Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 26

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 26

A, Mục tiêu bài học:

*Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :

- Kiến thức: Hiểu được đức tính giản dị là một phẩm chất quí báu của Bác Hồ. Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, đặc biệt là cách nêu kuận chứng , luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, kết hợp chứng minh với bình luận và biểu cảm.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản nghị luận.

- Thái độ: Giáo dục ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

B - Chuẩn bị : -Giáo viên :Sưu tầm những tài liệu về Bác Hồ.

- Học sinh : Soạn bài.

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23.
* Kết quả cần đạt:
 Giúp học sinh : 
Hiểu được đức tính giản dị là một phẩm chất quí báu của Bác Hồ. Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, đặc biệt là cách nêu kuận chứng , luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, kết hợp chứng minh với bình luận và biểu cảm.
- Nắm được các khái niệm về câu chủ động, câu bị động, cách chuyển đổi giữa câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
- Làm tốt bài tập làm văn số 5: chứng minh một nhận định về một vấn xã hội gần gũi.
Ngày soạn : 11 / 2 / 2010 
Ngày dạy : 7A : / 2 / 2010 
	 7B: / 2 / 2010 
Tiết 93
đức tính giản dị của bác hồ.
(Phạm văn Đồng)
A, Mục tiêu bài học: 
*Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
- Kiến thức: Hiểu được đức tính giản dị là một phẩm chất quí báu của Bác Hồ. Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, đặc biệt là cách nêu kuận chứng , luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, kết hợp chứng minh với bình luận và biểu cảm.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản nghị luận.
- Thái độ: Giáo dục ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
B - Chuẩn bị : -Giáo viên :Sưu tầm những tài liệu về Bác Hồ.
- Học sinh : Soạn bài.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
- Nêu luận điểm chính của bài văn “ Sự giàu đẹp của tiếng Việt” . Nêu luận cứ làm sáng tỏ luận điểm ấy.
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 -Học sinh theo dõi phần chú thích *(59)
H:Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phạm văn Đồng?
-Giáo viên bổ sung: PVĐ là một trong những học trò xuất sắc và cộng sự gần gũi với chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt trong mấy chục năm ông được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Vì vậy, ông đã viết nhiều bài và sách về chủ tịch HCM bằng sự hiểu biết tường tận và tình cảm yêu kính chân thành, thắm thiết của mình.
H:Văn bản “ đức tính giản dị của Bác Hồ” được trích từ bài viết nào của tác giả?
- Xuất xứ: Trích từ bài diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh- “ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”
- Giáo viên hướng dẫn đọc: Đoạn văn này không chỉ thuyết phuch người đọc bằng lí lẽ, dẫn chứng mà còn thuyết phục người đọc bằng chính tình cảm chân thành của tác giả. Nên khi đọc cần đọc rõ ràng rành mạnh và truyền cảm. 
- Giáo viên đọc từ đầu-> tuyệt đẹp.
- Gọi 2 học sinh lần lượt đọc hết toàn văn bản.
+Học sinh 1: đọc tiếp -> thắng lợi.
+Học sinh 2: đọc phần còn lại.
- Giáo viên nhận xét phần đọc của học sinh, giải thích chú giải 1,2.
H:Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
H:B ài văn nghị luận về vấn đề gì?
H:Em hãy nêu bố cục của văn bản? Vì sao văn bản không có phần kết bài?
-Mở bài: đoạn 1,2 “ Sự nhất quán trong cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch của Bác Hồ”.
-Thân bài: còn lại “ chứng minh sự giản của Bác trong sinh hoạt, trong lối sống, trong việc làm”
=>Văn bản không có phần kết bài vì nó được trích từ một văn bản khác
-Học sinh đọc thầm lại phần mở bài.
H: Sự nhất quán trong cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch của Bác Hồ được tác giả chứng minh qua những chứng cớ nào?
- 60 năm hoạt động CM đầy sóng gió của Bác vì mục tiêu duy nhất và vô cùng cao đẹp: Tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghệp lớn của dân tộc không gợn chút các nhân.
H: Những chứng cớ ấy nhấn mạnh và mở rộng về Bác điều gì?
-Đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ.
-Học sinh theo dõi phần 2 của văn bản.
H: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác Hồ ở những lĩnh vực nào?
- Sinh hoạt.
- Lối sống.
- Việc làm.
H: ở mỗi phương diện ấy tác giả đưa ra những luận cứ nào?
