Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức:

-Hệ thống lại kiến thức đã học về tiếng Việt ở HKI.

2.Kỹ năng:

-Biết vận dụng, sử dụng những kiến thức đã học vào các trường hợp cụ thể.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 3. Giới thiệu bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuân: 18
Tiết:	69	ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
-Hệ thống lại kiến thức đã học về tiếng Việt ở HKI.
2.Kỹ năng:
-Biết vận dụng, sử dụng những kiến thức đã học vào các trường hợp cụ thể.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Giới thiệu bài mới.
1. Vẽ lại sơ đồ, cho ví dụ 
Từ phức
Từ láy
Từ ghép
Toàn bộ
Bộ phận
Láy vần
Phụ âm đầu
Đẳng lập
Chính phụ
Xinh xinh
Róc rách
Quần áo
Thiêng liêng
Nhà máy
Đại từ
Đại từ để hỏi
Đại từ để trỏ
Hỏi về họat động, tính chất
Hỏi về số lượng
Hỏi về người, sự vật
Trỏ tính chất, sự vật
Trỏ số lượng
Trỏ người, sự vật
- Đại từ để trỏ:trỏ người, sự vật; trỏ số lượng;trỏ vị trí không gian, thời gian;trỏ hoạt động tính chất.
(vd: tôi, ta; bấy,bấy nhiêu;đây, đó, kia; vậy, thế).
- Đại từ để hỏi: hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng; hỏi về không gian, thời gian; hỏi về hoạt động tính chất. (vd: ai, gì;bao nhiêu, mấy; đâu, bao giờ; sao, thế nào).
Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng?
2. Bảng so sánh.
 Từ loại
Ý nghĩa chức năng
Danh từ
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
Ý nghĩa
Chỉ người vật, hiện tượng, khái niệm
Chỉ hoạt động
Chỉ trạng thái, tính chất
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng
Làm thành phần cụm từ, chủ ngữ
Làm thành phần cụm từ, vị ngữ
Làm thành phần cụm từ, vị ngữ
Liên kết các thành phần của cụm từ,câu
3.Giải thích nghĩa của yếu tố Hán Việt đã học:
_ Bạch ( bạch cầu ) : trắng, sáng
_ Bán ( bức tượng bán thân ) : một nữa
_ Cô ( cô độc) : lẻ loi.
_ Cư ( cư trú ) : chở ở.
_ Cửu ( cửu chương ) : chín
_ Dạ ( dạ hương, dạ hội ) đêm
_ Đại ( đại lộ. đại thắng ) : to lớn
_ Điền ( địền chủ,công điền ): ruộng.
_ Hà ( sơn hà ) :sông
_ hậu ( hậu vệ ): sau
_ Hồi ( hồi hương, thu hồi ): trở về
_ Hữu ( hữu ích ): có
_ Lực ( nhân lực ): sức mạnh
_ Mộc ( thảo mộc, mộc nhĩ ) thân cây gỗ
_ Nguyệt ( nguyệt thực ): trăng
_ Nhật ( nhật kí ) : ngùy
_ Quốc ( quốc ca ): nước
_ Tam ( tam giác ): ba
_ Tâm ( yên tâm ): lòng
_ Thảo ( thảo nguyên ): cỏ
_ Thiên ( thiên niên kỉ ): nghìn
_ Thiết ( thiết giáp ): sắt, thép
_ Thiếu ( thiếu niên, thiếu thời ): trẻ
_ Thôn ( thôn xã, thôn nữ ): làng
_ Thư ( thư viện ): sách
_ Tiền ( tiền đạo ): trước
_ Tiểu ( tiểu đội) : nhỏ, bé
_ Tiếu ( tiếu Lâm ): cười
_ Vấn ( Vấn đáp ): hỏi
4. Từ đồng nghĩa :
_ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
_ Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác
_Từ đồng nghĩa có hai loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn ( không phân biệt về sắc thái ý nghĩa ).
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( có sắc thái ý nghĩa khác nhau ).
5 Từ trái nghĩa
_ Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau
 *Tìm từ trái nghĩa và từ đồng nghĩa với các từ sau : bé, thắng, chăm chỉ
 Đồng nghĩa Trái nghĩa 
 Nhỏ ß Bé à to , lớn
 Được ( được cuộc) ß Thắng à thua
 Siêng năng ß Chăm chỉ à lười biếng 
6. Từ đồng âm.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì nhau.
7. Thành ngữ.
_ Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
_ Thành ngữ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.
_ Thành ngữ thuần việt đồng nghĩa:
+ Bách chiến bách thắng : trăm trận trăm thắng.
+ Bán tín bán nghi : nửa nghi nửa ngờ.
+ Kim chi ngọc diệp : cành vàng lá ngọc.
