Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 31

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 31

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được bản chất dối trá của Va-ren qua lời hứa của hắn khi sắp nhận chức

2. Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm, tóm tắt, phân tích nhân vật

3. Giáo dục:

- Tình cảm ghét cái xấu, sự lừa lọc, trân trọng cái đẹp

II. Đồ dùng:

- Giáo viên: sgk + sgv

- Học sinh: tóm tắt+ soạn hai câu đầu

III. Phương pháp:

Đọc diễn cảm, phân tích.

IV. Các bước lên lớp:

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 27. Tiết 114
NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VAREN VÀ PHAN BỘI CHÂU
(Nguyễn Ái Quốc)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được bản chất dối trá của Va-ren qua lời hứa của hắn khi sắp nhận chức
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm, tóm tắt, phân tích nhân vật
3. Giáo dục:
- Tình cảm ghét cái xấu, sự lừa lọc, trân trọng cái đẹp
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: sgk + sgv
- Học sinh: tóm tắt+ soạn hai câu đầu
III. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, phân tích.
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
CH: Em cảm nhận điều gì về tên quan phủ trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn?
TL: Sống xa hoa, sung sướng, ham hưởng thụ, ăn chơi, vô trách nhiệm và vô nhân tính.
*Giới thiệu bài:
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp cách mạng Người luôn lấy văn chương làm vĩ khí chiến đấu sắc bén chống kẻ thù. Để góp phần tiếng nói đầy sức mạnh vào phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu rầm rộ khắp nước, Người đã viết “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản này.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (38’)
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chú thích
*Mục tiêu: Đọc diễn cảm, tóm tắt được văn bản và nhận biết những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
*Thời gian: 20’
*Cách tiến hành:
Gv hướng dẫn đọc: giọng vừa bình thản vừa di dỏm hài hước. Chú ý câu cảm, lời độc thoại, lời tái bút đọc giọng phù hợp
Gv đọc mẫu. Học sinh đọc
Nhận xét
+ Tóm tắt truyện
- Theo hai ý chính: Va-ren chuẩn bị sang nhận chức toàn quyền Đông Dương và lời hứa chính thức chăm sóc vụ Phan Bội Châu
- Cuộc gặp gỡ giữa Va- ren và Phan Bội Châu trong nhà tù Hoả Lò
Theo dõi chú thích *.Nêu vài nét về tác giả
Gv: lúc nhỏ: Nguyễn Sinh Cung
Vào Huế học ở trường Quốc học: Nguyễn Tất Thành
1911: làm phụ bếp trên tàu: anh Ba
1919: gửi tới Hội nghị hòa bình họp ở Véc xây bản yêu sách quyền các dân tộc: Nguyễn Ái Quốc
 8.1942 lấy tên Hồ Chí Minh sang Trung Quốc liên lạc với lực lượng chống Nhật
+ biết gì về hoàn cảnh sáng tác văn bản?
+ Va-ren là người như thế nào?
Học sinh đọc chú thích khác (sgk)
1. Đọc –Tóm tắt
2. Chú thích
*Tác giả: Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) tên dùng từ (1919 – 1945) của Bác
* Tác phẩm
- Viết sau khi Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc giải về Hoả Lò (1925)
- Đăng trên báo” Người cùng khổ” 1925
* Từ khó
HĐ 2: Bố cục
*Mục tiêu: Nhận biết được bố cục của văn bản và nêu nội dung của mỗi phần.
*Thời gian: 8’
*Cách tiến hành:
+ Nêu bố cục văn bản
P1: đầu -> Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù ( Va-ren chuẩn bị sang nhận chức và lời hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu)
P2: còn lại: cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu
Gv: Phần giữa (lược) là cảnh va-ren được đón tiếp ở Huế và Sài Gòn nồng hậu, thịnh soạn. Khi hắn tưởng tượng một cuộc hành du linh đình qua khu phố bản xứ -> bị dân chúng vạch rõ bản chất bất lương, xảo quyệt
Hai phần
HĐ 3: Tìm hiểu văn bản
*Mục tiêu: Nhận biết được sơ lược về tên Varen và lời hứa của hắn với vụ Phan Bội Châu.
*Thời gian: 10’
*Cách tiến hành:
Theo dõi phần 1
+ Theo em đây là một tác phẩm ghi chép sự thực hay là tưởng tượng hư cấu?Căn cứ vào đâu để kết luận?
- Đây là truyện ngắn, hình thức có vẻ như bài ký sự nhưng là một câu chuyện tư tưởng, hư cấu vì truyện được viết trước khi quan toàn quyền Đông Dương sang Việt nam.Khi sang ông ta không gặp Phan Bội Châu
+ Trước khi sang Việt nam Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu?
+ Thực chất của lời hứa ấy là gì?
- Hứa “ nửa chính thức” -> chỉ hứa một nửa -> hài hước để thể hiện sự giả dối của hắn
+ Vì sao hắn lại chăm sóc vụ Phan Bội Châu
- Để xoa dịu bớt làn sóng đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu ở Việt Nam
+ Tác giả nhận xét về việc này qua chi tiết nào
- Giả thử cứ cho rằng tự hỏi quan toàn quyền sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và làm ra sao
+ Nhận xét gì về giọng văn và kiểu câu
- Giọng mỉa mai, hài hước, câu nghi vấn -> thái độ nghi ngờ của tác giả
+ Nhận xét gì về lời hứa của quan toàn Đông Dương
+ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng?
- Ngôi thứ ba.Người kể chứng kiến câu chuyện ở mọi lúc mọi nơi -> kể lại
-> khách quan
1. Va-ren và lời hứa của hắn
- Hắn hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu
- Đó là lời hứa dối trả, hứa để vuốt ve, trấn an nhân dân Việt Nam. Lời hứa đó thực chất là một trò lố bịch
3. Tổng kết và HD học bài: (2’ )
*Tổng kết:
Nhận xét gì về lời hứa của quan toàn quyền Đông Dương
*HD học bài:
Học bài, soạn các câu hỏi còn lại
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 27. Tiết 115
NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VAREN VÀ PHAN BỘI CHÂU
(Nguyễn Ái Quốc)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được giá trị của truyện qua việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Varen và Phan Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội:phi nghĩa và chính nghĩa
- Qua việc xây dựng lên trò hề lố bịch, giả dối và đê tiện của toàn quyền Varen, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt của tên chính khách thực dân Pháp phản bội lý tưởng, nham hiểm và xảo quyệt, phản động và đê hèn, từ đó đả kích bản chất của nhà cầm quyền thực dân Pháp
- Ca ngợi người anh hùng cứu nước, nhà cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu
- Nghệ thuật truyện ngắn hiện đại sắc sảo, sáng tạo những tình huống truyện độc đáo, đối lập, tương phản giữa cảnh và nhân vật đặc biệt là hai nhân vật chính, chi tiết điển hình , giọng kể châm biếm, hài hước, thâm thuý
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng tóm tắt truyện, phân tích nhân vật trong quá trình so sánh đối lập.
3. Giáo dục:
- Tình cảm ghét cái xấu, sự lừa lọc, trân trọng cái đẹp
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: sgk + sgv
- Học sinh: soạn bài+ sgk
C. Các bước lên lớp
1. Khởi động: (10’)
*Kiểm tra:
CH: Tóm tắt truyện “ Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”. Quan lời hứa em thấy gì về nhân vật Varen?
TL: + Tóm tắt truyện
- Theo hai ý chính: Va-ren chuẩn bị sang nhận chức toàn quyền Đông Dương và lời hứa chính thức chăm sóc vụ Phan Bội Châu (5 điểm)
- Cuộc gặp gỡ giữa Va- ren và Phan Bội Châu trong nhà tù Hoả Lò. (5 điểm)
*Giới thiệu bài:
