Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 7

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 7

 I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT (Hồ Xuân Hương)

Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.

 - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết thể loại của văn bản.

- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

 II. Chuẩn bị của GV và HS

 a. Chuẩn bị của GV :Nghiên cứu nội dung bài, soạn g/ án, tư liệu về tác giả, t.phẩm

 b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sgk

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 7
Kết quả cần đạt
Cảm nhận được nỗi sầu chia li, ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa và niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ cùng với giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ trích Chinh phụ ngâm khúc; vẻ đẹp, bản lĩnh son sắt, thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua sự trân trọng và cảm thương của Hồ Xuân Hương ở bài thơ Bánh trôi nước. Bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát.
Nắm được khái niệm quan hệ từ, các loại quan hệ từ. 
Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm.
Ngày soạn: 13.09.2011 
Bài 7. Tiết 25-26-27-28
Tiết 25 Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC 
 I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT (Hồ Xuân Hương)
Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.
 - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thể loại của văn bản.
- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
 II. Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV :Nghiên cứu nội dung bài, soạn g/ án, tư liệu về tác giả, t.phẩm
 b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sgk
III. Tiến trình bài dạy: 
 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: 
* Câuhỏi: Qua VB Bài ca Côn Sơn em có nhận xét gì về cảnh Thiên nhiên ở Côn 
 Sơn và tâm hồn t/g Nguyễn Trãi?
* Đáp: Cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt,trong thanh tĩnh, nên thơ, hấp dẫn.Nguyễn
 Trãi – một tàm hồn thanh cao, yêu đát nước quê hương tha thiết.
* Giới thiệu bài: Bánh trôi nước là một bài thơ tứ tuyệt thể hiện rất đầy đủ những nét phong cách nghệ thuật riêng biệt và độc đáo của nữ sĩ Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm. Để hiểu đươc điều đó, chúng ta vào tiết học hôm nay...
3.. Dạy nội dung bài mới:
HĐGV
HĐHS
NDCĐ
Dựa vào phần chú thích (t95), hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả và tác phẩm?
Hồ Xuân Hương (chưa rõ lai lịch), được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
là bài thơ nổi tiếng của HXH.
I.Đọc và tìm hiểu chung. 
1. Tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: Hồ Xuân Hương (chưa rõ lai lịch), được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
- Tác phẩm: là bài thơ nổi tiếng của HXH. 
- HD đọc- đọc mẫu
Nhận xét
Tìm hiểu chú thích giải nghĩa từ SGK t95
- Học sinh đọc.
2. Đọc:
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó?
- Thể thơ TNTT ( viết = chữ Nôm) k/cấu: khai, thừa, chuyển, hợp
Theo em bài thơ có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?
- 2 nghĩa: + Nói về bánh trôi nước.
 + Nói về hình ảnh người phụ nữ ...
Em hiểu như thế nào về bánh trôi nước? (SGK t95)
II. Phân tích.
1.Hình ảnh bánh trôi nước và vẻ đẹp của người phụ nữ
Với nghĩa thứ nhất, cái bánh trôi nước được tác giả miêu tả như thế nào?
Màu sắc: trắng.
- Hình dáng: tròn.
- Khi luộc: nổi, chìm.
- Khi nặn: rắn, nát.
- Nhân: màu son.
- Màu sắc: trắng.
- Hình dáng: tròn.
- Khi luộc: nổi, chìm.
- Khi nặn: rắn, nát.
- Nhân: màu son.
Em có nhận xét gì về hình ảnh bánh trôi được miêu tả ở đây?
Chiếc bánh thật xinh xắn, hấp dẫn, được miêu tả rất sát thực.
- Nghĩa đen: } Chiếc bánh thật xinh xắn, hấp dẫn, được miêu tả rất sát thực.
Vậy,HXH sáng tác bài thơ này có phải để mọi người biết về bánhtrôi nước không ? ẩn sau hình tượng ấy, nhà thơ muốn nói tới tới ai?
- Nói về người p/nữ VN
Hình ảnh người phụ nữ được miêu tả qua những chi tiết nào?Ở đây t/g sử dụng b/pháp NT gì?
NT: Ẩn dụ, Nhân hóa (em), Tính từ miêu tả (trắng – tròn)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
=> NT: Ẩn dụ, Nhân hóa (em), Tính từ miêu tả (trắng – tròn)
Từ thân em khiến ta liên tưởng tới hình ảnh nào trong ca dao?