+ Khẩu phật tâm xà : miệng nam mô bụng bồ hòn dao gâm.
** Thay từ im đậm bằng thành ngữ:
+ Đồng ruộng mênh mông và vắng lặng thay bằng đồng không mông quạnh.
+ Phải cố gắng đến cùng thay bằng còn nước còn tác.
+ Làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái thay bằng con dại cái mang.
+ Giàu có nhiều tiền bạc tron g nhà không thiều thứ gì thay bằng giàu nứt đố đổ vách
8. Điệp ngữ 
_ Điệp ngữ là cách lặp lại từ ngữ nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
_ Điệp ngữ có niều dạng :
+ Điệp ngữ nối tiếp. 
+ Điệp ngữ cách quãng.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng ).
9. Chơi chữ 
_ Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm thanh về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.làm câu văn hấp dẫn thú vị.
_ Ví dụ về các lối chơi chữ:
 + Dùng từ ngữ đồng âm 
Bà già đi chợ cầu Đông
Xem một vẻ bói lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói xem vẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn
+ Dùng lối nói trại âm ( gần âm )
Sánh với Na Va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
+ Dùng cách điệp âm 
Mênh mông muôn mẫu một màu mây.
Mỏi mắt miêm man mãi mịt mờ.
+ Dùng lối nói láy 
 Con mèo cái nằm tên mái kèo
+ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
 mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
4. Củng cố.
	Nhắc lại các khái niệm ôn tập về tiếng việt trong tiết học.
	5. Dặn dò:
	Xem trước bài : Chương trình địa phương (phần tiếng Việt).
Tiết 70	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
-Giúp HS khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
2.Kỹ năng;
-Phát hiện và sửa lỗi chính ta3do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả.
Yêu cầu HS viết đúng các phụ âm đầu.
HS viết đúng phụ âm cuối, các thanh
Điền một chữ cái, một dấu thanh 
Tìm từ theo yêu cầu?
I. Nội dung luyện tập
1. Đối với các tỉnh miền Bắc
Viết đúng phụ âm đầu:
Tr / ch , s / x , r / d / gi , l / n
2. Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam.
a. Viết đúng các tiếng có phụ âm cuối : c / t , n / ng.
b. Viết đúng các tiếng có dấu thanh dễ mắc lỗi : ( dấu hỏi / dấu ngã.
c. Viết đúng các tiếng có nguyên âm : i / iê , o / ô
d. Viết đúng các tiếng có các phụ âm đầu : v / d 
II. Một số hình thức luyện tập 
1. Viết những đoạn ,bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi.
GV đọc cho HS viết một đoạn văn, đoạn thơ.
2. Làm các bài tập chính tả
a. Điền vào chổ trống.
_ Điền s hoặc x 
Xử lí, sử dụng, giả xử, xét xử, 
_ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã .
Tiểu sử , tiểu trừ , tiểu thuyết , tuần tiễu.
_ Điền một tiếng, một từ chứa âm vần
+ Chọn tiếng thích hợp
 Chung sức , trung thành , thủy chung , trung đại.
+ Điềm mãnh / mảng
 Mỏng mãnh , dũng mảnh , mãnh liệt , mảnh trăng
b .Tìm từ theo yêu cầu.
_ Tìm tên các họat động , trạng thái , đặc đểm , tính chất.
 + Tìm tên các loài vật , cá bắt đầu bằng: tr / ch
Ch : cá chép , cá chẽm , cá chích ., cá chim
Tr : cá trắm ,cá trắng , cá trĩ , cá lưỡi trâu.
_ Tìm tên các họat động , trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi , thanh ngã.
 + Nghỉ ngơi , vui vẻ
+ Buồn bã
_ Tìm từ hoặc cụm từ dưa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm cho sẵn 
+ Tìm những trường hợp bằng r / d /gi
Không thật : rì rào
Tàn ác vô nhân đạo : dã man
Cử chỉ ánh mắt làm dấu hiệu : 
_ Đặt câu để phân biệt chứa những tiếng dễ lẫn
4. Củng cố. 
Nhắc lại các kiến thức được thực hiện trong tiết học về phần địa phương ( Tiếng Việt ).
	5. Dặn dò.
Ôn tập chuẩn bị kiểm tra HKI.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc