Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 9

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 9

A, Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh :

1, Kiến thức: -Nắm được các lỗi thường gặp về quan hệ từ.

- Biết sửa chữa các lỗi đó

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ đúng với hoàn cảnh giao tiếp.

3, Thái độ: Học sinh tích cực làm bài tập.

B, Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ.

-Học sinh : Đọc, nghiên cứu các bài tập trong SGK.

 

doc 18 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9
1, Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên mà Lý Bạch miêu tả qua bài thơ “ Xa ngắm thác núi Lư”. Bước đầu nhận biết mối quan hệ gắn bó giữa tình và cảnh trong bài thơ.
- Cảm nhận được những điều nghe thấy, nhìn thấy của một khách xa quê thao thức không ngủ được trong đêm đỗ thuyên f ở bến Phong Kiều trong bài “ Phong Kiều dạ bạc”.
- Củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng nghĩa. Biết cách sử dụng từ đồng nghĩa.
- Nắm được các cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm.
2, Kĩ năng : Học sinh có kĩ năng tìm hiểu thơ Đường. Có kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa trong khi nói và tạo lập văn bản. Có kĩ năng lập ý cho bài văn biểu cảm.
3, Thái độ: Học sinh được bồi dưỡng tình cảm:Yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Ngày soạn : 10 / 10 / 2009 
Ngày dạy : 7A: 13 / 10 / 2009
	 7B:	12 / 10 / 2009
 Tiết 33 
Chữa lỗi về quan hệ từ
A, Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh :
1, Kiến thức: -Nắm được các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
- Biết sửa chữa các lỗi đó
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ đúng với hoàn cảnh giao tiếp.
3, Thái độ: Học sinh tích cực làm bài tập.
B, Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ.
-Học sinh : Đọc, nghiên cứu các bài tập trong SGK.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là quan hệ từ? Nêu cách sử dụng quan hệ từ? Đặt câu có sử dụng một trong các quan hệ từ vừa nêu.
- Chữa bài tập 4 (98).
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 - Giáo viên treo bảng phụ có ghi nội dung ví dụ. Học sinh đọc ví dụ.
H: Hai câu em vừa đọc có ý nghĩa trọn vẹn chưa? Vì sao các câu này lại chưa trọn vẹn nghĩa?
- Thiếu quan hệ từ.
H: Hãy điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ thiếu trong hai câu văn?
- Câu 1 điền quan hệ từ  mà hoặc để.
- Câu 2 điền quan hệ từ “với” hoặc “đối với”.
H; Qua hai ví dụ vừa tìm hiểu em thấy hai câu văn trên mắc lỗi gì?
- Thiếu quan hệ từ.
- Học sinh làm bài tập 1 trên bảng phụ.
- Học sinh đọc ví dụ 2 SGK (106)
H: Ví dụ 1 là câu đơn hay câu ghép?
- Câu ghép.
H: Vế thứ nhất và vế thứ hai có quan hệ với nhau như thế nào?
- Câu 1: Đối lập.
- Câu 2: Hệ quả.
H: sử dụng quan hệ từ “ và, để” ở hai câu này có thích hợp không? Có thể thay bằng quan hệ từ nào?
- Câu 1: Thay bằng quan hệ từ “ nhưng” để diễn đạt ý tương phản.
- Câu 2: Thay bằng quan hệ từ “vì” để diễn đạt nguyên nhân.
H: Qua hai ví dụ trên em thấy việc dùng quan hệ từ trong hai câu này mắc lỗi gì?
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
*Hs làm bài tập 2(107):Thay quan hệ từ đã cho bằng quan hệ từ thích hợp:
- Câu 1: Thay “ với” bằng “ như”
- Câu 2: Thay “tuy” bằng “dù”
Hs đọc ví dụ thuộc mục 3( 106)
H: Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ cho hai câu trên? Hai câu đó thiếu thành phần gì? (Chủ ngữ)
H: Em hãy thêm chủ ngữ thích hợp cho câu nhưng vẫn giữ nguyên nội dung của câu?
