Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Xa ngắm thác núi Lư

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Xa ngắm thác núi Lư

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Vận dụng được những kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác Núi Lư , qua đó hiểu được vẻ đẹp của thác Núi Lư, Qua đó hiểu được tâm hồn lãng mạn, tình cảm độc đáo của Lí Bạch.

2. Thái độ:

- Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích lũy vốn từ Hán Việt.

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Xa ngắm thác núi Lư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/10/2010
Ngày dạy : 25/10/2010 Bài 9 Tiết 34 
 Văn bản: Xa ngắm thác Núi Lư
 ( Lí Bạch)
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức :
- Vận dụng được những kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác Núi Lư , qua đó hiểu được vẻ đẹp của thác Núi Lư, Qua đó hiểu được tâm hồn lãng mạn, tình cảm độc đáo của Lí Bạch.
2. Thái độ : 
- Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích lũy vốn từ Hán Việt.
3. kĩ năng :
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt.
B. Chuẩn bị : 
- Thầy : Giáo án, máy chiếu, tranh ảnh
- Trò : Đọc và soạn bài trước ở nhà.
C. Tiến trình bài dạy :
1. ổn định :
 2. Kiểm tra bài cũ : ( Máy chiếu)
Câu 1 : Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ  Bạn đến chơi nhà và phát biểu cảm nhận của em sau khi học bài thơ ? 
Câu 2 : Nhận xét về hai bài thơ  Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà nhận xét nào đúng ?
a. Hai bài thơ đều viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
b. Hai bài thơ đều diễn tả tình bạn thân thiết, gắn bó của những tâm hồn tri âm, tri kỉ
c. hai bài thơ đều kết thúc bởi ba từ Ta với ta nhưng nội dung thể hiện của mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau
3. Bài mới : 	( Máy chiếu)
* Vào bài : GV cho HS quan sát bức tranh thác núi ! Trước vẻ đẹp của phong cảnh này em có cảm nhận gì không ? Vẻ đẹp của TN luôn là đề tài, là nguồn cảm hứng cho các sáng tác của các nhà thơ như xưa như : Nguyễn Trãi, Bà Huyện Thanh Quan, HCM, Nguyễn Khuyễn ... và Lý Bạch cũng vậy, ông đã gửi gắm những cảm xúc của mình vào bài thơ và có cảm nhận như thế nào trước vẻ đẹp lung linh muôn màu cuả TN ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ Xa ngắm thác núi Lư !
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Hãy nêu những nét cơ bản về TG Lý Bạch ? 
?Vì sao Lí Bạch được mệnh danh là Thi tiên ?
* Máy chiếu : Lí bạch là nhà thơ đời Đường rất nổi tiêng. Ông tính tình phóng khoáng, văn hay, võ giỏi, thích rượu đi nhiều, làm thơ rất nhanh và rất hay. Tâm hồn thơ tự do, hào phóng ông có nhiều bài thơ rất hay về thiên nhiên, TY, tình bạn được người đời mệnh danh là tiên thơ ( ông tiên làm thơ) BT này là một trong những BT tiêu biểu về đề tài TN của ông 
* Máy chiếu: QS vào VB hãy cho biết:
? Văn bản thuộc thể thơ nào ? Đặc điểm của thể thơ này?
? Em đã học bài thơ nào thuộc thể thơ này? ( Sông nui nước nam)
* GV gợi : Đối với phiên âm chữ Hán đọc chính xác từng từ, giọng phấn chấn, hùng tráng, ngợi ca .. nhịp 4/3 or 2/2/3 ! 
GV đọc mẫu !
? Giải thích : Lư sơn, Hương Lô ?
? Xác định PTBĐ của văn bản này là gì ?
 ? Sự vật nào được MT ở BT này ? 
 ? Trước cảnh thác hùng vĩ TG bày tỏ điều gì ?
? Như vậy có mấy nội dung trong VB này ?