- Hình ảnh người phụ nữ về người em, người chị, người mẹ, người vợ hay chính số phận của nàng Xuân Hương.
Lời thơ đó giúp ta liên tưởng tới một người phụ nữ có hình thức như thế nào?
- Xưa nay, người phụ nữ luôn được coi là phái đẹp, là tinh hoa của tạo hoá. Bởi vậy khi nhìn chiếc 
bánh trắng trong, tròn trịa, hấp dẫn kia, người ta dễ liên tưởng tới vẻ đẹp đang độ xuân thì, với vẻ xinh xắn, duyên dáng mà kín đáo, khiêm nhường của người con gái nơi làng quê.
=> Hình thức: xinh đẹp, duyên dáng, dịu dàng, trắng trong.
Với ý nghĩa hàm ngôn đó , người phụ nữ trong xã hội PK có được hưởng cuộc sống tốt đẹp không? Chúng ta vào P2
Đọc câu 2
2. Thân phận người phụ nữ trong XHPK. (12’)
- Bảy nổi ba chìm với nước non
Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ trong câu thơ trên? Tác dụng?
- HXH đã vận dụng một cáh tài tình thành ngữ Ba chìm bảy nổi đảo thành Bảy nổi ba chìm. Thành ngữ không kết thúc ở chữ nổi mà lại kết thúc ở chữ chìm khiến người đọc liên tưởng một cuộc đời thật bấp bênh đầy nỗi truân chuyên, bất hạnh.
=> NT: Vận dụng thành ngữ. phép đảo ngữ
*Cuộc đời chìm nổi, bấp bênh
Câu thơ giúp em hình dung ra cuộc sống của người phụ nữ trong XH PK như thế nào?
Cuộc đời chìm nổi, bấp bênh
đầy lận đận, vất vả, truân chuyên.
Như vậy hai chữ nước non ở đây có thể hiểu ntn?
* Tích hợp môi trường:
- Không chỉ là nước luộc bánh mà còn là hoàn cảnh xã hội, là môi trường cuộc sống đưa đẩy số phận của người phụ nữ lúc bấy giờ => XHPK đương thời
 Cho HS đọc hai câu thơ cuối.
HS đọc hai câu thơ cuối.
- Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Em hiểu Tay kẻ nặn là ai ?2 câu thơ cuối, t/g sử dụng p/pháp NT gì?
- Nghĩa đen: người làm bánh.
- Nghĩa bóng: chồng, cha, lễ giáo PK...
=> NT: Từ trái nghĩa,đại từ phiếm chỉ( Kẻ)
Nội dung câu thơ thứ 3 cho ta hiểu thêm điều gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội PK?
- Chiếc bánh ngon hay dở là phụ thuộc vào người làm bánh. Cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội PK cũng vậy. Họ không có quyền định đoạt cuộc đời mình mà hoàn toàn chịu sự định đoạt của người khác. Nhập gia tuỳ tục, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Sướng hay khổ, hạnh phúc hay bất hạnh là hoàn toàn phụ thuộc vào sự định đoạt của những người đàn ông trong gia đình, lệ thuộc vào lễ giáo PK.Thực tế trong cuộc sống họ đã bị tước đoạt hết tất cả mọi quyền lợi, không được làm chủ số phận của chính mình. Luật tam tòng, quan niệm trong nam khinh nữ và cả những thế lực đen tối trong XH luôn kìm nén, dồn đẩy họ tới cuộc sống đầy bế tắc, khổ đau.
* Số phận người phụ nữ hoàn toàn lệ thuộc vào sự định đoạt của kẻ khác.
Em hiểu tấm lòng son ở đây có nghĩa là gì?
- Nhân bánh màu son chính là biểu tượng cho phẩm chất trong trắng, son sắt, thuỷ chung, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, sống có tình có nghĩa của người vợ, người mẹ, người chị trong gia đình. Đây cũng là một nét đẹp truyền thống đáng quí ở người phụ nữ Việt Nam.
Lòng son: (1) -> Nhân bánh
(2) Tấm lòng son sắt,t/chung
Nhận xét cách SD từ trong hai câu thơ cuối?
.