Giờ trước các em đã được thấy phần nào bản chất của toàn quyền Varen và trò lố của hắn. Những trò lố ấy còn tiếp tục, diễn biến tinh xảo hơn.Chúng ta cùng tìm hiểu tiết này để thấy rõ điều đó
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (33’)
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu văn bản (Tiếp theo)
*Mục tiêu: Nhận biết được thái độ của tác giả đối với hai nhân vật trong văn bản: Varen và Phan Bội Châu, hai con người, hai tính cách, hai quan điểm trái ngược.
*Thời gian: 20’
*Cách tiến hành:
Học sinh theo dõi phần 2 (sgk 90)
+ Đoạn truyện giới thiệu cuộc gặp gỡ ấy như thế nào?
- Cuộc chạm trán đầy kịch tính cuộc đối mặt giữa hai nhân cách đối cực ở hai trận tuyến
+ Varen được giới thiệu qua chi tiết nào
+Phan Bội Châu được giới thiệu ra sao?
+ Nhận xét gì về từ ngữ sử dụng để giới thiệu hai nhân vật?
- Những từ với tư cách đại từ Varen: dùng đại từ -> thái độ khinh miệt cao
Phan Bội Châu: dùng đại từ -> sự tôn kính
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để giới thiệu hai nhân vật?
- Đối lập tương phản -> hai con người trái ngược hoàn toàn
Theo dõi “ tôi đem tự do->ở châu Á”
+ Gặp Phan Bội Châu , Varen nói và làm gì?
+ Qua đó bộc lộ thái độ gì?
Theo dõi tiếp -> được cho bản thân ông
+ Tiếp đó Varen bày tỏ thái độ gì?
+ Sau đó hắn làm gì? Bằng cách nào?
- Chớ xúi giục làm như vậy ông sẽ được tất cả, được cho bản thân ông, cho đất nước
+ Nhận xét gì về lời dụ dỗ ca ngợi của Varen?
+ Sau đó hắn tiếp tục diễn thuyết điều gì?
+ Vì sao tác giả để Varen lấy chính sự phản bội của mình ra làm gương?
- Đặt hắn tới đỉnh cao của sự vô liêm sỉ
+ Trước trò hề của Varen, Phan Bội Châu phản ứng như thế nào
+ Cái nhìn và thái độ im lặng dửng dưng ấy thể hiện tư thế, khí phách gì của Phan Bội Châu?
- Cái nhìn điềm tĩnh,lạnh lẽo, khinh bỉ cao độ
+ Nhận xét gì về số lượng lời văn giành khắc hoạ hai nhân vật
- Chủ yếu Varen nói (độc thoại), tìm mọi cách vuốt ve Phan Bội Châu, mua chuộc ông một cách thô thiển.Còn Phan Bội Châu im lặng dửng dưng không thèm nói
+ Dụng ý của tác giả khi khắc hoạ nhân vật?
- Tô đậm, khắc sâu bản chất đối của hai nhân vật
+ Theo em, nếu truyện dừng lại ở “Không hiểu Phan Bội Châu” có được không?
- Được
+ Thêm đoạn kết và phần tái bút có tác dụng gì
- Làm rõ hơn nữa, khách quan hơn về thái độ, tư thế của Phan Bội Châu trước kẻ thù
+ Đó là thái độ gì?
- Nhếch mép cười ruồi, khinh bỉ
+ Theo một nhân chứng khác Phan Bội Châu còn có hành động gì?
2. Cuộc gặp gỡ giữa Varen và Phan Bội Châu trong sự tưởng tượng của tác giả
Varen
Phan Bội Châu
- Con người phản bội giai cấp
- Tên chính khách bị đồng bọn xua đuổi ra khỏi tập đoàn
- Kẻ ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp
- Kẻ phản bội nhục nhã
-> con người đáng khinh bỉ, căm thù
- Tôi đem tự do đến cho ông đây
- Bắt tay, nâng gông
- Có đi phải có lại, yêu cầu ông cộng tác, hợp lực với Pháp
-> có vẻ thân thiện, giúp đỡ nhưng lập tức đặt ra yêu cầu buộc Phan Bội Châu theo Pháp
- Ca ngợi Phan Bội Châu và hứa hẹn
- Dụ dỗ
-> lời dụ dỗ, ca ngợi khôn khéo nhưng trơ tráo, trắng trợn
- Đưa ra những tấm gương phản bội nhục nhã trong đó có hắn
-> thô thiển, bỉ ổi và vô liêm sỉ
- Người đồng bào tôn kính, đã hi sinh
- Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân
-> con người đáng tôn kính, ngưỡng mộ
- Nhìn Varren
- Im lặng, dửng dưng
-> thái độ bình tĩnh, khinh bỉ và bản lĩnh , kiên cường của Phan Bội Châu trước kẻ thù
- Nhếch mép. mỉm cười kín đáo
- Nhổ vào mặt Varen
-> Căm tức, khinh bỉ cao độ
HĐ 2: Tổng kết
*Mục tiêu: Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật của văn bản.
