Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 29, 30

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 29, 30

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren.

- Phẩm chất , khí phách của người chiến sỹ cách mạng Phân Bội Châu.

- Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tạo tình huống truyện độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách kể, giọng kể hóm hỉnh châm biếm.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm văn xuôi tự sự (truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điệu phù hợp.

- Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ và hành động.

3. GDHS

- Lòng kính yêu PBC và lòng yêu nước.

* Trọng tâm: Phần I

* Tích hợp: Văn nghị luận

 

doc 19 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 29, 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11.03.2011
Ngày dạy: 14.03.2011
Tiết 109 
 NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU 
 - Nguyễn Ái Quốc - 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren.
- Phẩm chất , khí phách của người chiến sỹ cách mạng Phân Bội Châu.
- Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tạo tình huống truyện độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách kể, giọng kể hóm hỉnh châm biếm.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm văn xuôi tự sự (truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điệu phù hợp.
- Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ và hành động.
3. GDHS 
- Lòng kính yêu PBC và lòng yêu nước.
* Trọng tâm: Phần I
* Tích hợp: Văn nghị luận
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1.Tự nhận thức: Nhận thức được những vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng PBC.
2.Làm chủ bản thân: xác định được mục tiêu phấn đấu rèn luyện về lối sống của bản thân theo thế hệ cha ông khi bước vào thế kỉ mới.
3. Giao tiếp: Trao đổi trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về phẩm chất cao đẹp của PBC và bản chất xấu xa đê hèn của Varen.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong bài.
1. Động não: Suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về phẩm chất cao đẹp của PBC.
2. Thảo luận nhóm: Trao đổi phân tích những đặc điểm của phẩm chất cao đẹp của PBC và bản chất xấu xa đê hèn của Varen.
IV. Chuẩn bị: 
- GV: soạn bài, nghiên cứu tài liệu “Truyện và kí NAQ” ảnh chân dung NAQ.
- HS: đã học bài và soạn bài
V. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp(1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
? nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của PDT?
- Yêu cầu: 
+ Nội dung; Giá trị hiện thực
 Giá trị nhân đạo
+ Nghệ thuật: kết hợp khéo léo nghệ thuật tương phản và tăng cấp, ngô ngữ miêu tả sinh động, giàu hính ảnh.
3. Bài mới 
* GTB: Nguyễn Ái quốc được coi là cây bút mở đầu cho văn xuôi hiện đại VN đầu thế kỉ XX. Tác phẩm “Những trò lố hay là ” được viết với mục đích cổ động phong trào nhân dân VN đòi thả người chí sĩ yêu nước PBC. 
HĐ của GV và HS
T
Nội dung
HĐ1: HDHS đọc và tìm hiểu chú thích
12
I. Đọc hiểu chú thích.
Gv hướng dẫn đọc: đọc bình thản, dí dỏm hài hước.
Gv đọc mẫu một đoạn, gọi hs đọc tiếp, nhận xét.
Gv nhận xét uốn nắn cách đọc cho hs.
? Hãy kể tóm tắt ?
(truyện được kể theo những chặng đường đi của toàn quyền Va-ren từ Pháp sang VN.
- Varen chuẩn bị sang nhận chức toàn quyền Đông Dương với lời hứa nửa chính thức sẽ chăm sóc tới vụ án PBC. Cuộc gặp gỡ giữa Varen và PBC trong nhà tù Hỏa Lò HN.)
Yêu cầu hs quan sát chú thích sgk
? NAQ là tên của Bác trong thời kì nào?
Gv giới thiệu chân dung và bổ sung thêm thông tin về tác giả.
? Trình bày hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn?
(tác phảm viết khi nhà CM PBC bị bắt cóc – 1925 ở TQ và bị giải về giam ở Hỏa Lò – HN sắp xử án. Còn Va-ren thì chuẩn bị sang VN nhậm chức toàn quyền Đông Dương)
? Theo em đây là tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu? (hư cấu)
? Căn cứ vào đâu mà em biết điều đó?