- ở câu 3, từ mặc dầu thể hiện một chút gì đó ngậm ngùi, nín nhịn. Nhưng sang đến câu cuối, từ mà vẫn như thể hiện sự gắng gượng vươn lên để khẳng định mình
=> NT: SD cặp quan hệ từ.
Như vậy, ở 2 câu thơ cuối, tác giả muốn khẳng định phẩm chất nào của người phụ nữ trong XHPK?
Phẩm chất trong trắng, son sắt, thuỷ chung trong mọi hoàn cảnh.
* Phẩm chất trong trắng, son sắt, thuỷ chung trong mọi hoàn cảnh.
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật:
Bài thơ có những nét đặc sắc nào về mặt nghệ thuật?
- Lời thơ bình dị sử dụng hình ảnh ẩn dụ, cách nói thành ngữ tạo nên tính đa nghĩa của bài thơ.
- Lời thơ bình dị sử dụng hình ảnh ẩn dụ, cách nói thành ngữ tạo nên tính đa nghĩa của bài thơ.
Qua bài thơ, em nhận thấy thái độ nào của HXH đối với người phụ nữ trong XH PK?
- Kiêu hãnh tự hào khi ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ; cảm thông và bất bình trước số phận của họ.
2. Nội dung:
* (Ghi nhớ SGK t95)
Viết về vẻ đẹp của người phụ nữ VN dưới chế độ PK, trước HXH đã từng có Nguyễn Dữ Với Truyền kì mạn lục, Đặng Trần Côn với chinh phụ ngâm khúc, Nguyễn Du với Truyện Kiều...
Vậy, theo em nét độc đáo trong bài thơ Bánh trôi nước của HXH là gì?
Bài thơ đã làm ngời sáng một nhân cách cao đẹp, một bản lĩnh kiên cường, dám nhìn thẳng vào số phận và thách thức với hoàn cảnh sống. Đẹp mà đầy bất hạnh, dịu dàng mà đầy bản lĩnh. Đó là chân dung của người phụ nữ thời PK được HXH khắc hoạ trong bài thơ. 
* Ý nghĩa:
- Bài thơ nói lên vẻ đẹp, đức hạnh và cuộc đời đầy bất hạnh khổ đau của người P/n trong XHPK khi xưa;
- Lên án,tố cáo chế độ nam quyền trong XHPK.
 4. Củng cố, luyện tập: 
 * Củng cố: Bài hôm nay , chúng ta thấy được tài năng của một nữ thi sĩ mà tài năng đươc phong là “Bà chúa thơ nôm: -Hồ Xuân Hương . tiếng thơ của bà là tiếng nói ngợi ca và đấu tranh cho quyền lợi của ngời phụ nữ trong XHPK với lễ giáo hà khắc ,sự bát bình đằng về quyền của người phụ nữ trong XH xưa. Tiếng nói dũng cảm đó lại được thể hiện qua những áng thơ nôm độc đáo và kiệt xuất về phong cách NT độc đáo vô song của một nữ thi sĩ thời trung đại.
 * Luyện tập: * (Tích hợp môi trường)
	 Người phụ nữ trong XH ngày nay có gì khác với người p/nữ trong XHPK khi xưa?.
Không bị phân biệt đối xử; nam nữ bình quyền,bình đẳng. Họ được đứng lên
 làm chủ cuộc đờinhiểu người giữ những trọng trách, cương vị cao trong XH 
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ.
Học thuộc lòng 2 bài thơ.
Làm bài tập phần luyện tập (SGK t96)
Chuẩn bị: Đọc thêm: Sau phút chia li.
IV- RÚT KINH NGHIỆM
Bài 7. Tiết 26 - Hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản: SAU PHÚT CHIA LI 
 (Đoàn Thị Điểm dịch)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
 - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.
- Sơ giản về Chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm khúc.
- Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản.
- Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc.
- Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch Chinh phụ ngâm khúc.
II . Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án, tư liệu tham khảo
 b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sgk 
 III. Tiến trình bài dạy: 
	 1. Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ: 
* Câu hỏi: Nêu những nét đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Bài ca Côn Sơn.
* Đáp án: Bằng cách sử dụng một loạt các thủ pháp nghệ thuật (điệp từ, so sánh miêu tả sóng đôi...), qua hình ảnh nhân vật ta giữa cảnh thiên nhiên Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hoà trọn ven giữa con người và thiên nhiên; nhân cách thanh ...  phúc dang dở.