- Bỏ từ “ qua” và “về”
H: Nguyên nhân nào khiến cho câu thiếu chủ ngữ?
- Dùng thừa quan hệ từ.
Hs đọc ví dụ mục 4(107).
H: Những câu in đậm trong ví dụ trên mắc lỗi gì? vì sao?
- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
H: Em hãy chữa lại cho đúng?
- Không nhữngmà còn.
- Thích..Nhưng không thích tâm sự với chị.
H: Qua ví dụ trên em thấy việc dùng quan hệ từ còn mắc lỗi gì ngoài những lỗi trên? 
- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
H: Vậy khi sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào?
- Hs đọc ghi nhớ(107).
- Hs đọc bài tập 3(108)
H: Các câu văn ở bài tập 3 mắc lỗi gì?
- Thừa quan hệ từ.
H: Em hãy nêu hướng khắc phụ lỗi đó để câu văn rõ ràng trong sáng hơn?
Hs đọc bài tập 4(108)
Gv tổ cho cho hs làm bài tập theo hai nhóm:
- Nhóm 1: 4 ý đầu.
- Nhóm 2: 4 ý cuối.
Đại diện từng nhóm trả lời, gv nhận xét, đánh giá.
I, Các lỗi thường gặp về quan hệ từ:
1, Thiếu quan hệ từ:
2, Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa 
3, Dùng thừa quan hệ từ.
4, Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
*Ghi nhớ: SGK(107). 
III, Luyện tập:
1, Bài tập 3: Cách sửa câu văn cho dễ hiểu:
- Bỏ quan hệ từ.
2, Bài tập 4:
A, Đúng.e, Sai
B, Sai.g,Sai
C,Đ
D: Đ.S
 
4, Củng cố:
- Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì? 
5, Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập 5(108)
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
*********************
Ngày soạn : 10 / 10 / 2009 
Ngày dạy : 7A: 14 / 10 / 2009
	 7B:	14 / 10 / 2009
 Tiết 34 Hướng dẫn đọc thêm:
Xa ngăm thác núi lư (Lý Bạch)
Phong kiều dạ bạc (Trương Kế)
A, Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh :
- Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên mà Lý Bạch miêu tả qua bài thơ “ Xa ngắm thác núi Lư”. Bước đầu nhận biết mối quan hệ gắn bó giữa tình và cảnh trong bài thơ.
- Cảm nhận được những điều nghe thấy, nhìn thấy của một khách xa quê thao thức không ngủ được trong đêm đỗ thuyên f ở bến Phong Kiều trong bài “ Phong Kiều dạ bạc”.
- Kĩ năng : Học sinh có kĩ năng tìm hiểu thơ Đường.
 - Thái độ: Học sinh được bồi dưỡng tình cảm:Yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
B, Chuẩn bị:
- Giáo viên : Tư liệu nói về nhà thơ Lý Bạch.
- Học sinh : Soạn bài .
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Khuyến. Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”.
- Chỉ ra nghệ thuật độc đáo của bài thơ “ bạn đến chơi nhà”. Phân tích giá trị nghệ thuật của những biện pháp đó trong việc biểu hiện nội dung bài thơ?
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 - Học sinh đọc chú thích *(111-SGK)
H: Nêu những nét khái quát về nhà thơ Lý Bạch?
- Học sinh trả lời -> giáo viên bổ sung (Sách đọc hiểu ngữ văn 7 - tr 90)
H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Nhịp thơ 4/3 nên cần đọc chậm, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ để cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ, hình ảnh và tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ.
- Gọi 2-3 học sinh đọc bài -> giáo viên nhận xét.
H” Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?Em hãy nêu nội dung khái quát của bài thơ?
- Miêu tả vẻ đẹp của thác núi Lư qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tính cách mạnh mẽ phóng khoáng của nhà thơ.