(thời gian viết truyện và thời gian Va-ren sang nhậm chức ở Đông Dương)
Gv: Truyện ngắn này như một bài kí tự sự nên dễ khiến người đọc tin câu chuyện có thật, nhưng thực tế lại là một một câu chuyện hư cấu dựa trên chuyện có thật. Hư cấu mà như thật đó là sự sáng tạo độc đáo và trí tưởng tượng phong phú của ngòi bút truyện ngắn NAQ.
Gv hướng dẫn hs giải nghĩa từ
? Em hiểu “những trò lố” là gì?
(Trò lố lăng, bịp bợm đáng cười)
? Tác giả của trò lố ở văn bản là ai? Với sv gì?
(Va-ren với sự việc hứa sang VN chăm sóc cụ PBC)
? Em biết gì về hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu?
? Truyện được kể theo trình tự nào?
(Trình tự thời gian: Va-ren xuống tàu -> Sài Gòn -> Huế -> HN.)
? Dựa vào trình tự đó em hãy xác định bố cục và nội dung chính từng phần?
(gv đưa bố cục lên bảng phụ:
- P1: từ đầu => trong tù : tin Va-ren sang VN
- P2: Tiếp => toàn quyền: Trò lố của Va-ren
- P3: Còn lại: Thái độ của PBC)
? Văn bản thuộc thể loại gì?
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
1. Đọc, kể tóm tắt
2. Chú thích
a. Tác giả:
- NAQ là tên gọi của Bác Hồ từ 
 1919-1945
b. Tác phẩm:
- Viết năm 1925
c. Từ khó
3. Bố cục: 3 phần
4. Thể loại
- Truyện ngắn
- PTBĐ: tự sự
HĐ2: Đọc hiểu văn bản 
18
II. Đọc hiểu văn bản 
Yêu cầu hs đọc p1
? Va-ren sang VN nhằm mục đích gì?
? Việc Va-ren hứa nửa chính thức sẽ chăm sóc cụ PBC có ý nghĩa gì?
(Hứa nhưng chỉ hứa một nửa và vẫn có thể thay đổi)
? Tác giả đã bình luận về việc này như thế nào?
(ông hứacó nghĩa là các quan toàn quyền chuyên môn nuốt lời hứa)
? Qua đây tác giả muốn bày tỏ thái độ gì?
(mỉa mai châm biếm, vạch trần bộ mặt lừa bịp của y)
Gv trong thời gian Va-ren kéo dài cuộc hành trình thì PBC vẫn ngồi tù.
1. Tin Va-ren sang VN
-Mục đích: Va-ren sang VN vừa để nhậm chức vừa muốn lấy lòng dư luận ở VN và ĐD là chăm só cụ PBC.
- Thái độc của tác giả: ngờ vực, không thiện chí.
HĐ3: luyện tập
5
III. Luyện tập
? Em hãy tóm tắt văn bản
4. Củng cố (2p)
? Lí do nào khiến Va-ren sang VN?
(do muốn ve vuốt và trấn an nhân dân VN và P đang đấu tranh dòi thả PBC và để tạo dựng uy tín chính trị cho bản thân y)
5. HDVN(1p)
- Về nhà học bài và soạn tiếp bài.
==========================================================================
Ngày soạn: 11.03.2011
Ngày dạy: 14.03.2011
Tiết 110 
 NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU 
 - Nguyễn Ái Quốc - 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren.
- Phẩm chất , khí phách của người chiến sỹ cách mạng Phân Bội Châu.
- Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tạo tình huống truyện độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách kể, giọng kể hóm hỉnh châm biếm.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm văn xuôi tự sự (truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điệu phù hợp.
- Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ và hành động.
3. GDHS 
- Lòng kính yêu PBC và lòng yêu nước.
