Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 4

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 4

I/ Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS :

_ Nắm được nội dung , ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh,ngôn ngữ ) của những bài ca dao trong chủ đề ca dao than thân trong bài học.

_ Thuộc những bài ca dao trong văn bản.

II/ Chuẩn bị

 GV: KT cơ bản- Hệ thống câu hỏi - SGK + SGV + giáo án

 HS: Đọc - Soạn bài theo câu hỏi SGK

III/ Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp : 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.

 2.1.Tạo lập văn bản gồm những bước nào?

 2.2 GV cho ví dụ HS lập ý?

 3. Bài mới

 *Giới thiệu bài mới.1 phút

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4
Ngày soạn: 2/09/2012
Ngày giảng:
Tiết 13 NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN I/ Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS :
_ Nắm được nội dung , ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh,ngôn ngữ ) của những bài ca dao trong chủ đề ca dao than thân trong bài học.
_ Thuộc những bài ca dao trong văn bản.
II/ Chuẩn bị
 GV: KT cơ bản- Hệ thống câu hỏi - SGK + SGV + giáo án 
 HS: Đọc - Soạn bài theo câu hỏi SGK
III/ Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.
 2.1.Tạo lập văn bản gồm những bước nào?
 2.2 GV cho ví dụ HS lập ý?
 3. Bài mới
 *Giới thiệu bài mới.1 phút
Hoạt động của thầy và trò
ghi bảng
GV : Nêu yêu cầu đọc: Giọng chậm buồn, nhấn giọng ở một số từ ngữ: Thân cò, thương thay, thân em
GV đọc- gọi HS đọc
GV cho HS tìm hiểu một số chú thích SGK
GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
? Tại sao ba bài ca dao trên lại có chung chủ đề tiếng hát than thân ?
“ Những câu hát than thân”là tiếng hát than thở về những cuộc đời ,cảnh ngộ khổ cực đắng cay
 HS đọc
? Bài ca dao số 2 là lời của ai
?Từ nào trong bài được lặp lại nhiều lần?Tác dụng của nó
? Tại sao lại sử dụng cụm từ “thương thay” lặp lại nhiều lần? 
? Những từ “thương thân” được lặp lại nhiều lần có phải đơn thuần chỉ là thương các con vật hay không
? Tìm nét đặc biệt khi so sánh hình ảnh người phụ nữ
? Cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào
? Tìm một số bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “thân em”
 Thân em như hạt mưa sa.
Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày.
 Kết luận.
Những bài ca than thân có số lượng lớn và những bài ca dao rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam.Ngoài ý than thân,đồng cảm với nỗi niềm đau khổ của người nông dân,người phụ nữcòn tố cáo xã hội phong kiến.
 HS đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung
 1. Đọc
 2. Chú thích SGK
II. Tìm hiểu văn bản
Bài 2.
- Lời người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ và cũng là của chính mình trong xã hội cũ. “Thương thay”là tiếng than biểu hiện sự thương cảm xót xa ở mức độ cao.
- Cụm từ “thương thay”được lặp lại 4 lần:
+ Tô đậm mối thương cảm xót xa cho cuộc đời đắng cay nhiều bề của người dân thường.
+ Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau,đồng thời làm cho tình ý của bài được phát triển.