H: Đối tượng miêu tả của bài thơ này là gì?
H: Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác nước núi Lư được miêu tả ở câu thơ nào?
- Nắng rọi hương Lô sinh tử yên.
H: Câu thơ đó miêu tả điều gì? vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư Sơn là Hương Lô?
- Núi cao, quanh năm có mây mù che phủ, trông xa như chiếc lò hương nên gọi là Hương Lô.
Giáo viên dẫn giảng: Trong thơ Lý Bạch, Hương Lô được khám phá ở sự tác động qua lại của các hiện tượng vũ trụ.
H: Điều đó được thể hiện qua từ ngữ cụ thể nào?
- Chiếu; sinh.
H: Hai từ trên thuộc từ loại nào? ( Động từ).
H: Những động từ ấy gợi tả một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào?
- Núi Hương Lô được mặt trời chiếu sáng làm nảy sinh màu khói đỏ tía. Đó là một cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại.
H: Trên nền cảnh núi rực rỡ đó thác nước được miêu tả như thế nào?
- Học sinh đọc 3 câu thơ tiếp.
H: Hình ảnh thác nước được miêu tả qua những trạng thái nào? Căn cứ vào những từ ngữ nào em khẳng định như vậy?
- Được miêu tả qua hai trạng thái :
+ Trạng thái tĩnh: Căn cứ vào những từ như: Quải(treo); tiền xuyên(dòng sông phía trước)- Đứng từ xa dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt, như con sông Ngân Hà từ trên trời rơi xuống . Bởi chữ “ lạc” ( nghĩa là: rơi xuống); “ nghi thị” là : ngỡ.
+ Trạng thái động: Căn cứ vào từ “ Phi lưu”(nước chảy, bay- đổ xuống ba nghìn thước) gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước ,ta như nghe thấy tiếng nước đổ từ độ cao 3 nghìn thước xuống đang ầm ầm sôi réo, vang xa.
H: Vậy em có nhận xét gì về cảnh thác núi Lư?
- Kì vĩ, phi thường rất đỗi hùng vĩ.
H: Theo em để tạo được cảnh trí thiên nhiên sinh động như thế, tác giả cần có năng lực miêu tả nào?
- Tài quan sát và trí tưởng tượng phong phú.
- Học sinh đọc lại bài thơ.
H: Tìm trong văn bản các ngôn từ chỉ sự có mặt của nhà thơ nơi thác núi Lư?
Vọng (ngắm); Dao khan (xa nhìn, xa trông); nghi (ngờ, tưởng).
H: Các từ trên thuộc từ loại nào? (động từ)
H: Các động từ ấy biểu thị hoạt động gì của tác giả?
- Hoạt động say mê khám phá , thưởng ngoạn cảnh đẹp tráng lệ của thiên nhiên.
H: Hoạt động ấy biểu thị tình cảm của tác giả với thiên nhiên như thế nào?
- Đắm say mãnh liệt.
H: Từ đó em hiểu biết gì về vể đẹp tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lý Bạch?
- Tâm hồn nhạy cảm, thiết tha với những vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ phi thường của thiên nhiên. Tính cách mãnh liệt, hào phóng.
- Học sinh đọc ghi nhớ (SGK-112).
- Học sinh theo dõi SGK 9112,113). Gọi 1 học sinh đọc bài “ Phong kiều dạ bạc”( phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
H: Nguyên văn bài thơ làm theo thể thơ gì?
- Thất ngôn bát cú.
H” Bản dịch của tác giả K.D dịch sang thể thơ gì? có những từ nào dịch chưa sát nghĩa với nguyên bản của bài thơ?
Dịch sang thể thơ lục bát .
