Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15

Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút.

- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.

- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm.

- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.

 

doc 18 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 15 tiết 57-58-59-60 Bài 14
 Ngày soạn: 19.11.2010
Kết quả cần đạt
Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo mà giản dị của dân tộc: Cốm. 
Bước đầu biết được thể văn tuỳ bút, thấy dược sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong tuỳ bút của Thạch Lam.
Nắm được khái niệm chơi chữ, bước đầu cảm thụ được cái hay, cái đẹp của chơi chữ.
Hiểu được luật thơ lục bát và biết làm thơ lục bát đúng luật.
Bài 14. Tiết 57.
 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
 	(Thạch Lam) 
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút.
- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.
- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm.
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 1. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu SGV – SGK ; Tài liệu CKTKN, soạn giáo án.
 2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong SGK
III. Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới:(5’) 
* Câu hỏi: Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa? 
 * Đáp án:	Với thể thơ 5 tiếng, cách diễn đạt tự nhiên, hình ảnh bình dị, chân thực, Tiếng gà trưa gợi vềg những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
3. Dạy nội dung bài mới
*Giới thiệu bài 
Việt Nam là một đất nước văn hiến. Văn hoá truyền thống Việt Nam thể hiện ngay ở những thứ quà bánh giản dị mà đặc sắc, độc đáo của từng vùng, miền khác nhau. Nếu Nam bộ có bánh tét, hủ tiếu; Huế có bún bò, cơm hến và các lọai chè; Hà Tĩnh có kẹo Cu Đơ... Thì Hà Nội có phở, bún ốc và đặc biệt thanh nhã là Cốm Vòng. Để có thể cảm nhận được phần nào nét đặc sắc, độc đáo của Cốm Vòng Hà Nội, tiết học hôm nay...
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung cơ bản
GV HD
Hs đọc phần chú thích (SGK t161)
Hs đọc phần chú thích (SGK t161)
I. Đọc và tìm hiểuchung.(9’) 
1. Tác giả.
Nêu những nét khái quát về tác giả?
- GV nhấn mạnh về tg (SGK) 
Thạch Lam (1910-1942), sinh tại Hà Nội, là cây bút văn xuôi xuất sắc của nước ta
- Thạch Lam (1910-1942), sinh tại Hà Nội, là cây bút văn xuôi xuất sắc của nước ta.
Văn bản này được rút từ đâu?
Được rút từ tập Hà Nội băm sáu phố phường (1943).
2. Tác phẩm 
- Được rút từ tập Hà Nội băm sáu phố phường (1943).
- HD đọc: giọng tình cảm, thiết tha, trầm lắng, chậm, êm... 
- GV đọc đoạn 1.
 đọc tiếp đến hết.
- Lưu ý các chú thích trong SGK (t161).
H đọc: giọng tình cảm, thiết tha, trầm lắng, chậm, êm... 
- Đọc
Văn bản thuộc thể văn nào?
- Tuỳ bút là thể văn gần với bút kí, kí sự nhưng thiên về biểu cảm, giàu chất trữ tình.
- Thể loại tuỳ bút.
Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản này là gì?
Biểu cảm.
Tác giả bộc lộ cảm xúc của mình về sự vật nào trong bài tuỳ bút?
Cốm: một đặc sản của làng vòng
- Cốm: một đặc sản của làng vòng
Mạch cảm xúc ấy được thể hiện theo những phương diện nào?
Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm -> giá trị văn hóa của cốm -> sự thưởng thức cốm.
Căn cứ vào đó, hãy xác định bố cục văn bản?
3 phần.
3. Bố cục: 3 phần.
+ P1: Từ đầu -> chiếc thuyền rồng.
+ P2: Tiếp ->nhũn nhặn.
+ P3: còn lại.
II. Phân tích.
Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm được trình bày trong những đoạn văn nào?
1. Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm. (7’)
Cảm xúc của tác giả dược bắt nguồn từ đâu?
- Từ hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ.
- Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá.
Hương thơm đó gợi cho tác giả nhớ tới hương vị của thức qùa nào?
- Cốm, thức quà của lúa non.
Tác giả nhận xét như thế nào về thức quà ấy?
Thức quà thanh nhã và tinh khiết.
- Thức quà thanh nhã và tinh khiết.
