Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 25

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 25

A, Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh :

 Kiến thức: Nắm được công dụng của trạng ngữ; Bước đầu hiểu được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.

Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng trạng ngữ và tách trạng gnữ thành câu riêng.

B- Chuẩn bị : - Gv : Bảng phụ, phiếu học tập.

+Đề bài kiểm tra tiếng Việt.

-Học sinh :Đọc trước bài ở nhà.

 

doc 14 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22.
A,Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
1, Kiến thức: Nắm được công dụng của trạng ngữ; Bước đầu hiểu được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
-Vận dụng kiến thức đã học vào việc làm bài kiểm tra tiếng Việt 1 tiết.
-Bước đầu nắm được cách làm một bài văn lập luânh chứng minh. Vận dụng những hiểu biết chung về cách làm một bài văn lập luận chứng minh vào giải quyết một vấn đề xã hội gần gũi thân thuộc.
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra.
-Hình thành kĩ năng làm văn nghị luận chứng minh.
3, Thái độ: Giáo dục học sinh làm bài kiểm tra trung thực.
Ngày soạn : 31 / 1 / 2010 
Ngày dạy : 7A : 09 / 2 / 2010 
	 7B: 08 / 2 / 2010 
Tiết 89
Thêm trạng ngữ cho câu.
A, Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh :
 Kiến thức: Nắm được công dụng của trạng ngữ; Bước đầu hiểu được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng trạng ngữ và tách trạng gnữ thành câu riêng.
B- Chuẩn bị : - Gv : Bảng phụ, phiếu học tập.
+Đề bài kiểm tra tiếng Việt.
-Học sinh :Đọc trước bài ở nhà.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu đặc điểm của trạng ngữ khi thêm vào câu.
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 -Học sinh theo dõi mục I SGK (45,46)
H:Em hãy xác định trạng ngữ trong câu a, b? Gọi tên các trạng ngữ đó?
-Thường thường, vào khoảng đó -> trạng ngữ chỉ thaời gian.
-Sáng dậy -> trạng ngữ chỉ thời gian.
-Trên giàn thiên lí -> trạng ngữ chỉ địa điểm.
-Chỉ độ tám chín giờ sáng -> trạng ngữ chỉ thời gian.
-Trên nền trời trong trong ->Trạng ngữ chỉ địa điểm.
-Về mùa đông -> Trạng ngữ chỉ thời gian.
H:Các trạng ngữ này có lược bỏ được không? vì sao?
-Không lược bỏ được. Vì:
+Các trạng ngữ chỉ thời gian giúp cho việc miêu tả của câu văn chính xác hơn.
+Các trạng ngữ chỉ địa điểm nơi chốn giúp cho việc miêu tả được cụ thể hơn.
+Có tác dụng liên kết câu.
-Học sinh đọc lại văn bản “ Đừng sợ vấp ngã”
H:Em hãy chỉ ra các trạng ngữ trong bài? gọi tên các trạng ngữ ấy?
H:Như vậy trong văn nghị luận, trạng ngữ có vai trò gì đối với việc thể hiện trình tự lập luận?
-Thể hiện sự sắp xếp trình tự lập luận theo: Không gian, thời gian, nguyên nhân, hệ quả.
-Giáo viên khái quát giúp học sinh hình thành ghi nhớ.
-Học sinh đọc ghi nhớ.
-Giáo viên treo bảng phụ có ghi 2 câu cần tìm hiểu theo SGK.
H:Em hãy xác định nòng cốt của từng câu? Hai câu có gì khác nhau?
-Học sinh phân tích trên bảng phụ-> giáo viên nhận xét.
H:Có thể ghép câu 2 vào câu thứ nhất được không? Vì sao?
-Được vì cùng nòng cốt câu và khi ghép như vậy tạo thành một câu có hai trạng ngữ.
H: Trạng ngữ “ Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” được tách thành một câu riêng có tác dụng gì?
-Nhấn mạnh ý nghĩa của trang ngữ 2
-Tạo nhịp cho câu văn
-Có giá trị tu từ.
H:Trạng ngữ này đứng ở vị trí nào của câu?
H:Tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích gì?
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK(47).
-Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1. Nêu lại yêu cầu.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo nhóm
+Nhóm 1,2: Làm ý a.
+Nhóm 3 ,4: Làm ý b
-Đại diện nhóm 1,3 trả lời. Nhóm 2,4 đối chiếu nhận xét. Giáo viên nhận xét chung.
-Học sinh đọc bài tập- > xác định yêu cầu của bài tập.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo nhóm. từng nhóm báo cáo kết quả.
-Giáo viên nhận xét đánh giá chung
 I,Công dụng của trạng ngữ:
*Ví dụ( SGK-45,46)
*Nhận xét: Trạng ngữ xác định thời gian điều kiện, hoàn cảnh diễn ra sự việc nêu trong câu.
*Ghi nhớ: SGK(46)
II, Tách trạng ngữ thành câu riêng:
*Ví dụ: SGK-46
*Ghi nhớ: SGK-47.
III,Luyện tập:
1,Bài 1:
Nêu công dụng của trạng ngữ.
a,-ở loại bài thứ nhất, ở loại bài thứ hai - >Trạng ngữ chỉ trình tự lập luận.
b,Đã bao lần; lần đầu tiên; Lúc còn học phổ thông; Về môn hóa -> Trạng ngữ chỉ trình tự lập luận, có tác dụng liên kết các câu văn, đoạn văn.
2,Bài 2:
Nêu tác dụng của trạng ngữ khi tách thành câu riêng.
a,Trạng ngữ được tách:
 Năm 72
-Tác dụng: Nhấn mạnh thời điểm nhân vật hy sinh.
b,Trạng ngữ được tách: Trong lúc tiếng đờnbồn chồn.
-Tác dụng: Nhấn mạnh cảm xúc được nêu ở nòng cốt câu.
4, Củng cố:
Gọi 2 học sinh đọc lại ghi nhớ.
H:Trạng ngữ có công dụng gì? Khi được tách thành câu riêng trạng ngữ có tác dụng gì?
5, Hướng dẫn học ở nhà:
-Học thuộc 2 ghi nhớ
-Làm bài tập 3 -SGK. Tiếp tục ôn tập tiếng Việt ( về câu rút gon, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu) để chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 định kì.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
Ngày soạn : 31 / 1 / 2010 
Ngày dạy : 7A : 10 / 2 / 2010 
	 7B: 10 / 2 / 2010 
Tiết 90
Kiểm tra tiếng việt
A,Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
1,Kiến thức: Biết tái hiện những kiến thức đã học về câu rút gọn, câu đặc biệt,trạng ngữ của câu để làm bài theo yêu cầu của đề kiểm tra.
2,Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định câu và sử dụng thành phần phụ trạng ngữ trong câu.
3,Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức làm bài trung thực, nghiêm túc.
B,Chuẩn bị:
-Giáo viên : Đề bài kiểm tra đã vi tính và photo.
-Học sinh ôn tập theo nội dung hướng dẫn của giáo viên
C,Tổ chức các hoạt động dạy học:
1,ổn dịnh lớp: 7C.
2,Kiểm tra bài cũ: Không.
3,Dạy và học bài mới: Kiểm tra.
Đề bài.
Phần I: Trắc nghiệm: Khoanh trong vào đáp án đúng sau mỗi câu hỏi.
Câu 1: Trạng ngữ là gì?
A,Là thành phần chính của câu.
B,Là thành phần phụ của câu.
C,Là biện pháp tu từ trong câu.
D,Là một trong số các từ loại của tiếng Việt.
Câu 2: Trong câu, trạng ngữ được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu hiệu nào?
A,Dấu chấm. C,Dấu chấm than.
B,Dấu phấy. D,Dấu chấm hỏi.
Câu 3: Trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào trong câu?
A,Đứng ở đầu câu C,Đứng ở cuối câu.
B,Đứng ở giữa câu. D,Đứng ở cả 3 vị trí A,B,C.
Câu 4: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?
A,Làm cho câu ngắn gọn hơn.
B,Để nhấ mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
C,Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ.
D, Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
Câu 5:Câu đặc biệt là gì?
A,Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
B, Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ
C,Là câu chỉ có chủ ngữ.
D,Là câu chỉ có vị ngữ.
Câu 6: Trong các dòng sau dòng nào nói không đúng về tác dụng của câu đặc biệt?
A,Bộc lộ cảm xúc.
B,Gọi đáp.
C,Làm cho lời nói được ngắn gọn.
D,Liệt kê thông báo sự tông tại của sự vật hiện tượng.
Phần II: Tự luận.
Câu 1: Xác định và gọi tên trạng ngữ trong đoạn văn sau:
a,Những buổi sáng, chú chích chèo lông đen xen lông trắng nhún nhẩy trên đọt lá chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lô. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc kết thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương nam. Bố bảo đấy là chim di cư theo mùa của vịt trời, ngỗng trời, lê lê, giang,sếu mà người ta gọi là loài chim giang hồ.( Nguyễn Quỳnh)
b,Sáng sớm, từng đàn chim gáy xà xuống những thửa ruộng vừa gặt quangRồi tháng mười qua. Sớm sớm, chỉ nghe tiếng đối đáp cúc cu cudịu dàng từ vườn xa vọng lại.
Câu 2: Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn trong những câu sau .
A,Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
B,Hoa sim.
C,Mưa rất to.
D,Tiếng hát ngừng, Cả tiếng cười.
E,ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
F,Cháy nhà.
Câu 3:Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu tả cảnh trời mưa có sử dụng câu đặc biệt.
Đáp án- Biểu điểm chấm.
Phần I: Mỗi ý trả lời đúng : 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án 
B
B
D
B
A
C
Phần II:
Câu 1( 3 điểm): Xác định đúng mỗi trạng ngữ : 0,5 điểm.
ý a: Có các trạng ngữ : Một buổi sáng; Thỉnh thoảng; Từ chân trời phía xa.
ý b: Có các trạng ngữ: Sáng sớm; Sớm sớm; Từ vườn xa vọng lại.
Câu 2( 2 điểm):Xác định đúng mỗi câu : 0,5 điểm.
-Câu đặc biệt: CâuB,F.
-Câu rút gọn: Câu D,E.
Câu 3( 2 điểm): Học sinh viết đoạn văn đúng chủ đề, đúng số lượng đảm bảo sự liên kết giữa các câu: 1 điểm.
-Có sử dụng câu đặc biệt( Không hạn định về số lượng): 1 điểm.
(Điểm toàn bài : 10 điểm)
4,Củng cố:
-Giáo viên thu bài ; nhận xét giờ làm bài.
5,Hướng dẫn học ở nhà:
-Đọc trước bài “ Cách làm bài văn lập luận chứng minh”
Kiểm tra tiếng Việt.
 ( Bài định kì)
Điểm
Lời phê của cô giáo
Đề bài.
Phần I: Trắc nghiệm: Khoanh trong vào đáp án đúng sau mỗi câu hỏi.
Câu 1: Trạng ngữ là gì?
A,Là thành phần chính của câu. B,Là thành phần phụ của câu.
C,Là biện pháp tu từ trong câu. D,Là một trong số các từ loại của tiếng Việt.
Câu 2: Trong câu, trạng ngữ được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu hiệu nào?
A,Dấu chấm. C,Dấu chấm than.
B,Dấu phấy. D,Dấu chấm hỏi.
Câu 3: Trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào trong câu?
A,Đứng ở đầu câu C,Đứng ở cuối câu.
B,Đứng ở giữa câu. D,Đứng ở cả 3 vị trí A,B,C.
Câu 4: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?
A,Làm cho câu ngắn gọn hơn.
B,Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
C,Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ.
D, Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
Câu 5:Câu đặc biệt là gì?
A,Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. C,Là câu chỉ có chủ ngữ.
B, Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ D,Là câu chỉ có vị ngữ.
Câu 6: Trong các dòng sau dòng nào nói không đúng về tác dụng của câu đặc biệt?
A,Bộc lộ cảm xúc. B,Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng C,Diễn đạt ngắn gọn. D,Gọi đáp
Phần II: Tự luận.