Hai câu cuối dịch chưa sát nghĩa so với văn bản gốc. Vì nguyên văn chữ Hán:
Cô Tô thành ngoại Hàn sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
(nghĩa là:Chùa Hàn Sơn ở ngoại thành Cô Tô
Nửa đêm tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách). Tiếng chuông chùa là chủ thể xuất hiện trước nhưng bản dịch của K.D đã biến tiếng chuống chùa thành khách thể.
Học sinh đọc lại bài thơ.
H: Bài thơ thể hiện điều gì?
- Bài thơ thể hiện một cách sinh động cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thấy của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
A, Văn bản: Xa ngắm thác núi Lư ( Vọng Lư sơn bộc bố) - Lý Bạch.
I, Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1, Tác giả: (701-762)
- Là nhà thơ lớn của Trung Quốc đời Đường, được mệnh danh là “tiên thơ”.
2, Tác phẩm:
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả để biểu cảm.
II, Phân tích:
1, Cảnh thác núi Lư:
*Dãy núi Lư Sơn:
- Hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại.
*Thác nước núi Lư:
Kì vĩ, phi thường rất đỗi hùng vĩ.
2, Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư:
Say mê khám phá , thưởng ngoạn với một tình cảm đắm say mãnh liệt.
*Ghi nhớ : SGK(112)
B, Văn bản : “ Phong Kiều dạ bạc” (Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều) - Trương Kế.
- Bài thơ thể hiện một cách sinh động cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thấy của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều 
4, Củng cố:
- Học sinh đọc lại phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ của cả hai bài thơ.
5, Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng hai bài thơ. Nắm chắc nội dung chính của từng bài.
- Soạn bài “ tĩnh dạ tứ”. Đọc trước bài “ từ đồng nghĩa”.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
*********************
Ngày soạn : 10 / 10 / ... khi nào không thay thế được cho nhau?
H: Hai từ “ chia li” và “ chia tay” có cùng nghĩa với nhau không? vì sao?
- Có cùng nghĩa vì cùng chỉ sự tách rời nhau, mỗi người đi một nơi.
H: Nhưng tại sao trong SGK ngữ văn 7 lại lấy nhan đề cho đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc là “ sau phút chia li”mà không phải là “ sau phút chia tay”?
- Vì từ “ chia li” mang sắc thái cổ xưa , gợi cảnh li biệt thương tâm của những cuộc chia tay trong xã hội xưa, chia tay mà không hy vọng ngày gặp lại.
- Còn từ “ chia tay” mang sắc thái bình thường, chỉ sự xa nhau.
H: Vậy cần lưu ý điều gì khi sử dụng từ đồng nghĩa?
Gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ.
Học sinh đọc bài tập 1.-> giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm(4 nhóm), mỗi nhóm tìm 5 từ đồng nghĩa theo yêu cầu của bài tập.
- Các nhóm trình bày kết quả, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá.
Giáo viên nêu yêu cầu: Tìm từ gốc ấn-Âu đồng nghĩa với các từ : máy thu thanh, sinh tố,xe hơi, dương cầm?
H: Hãy tìm những từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân?
H: Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho những từ đã cho?
- Học sinh lên bảng làm bài tập
Giáo viên nêu yêu cầu: Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa?
- Tu: Là hành động ngậm vào miệng chai hay vòi ấm uống liền một mạch.
- Nhấp: Uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi, thường là chỉ cho biết vị.
- Nốc: Uống nhiều và nhanh, hết ngay trong một lúc một cách thô tục.
I, Thế nào là từ đồng nghĩa:
* Ví dụ: SGK(113,114)
- Nhận xét:Từ đồng nghĩa
+ Rọi: Soi, chiếu.
+ Trông:-Ngó, nhìn,nhòm
 + Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn: Trông coi, coi sóc, chăm sóc.
 + Mong: nhớ, ngóng, chờ, hy vọng.
*Ghi nhớ: SGK(114)
III, Sử dụng từ đồng nghĩa:
*Ghi nhớ: SGK(115)
IV, Luyện tập:
1, Bài tập1: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa:
- Chó biểnHải cẩu.