- Bữa ăn: Chỉ vài ba món đơn giản.
- ở: Nhà sàn, chỉ 2-3 phòng hòa cùng thiên nhiên.
- Việc làm: Từ việc nhỏ đếnviệc lớn Người đều tự làm, số người phục vụ ít.
+ Giản dị cả trong lời nói, bài viết.
H:Em có nhận xét gì về những dẫn chứng trên?
- Dẫn chứng cụ thể, phong phú,
H:Những dẫn chứng trên làmnổi bật được điều gì?
- Sự giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ
H:Sau khi nêu dẫn chứng chứng minh sự giản dị của Bác Hồ tác giả lại nêu một số câu văn. Em hãy đọc những câu văn đó?
- ở việc làm nhỏ đóngười phục vụ.
- Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao.
H:Những câu văn đó có vai trò gì?
-Nhận xét, bình luận về sự giản dị khiêm tốn của Bác Hồ để kết lại ý vừa trình bày.
H:Qua đó em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn này?
H:Em hãy đọc những câu thơ của Bác hoặc của các nhà thơ khác viết về cuộc sống giản gị khiêm tốn của Bác mà em biết?
 ăn khoẻ ngủ ngon làm việc khỏe
Trần mà như vậy kém gì tiên 
 (Bác Hồ)
Sáng ra bờ suối tối vào hang)
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
=>Giáo viên khái quát giúp học sinh hình thành ghi nhớ.
-Học sinh đọc ghi nhớ.
- Đọc thêm bài: Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc.
I,Giới thiệu chung về tác phẩm:
1,Tác giả:
Thủ tướng Phạm Văn Đồng là học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh.
2,Tác phẩm:
-Xuất xứ: Trích từ bài diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh- “ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận .
-Vấn đề nghị luận: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ.
-Bố cục: 2 phần.
II,Phân tích:
1,Đặt vấn đề:
“ Sự nhất quán trong cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch của Bác Hồ”.
- Giản dị và khiêm tốn.
2,Giải quyết vấn đề:
-Dẫn chứng cụ thể, phong phú, xác thực chứng minh sự giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ.
- Phương pháp lập luận: Kết hợp giữa chứng minh với giải thích, bình luận.
* Ghi nhớ: SGK/55
III. Luyện tập.
Sưu tầm một số ví dụ nói về sự giản dị của Bác.
4, Củng cố:
Tìm đọc những câu thơ ca ngợi sự giản dị của Bác Hồ.
5, Hướng dẫn học ở nhà:
 -Học thuộc ghi nhớ + soạn bài mới.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
Ngày soạn : 11 / 2 / 2010 
Ngày dạy : 7A : / 2 / 2010 
	 7B: / 2 / 2010 
Tiết 94
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
A, Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh :
1, Kiến thức: Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động
- Nắm được mục đích của việc chuyển câu chủ động thành câu bị động.
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
3, Thái độ: Học sinh có ý thức sử dụng linh hoạt câu chủ động và câu bị động trong khi nói và viết.
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên : Bảng phụ.
- Học sinh : Đọc trước bài ở nhà.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
- Thêm trạng ngữ vào câu nhằm mục đích gì? cho ví dụ minh họa.
- Khi trạng ngữ được tách thành câu riêng có tác dụng gi? cho ví dụ minh họa.
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 -Học sinh theo dõi SGK(57)
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
H: Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của những câu sau:
a,Mọi người/ yêu mến em.
(Chủ ngữ- là chủ thể của hành động nêu ở vị ngữ, hướng vào người khác)
b,Em/ được mọi người yêu mến.
(Chủ ngữ - là đối tượng được hành động của người khác hướng vào)
H:Xét về mặt ý nghĩa chủ ngữ của hai câu này có điểm gì giống nhau?
-Đều chỉ người.
H:Chủ ngữ của hai câu trên có gì khác nhau?
*Gợi ý: 
-Hoạt động được nói tới ở trong hai câu là gì?
(Yêu mến).
-Hoạt động ấy là của đối tượng nào?
(mọi người- chủ thể của hành đông)
-Hoạt động ấy hướng vào ai?
(Em- đối tượng của hành động)
=>Như vậy điểm khác nhau về chủ ngữ của hai câu trên là gì?
-Câu a: Có chủ ngữ là chủ thể của hành động diễn ra ở vị ngữ.
-Câu b: Có chủ ngữ là đối tượng được hành động của người khác hướng vào.
 Giáo viên khái quat: câu a là câu chủ động. Câu b là câu bị động.
H:Vậy em hiểu thế nào là câu chủ động? thế nào là câu bị động?
-Học sinh đọc ghi nhớ.
-Học sinh làm bài tập nhanh: Xác định câu chủ động và câu bị động trong những câu sau? giải thích vì sao em xác định như vậy?
a,Em bé đang học bài.
b,Hàng trăm quân giặc đã bị ta bắt sống.
c, Con trâu đang ăn cỏ ngoài đồng.
d,Cỏ ngoài đồng đang bị con trâu ăn.
(Câu chủ động: câu a, c; Câu bị động: câu b,d)
H:Qua các ví dụ và bài tập vừa tìm hiểu em thấy câu bị động thường chứa từ gì?