Câu 1: Xác định và gọi tên trạng ngữ trong đoạn văn sau:
a,Những buổi sáng, chú chích chèo lông đen xen lông trắng nhún nhẩy trên đọt lá chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lô. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc kết thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương nam. Bố bảo đấy là chim di cư theo mùa mà người ta gọi là loài chim giang hồ.( Nguyễn Quỳnh)
b,Sáng sớm, từng đàn chim gáy xà xuống những thửa ruộng vừa gặt quangRồi tháng mười qua. Sớm sớm, chỉ nghe tiếng đối đáp cúc cu cudịu dàng từ vườn xa vọng lại.
Câu 2: Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn trong những câu sau .
B,Hoa sim. D,Tiếng hát ngừng, Cả tiếng cười.
E,ăn quả nhớ kẻ trồng cây. F,Cháy nhà 
Câu 3:Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu tả cảnh trời mưa có sử dụng câu đặc biệt.
Ngày soạn : 31 / 1 / 2010 
Ngày dạy : 7A : ... / 2 / 2010 
	 7B: ... / 2 / 2010 
Tiết 91
Cách làm bài văn lập luận chứng minh.
A, Mục tiêu bài học: 
1,Kiến thức: Ôn tập kiến thức về tạo lập văn bản, về đặc điểm kiểu bài văn nghị luận chứng minh, bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong quá trình làm một bài văn chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh khi làm bài.
2,Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề văn chứng minh, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần các đoạn trong bài văn chứng minh.
3,Thái độ: Học sinh được bồi dưỡng tình cảm khen chê đối với các hiện tượng của đời sống.
B,Chuẩn bị: 
-Giáo viên : Bảng phụ.
-Học sinh : Đọc trước bài ở nhà.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
Em hiểu thế nào là phép lập luận chứng minh?
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 -Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi và đọ thầm mục I SGK(48,49).
H:Luận điểm chính mà đề bài yêu cầu chứng minh là gì? Nghiã là gì?
-Có chí thì nên.
-> Có nghĩa là: có hoài bão, có lí tưởng tốt đẹp, có nghị lực, có sự kiên trì, lòng quyết tâm thì sẽ thành công trong sự nghiệp học tập và lao động.
H:Với một luận điểm như thế, bài viết cần đưa ra những luận cứ nào?
H:Có thể sắp xếp những lí lẽ và những dẫn chứng như thế nào để làm sáng tỏ tính đúng đắn của luận điểm nêu trong đề bài?
-Lí lẽ: Bất cứ việc gì dù xem ra có vẻ đơn giản nhưng không có chí, không chuyên tâm kiên trì thì không làm được.
+ở đời khi làm việc thường gặp khó khăn. Nếu gặp khó khăn mà bỏ đi không có chí vượt qua thì chẳng làm được gì.
-Dẫn chứng:Từ xưa đến nay có bao tấm gương nêu cao ý chí, nhờ có chí mà thành công:
+Trong nước như: Cao bá Quát, Nguyễn Đình ChiểuNguyễn ngọc Kí, Nguyễn văn Vinh
+Nước ngoài: Như những người trong văn bản “ đừng sợ vấp ngã” đã nêu tên.
-Học sinh đọc thầm phần “ Lập dàn bài”
H:Phần mở bài của bài nghị luận chứng minh này cần nêu được điều gì?
-Nêu tầm quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đúc kết. Khẳng định đó là một chân lí.
H:Phần thân bài cần chứng minh vấn đề “ có chí thì nên” như thế nào?
-Dùng lí lẽ.
-Dùng dẫn chứng: +Trong đời sống xưa và nay:Những tấm gương vượt khó học giỏi.(Trong và ngoài nước)
+Trong sách báo.
H:Phần kết bài cần khẳng định được điều gì?
-Mọi người nên tu dưỡng ý chí từ việc nhỏ đến việc lớn( Nêu vai trò và tầm quan trọng của ý chí)
-Học sinh đọc phần viết bài.
H:Có mấy cách mở bài? Nêu dàn ý của tường cách viết?