- Đòi hỏiYêu cầu.
- Năm họcNiên khoá.
- Loài ngườiNhân loại.
- Thay mặtĐại diện.
- Gan dạDũng cảm.
- Nhà thơThi sĩ.
- Mổ xẻPhẫu thuật.
- Của cảiTài sản.
Nước ngoàiNgoại quốc.
2, Bài tập 2(115)
máy thu thanh->ra-đi-ô.
 sinh tố->Vi-ta-min.
xe hơi->Ô tô.
 dương cầm->Pi-a-nô.
3, Bài tập 3:
- Mẹ: Má.U,Bầm,Mợ.
- Bố:Cha, thầy, tía, ba.
4, Bài tập 4:
- Đưa-> Trao.
- Đưa-> tiễn.
- Nói-> Mắng.
- Kêu-> phàn nàn.
- Đi-> Mất.
5, Bài tập 5:
- Ăn: mang sắc thái bình thường.
- Xơi: Sắc thái lịch sự
, xã giao.
- Chén:Mang sắc thái, suồng sã, thân thiện 
4, Củng cố:
Học sinh đọc lại 3 ghi nhớ.
5, Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc các ghi nhớ.
- Làm bài tập( còn lại) trong SGK
 D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
*********************
Ngày soạn : 10 / 10 / 2009 
Ngày dạy : 7A: 16 / 10 / 2009
	 7B:	15 / 10 / 2009
 Tiết 36
Cách lập ý của bài văn biểu cảm
A, Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh :
1, Kiến thức: Nắm được các cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm, cách viết của mỗi đoạn văn biểu cảm.
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm ý , lập ý và viết đoạn văn biểu cảm.
3, Thái độ: Học sinh được bồi dưỡng tình cảm với thế giới xung quanh.
B, Chuẩn bị: 
- Giáo viên : Bảng phụ.
- Học sinh : Đọc trước bài trong SGK(117,118).
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ: không KT
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 - Học sinh theo dõi SGK(117,118)
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn.
H: Đoạn văn biểu cảm về vấn đề gì?
- Biểu cảm về cây tre Việt Nam.
H: Là người từng trải và nhạy cảm, tác giả đã phát hiện ra qui luật gì? Dẫn chứng?
- Qui luật của sự phát triển và đào thải(khách quan, nghiệt ngã):
Rồi đây lớn lên. sẽ quen dần sắt thép và xi măng cốt thépNgày maisắt, thép có thể nhiều hơn tre nứa.
H: Qua qui luật ấy tác giả khẳng định điều gì?Dẫn chứng?
- Khẳng định sự bất tử của một trong 4 biểu tượng của văn hoá cộng đồng làng xã Việt Nam cổ truỳên: Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre.
- Nhưng tre nứa vẫn còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam
Nhưng, trên đường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát.
H: Cảm xúc của tác giả đối với cây tre được bắt nguồn từ sự thật nào?
-Đó là bóng mát. khúc nhạc, cổng chào, đu tre, sáo tre, sáo trúc.
Giáo viên chốt: Tre đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam: Nhũn nhặn, ngay thẳnh, thuỷ chung, can đảm.
H: Như vậy đoạn văn biểu cảm trên được lập ý theo cách nào?
- Liên hệ hiện tại với tương lai.
- Học sinh đọc đoạn văn thuộc mục 2 SGK(118).
H: Đoạn văn biểu cảm về vấn đề gì?
- Con gà đất.
Niềm say mê con gà đất của tác giả được bắt nguồn từ suy nghĩ nào?Được thể hiện ở câu văn nào? Suy nghĩ ấy thể hiện khát vọng gì?
- Bắt nguồn từ suy nghĩ “ được hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai”. Suy nghĩ ấy thể hiện khát vọng muốn trở thành người nghệ sĩ thổi kèn đồng.