-Bị, được.
Giáo viên nêu ví dụ: (Bằng bảng phụ).
 Nó được đi bơi.
H:Câu trên có phải là câu bị động không? Vì sao?
-Không. Vì chủ ngữ “ nó” không phải là đối tượng được hành động khác hướng vào. Câu trên là một câu bình thường.
H:Qua ví dụ trên em thấy cần lưu ý điều gì?
-Không phải bất cứ câu nào chứa từ “ bị, được” cùng là câu bị động.
Giáo viên nêu ví dụ: 
Roi sắt gãy. Gióng liền nhổ những cụm tre ven đường quật vào lũ giặc.
H:Trong hai câu trên câu nào ;à câu bị động? vì sao?
-Câu “ roi sắt gãy” là câu bị động. Vì chủ ngữ 
“ roi sắt” là đối tượng chiụ tác động của hành động khác hướng vào .
H:Qua ví dụ trên em thấy cần lưu ý điều gì về câu bị động?
-Học sinh quan sát ví dụ trên bảng phụ.
Giáo viên nêu yêu cầu: Điền câu thích hợp vào chỗ trống và giải thích vì sao em chọn điền như vậy?
-Cọn câu b . Vì như vậy sẽ tạo được sự liên kết giữa các câu trong doạn văn và tránh được việc lặp mô hình câu.
H:Vậy chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?
Học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Thế nào là câu chủ động?
A-Là câu có chủ ngữ chỉ người ,vật thực hiện một hành động hướng vào người khác.
B-Là câu có chủ ngữ chỉ người. vật được hành động của người khác hướng vào.
Câu 2: Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là:
A- Để câu văn đó nhiều ý nghĩa hơn.
B-Để liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
-Giáo viên khái quát giúp học sinh hình thành ghi nhớ. Học sinh đọc ghi nhớ.
-Học sinh đọc yêu cầu phần luyện tập.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo hai nhóm. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm bài.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá.
H:Vì sao các tác giả lại chọn cách viết như vậy?
 I, Câu chủ động và câu bị động:
*Ví dụ: SGK(57)
*Nhận xét: 
- Câu a là câu chủ động.
- Câu b là câu bị động.
*Ghi nhớ SGK(57)
* Lưu ý: 
- Không phải câu nào chứa từ
 “ bị, được” cũng là câu bị động .
- Câu bị động có thể chứa từ “ bị, được” hoặc không chứa từ “ bị được”.
II, Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
*Ghi nhớ: SGK(58)
III, Luyện tập:
Câu bị động:
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê.
- Tác giả “ mấy vần thơ”thi sĩ.
=> Tác dụng: Tránh lặp kiểu câu đã dùng trước đó.
- Tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
4, Củng cố:
Gọi 2 học sinh đọc lại ghi nhớ.
5, Hướng dẫn học ở nhà:
 -Học thuộc ghi nhớ. Vận dụng làm ý 2 của phần luyện tập.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
Ngày soạn : 11 / 2 / 2010 
Ngày dạy : 7A : / 2 / 2010 
	 7B: / 2 / 2010 
Tiết 95,96: Viết bài tập làm văn số 5.
 (nghị luận chứng minh). 
A,Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
1, Kiến thức:Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học về văn nghị luận chứng minh để viết một bài văn chứng minh về một nhận định một vấn đề xã hội có tính gần gũi.
- Giáo viên đánh giá được trình độ nhận thức của mỗi học sinh qua bài viết và có hướng bồi dưỡng, rèn luyện thên cho các em.
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn nghị luận chứng minh.
3, Thái độ: Học sinh có ý thức cô gắng trong tập viết bài văn chứng minh.
B,Chuẩn bị:
- Giáo viên : Đề bài.
- Học sinh : Lập dàn bài các đề văn tham khảo trong SGK+ Chuẩn bị giấy viết bài.
C,Tổ chức các hoạt động dạy học: 
1, ổn định lớp: 7C
2, Kiểm tra bài cũ: Không.
3, Dạy và học bài mới:
Đề bài:
Hãy chứng minh rằng “ bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
*Phân tích đề:
-Thể loại: Nghị luận chứng minh.
-Vấn đề cần chứng minh: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
-Phạm vi chứng minh: trong cuộc sống.
*Dàn bài- Biểu điểm:
a,Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh. (2 điểm).
b,Thân bài: (6 điểm).
-Xây dựng hệ thống lập luận chứng tỏ bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:
+Vai trò và ích lợi của rừng: Về sinh thái( Giữa nguồn nước ngầm, giữa đất chống cói mòn, lọc bụi, cân bằng sinh thái),về kinh tế(là nơi nghiên cứu khoa học, là nơi thăm quan du lịch, là nơi cung cấp nhiều loại thuốc quí), về quân sự, quốc phòng
+ Những hành động xâm hại rừng và hậu quả của việc không bảo vệ rừng.
+Đề ra nhiệm vụ bảo vệ rừng.
c,Kết bài: (2 điểm)
-Khái quát lại những điều đã chứng minh.
-Nêu suy nghĩ, nhiệm vụ của bản thân.
4,Củng cố:
-Thu bài.
-Nhận xét giờ làm bài.
5,Hướng dẫn học ở nhà:
-Soạn bài “ ý nghĩa văn chương”.
D,Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26 NV 7.doc