* Trọng tâm: Phần II
* Tích hợp: Văn nghị luận
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1.Tự nhận thức: Nhận thức được những vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng PBC.
2.Làm chủ bản thân: xác định được mục tiêu phấn đấu rèn luyện về lối sống của bản thân theo thế hệ cha ông khi bước vào thế kỉ mới.
3. Giao tiếp: Trao đổi trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về phẩm chất cao đẹp của PBC và bản chất xấu xa đê hèn của Varen.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong bài.
1. Động não: Suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về phẩm chất cao đẹp của PBC.
2. Thảo luận nhóm: Trao đổi phân tích những đặc điểm của phẩm chất cao đẹp của PBC và bản chất xấu xa đê hèn của Varen.
IV. Chuẩn bị: 
- GV: soạn bài, nghiên cứu tài liệu “Truyện và kí NAQ” ảnh chân dung NAQ.
- HS: đã học bài và soạn bài
V. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp(1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
? Tóm tắt văn bản “Những tò lố hay là....”?
- Yêu cầu: HS tóm tắt ngắn gọn và đảm bảo nội dung văn bản.
3. Bài mới 
* GTB: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu phần đầu văn bản và đã thấy ông Va-ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc cụ PBC vậy hắn sẽ chăm sóc cụ PBC ntn và thái độ của cụ ra sao chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài học hôm nay.
HĐ của GV và HS
T
Nội dung
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
Gv giảng: sang đến VN Va-ren đã lộ những trò lố của y như: chuyến đi rề rà, lững thững, dự cuộc tiếp đón linh đình từ Sài Gòn đến Huế với biết bao lời nịnh hót, chào cười...trong đó có một trò lố của y với PBC là lố bịch nhất.
2. Trò lố của Va-ren và PBC
trong đoạn truyện, kể việc Va-ren đến xà lim tại HN gặp PBC xuất hiện hai hình thức ngôn ngữ.
? Lời văn nào là ngôn ngữ bình luận của tác giả?
“Ôi thật làgì đây”
? Lời văn nào là ngôn ngữ độc thoại của Va-ren?
“Tôi đem tự dotoàn quyền”’
Gọi hs đọc đoạn bình luận
? Trong đoạn văn bình luận tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
? Hãy chỉ rõ sự đối lập ấy?
? Qua đó em thấy thái độ của người bình luận với 2 nhân vật này?
? Mục đích bình luận của tác giả là gì?
Yêu cầu hs quan sát đoạn truyện
? Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật ntn?
(tá giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách của Va-ren, còn với PBC tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập)
Gv: đây là một bút pháp, một cách viết vừa tả, vừa gợi rất thâm thúy, sinh động, lí thú.
? Khi mới đặt chân đến nhà tù Va-ren đã có lời nói và hành động gì?
(tôi đem tự do...)
? Em có nhận xét gì về lời nói và hành động đó của y?
Gv: Câu nói đầu tiên kết hợp với hành động đầy vẻ hiền từ, ban ơn nhân ái của một bậc phụ mẫu tưởng có thể gây ấn tượng mạnh cho đối thủ nhưng hình như chẳng có chút tác dụng nào mà chỉ càng lộ rõ dã tâm và sự giả dối của vị đại quan nhân.
? Cùng với lời tuyên bố ấy là điều kiện gì?
 (nhưng phải có đi có lại...)
? Hắn đã dùng những lời lẽ nào để thuyết phục PBC nghe theo mình?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của Va-ren?
(Lời nói dài, vòng vo, khi chân thành thống thiết, lúc châm chọc mỉa ma, lên bổng xuống trầm)
? Bằng chính những lời lẽ của mình, Va-ren đã tự bộc lộ nhân cách nào của y?
Gv: trước đây tôi là đảng viên XH đấy và giờ thì tôi làm toàn quyền. Trơ trẽn thay, lố bịch thay là kẻ cầm quyền TD Pháp lại tôn thờ sự phản bội làm chuẩn mực để ngợi ca nhân cách bỉ ổi.
? Cũng bằng những lời lẽ đó, Va-ren đã bộc lộ thực chất lời hứa chăm sóc PBC ntn?
(không phải giúp đỡ giải phóng PBC mà ép buộc cụ từ bỏ lí tưởng yêu dân tộc mình. Không phải vì tự do của PBC mà vì quyền lợi của nước Pháp, trực tiếp là vì danh lợi của Va-ren)
? Bằng ngôn ngữ độc diễn trước PBC, Va-ren đã diễn trò lố cuối cùng của mình ntn?
(kẻ phản bội lí tưởng đê tiện nhất lại đi khuyên bảo người trung thành với lí tưởng cao cả nhất)
? Qua đây em thấy Va-ren là kẻ ntn?
a. Lời bình luận của tác giả
- Nghệ thuật: đối lập, tương phản.
Va-ren
PBC
- T/ cách đê hèn, kẻ phản bội
- Thái độ: khinh rẻ.
- M/ đích: Vạch trần sự lố bịch trong nhân cách.
-T/cách cao thượng, bậc anh hùng
- Ngợi ca
- Khẳng định sự chính nghĩa của PBC.
b. Lời độc thoại của Va-ren
- Tuyên bố thả PBC
- Điều kiện: phải trung thành, hợp lực cộng tác với Pháp.
- Khuyên PBC từ bỏ lí tưởng chung, bắt tay với Va-ren.
=> Va-ren tự tố cáo mình là kẻ thực dụng, đê tiện, sẵn sàng làm mọi thứ vì quyền lợi cá nhân.
=> Va-ren là kẻ bịp bợm, xảo trá một cách trắng trợn.
Yêu cầu hs theo dõi đoạn 3
? Trong khi Va-ren nói, PBC có những biểu hiện nào?
? Các biểu hiện ấy cho thấy PBC có thái độ ntn trước lời lẽ của Va-ren?
? Qua đó em có nhận xét gì về nhân cách của PBC?
Gv đưa câu hỏi thảo luận:
? Trong khi thuyết giáo về cách sống của mình Va-ren cũng bộc lộ một nềm kiêu  ... ạnt rích được trích trong văn bản nào? Của ai?
? Nội dung của đoạn văn là gì?
? Cấu tạo của các bộ phận in đậm có gì giống nhau?
? Về ý nghĩa các bộ phận in đậm có đặ điểm gì giống nhau?
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu đồ vật được nói đến trong đoạn văn?
(Đưa ra hàng loạt các từ, cụm từ tương tự nhau)
? Việc tác giả đưa ra hàng loạt sự việc tương tự trên có tác dụng gì?
Gv: Việc sắp xếp như vậy ta gọi là liệt kê, vậy em hiểu liệt kê là gì?
(Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các khía cạnh của svht)
a. VD
- Cấu tạo: Kết cấu tương tự nhau (phần lớn là các cụm DT)
- Về ý nghĩa: Cùng nói về đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn.
-Tác dụng: làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.
b. Ghi nhớ
2. Các kiểu liệt kê
Gọi hs đọc VD1
? Tìm các từ, cụm từ được liệt kê?
? Xét về cấu tạo, các phép liệt kê trên có gì khác nhau?
Gv lưu ý: 
- Các biện pháp liệt kê được sắp xếp theo từng cặp, giữa chúng thường có các quan hệ từ đẳng lập: và, với, hay, hoặc ý nghĩa bổ sung cho nhau.
- Các biện pháp liên kết sắp xếp không theo từng cặp mà cứ lần lượt nối tiếp nhau xuất hiện để diễn tả sự việc.
Gv chiếu VD2 – gọi hs đọc
? Tìm biện pháp liệt kê trong 2 VD?
? Xét về mặt nghĩa các từ trong phép liệt kê được sắp xếp theo mức độ nào? (To nhỏ hay ngang bằng?)