Đằng sau nỗi sầu li biệt ấy nỗi ẩn chứa nỗi lòng nào của ngừi chinh phụ?
*Nỗi oán hận chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.
Hãy khái quát những nét nghệ thuật và nội dung đặc sắc của đoạn trích H? 
III. Tổng kết 
NT: Thể thơ STLB, phép đối lập tương phản 
ND:
 (Ghi nhớ SGK t93)
* Ý nghĩa: - Nỗi khổ đau của người p/nữ trong chiến tranh
- Tố cáo chiến tranhphi nghĩa
4. Củng cố,luyện tập: 
	* Củng cố
 - Nắm được đặc điểm của thể thơ sông thất lục bát.
 - Hiểu được những nét đặc sắc về NT và nội dung của đoạn trích
 * Luyện tập: Đọc diễn cảm đoạn trích
5 . Hướng dẫn học bài ở nhà 
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Làm bài tập phần luyện tập (SGK t93)
- Chuẩn bị: Qua đèo Ngang
IV- RÚT KINH NGHIỆM
 Bài 7. Tiết 27.
Tiếng Việt: QUAN HỆ TỪ 
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm quan hệ từ.
- Nhận biết quan hệ từ.
- Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ.
Lưu ý: học sinh đã học về quan hệ từ ở Tiểu học.
- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm quan hệ từ.
- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết quan hệ từ trong câu.
- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
II . Chuẩn bị của GV và HS:
 a.Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án. Bảng phụ
 b. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề vào bài mới
 * Câu hỏi: Dùng từ Hán Việt có tác dụng gì?
 * Đáp án: 
 Trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt để: 
 - Tạo sắ thái tôn trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
 - Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
 - Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí XH xưa.
*Giới thiệu bài (1’): ở bậc Tiểu học, các em đã được tìm hiểu về quan hệ từ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu kĩ hơn về quan hệ từ và cách sử dụng từ loại này. 
 3. Dạy nội dung bài mới:
HĐGV
HĐHS
NDCĐ
- HS đọc VD1
I. Thế nào là quan hệ từ 
Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong các câu trên?
Của
1. Ví dụ.VD1 (SGK t81)
Trong VD a, từ “của” dùng để liên kết những từ nào với nhau? Ý nghĩa của từ của là gì?
- Của: Nối phần phụ với từ trung tâm -> Quan hệ sở hữu.
a, Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. (Khánh Hoài)
Quan hệ từ và, như trong VDb dùng để liên kết những từ nào trong câu? Chúng biểu thị ý nghĩa gì?
- Là, như: nối giữa phần phụ với từ trung tâm -> quan hệ so sánh
- của: Nối phần phụ với từ trung tâm -> Quan hệ sở hữu.
VDc có mấy vế câu? Quan hệ từ và có tác dụng gì trong VD đó? 
b, Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
- là, như: nối giữa phần phụ với từ trung tâm -> quan hệ so sánh.
Từ bởi, nên góp phần thể hiện quan hệ nào giữa các vế câu trong VDc?
Nối hai vế trong câu ghép 
->Quan hệ bình đẳng.
c, Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
- và: Nối hai vế trong câu ghép 
->Quan hệ bình đẳng.
Qua các VD trên, em thấy quan hệ từ là những từ được dùng để làm gì?
- bởi, nên -> quan hệ nhân quả.
HS đọc VD1
2.Bài học:
* Ghi nhớ: (SGK t97)
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ? Trường hợp nào không?
Hãy giải thích vì sao lại có hiện tượng đó xảy ra?
- Các trường hợp a, c, e, i ->Dùng hay không dùng quan hệ từ không ảnh hưởng đến nội dung, ý nghĩa của câu.
 - Các trường hợp b, d, g, h -> Nếu không dùng sẽ làm cho câu văn bị đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
 Không bắt buộc phải dùng.
 Bắt buộc phải dùng.
II. Sử dụng quan hệ từ. 
1.Ví dụ:VD1
Hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được?
Qua các VD trên, em thấy ta cần lưu ý những điều gì khi sử dụng quan hệ từ?