H:Điểm giống nhau trong 3 cách mở bài đó là gì>
-Đều phải trích lại đề bài ( luận điểm chính được nêu trong đề bài)
H:Phần thân bài muốn liên kết được với phần mở bài cần phải có yếu tố gì?
-Có từ ngữ làm nhiệm vụ liên kết.
H:Em hãy nêu một số từ ngữ có vai trò liên kết đoạn văn?
-Thật vậy, đúng như vậy.
-Thực tế đã cho thấy, ai cũng biết.
-Điều đó quả là đúng.
H:Phần than bài là một đoạn văn hay trình bày làm nhiều đoạn văn? Vì sao?
-Trình bày làm nhiều đoạn văn để tạo ấn tượng rõ ràng mạch lạc, khoa học trong việc lập luận chứng minh.
H:Phần kết bài liên kết với phần thân bài thông qua những từ ngữ nào?
-Nói tóm lại, Câu tục ngữ cho ta bài học.
H:Có mấy cách kết bài? Kết bài phải có quan hệ như thế nào với mở bài?
-Hô ứng với mở bài.
H:Sau khi viết bài hoàn thành trước khi nộp bài em phải làm gì?
-Giáo viên khái quát giúp học sinh hình thành ghi nhớ.
-Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ.
Học sinh đọc yêu cầu của phần luyện tập.
H:Luận điểm chính được nêu ra trong đề bài là gì?
H:Em hãy tìm những luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm?
Gợi ý: Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ?
-Khi gói bánh thường lá lành để ngoài, lá rách để trong nhờ vậy chiếc bánh vẫn vuông vắn. Từ hình ảnh ẩn dụ tượng trưng ấy, câu ca dao nhằm thể hiện truyền thống yêu thương, đùm bọc,đoàn kết của nhân dân ta.
H:Tinh thần đoàn kết yêu thương nhau được thể hiện ở những lĩnh vực nào?Em hãy tìm dẫn chứng chứng tỏ tinh thần đoàn kết yêu thương nhau của nhân dân ta?
-Trong thiên tai hoạn nạn?
-Trong chiến đấu?
 I,Các bước làm bài văn lạp luận chứng minh:
Đề bài:
 Nhân dân ta thường nói “ có chí thì nên”. 
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
*Tìm hiểu đề:
*Tìm ý:
*Lập dàn bài:
*Viết bài:
*Ghi nhớ: SGK(50).
II,Luyện tập:
Đề bài: Nhân dân ta có truyền thống “ Lá lànhđùm lá rách”.
*Luận điểm chính: Nhân dan ta có truyền thống đoàn kết, yêu thương nhau.
*Luận cứ:
-Trong cuộc sống: Thương yêu giúp đơc nhau khi khó khăn hoạn nạn, trong cuộc sống khó khăn vất vả:
+Phong trào ủng hộ, nhường cơm xẻ áo. chị ngã em nâng
-Trong chiến đấu: Đoàn kết trong chiến đấu:
+Nhà Trần, nhà Lê, kháng chiến chống Pháp. Mĩ của dân tộc ta
4, Củng cố:
5, Hướng dẫn học ở nhà:
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
Ngày soạn : 31 / 1 / 2010 
Ngày dạy : 7A : ... / 2 / 2010 
	 7B: ... / 2 / 2010 
Tiết 92
Luyện tập lập luận chứng minh.
A,Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
1,Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
-Vân dụng những kiến thức đã học vào việc làm một bài văn : Chứng minh một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
2,Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn lập luận chứng minh.
3,Thái độ: Học sinh tỏ rõ quan điểm, thái độ đối với sự vật xung quanh.
B,Chuẩn bị:
-Giáo viên : Đề bài, những bài văn chọn lọc lớp 7.
-Học sinh : Đọc kĩ các bước làm bài văn nghị luận chứng minh.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 -Giáo viên chép đề lên bảng, hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “ Uống nước nhớ nguồn”.
H:Đề bài yêu cầu chứng minh vấn đề gì?
H:Em hiểu “ ăn quả trồng cây”? và uống nước nhớ nguồn là gì”?