H: Từ hình ảnh con gà đất, tác giả phát hiện ra điều gì về đặc điểm của đồ chơi? Đặc điểm ấy đã gây cho tác giả những suy nghĩ và liên tưởng gì?
- Phát hiện ra tính mong manh của đồ chơi. Đặc điểm ấy khiến tác giả những con gà đất làn lượt vỡ dọc theo tuổi thơ và liên tưởng đến linh hồn của những đồ chơi đã chết( đã vỡ)
Giáo viên chốt: Suy nghĩ sâu sắc nhất của tác giả là: Đồ chơi không phải là những sự vật vô tri, vô vô giác bởi chúng có linh hồn và nhờ chúng mà con người có khát vọng hướng tới cái đẹp( nghẹ sĩ thổi kèn đồng).
H: Vậy đoạn văn trên lập ý theo cách nào?
- Học sinh đọc kĩ đoạn văn 3(1)
H: Đoạn văn viết về tình cảm đối với ai? Tình cảm của người viết đối với cô giáo được bắt nguồn từ lí ức hay hiện tại? Giải thích?
- Chủ yếu được bắt nguồn từ kí ức: Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô. Lí do:Đó là thời gian mà người viết có quan hệ thường xuyên với cô giáo. Và chính từ quan hệ ấy mà có cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc: chẳng bao giờ em lại có thẻ quên được.
H: Hình ảnh cô giáo đã được tôn vinh như thế nào trong suy nghĩ và tình cảm của người viết?
- Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hièn như một người mẹ.
Giáo viên chốt: Nghĩ về cô giáo như một người mẹ chính là vẻ đẹp văn hoá trong quan hệ giữa con người với con người nói chung, cô giáo với học trò nói riêng.
H: Vậy em có nhận ét gì về cách lập ý của đoạn văn trên?
- Học sinh đọc kĩ đoạn văn 3(2)
H: Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm của tác giả với cảnh vật đất nước được khơi nguồn từ cảm hứng gì? í nghĩa của tình cảm đó?
- Khơi nguồn cảm hứng về mùa thu biên giới( thiên nhiên): chao ôi mùa thu biên giới người và cảnh vật thạt là hết chỗ trữ tình. ý nghĩa của tình cảm đó là: tình yêu đất nước, gắn bó máu thịt với mảnh đất tột bắc của tổ quốc.
H: Tại sao ngồi ở Lũng Cú tột Bắc, tác giả lại luôn liên tưởng đến mũi Ca Mau- Cực Nam của Tổ quốc?
- Vì nghĩ về sự giàu đẹp ,phong phú, đa dạng của đất nước. Có những liên tưởng thú vị: Cá ở trong ấy thành ra một thứ chim bay ngược lên cành đước, lòng kênh. THể hiện khát vọng thống nhất đất nước.
Giáo viên chốt: Nguyễn Tuân là người am hiểu và gắn bó sâu sắc với cảnh vật đất nước. Do đó những tình cảm của ông có tác dụng khơi gợi trong lòng người đọc niềm tự hào và ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của mình. Đây chính là giá trị tư tưởng của văn biểu cảm đánh giá.
H:Vậy cách lập ý của đoạn văn này là gì?
- Học sinh đọc kĩ đoạn văn 4
H: Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm của tác giả với người mẹ được khởi phát từ những quan sát miêu tả trực tiếp hay từ trong tâm tưởng? Giải thích?
- Tình cảm với mẹ được khởi phát từ trong tâm tưởng, suy nghĩ , liên tươngt, tưởng tượng: Nhìn ra bốn bên chỗ nào cũng thấy bóng u. Bởi đó là tình mẫu tử thường trực của những người con có hiếu. Hình ảnh người mẹ luôn luôn theo sát trong tâm tưởng của người con, cả khi vui cũng như khi buồn.
H: Tại sao tình cảm của tác giả đối với người mẹ vừa tha thiết vừa thấp thoáng nỗi buồn day dứt, ân hận?