*Thời gian: 5’
*Cách tiến hành:
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
Học sinh đọc.
Gv chốt
Ghi nhớ (Học SGK)
HĐ 3: Hướng dẫn luyên tập
*Mục tiêu: Nhận biết được thái độ của tác giả đối với Phan Bội Châu, giải thích được cụm từ “Những trò lố”
*Thời gian: 8’
*Cách tiến hành:
Học sinh xác định yêu cầu
Gọi 1-2 em trình bày
Nhận xét
+ Giải thích cụm từ “ những trò lố”
1. Bài 1: Thái độ của tác giả đối với Phan Bội Châu là khâm phục, ngưỡng mộ
Thái độ ấy thể hiện qua cách miêu tả và ngòi bút trào phúng sắc sảo
2. Bài 2: 
- Những trò lố (turrlupinades) = trò hề, vô vị, nhạt nhẽo
-> trò bịp bợm, lố bịch của Varen
- Truyện có hai trò lố
3. Tổng kết và HD học bài: ( 2’)
*Tổng kết:
Qua văn bản, em cảm nhận điều gì về hai nhân vật Varen và Phan Bội Châu
*HD học bài:
- Học bài, ghi nhớ
- Đọc thêm ( trang 96)
- Soạn: Dùng cụm C-V để mở rộng câu ( tiếp) – làm bài tập
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 27. Tiết 116
DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về dùng cụm C-V để mở rộng câu
2. Kỹ năng:
- Nhận diện, phân tích các cụm C-V trong câu và dùng câu có cụm C-V
3. Giáo dục:
- Có ý thức mở rộng câu trong nói và viết
II. Đồ dùng::
- Giáo viên: sgk
- Học sinh: soạn bài, xem sgk, sbt
III. Phương pháp:
Thảo luận, thực hành
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
CH: 	Thế nào là cụm C-V để mở rộng câu? Lấy ví dụ
Những thành phần nào của câu có thể cấu tạo là cụm C-V?
TL: Ghi nhớ sách giáo khoa.
*Giới thiệu bài: 
Để giúp các em củng cố kiến thức và khái niệm về cụm C-V dùng để mở rộng nòng cốt câu, chúng ta cùng luyện tập
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (38’)
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Luyện tập (Tiếp theo)
*Mục tiêu: Củng cố kiến thức về dùng cụm C-V để mở rộng câu
*Đồ dùng: Bảng phụ
*Thời gian: 38’
*Cách tiến hành:
Học sinh đọc bài tập 1. Xác định yêu cầu
Học sinh làm bài -> nhận xét
Gv sửa chữa, bổ sung
Học sinh đọc, xác định yêu cầu
Thảo luận nhóm hai bàn
Báo cáo
Học sinh đọc, xác định yêu cầu
Làm bài
Gọi 3 em lên bảng chữa
Học sinh nhận xét
Gv sửa chữa, bổ sung
1.Bài tập 1:
Các cụm C-V dùng mở rộng câu:
a. Khí hậu nước ta/ ấm áp
 C V
-> cụm C-V làm chủ ngữ
Ta/quanh năm trồng trọt, thu hoạch
 C V1 V2
-> cụm C-V làm bổ ngữ
b. Các thi sĩ/ca tụng cảnh núi non hoa cỏ
 C V
->cụm C-V làm định ngữ
- Có người / lấy tiếng chim, tiếng suối làm đề ngâm vịnh
->cụm C-V làm định ngữ cho danh từ “ khi”
c. Những tục lệ tốt đẹp ấy/mất dần
 C V
- Những thức quý của đất nước../người ngoài
 C V
-> cụm C-V làm bổ ngữ cho động từ thấy
 2. Bài 2: Gộp các câu
a. Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cố vui lòng
b. Nhà văn Hoài Thanh kjawngr định rằng cái đẹp là cái có ích
c. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người Việt nam du dương, trầm bổng như một bản nhạc
d. Cách mạng tháng Tám thành công khiến cho Tiếng Việt có một bước phát triển, một số phận mới
3. Bài 3: Gộp câu, vế câu in đậm thành câu có cụm C-V làm thành phần
a. Anh em hoà thuận khjieens hai thân vui vầy
b. Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại
c. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước
3. Tổng kết và HD học bài: (2’ )
*Tổng kết:
Thế nào là câu có cụm C-V dùng mở rộng
*HD học bài:
- Học bài, làm bài tập trong sbt
- Chuẩn bị: “ Luyện nói văn giải thích”
- Làm đề : Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen.Gần đèn thì rạng”

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31(1).doc