? Có thể đảo các từ trong phép liệt kê này được không? Khi đảo ý nghĩa của câu có thay đổi không?
(có thể đảo mà ý nghĩa của câu không đổi)
Gv kết luận: liệt kê không tăng tiến.
? Ở VDb các từ in đậm trong phép liệt kê được sắp xếp theo mức độ nào? (tăng dần)
? Có thể đảo trật tự sắp xếp trên được không? Vì sao?
(Không đảo được vì không phù hợp với ý nghĩa của câu)
Gv chốt: liệt kê tăng tiến
? Qua 2 VD trên em thấy liệt kê có mấy kiểu? Các kiểu liệt kê được phân loại trên cơ sở nào?
Gọi hs đọc ghi nhớ2
Gv hệ thống các kiểu liệt kê (bảng phụ)
Các kiểu liệt kê
Phân loại theo cấu tạo
Phân loại theo nghĩa
Liệt kê không theo cặp
Liệt kê theo cặp
Liệt kê tăng tiến
Liệt kê không tăng tiến
Bài tập nhanh:
? Tìm biện pháp liệt kê trong câu sau và cho biết đó là kiểu liệt kê nào?
- Sống, chiến đấu, lao động , học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
a. VD
* VD1: 
- Xét về cấu tạo: 
+ VDa: phép liệt kê không theo cặp.
+ VDb: phép liệt kê theo cặp.
* VD2: 
- Xét về mặt nghĩa:
+ Liệt kê không tăng tiến
+ Liệt kê tăng tiến
b. Ghi nhớ 2
Bài tập nhanh 
- Sống, chiến đấu, lao động , học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
=> Liệt kê không theo cặp.
HĐ2: luyện tập
15
II. Luyện tập
Gọi hs đọc và xác định yêu cầu bài 1
Yêu cầu hs làm bài tập theo căp/bàn
Gọi đại diện một số hs trình bày và nhận xét 
Gv chiếu kq
Bài tập 1 
Từ xưa cướp nước.
Lịch sử . Quang Trung
Đồng bào.Chính phủ
Gọi hs đọc và xác định yêu cầu bài 2
Yêu cầu hs làm bài tập theo nhóm (2 nhóm)
Gọi đại diện một số hs trình bày và nhận xét 
Gv chiếu kq
Bài tập 2
dưới lòng đườngchữ thập.
điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Gọi hs đọc và xác định yêu cầu bài 2
Yêu cầu hs suy nghĩ độc lập làm bài 
Gọi một số hs trình bày và nhận xét 
Gv chiếu kq
(phần b cho về nhà)
Bài tập 3
a. Sân trường giờ ra chơi nhộn nhịp nào đá cầu, nhảy dây, đá bóng, chơi cờ
c. Nhà yêu nước Phan Bội chau là con người dũng cảm, kiên cường, bất khuất.
4. Củng cố(2p)
? Phép liệt kê là gì? Có mấy kiểu liệt kê?
((Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các khía cạnh của svht))
Các kiểu liệt kê
Phân loại theo cấu tạo
Phân loại theo nghĩa
Liệt kê không theo cặp
Liệt kê theo cặp
Liệt kê tăng tiến
Liệt kê không tăng tiến
5. HDVN(1p) : học bài và làm bài 3b, đọc trước bài “Tìm hiểu chug về VBHC”
Ngày soạn: 05.3.2011
Ngày dạy: 05.3.2011
Tiết 104 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Đặc điểm của văn bản hành chính: hoàn cảnh, mục đích, nội dung yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được các loại văn bản hành chính thường gặ trong đời sống
- Viết được văn bản hành chính đúng quy cách.
3. GDHS 
- Sử dụng văn bản hành chính phù hợp trong cuộc sống.