-Người ăn quả là người được thưởng thức vị ngon ngọt của trái cây mà không phải bỏ chút công sức nào.
-Kẻ trồng cây: là người vất và sớm hôm vun trồng chăm sóc cho cây đơm hoa kết trái . 
Bởi vậy, người ăn quả nhất định không được quên công ơn của người trồng cây. 
H:Em hiểu “uống nước nhớ nguồn” là gì”?
-Nguồn là nơi bắt đầu của dòng nước, là nơi phát sinh tạo ra dòng nước. Nước nguồn là dòng nước trong sạch, mát.
-Người uống ngụm nước trong lành phải nhớ đến cội nguồn của dòng nước.
H: Đạo lý “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “ uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là như thế nào?
- Người ăn quả, người uống nước là người được hưởng thụ.
- Kẻ trồng cây, nguồn nước là nơi tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
=> Từ hai hình ảnh ẩn dụ ấy , hai câu tục ngữ muốn đề cập đến lòng nhớ ơn, biết ơn của người dân Việt Nam. Lòng biết ơn, nhớ ơn là truyền thống đạo đức làm nên bản sắc, tính cách, vẻ đẹp, phẩm chất, tâm hồn của con người Việt Nam.
H: Em hãy tìm những biểu hiện của đạo lí “ uống nước nhớ nguồn” và “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?
- Hs thảo luận theo nhóm-> đại diện từng nhóm trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung.
H:Các lí lẽ và dẫn chứng trên nên sắp xếp theo trình tự nào?
-Trình tự không gian, thời gian.
H:Em hãy viết một đoạn văn triển khai luận điểm trên?
-Học sinh viết vào bảng phụ-> các nhóm treo bảng, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá bổ sung
 Đề bài: 
1, Tìm hiểu đề, tìm ý:
-Thể loại: Chứng minh.
-Nội dung: Chứng minh nhân dân Việt Nam luôn nêu cao đạo lí biết ơn, nhớ ơn. 
*Tìm ý:
- Biết ơn, nhớ ơn là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Bởi vậy có nhiều câu ca dao tục ngữ, mang nội dung nhắc nhở về truyền thống tốt đẹp này.
- Biết ơn, nhớ ơn là một lối sống tốt đẹp thể hiện sự ân nghĩa thủy chung của con người hiện tại với những người trong quá khứ, của con cháu đối với ông bà cha mẹ, của học trò đối với thầy cô giáo
2, Lập dàn ý:
* Mở bài: Dẫn dắt và trích hai câu tục ngữ vào bài.
* Thân bài: 
- Giải thích ngắn gọn về nội dung của hai câu tục ngữ.
- Khẳng định biết ơn, nhớ ơn là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Bởi vậy có nhiều câu ca dao tục ngữ, mang nội dung nhắc nhở về truyền thống tốt đẹp này:
+ ăn cơm nhớ kẻ đâm xay giần sàng.
+ ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
+ Uống nước nhớ người đào giếng.
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
- Biết ơn, nhớ ơn là một lối sống tốt đẹp thể hiện sự ân nghĩa thủy chung của con người hiện tại với những người trong quá khứ, của con cháu đối với ông bà cha mẹ, của học trò đối với thầy cô giáo
+Con cháu kính yêu và biết ơn ông bà cha mẹ(d/c)
- Các lễ hội văn hóa trong năm thể hiện sự tri ân công lao của những danh nhân văn hóa , anh hùng dân tộc(Giỗ tổ Hùng Vương(10.3))
- Truyền thống văn hóa thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ .
- Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ.
- Học trò biết ơn thầy cô giáo.(ngày 20.11)
* Kết bài: Tình cảm tốt đẹp, đạo lí cao cả của câu tục ngữ.
- ý nghĩa của câu tục ngữ đối với hôm nay và mai sau.
4, Củng cố:
H:Trước một đề văn nghị luận chứng minh em cần phải làm gì?
5, Hướng dẫn học ở nhà:
 Học bài , xem lại các thao tác làm văn nghị luận chứng minh
- Chuẩn bị bài viết số 5: Lập dàn ý đề bài : Chứng minh “ bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của con người”
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25 NV7.doc