Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 121: Ôn tập phần văn

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 121: Ôn tập phần văn

A/Mục tiêu:

1. Kiến thức: Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc-hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát; phép tương phản, và phép tăng cấp trong nghệ thuật.

-Sơ giản về thể thơ Đường luật.

-Hệ thống các văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại từng văn bản

2. Kĩ năng:

-Hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức về văn bản đã học.

-So sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu.

-Đọc-hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn.

B/Chuẩn bị: -SH:Soạn bài

-GV:Chuẩn bị bảng tổng hợp.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 121: Ôn tập phần văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:121
Văn bản
ÔN TẬP PHẦN VĂN
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
1. Kiến thức: Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc-hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát; phép tương phản, và phép tăng cấp trong nghệ thuật.
-Sơ giản về thể thơ Đường luật.
-Hệ thống các văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại từng văn bản
2. Kĩ năng: 
-Hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức về văn bản đã học.
-So sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu.
-Đọc-hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn.
B/Chuẩn bị:	-SH:Soạn bài 
-GV:Chuẩn bị bảng tổng hợp.
D/Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ1:Giới thiệu: Yêu cầu cần đạt trong giờ ôn tập à Vào bài.
HĐ2: Ôn tập:
@MT: Nắm tên các văn giả và tác giả.Các khái niệm thể loại.
-GV:Hướng dẫn HS lập bảng thống kê. Các tác phẩm văn học đã học.
-Ôn lại các khái niệm:
+Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn,ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: quy luật thiên nhiên, lao động sản xuất, kinh nghiệm về con ngưòi xã hội...
+Ca dao:( dân ca) là những sáng tác dân gian, kết hợp lời và nhạc để diễn tả đời sống nội tâm của con người.
+Thơ trữ tình: 
+Thơ Đường: Thơ làm theo luật Đường –TQ. (Thất ngôn,ngũ ngôn,thất ngôn bát cú,thất ngôn tứ tuyệt)
+Thơ lục bát song thất lục bát: Thể thơ của dân tộc ta. Mỗi khổ 4 câu: 2 câu 7, 1 câu 6, 1 câu 8.
-Nêu các chủ đề trong các chùm ca dao dân ca đã học.
-Học thuộc lòng các bài thơ trong văn học Trung đại.
*Ôn tập phần trọng tâm:
@MT: Nắm nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản.Thuộc các câu tục ngữ. Nắm nội dung, nghệ thuật từng câu.Nghệ thuật tương phản, tăng cấp.
H:Tục ngữ là gì?Các chủ đề tục ngữ đã học?
HS: Đọc các câu tục ngữ.Nêu nội dung và nghệ thuật của từng câu tục ngữ.
L:Nêu các tác phẩm văn nghị luận đã học.Tác giả,thể loại,nội dung ,nghệ thuật lập luận.(bảng tổng kết )
H:Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của hai văn bản :Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va –ren và Phan Bội Châu.
H: Nêu nghệ thuật đặc sắc của hai văn bản này?
H: Tương phản là gì? Tăng cấp là gì?
H: Nêu nội dung và nghệ thuật của hai văn bản: “Ca huế...Hương”; “Nỗi oan hại chồng”
HĐ3:Tổng kết,luyện tập:
@ MT: Luyện viết đoạn.
-GV:Hướng dẫn học sinh luyện tập.
-Giải thích nhan đề truyện ngắn:những trò lố hay là Va-ren Và Phan Bội Châu.
-Tại sao Phạm Duy Tốn lại lấy tiêu đề cho truyện ngắn của mình là Sống chết mặc bay.
Nội dung:
I/ Bảng tổng kết
-Cổng trường mở ra
-Mẹ tôi
-Cuộc chia tay của những con búp bê
-Ca dao, dân ca
-Sông núi nước Nam
-Phò giá về kinh
-Bánh trôi nước
-Bạn đến chơi nhà
-Qua đèo Ngang
-Tiếng gà trưa
-Rằm tháng giêng
-Cảnh khuya
-Tục ngữ
-Văn bản nghị luận.
-Sống chết mặc bay
-Những trò lố
II. Ôn tập các khái niệm thể loại:
-Tục ngữ
-Ca dao, dân ca
-Thơ trữ tình
-Thơ Đường
-Thơ song thất lục bát.
III. Ôn tập nội dung Học kì II
 ( Bảng thống kê)
-Bảng thống kê các văn bản nghị luận ( Tiết 101)
HĐ4:Hướng dẫn tự học:
-Học thuộc tất cả các ghi nhớ.Học thuộc các bảng tổng hợp.Chuẩn bị thi học kì II
@ RKN:
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Ý nghĩa
Nghệ thuật.
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Nguyễn Ái Quốc
Truyện ngắn
-Vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren
- khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn tù ngục 
–Đồng thời giúp ta hiểu rằng không gì có thể lung lạc được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.
Sử dụng triệt để biện pháp đối lập-tương phản nhằm khắc hoạ hai hình tượng nhân vật đối lập: Người anh hùng Phan Bội Châu và kẻ phản bội hèn hạ Va-ren.
-Lựa chọn chi tiết nhằm tập trung miêu tả cử chỉ, tác phong có ý nghĩa tượng trưng.
–Sáng tạo nên hình thức ngôn ngữ đối thoại đơn phương của Va –ren.
-Có giọng mỉa mai, châm biếm sâu cay.
Sống chết mặc bay
Phạm Duy Tốn
Truyện ngắn
-Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc
-Đồng thời bày tỏ niềm đồng cảm, xót xa với tình cảm thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
 -Xây dựng tình huống:tương phản và tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ kể đối thoại ngắn gọn, rất sinh động. 
- Lựa chọn ngôi kể khách quan.
-Lựa chọn ngôn ngữ kể ,tả, khắc hoạ chân dung nhân vật sinh động
Ca Huế trên sông Hương
Hà Ánh minh
VBND
-Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hoá độc đáo của Huế cũng là của dân tộc.
 -Viết theo thể bút kí
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, giàu chát thơ.
–Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.
Quan Âm Thị Kính
 Dân gian
Chèo
-Đoạn trích góp phần tái hiện chân thực mâu thuẩn giai cấp, thân phận ngưòi phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân ngày xưa.
-Xây dựng tình huống kịch tự nhiên
-Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet121.doc