* Trọng tâm: Bài học + luyện tập
* Tích hợp: TV: liệt kê
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1.Suy nghĩ phê phán sáng tạo phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm và phương pháp tạ lập văn bản hành chính
2.Ra quyết định: lựa chọn các loại văn bản hành chính phù hợp trong cuộc sống.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong bài.
1. Phân tích tình huống giao tiếp để hiểu vai trò của văn bản hành chính
2. Thảo luận nhóm: Trao đổi phân tích những đặc điểm của của văn bản hành chính.
IV. Chuẩn bị: 
- GV: soạn bài, bảng phụ.
- HS: đã soạn bài
V. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp(1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
(Kết hớp phần luyện tập)
3. Bài mới 
Các em đã được học những kiểu văn bản hành chính nào? (đơn từ). Vậy ngoài đơn từ văn bản hành chính còn có những loại nào bài học hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu.
HĐ của GV và HS
T
Nội dung
HĐ1: HDHS Tìm hiểu nội dung bài học
25
I. Bài học: 
Gọi hs đọc VD 1,2,3 sgk
? Tên gọi của các văn bản ấy là gì?
? Khi nào người ta viết văn bản thông báo?
? Cấp dưới có dùng thông báo với cấp trên không?
? Viết văn bản thông báo nhằm mục đích gì?
? Khi nào viết văn bản đề nghị? 
? Có dùng văn bản đề nghị giữa cấp trên với cấp dưới không? Đề nghị giữa cấp nào với cấp nào?
? Mục đích của văn bản đề nghị là gì?
? Khi nào viết văn bản báo cáo? Mục đích?
? Qua 3 văn bản trên em thấy chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau?
? Hình thức của 3 văn bản này có gì khác với các văn bản truyện và thơ em đã học?
VBHC
Tryện, thơ
- Không dùng hư cấu tưởng tượng.
- Ngôn ngữ chính xác rõ ràng
- Viết theo mẫu
- Dùng hư cấu tưởng tượng
- Ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuật.
? Em còn thấy có văn bản nào tương tự như 3 văn bản trên? 
(Biên bản, hợp đồng, giấy khai sinh, giấy chứng nhận)
Các loại văn bản ấy ta gọi là văn bản hành chính. Vậy em hiểu thế nào là văn bản hành chính?
(về nội dung, mục đích và hình thức trình bày)
Gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
Gv đưa bảng phụ hình thức trình bày
1. Thế nào là văn bản hành chính
a. Các loại văn bản hành chính
- VBa: Thông báo
- VBb: Đề nghị
- VBc: Báo cáo
b. Tình huống sử dụng
- VB thông báo: 
+ Khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó (quan trọng) xuống cấp dưới hoặc muốn nhiều người biết.
+ Mục đích: nhằm phổ biến một nội dung.
- VB đề nghị:
+ Khi cần đề đạt nguyện vọng chính đáng của cá nhân hay tập thể với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền.
+ Mục đích: Đề xuất một nguyện vọng, một ý kiến.
- Văn bản báo cáo: khi cần chuyển thông tin về một vấn đề gì đó lên cấp trên.
+ Mục đích: tổng kết, nêu những gì đã làm được để cấp trên biết.
* Giống nhau: Hình thức trình bày và đều theo mục đích nhất định.
* Khác nhau: Mục đích và nội dung cụ thể của mỗi văn bản.
2. Ghi nhớ 
- KN: VBHC là những văn bản dùng để truyền đạt ND, yêu cầu từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân tập thể với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
- Hình thức trình bày: (theo mẫu)
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày tháng năm.
+ Tên văn bản
+ Nội dung VB
+ chữ kí, họ tên người gửi.
HĐ2: Luyện tập
10
II. Luyện tập
Gọi hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
Yêu cầu hs làm bài tập theo căp/bàn
Gọi đại diện một số hs trình bày và nhận xét 
Gv chiếu kq
Thông báo
Báo cáo
Phát biểu cảm nghĩ
Đơn từ
Đề nghị
Tự sự
4. Củng cố(2p)
Gv đưa BTTN: VBHC là gì?