? Nhận xét về bức tranh trong SGK với nội dung của BT này ?
? Căn cứ vào đầu đề của bài thơ và câu thứ hai, xác định vị trí đứng ngắm của tác giả?
? Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?
* Máy chiếu: theo dõi câu thơ đầu 
? Câu thơ thứ nhất miêu tả cảnh gì? Cảnh HL có đặc điểm gì?
* Máy chiếu:
? Xác định mối quan hệ nhân quả của 2 từ “chiếu” và từ “sinh”
? Vì sao khói lại có màu đỏ tía?
? Các chi tiết đó nằm trong mối quan hệ nhân – quả và gợi nên một cảnh tượng ntn của núi Hương Lô ?
*GV : Câu thơ đầu vẽ ra 1 bức tranh đẹp với mây trắng trên núi cao được phản chiếu bởi ánh nắng mặt trời tạo nên sắc tím huyền ảo.
? Nếu so sánh bản fiên âm với bản dịch thơ có còn nguyên nghĩa nữa ko? mất đi chữ nào?
*GV : Chưa thể hiện hết cái hay đây là cái khó khăn của các dịch giả đặc biệt là dịch thơ. “sinh tử yên” - (sinh ra khói màu đỏ tía) -> thể hiện sự sống động, vận động trong ý thơ -> Cảnh sắc được giao thoa ,bởi ánh nắng mặt trời như chủ thể tạo sự đa chiều, đa diện, đa màu sắc cho bức tranh và tất cả như đang sinh sôi , nảy nở, thật lung linh , kì ảo.
? Hình ảnh được miêu tả ở câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?
? Tâm điểm của bức tranh được thể hiện là cảnh nào ? Trong câu thơ nào ? ( Máy chiếu )
? Em hiểu bộc bố, quải là như thế nào ? ( Máy chiếu )
? Vì ngắm nhìn từ xa nên tác giả nhìn thấy thác nước như thế nào?
? Em hãy phân tích sự thành công của tác giả trong việc sử dụng từ quải 
? So với bản fiên âm thì bản dịch thơ có gì thay đổi? Sự lược bớt này có ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu thơ ko?
? Theo em, dòng thác như một dải lụa treolà h/ả thơ ntn (hay không, hợp lí không, vì sao) ?
GV: Toàn bức tranh được miêu tả:Đỉnh núi có khói tía bay mịt mù, phía dưới chân núi dòng sông đang chảy, khoảng giữa là thác nước treo cao như dải lụa.Quả thực là một cảnh đẹp huyền ảo.
? Nếu như câu thơ thứ hai là cảnh tĩnh của thác thì 2 câu sau miêu tả thác ntn --> ( Máy chiếu )
? Em hãy giải nghĩa từ “phi lưu”, “trực”, “ tam thiên xích” 
? Tác dụng của từ “phi”? , ta có thể thay từ “phi” bằng từ “đổ, chảy” được ko?
? Câu thơ “Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước” là cảnh tượng ra sao?
? Câu thơ này miêu tả thác nước ở phương diện nào?
*GV : Khi đến gần cái tráng lệ đã thành cái kì vĩ, cái tĩnh trở về với cái động vốn có của nó. Nhưng ko vì thế mà trí tưởng tượng hết bay bổng. Xúc cảm nhà thơ chuyển đổi mạnh mẽ. Từ xa nhìn lại là sự ngưỡng mộ, giờ đến gần ngước mắt trông lên mà choáng ngợp, bàng hoàng: trước cảnh thác đổ xuống từ hàng nghìn thước. -> Cảnh tượng mãnh liệt, kì ảo của thiên nhiên.
? ở câu cuối TG đã diễn tả, tưởng tượng ra một cảnh tượng ntn về thác nước ? Từ nào diễn tả điều ấy ? ( Máy chiếu)
? Nghệ thuật được sử dụng ở câu thơ này là gì?