- Tha thiết vì đó là tình cảm ruột thịt đặc biệt. Day dứt ân hận vì trải qua lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi, đói khổmang ngấn nước mắt và tiếng thở dài. Người mẹ dã phải lặng lẽ chịu đựng để nuôi con. Vậy mà đôi khi người con lại vô tình quên mất điều đó.
H:Để tô đậm tình cảm của mình tác giả biện pháp tu từ gì khi biểu cảm?
- Biện pháp đặt câu hỏi tu từ: U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi từ lúc nào?...
- Biện pháp điệp câu:Lặp mô hình câu: U tôi già đi từ bao giờ?...lúc nào?
Giáo viên chốt: Khi đã trưởng thành, người con chợt hiểu ra một cách sâu sắc, cảm động về những hi sinh thầm lặng của người mẹ và càng xót xa ân hận về những lỗi lầm và sự vô tâm của mình. Đây là những phút tự vấn lương tâm chân rhành và xúc động của người con. Nó chứng tỏ khả năng tự giáo dục của con người khi đã được giáo dục tốt trong cuộc sống.
H: Vậy đoạn văn trên lập ý bằng cách nào?
- Học sinh đọc to ghi nhớ SGK(121)
Học sinh đọc bài tập1 (121). Giáo viên nêu đềtheo yêu cầu của bài tập: Cảm xúc về con vật nuôi( con bò, con chó, con mèo)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi và tự trả lời theo định hướng sau:
1. Hoàn cảnh tình huống nuôi mèo:
a, Do nhà nhiều chuột.
b, Do thích mèo đẹp, xinh.
c, Do tình cờ có người cho một chú mèo con.
2, Quá trình nuôi dưỡng và quan sát hoạt động sống của mèo: 
a, Thái độ,cử chỉ của người nuôi và của con mèo.
b, Mèo tập dượt bắt chuột và kết quả.
c, Nhận xét: ngoan(hư), không ăn vụng( thích ăn vụng), bắt chuột giỏi( hoặc lười).
3, Quá trình hình thành tình cảm của người với mèo:
a, Ban đầu :thấy thinh thích vì xinh xắn dễ thương( màu lông, màu mắt, tiếng kêu, hình dáng)
b, Tiếp theo: Thấy quí yêu vì ngoan ngoãn, bắt chuột giỏi( có ích)
c, Về sau: Quấn quít gắn bó như một người bạn nhỏ.
4, Cảm nghĩ:
a, Con mèo hình như cũng có đời sống tình cảm. Nó biết cư xử tốt với người tốt, bết xả thân vì người tốt, góp phần diệt chuột, làm trong sạch môi trường.
b, Càng yêu quí con mèo càng căm giận bon bất lương chuyên đi bắt trộm mèo, càng thương những chú mèo xinh ngoan ăn phải bả chuột, chết đau đớn thảm thương.
- Giáo viên yêu cầu học sinh triển khai một trong các ý trên thành đoạn văn( theo một trong 4 cách lập ý đã học).
- Gọi 2->3 học sinh trình bày, giáo viên nhận xét, bổ sung.
I, Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm:
* Đoạn văn SGK (117->121)
- Nhận xét:
1, Liên hệ hiện tại với tương lai:
2, Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại:
3, Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn , mong ước:
4, Quan sát, suy ngẫm
*Ghi nhớ: SGK(121)
II, Luyện tập: 
Cảm xúc về con vật nuôi( con bò, con chó, con mèo) 
4, Củng cố:
-Hãy kể tên các cách lập ý cho bài văn biểu cảm về côn người hoặc sự vật.
5, Hướng dẫn học ở nhà:
-Xem lại các doạn văn mẫu trong SGK . Viết thành bài văn biểu cảm hoàn chỉnh phát biểu cảm nghĩ về một con vật nuôi mà em yêu thích.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
*********************

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 9 2 cot 2009.doc