- Những hình ảnh ẩn dụ vừa phù hợp lại gợi cảm để nói lên nhiều thân phận :
+ Con tằm : suốt đời bị bòn rút sức lực cho kẻ khác.
+ Con kiến : thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khổ.
+ Con hạc : cuộc đời phiêu bạc,lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
+ Con cuốc : thân phận thấp cổ bé họng,nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ.
àBiểu hiện nỗi khổ nhiều bề của nhiều thân phận trong xã hội cũ.
Bài 3.
- Hình ảnh so sánh trong bài 3:
+ Trái bần gợi sự liên tưởng thân phận nghèo khó.
+ Số phận chìm nổi lên đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Bài ca dao diễn tả xúc động,chân thực cuộc đời,thân phận nhỏ bé,đắng cay của người phụ nữ.Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh.Người phụ nữ không có quyền tự quyết cuộc đời,xã hội phong kiến muốn nhấn chìm họ.
* Ghi nhớ SGK
IV Củng cố - HD về nhà : 3 phút
 Bài ca dao số 2 là lời của ai?Từ nào trong bài được lặp lại nhiều lần?Tác dụng của nó?
 .Tìm nét đặc biệt khi so sánh hình ảnh người phụ nữ? GV khái quát bài
 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Những câu hát châm biếm”SGK trang 51.
V/ Rút kinh nghiệm
 Giảng
TIẾT 14: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM I/ Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS :
- Nắm được nội dung,ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tieu biểu(hình ảnh,ngôn ngữ) của những bài ca về chủ đề chăm biếm trong bài học.
- Thuộc những bài ca dao trong văn bản.
II/ Chuẩn bị
 GV: Hệ thống câu hỏi - SGK + SGV + giáo án 
 HS : Đọc soạn bài
III/ Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.
 2.1 Cuộc đời lận đận vất vả của cò được diễn tả như thế nào?
 2.2 Ngoài nội dung than thở bài ca còn nột dung nào khác không?
 2.3 Bài ca dao số 2 là lời của ai?Từ nào trong bài được lặp lại nhiều lần?Tác dụng của nó?
 2.4 Tìm nét đặc biệt khi so sánh hình ảnh người phụ nữ?
 3. Bài mới.
 * Giới thiệu bài ;1 phút	
Hoạt động của thầy và trò
ghi bảng
GV đọc, nêu yêu cầu đọc: Giọng hài hước vui, kéo dài ở một số từ ngữ
Gọi HS đọc văn bản 
HS tìm hiểu từ khó.
? Tại sao 4 bài ca dao được xếp chung một văn bản
“ Những câu hát chăm biếm” nhằm phơi bày những hiện tượng ngược đời,phê phán những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội.
GV gọi HS đọc bài ca dao số 1.
? Bài 1 giới thiệu chân dung “chú tôi” như thế nào
? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì
? Nói tới cô yếm đào để kết duyên với chú có tác dụng gì
- Thể hiện sự đối lập với chú tôi.
? Bài ca chế giễu hạng người nào trong xã hội
GV gọi HS đọc bài ca dao số 2.
? Bài ca dao là lời của ai?Nêu nhận xét về lời nói ấy
- Thầy nói rõ ràng,khẳng định như đinh đóng cột cho người đi xem hồi hộp chăm chú lắng nghe nhưng nói về sự hiển nhiên,do đó lời phán trở thành vô nghĩa ấu trĩ.
? Cách nói nước đôi có tác dụng gì
- Lật tẩy chân dung tài cán của thầy bói.
HS đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung
 1. Đọc
 2. Chú thích SGK
II. Tìm hiểu văn bản
Bài 1.
- “Chú tôi” rất nghiện rượu,nghiện chè và nghiện ngủ.
- Hai dòng đầu dùng để bắt vần và giới thiệu nhân vật.
- Bài ca dao dùng hình thức nói ngược để chế giễu hạng người nghiện ngập và lười biếng.
Bài 2.
- Lời của thầy bói nói với người đi xem bói
- Thầy chỉ nói dựa,nói nước đôi.
- Phê phán chăm biếm những kẻ hành nghề mê tín,dốt nát,lừa bịp,lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền.Đồng thời nó cũng chăm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết tin vào sự bói toán,phản khoa học.
* Ghi nhớ SGK trang 53.
IV Củng cố - HD về nhà : 3 phút
 1.Bài 1 giới thiệu chân dung “chú tôi” như thế nào?
 2. Bài ca dao là lời của ai?Nêu nhận xét về lời nói ấy?
 3 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Đại từ”SGK trang 54.
V/ Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................
 ************************************ 
 Giảng..........
 TIẾT 15: ĐẠI TỪ I/ Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS :
- Nắm được thế nào là đại từ.
- Nắm được các loại đại từ Tiếng Việt.
- Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
II/ Chuẩn bị
 GV: Hệ thống câu hỏi - SGK + SGV + giáo án 
 HS : Đọc trả lời câu hỏi
III/ Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.
 1.Bài 1 giới thiệu chân dung “chú tôi” như thế nào?
 2. Bài ca dao là lời của ai?Nêu nhận xét về lời nói ấy?
 3. Bài mới
 *Giới thiệu bài mới.1 phút
Hoạt động của thầy và trò
 ghi bảng
GV gọi HS đọc yêu cầu mục I SGK trang 54 tìm hiểu khái niệm đại từ.
? Từ nó ở đoạn văn đầu trỏ ai
? Nhờ đâu em biết được nghĩa của 2 từ nó trong đoạn văn a,b
? Từ Thế ở ví dụ c trỏ sự việc gì
? Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì
? Đại từ dùng để làm gì
- Đại từ dùng để trỏ người,sự vật,hoạt động ,tính chấtđược nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
? Đại từ đảm nhiệm vai trò NP gì trong câu
- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp nhu chủ ngữ, vị ngữ trong các câu hay phụ ngữ của danh từ,của động từ, của tính từ.
GV gọi HS đọc mục 1 phần I SGK trang 55 và trả lời câu hỏi?
? Các đại từ ai,gì hỏi về gì
? Đại từ bao nhiêu bấy nhiêu hỏi về gì
? Các từ sao thế ,nào hỏi về gì
HS đọc ghi nhớ
? Hãy sắp sếp các từ trỏ người,sự vật theo bảng bài tập SGK trang 56?
? Đặt câu với đại từ BT 3/57 
HS thảo luận nhóm
Đọc nêu yêu cầu BT 5
I. Thế nào là đại từ.
 1. Ví dụ SGK
 2. Nhận xét
 a. Nó : Trỏ em tôi( Thay cho em tôi ở câu trước )=> Chủ ngữ
 b. Nó : Trỏ con gà ( thay cho con gà của anh Bốn Linh) = > Là phụ ngữ
 c. Thế : Trỏ sự việc nghe = > ( mẹ bảo hai đứa chia đồ chơi )= > Là phụ ngữ của ĐT nghe
 d. Ai : Dùng để hỏi = > Làm chủ ngữ
* Ghi nhớ SGK
II. Các loại đại từ.
1.Đại từ để trỏ.
 Đại từ để trỏ dùng để:
- Trỏ người,sự vật(gọi là đại từ xưng hô)
- Trỏ số lượng.
- Trỏ hoạt động,tính chất,sự việc.
2. Đại từ để hỏi.
 Đại từ để hỏi dùng để:
- Hỏi về người vật.
- Hỏi về số lượng.
- Hỏi về hoạt động tính chất sự việc.
* Ghi nhớ SGK
II. Luyện tập.
Bài1/56 
a. Sắp sếp các đại từ theo ngôi
Ngôi số
Số ít
Số nhiều
1
Tôi,tao,tớ,ta
Chg tôi,chg tao,chg tớ
2
Mày,cậu,bạn
Chg mày,các câu
3
Hắn,nó, họ
Bọn hắn,bọn họ
b. Mình ở đầu câu ngôi thứ nhất
 Mình ở đầu câu sau ngôi thứ hai.
Bài2/57 HS về nhà làm.
Bài3/57 
 Đặt câu với các đại từ:ai,sao bao nhiêu để trỏ chung