H làm, GV sửa lại
Các trường hợp
không
Bbuộc
a, Khuôn mặt của cô gái
+
b, Lòng tin của nhân dân
+
c, Cái tủ bằng gỗ mà anh mới mua
+
d, Nó đến trường bằng xe đạp
+
e, Giỏi về Toán
+
g, Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
+
h, Làm việc ở nhà
+
i, Quyển sách đặt ở trên bàn
+
- cho HS đọc đoạn từ đầu đến cho kịp giờ ( VB: Cổng trường mở ra)
Tìm quan hệ từ trong đoạn văn trên?
HS đọc đoạn từ đầu đến cho kịp giờ ( VB: Cổng trường mở ra)
- Nếu.... thì...
 - Vì .... nên....
 - Tuy.... nhưng...
 - Hễ .... thì....
 - Sở dĩ.... là vì.....
VD2 - Nếu.... thì...
 - Vì .... nên....
 - Tuy.... nhưng...
 - Hễ .... thì....
 - Sở dĩ.... là vì.....
a, Nếu cậu ấy đến thì bạn bảo tôi đi rồi.
b, Vì trời mưa nên tôi không đi chơi.
c, Tuy nhà nghèo nhưng Hoa luôn cố gắng học tập.
d, Hễ bạn đi đâu thì tôi đi theo đấy.
e, Sở dĩ An học giỏi là vì An rất chăm
2. Bài học:
* Ghi nhớ: (SGK t98)
Điền quan hệ từ vào chỗ trống trong đoạn văn?
II. Luyện tập: (15’)
Bài 1
VD:
Của, là, với, như, và, mà, nhưng... 
- GV: Nêu yêu cầu bài tập.
- Cho 1 HS làm trên bảng theo hình thức trắc nghiệm.
- gv Nhận xét. 
HS làm trên bảng theo hình thức trắc nghiệm.
Bài 2
- Lần lượt điền như sau:
C1: với; C2: và; C4: với; C7: bằng; C8: nếu...thì; C9: và.
- GV hướng dẫn HS viết đoạn văn ngắn có chứa quan hệ từ.
Bài3
- Câu đúng: b, d, g, i, k, l.
- Câu sai: a, c, e, h.
Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng ?
Bài 4 
-VD: Năm học vừa qua, do có nhiều thành tích trong học tập nên em được nhà trường cho đi nghỉ mát ở Cửa Lò. Bãi biển Cửa Lò là nơi nghỉ mát rất lí tưởng. Em và các bạn được thoả thích vui đùa cùng sóng biển. Chúng em còn được thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sản của biển. Chuyến đi nghỉ này thật là bổ ích với chúng em. 
Bài 5
- Hai câu có sắc thái biểu cảm khác nhau:
+ Nó gầy nhưng khoẻ -> tỏ ý khen.
+ Nó khoẻ nhưng gầy -> tỏ ý chê. 
4. Củng cố, luyện tập: 
 * Củng cố:Bài hôm nay,chúng ta cần nắm được:
 - Thế nào là QHT;
 - QHT được dùng để làm gì khi tạo lập văn bản hợc tạo câu, liên kết ý.
 * Luyện tập: Tập đặt 5 câu văn có sử dụng QHT
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
Nắm chắc nội dung bài học.
Làm các bài tập còn lại.
Chuẩn bị bài: Chữa lỗi về quan hệ từ.
IV- RÚT KINH NGHIỆM
	 Bài 7. Tiết 28.
 Tập làm văn: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài.
- Có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.
- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại biểu cảm.
- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 a.Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu nội dung, tham khảo SGV, soạn giáo án.
 b.Chuẩn bị của HS:Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn trong SGK t99.
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: 
* Câu hỏi: Đề văn biểu cảm có đặc điểm gì? Nêu các bước làm một bài văn 
 b.cảm? 
* Đáp án: Đề văn b/cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng b/cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.
- Làm bài văn b/cảm cần qua các bước: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý ,viết bài và sửa bài 
*Giới thiệu bài : Để luyện tập cách làm bài văn biểu cảm ,chúng ta vào bài hôm nay
 3. Dạy nội dung bài mới:
HĐGV
HĐHS
NDCĐ
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
I. Chuẩn bị: 
II. Thực hành 
 Cho HS chép đề 
HS chép đề
Đề bài: Loài hoa em yêu.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý: 
Xác định thể loại và yêu cầu của đề bài?
- Thể loại: Văn biểu cảm.
- Đối tượng biểu cảm: một loài cây.
- Tình cảm cần thể hiện: Yêu thích.