Là văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn
Là văn bản tự sự
Là văn bản trữ tình
Là loại văn bản dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống ấp dưới hoặc bày tỏ ý kiến nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền.
5. HDVN(1p)
- Về nhà học bài và tập viết văn bản hành chính
- Soạn bài “Quan âm Thị Kính”
===========================================================================
Ngày soạn:21 .02.2011
Ngày dạy: 24.02.2011
Tiết 116 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận giải thích
- Kiểm tra kĩ năng làm bài của bản thân.
- Trọng tâm sửa lỗi sai cho hs.
- Tích hợp: những vấn đề trong đời sống.
IV. Chuẩn bị: 
- GV: chấm bài và có lời phê cụ thể rõ ràng cho từng bài
- HS: đã ôn lại kiểu bài nghị luận giải thích
V. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp(1p)
2. KTBC (Kết hợp trong giờ)
HĐ của GV và HS
T
Nội dung
Yêu cầu hs nhắc lại đề bài
2
I. Đề bài:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Hãy tìm hiêu người xua muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
? Hãy xác định các bước trong tìm hiểu đề?
8
II. Yêu cầu của đề
1. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: NL giải thích
- Vấn đề nghị luận: câu ca dao
- Phạm vi kiến thức: thực tế cuộc sống
? Xác định bố cục và nhiệm vụ của từng phần?
? Mở bài có nhiệm vụ gì?
Thân bài ta cần trình bày những ý cơ bản nào?
? Nhiệm vụ của phần kết bài?
2. Dàn ý 
- MB: giới thiệu truyền thống đoàn kết của DT-> ND giải thích-> trích dẫn câu ca dao.
- TB: 
+ Giải thích ý nghĩa của câu ca dao (nghĩa đen, nghĩa bóng)
+ Giải thích nghĩa rộng: 
. Đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh giúp dân tộc VN vượt qua mọi thử thách.
. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước: Đoàn kết đã làm nên những chiến công oanh liệt (dẫn chứng)
. Trong thời bình đoàn kết giúp DT ta XD nước VN giàu mạnh.
. Đoàn kết thể hiện qua những việc làm cụ thể (d/c)
- KB: Khái quát vấn đề và rút ra bài học cho bản thân.
Đa số các em đã xác định đúng yêu cầu của đề nghị luận giải thích.
Xác định được vấn đề nghị luận, đưa ra được ý kiến của bản thân về vấn đề 
Trình bày sạch sẽ bố cục rõ ràng và có cố gắng nhiều về chữ viết. (Hà My, Hoa, Trà My, Hòa (7A), Giang, Lan, Liên (7B), 
Bên cạnh đó còn có những tồn tại cần khắc phục
- Nhiều em chưa xác định rõ vấn đề giải thích, chưa có ý kiến đánh giá về vấn đề.
- Bài viết chưa sâu, chưa khai thác triệt để các luận điểm, dẫn chứng đưa ra chưa tiêu biểu. 
- Chữ xấu sai chính tả nhiều, diễn đạt lủng củng
Đăng, Tuấn (7A), Nam, Hà, Quỳnh, nghĩa, Bình (7B)
25
III. nhận xét ưu khuyết điểm
Ưu điểm
Nhược điểm
Gv đọc một số bài làm tốt và bài làm chưa tốt để hs tham khảo và rút kinh nghiệm. 
Trả bài và gọi điểm.
5
IV. Trả bài, gọi điểm
4. Củng cố(2p)
- Gv nhận xét giờ trả bài.
- Khắc sâu dàn ý cơ bản của kiểu bài Nl giải thích.
5. HDVN(1p)
- Về nhà đọc lại bài và xem kĩ lời phê, khắc phục những tồn tại của mình.
- Soạn bài “Quan âm Thị Kính”.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 2930 CKTKN.doc