không chắc chắn; chủ nhà là người nghèo khó.
- Mảnh tranh lợp nhà bị gió đánh tốc đi, bay khắp nơi: tan tác, tiêu điều, kinh hoàng.
-> Cảnh tan tác, tiêu điều. 
 Hé lộ tâm trạng tiếc của, kinh ngạc của nhà thơ trước thiên nhiên vô tình.
b. Cảnh trẻ con cướp tranh.
- Ph/thức: Kể, biểu cảm.
- Thể hiện cuộc sống khốn khổ, đáng thương.
-> Lên án cảnh nghèo đói, trẻ em thất học.... 
- Câu thơ cho ta cảm nhận nỗi giận dữ, đắng cay, ấm ức, bất lực của nhà thơ.
c. Cảnh đêm mưa, rét, nhà dột.
- Ph/thức: Kể, tả.
- Khổ vì lạnh, mưa dầm dề, nhà dột lung tung, chăn, mền cũ bở bục bị mấy đứa con nhỏ lạnh đạp rách .... 
-> Sự nghèo khổ không có cách nào giải thoát.
- Tâm trạng nhà thơ: trằn trọc không ngủ, thương con, thương mình, cay đắng, ấm ức, bất lực đếm trống canh. 
- Nhấn mạnh, làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương.
d. Mơ ước của nhà thơ.
- Ước mơ có một ngôi nhà rộng, vững chắc, che cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ.
- Không mơ ước cho mình.
-> Ước mơ giản dị, chân thành, chứa chan lòng vị tha cao cả.
- Thán từ “Than ôi” trực tiếp bộc lộ cảm xúc. Đó là ước vọng cao cả nhưng chua xót, bế tắc.
5. Tổng kết 
a.Nghệ thuật:
- Kết hợp biểu cảm, tự sự, miêu tả. 
- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
b.Nội dung: 
- Nỗi buồn của kẻ sĩ, người dân trong xã hội Trung Quốc đời Trung Đường.
- Lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
*Ghi nhớ
C.Luyện tập(3’)
? Giải thích tại sao văn bản này lại có tên là bài ca nhà tranh bị gió thu phá ?
Bài ca: Vì đây là bài thơ, là tiếng lòng cao đẹp của tác giả muốn cất cao tiếng hát về con người, khích lệ con người vượt lên mọi nỗi đau khổ của cuộc đời hiện tại để hướng tới một tương lai tươi sáng. Đỗ Phủ đích thực là nhà thơ hiện thực mang tâm hồn lãng mạn cao quí, xứng đáng được người đời tôn là bậc “Thi thánh”.
D.Củng cố(1’)
 - Điều cao cả nhất trong t/c nhân đạo của Đỗ Phủ ở đây là gì? (Vị tha)
 - Em học tập được điều gì từ NT b/c trong vb này? (B/c+ tự sự, m/tả)
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
 - Học thuộc lòng bài thơ. Nắm chắc nội dung, nghệ thật của bài.
 - Bài tập 2 (134). 
 - Chuẩn bị: Kiểm tra 1 tiết (Văn)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41-Bai ca nha tranh bi gio thu pha.doc