* Tìm hiểu đề: 
- Thể loại: Văn biểu cảm.
- Đối tượng biểu cảm: một loài cây.
- Tình cảm cần thể hiện: Yêu thích.
* Tìm ý:
Em yêu cây gì? Vì sao em yêu thích cây đó hơn các loại cây khác?
 H Có thể chọn:
Có thể chọn:
- Em yêu cây bàng vì cây bàng gắn với những kỉ niệm về bạn bè...
- Em yêu cây đa vì cây đa gắn với kỉ niệm về quê hương...
- Em yêu cây ngọc lan vì nó gắn với kỉ niệm về bà nội và gia đình...
2. Lập dàn ý: 
Phần mở bài cần nêu được những nội dung gì?
Giới thiệu vị trí, hình dáng, hoa lá... của cây ngọc lan.
- Lí do yêu thích cây ngọc lan (Gắn bó với kỉ niệm về bà và gia đình, bè bạn...)
a, Mở bài:
- Giới thiệu vị trí, hình dáng, hoa lá... của cây ngọc lan.
- Lí do yêu thích cây ngọc lan (Gắn bó với kỉ niệm về bà và gia đình, bè bạn...)
b, Thân bài: 
Phần thân bài phải nêu được những ý chính nào?
H trình bày 
Cây Ngọc lan có từ khi nào?
- Cây ngọc lan do bà nội trồng từ khi gia đình mới chuyển về đây.
Cây ngọc lan gắn bó với cả gia đình như thế nào?
- Đã 2 lần nhà được xây lại, cây ngọc lan vẫn lên xanh tốt, vươn cành, toả bóng mát, trổhoa, dâng hương... Bà thường hái hoa ngọc lan để thắp hương mỗi khi đến ngày lễ tết...
Có những kỉ niệm nào với bạn bè gắn bó với cây ngọc lan?
- Bạn bè đến chơi, cả bọn kéo nhau ra gốc cây ngọc lan để chơi những trò: 
+ Bán hàng.
+ Chế biến món ăn.
+ Dùng lá lan uốn hình những con vật...
+ Hái hoa lan ép vào vở cho thơm...
Có những kỉ niệm nào thuở nhỏ, khi cắp sách đến trường gắn với ngọc lan?
- Cửa sổ phòng học quay ra phía cây ngọc lan. Bóng lan, hương lan làm dịu cơn nóng bức, oi ả, ngột ngạt của mùa ôn thi... 
Có kỉ niệm buồn nào không?
- Con đường trước nhà được mở rộng, cây lan bị đốn mất nửa số cành chĩa ra đường để tránh che lấp tầm nhìn... -> thương cây lan ứa nhựa, chảy máu.
Phần kết bài cần nêu được nội dung gì?
Khẳng định tình cảm mãi mãi gắn bó với cây ngọc lan.
c, Kết bài:
- Khẳng định tình cảm mãi mãi gắn bó với cây ngọc lan.
3. Viết thành văn: 
GV hướng dẫn HS viết phần MB và KB tại lớp.
HS viết phần MB và KB tại lớp.
VD: 
MB: Trước cửa nhà em có một cây ngọc lan, mùa nào cũng ra hoa thơm ngào ngạt. Cây ngọc lan cành lá xum xuê toả bóng mát cả khoảng sân nhà em. Cây ngọc lan lâu nay đã là người bạn thân thiết, gắn bó với gia đình và tuổi thơ của em.
KB: Sáng nay, lúc quét sân, em thấy những bông ngọc lan lấp ló trên cành. Em hít một hơi dài, cảm nhận hương hoa thấm sâu trong lồng ngực. 
- GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi các phần đã viết.
4. Kiểm tra, sửa lỗi. 
4. Củng cố,luyện tập: 
 * Củng cố: Qua bài thực hành hôm nay, chúng ta một lần nữa được quy trình các bươc khi viết bài văn biểu cảm.Y/C các em vận dụng nghiêm túc các bước khi làm bài
 * Luyện tập: ? Nêu quy trình các bước khi viết bài văn biểu cảm
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
- Nắm chắc các bước làm văn biểu cảm.
- Viết tiếp phần thân bài để có một bài văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài: Viết bài Tập làm văn số 2.( làm ở lớp)
IV- RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 tuan 7 giam tai chi tiet.doc