* Máy chiếu: Ngân hà là một dải màu sáng nhạt, gồm những vì tinh tú nhấp nháy, vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ -> dòng sông tưởng tượng. Như vậy ở câu thơ cuối, vì bị choáng ngợp, nên cảm tưởng thực mà như mơ, như huyền ảo, thần tiên. Tình cảm đã lấn át lí trí “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”. Đó là trí tưởng tượng phong phú, bay bổng kì diệu, là cách nói phóng đại để thể hiện tầm vóc vũ trụ hoành tráng, lớn lao.
? Cảm nhận chung của em về bài thơ này? 
? Theo em để tạo được cảnh trí thiên nhiên sinh động như thế tác giả cần có năng lực miêu tả nào?
? Thái độ của nhà thơ trước cảnh đẹp đó NTN?
? Nhà thơ đã làm nỏi bật những đặc điểm gì của thác nước?
? Điều đó cho ta thấy được những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ Lí Bạch?
? Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
? Nội dung chủ yếu của văn bản này? 
? Qua vb này em hiểu gì về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong thơ cổ?
Gọi HS đọc to ghi nhớ 112 ?
* Máy chiếu
HS lựa chọn
- HS dựa vào chú thích SGK
- HS khác bổ sung và nhận xét
- HS : Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ĐL
- Bài thơ có 4 câu , mỗi câu có bảy chữ, chữ thứ bảy của câu 1,2,4 cùng vần (vần chân), thường có 4 phần (khai, thừa, chuyển, hợp) 
- 3 HS đọc diễn cảm
- HS khác nhận xét !
- HS dựa vào SGK giải thích !
- Lư sơn (núi Lư) là tên một dãy núi ở tỉnh Giang Tây
- Hương Lô : Là tên 1 ngọn núi cao ở phía Tây Bắc của dãy núi Lư
- PTBĐ : MT + BC
- Núi Lư
- Tình cảm, cảm xúc với thác nước
- 2 nội dung : Cảnh thác núi Lư và tình cảm của Tg trước cảnh thác này.
- Chỉ minh họa được cảnh thác nước.
-Dao : xa ; vọng : ngắm
- Nhìn ngắm từ xa
- Dễ phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh
- HS quan sát và phát hiện 
- Cảnh Hương Lô: mặt trời chiếu núi Hương Lô sinh làn khói tía, hình dáng núi Hương Lô khói mù mịt bao trùm đỏ tía.
- Câu thơ nêu MQH nhân quả: điều này dẫn đến điều kia: khói có từ trước, từ sinh cho ta hiểu dường như khi ánh mặt trời xuấ hiện mọi vật sinh sôi nảy nở sống động
- Hơi nước fản quang ánh mặt trời trở thành màu tía rực rỡ kì ảo
- HS đánh giá !
- Mất chữ sinh đã làm giảm đi ko khí huyền ảo
- Tạo phông nền làm cho vẻ đẹp thác nước được miêu tả trong ba câu sau vừa như có cơ sở hợp lý, vừa thêm lung linh huyền ảo-> mượn ngọn Hương Lô để tả thác núi Lư
- Cảnh thác nước
- Câu thơ thứ 2
- HS trả lời
- Thác nước trên núi chảy xuống nhìn xa như một tấm vải treo dọc buông rủ xuống.
- TG biến dòng thác từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh thể hiện vẻ đẹp tráng lệ
- Bản dịch thơ lược bớt từ quải ( treo) khiến h/a dòng thác trở nên mờ nhạt, ảo ảnh dải ngân hà ở câu cuối cũng trở nên thiếu cơ sở
- Hợp lí vì dòng thác được ngắm từ xa, thác tuôn chảy không ngừng, trắng xoá tưởng như dòng trắng ấy bất động
- Phi lưu (bay, chảy) trực (thẳng) tam thiên xích 
( ba nghìn thước- rất cao)
- Gợi tả sự mãnh liệt của thác nước, ko thể thay đc vì nó ko nói lên đc tốc độ chảy nhanh, mạnh như từ “phi”
-Từ tĩnh (quải) chuyển sang động (phi, trực) không chỉ mt thác nước mà còn giúp ngươì đọc hình dung được đỉnh núi cao và thế dốc đứng của nó.