- Na hát hay đến nỗi ai cũng phải khen.
- Mình biết làm sao bây giờ.
 - Có bao nhiêu bạn thì có bấy nhiêu tính khác nhau.
Bài4/57
Bài5/57
 Đại từ tiếng Anh, Pháp, Nga Trung Quốc ít hơn từ xưng hô trong tiếng việt và nói chung là có tính chất trung tính, không mang ý nghĩa biểu cảm .
IV Củng cố - HD về nhà : 3 phút
 4.2. Đại từ dùng để làm gì?
 4.2. Có mấy loại đại từ?
 4.3 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Luyện tập tạo lập văn bản”SGK trang 54.
V/ Rút kinh nghiệm
TIẾT 16: LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN	
I/ Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS :
_ Củng cố lại kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa các buớc của quá trình tạo lập văn bản.
_ Dưới sự hướng dẫn của giáo viên,có thể tạo lập một văn bản tương đối đơn giản,gần gũi với đời sống và việc tạo lập của các em.
II/ Chuẩn bị
GV: KT cơ bản - Bảng phụ - SGK + SGV + giáo án 
HS : Lập dàn ý theo đề bài
III/ Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.
 2.2. Đại từ dùng để làm gì?
 2.2. Có mấy loại đại từ?
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài mới.1 phút
Hoạt động của thầy và trò
 ghi bảng
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
Nhắc lại các bước của quá trình tạo lập văn bản?
HS tham gia phát biểu,viết đoạn xây dựng bài viết ở lớp theo hướng dẫn của GV 
GV bổ sung sửa lại dàn bài cho hoàn chỉnh
? Hãy cho biết tên và nhiệm vụ của bước 1
? Nội dung viết những gì
? Nêu đối tượng người viết thư
? Mục đích là gì
? Nêu yêu cầu bước 2
? Trong văn bản bức thư phần mở đầu có nhiệm vụ gì
? Nhiệm vụ phần giữa bức thư
? Phần cuối thư cần trình bày ý gì
? Cho biết nhiệm vụ của bước 3,4
I. Đề bài
Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
Yêu cầu
Kiểu văn bản : Viết thư
Tạo lập văn bản : 4 bước
Độ dài văn bản : 1000 chữ
II/ Tạo lập văn bản
* Bước 1 : Định hướng văn bản
a. Nội dung : Viết về một trong những vấn đề sau của đất nước
 - Truyền thống đất nước
 - Danh lam thắng cảnh
 - Phong tục tập quán
b. Đối tượng : Bạn cùng trang lứa ở nước ngoài
c. Mục đích : Để bạn hiểu về đất nước Việt Nam
* Bước 2 : Xây dựng bố cục
- Nhiệm vụ : Rành mạch, hợp lí , đúng định hướng.
1. Mở bài ( Phần đầu bức thư )
 - Thời gian viết thư
 - Người nhận thư
 - Lí do viết thư
2. Thân bài ( Phần giữa bức thư )
 Giới thiệu về đất nước mình
Truyền thống lịch sử : Quá trình dựng nước và giữ nước
Phong cảnh : Vịnh Hạ Long, Huế, Phong Nha
Con người Việt Nam: Cần cù , chịu khó, giàu lòng nhân ái
Phong tục tập quán
3. Kết bài ( Phần cuối )
 - Cảm nghĩ và niềm tự hào về đất nước
 - Lời hẹn mời và lời chúc sức khoẻ .
* Bước 3 : Diễn đạt các ý trong bố cục, viết thành câu, đoạn văn chính xác, trong sabgs có mạch lạc và lien kết chặt chẽ với nhau .
* Bước 4 : Kiểm tra
 Kiểm tra việc thực hiện bước 1,2,3 và sửa chữa sai sót, bổ sung ý th thiếu .
IV4 Củng cố - HD về nhà : 3 phút
 Nhắc lại các bước của quá trình tạo lập văn bản?
 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Sông núi nước Nam”SGK trang 63.
V/ Rút kinh nghiệm: 
KÍ DUYỆT TUẦN 4

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7 TUAN 4 MOI.doc