- Thác nước như một vật treo lơ lửng khiến người ta liên tưởng đến dải Ngân Hà tưởng thác nước như con sông ngân hà rơi xuống.
- HS đánh giá
- Tài quan sát
- Trí tưởng tượng mãnh liệt
- Tính chất mĩ lệ hùng vĩ và kỳ diệu
- Nhạy cảm và thiết tha trước vẻ đẹp rực rỡ, phi thường của TN, mãnh liệt, hào phóng.
- Tình gắn bó với cảnh. Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh.
Đáp án B
I. Đọc – Tìm hiểu chung
1. Tác giả :
- Lý Bạch (701 - 762) là 1 trong những nhà thơ lớn nhất đời Đường - TQ 
- Ông tính tình phóng khoáng, văn hay
- Người đời gọi ông là tiên thơ
2. Tác phẩm : 
- Thể thơ : TNTT ĐL
3. Đọc, giải nghĩa từ khó
4. PTBĐ : miêu tả và biểu cảm.
II. Tìm hiểu văn bản
 1. Cảnh thác núi Lư 
* Vị trí đứng ngắm từ xa : dễ phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh
Câu 1 :
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
- Nắng mặt trời -> sinh khói tía
-> Gợi một cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, huyền ảo.
Câu 2 :
 Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
-> Cảnh thác nước từ trên cao đổ xuống giống như một dòng sông treo trước mặt
- > Vẻ đẹp mềm mại, nên thơ.
Câu 3 : Phi lưu trực há tam thiên xích
-> Cảnh tượng mãnh liệt, hùng vĩ, kì ảo của thiên nhiên
Câu 4 : 
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên. 
- Bằng nghệ thuật phóng đại
liên tưởng độc đáo. Từ “lạc” có tính gợi hình cao khiến cái vô lí trở thành chân thực, tự nhiên.
=> cảnh núi Lư và dòng thác thật hùng vĩ , mĩ lệ vừa tràn đầy sức sống vừa lung linh, huyền ảo.
b. Tình cảm của nhà thơ trước cảnh thác núi Lư : 
-Trân trọng, ca ngợi
- Tình yêu thiên nhiên đằm thắm, tính cách hào phóng mạnh mẽ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật :
- Tả từ tĩnh sang động, tả bằng trí tưởng tượng mãnh liệt, hình ảnh thơ phi thường.
- Kết hợp MT và BC.
2. Nội dung : 
- Miêu tả cảnh tượng TN tráng lệ, huyền ảo
- Tình người đắm say.
3. Ghi nhớ : (112)
IV. Luyện tập :
Chọn ý đúng nhất nói về vẻ đẹp của bức tranh núi Lư?
Hiền hòa thơ mộng
Tráng lệ kỳ ảo.
Hùng vĩ tĩnh lặng.
 D- Êm đềm thần tiên
D. Củng cố.
? Qua đặc điểm cảnh vật được mt ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ 
H. - Tình yêu thiên nhiên đất nước tha thiết , đắm say.
 - Tính cách hào phóng mạnh mẽ và một tâm hồn nhạy cảm,tinh tế, phóng khoáng.
E. HDVN: 
- Đọc thêm bài Phong Kiều dạ bạc
- Đọc thuộc lòng bài thơ(cả phiên âm và dịch nghĩa).
- Nắm được nội dung ý nghĩa của văn bản.
- Soạn: Từ đồng nghĩa; Cách lập ý của bài văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 tiet 34 chi tiet Xa ngam thac nui Lu.doc