Thanh nhã? Tinh khiết?
- Thanh nhã: thanh tao, nhã nhặn, lịch sự, giản dị.
- Tinh khiết: trong sạch.
Nhần xét về cách dẫn nhập vào bài của tác giả?
- Tự nhiên, gợi cảm.
3 câu cuối của đoạn văn1 cho ta biết cội nguồn của cốm là từ đâu?
Từ lúa non của đồng quê
- Từ lúa non của đồng quê:
Điều đó được gợi tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
thơm mát 
trắng thơm
vị ngàn hoa cỏ
quí trong sạch
+ Mùi thơm mát
+ Giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ
+ Cái chất quí trong sạch của trời
Tác giả cảm nhận về cốm chủ yếu bằng những giác quan nào? 
- Tai nghe, mắt nhìn, mũi ngửi... nhưng chủ yếu là khứu giác (mũi) để cảm nhận.
Em có nhận xét gì về từ ngữ mà tác giả sử dụng trong đoạn văn? Cấu trúc câu? Ngữ điệu?
- Từ ngữ gợi hình, gợi cảm, miêu tả tinh tế hương vị và cảm giác. Giúp người đọc cảm nhận được mùi hương của lá sen, đặc biệt là hương vị của lúa non, cái nguồn gốc của thức quà thanh nhã, tinh khiết của quê hương đồng nội.
=> NT: tính từ chỉ phẩm chất
-> Từ ngữ chọn lọc tinh tế, thấm nhuần cảm xúc của tác giả; câu văn dài; nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái gần với thơ.
Cảm nhận sâu sắc về cội nguồn của cốm, tác giả có đi vào miêu tả cụ thể, chi tiết về cách thức, kĩ thuật làm cốm không?
- Không. Ông chỉ nói qua một cách khái quát và ca ngợi về công việc này mà thôi.
Tác giả ca ngợi công việc ấy như thế nào?
Cách chế biến... một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn.
- Cách chế biến... một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn.
Trong đoạn văn thứ 2, tác giả chủ yếu giới thiệu về cốm ở đâu?
Cốm làng Vòng
- Cốm làng Vòng:
Cốm làng Vòng nổi tiếng như thế nào và thái độ của người Hà Nội đối với cốm ra sao? Điều đó có ý nghĩa gì?
- Cốm đã thành nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội.
- Từ một thứ quà quê, cốm làng Vòng đã gia nhập vào văn hoá ẩm thực của thủ đô Hà Nội và tiếng tăm đã lan khắp 3 kì Bắc - Trung- Nam.
+ Dẻo, thơm và ngon.
+ Tiếng lan ra khắp 3 kì.
+ Đến mùa cốm, người Hà Nội thường ngóng trông cô hàng cốm.
Qua những câu văn miêu tả ở cuối đoạn 2 và bức tranh minh hoạ trong SGK, em hình dung như thế nào về cô hàng cốm?
Cô hàng cốm: duyên dáng, lịch thiệp.
- Cô hàng cốm: duyên dáng, lịch thiệp.
Tại sao nói về cốm mà tác giả lại đi miêu tả cô hàng cốm?
- Điều đó có nghĩa là cốm luôn gắn liền với vẻ đẹp của người làm ra cốm là cô gái làng Vòng. Cái cách cốm đến với mọi người cũng thật duyên dáng lịch thiệp. Chính vẻ đẹp của cô hàng cốm đã tôn lên vẻ đẹp của thứ quà thanh nhã ấy.
Qua phân tích, em hiểu cảm xúc của tác giả về nguồn gốc của cốm là gì?
Cốm được hình thành từ những tinh tuý của thiên nhiên đồng quê và sự khéo léo của con người.
=>Cốm được hình thành từ những tinh tuý của thiên nhiên đồng quê và sự khéo léo của con người.
2. Cảm nghĩ về giá trị của cốm. (7’)
Nói đến giá trị của cốm, tác giả bình luận khái quát như thế nào?
- Thức quà riêng biệt của đất nước.
-Thức dâng của cánh đồng >
- Mang hương vị mộc mạc giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. 
- Thức quà riêng biệt của đất nước.
-Thức dâng của cánh đồng >
- Mang hương vị mộc mạc giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. 
An Nam?
- Tên gọi cũ của nước ta dưới thời Bắc thuộc được dùng từ đời Đường và cũng còn dùng dưới thời Pháp thuộc.
Qua lời bình trên em hiểu gì về cốm?
- Cốm là thứ quà tặng của đồng quê cho con người, là đặc sản của dân tộc, là sự kết tinh hương vị thanh khiết quí báu nhất, tốt đẹp nhất của quê hương. Cốm là thứ quà quê, thứ quà hết sức bình dị mộc mạc nhưng cũng là thứ quà hết sức thiêng liêng.
=> Cốm là quà tặng của đồng quê, là đặc sản của dân tộc.
Với ý nghĩa, giá trị đó của cốm, người ta thường dùng cốm để làm gì? 
Sêu tết?
- Nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái trong dịp lễ, tết khi chưa cưới. Cốm là một trong những thứ để làm lễ vật đó. 
Tác giả bình luận như thế nào về việc dùng cốm để làm quà sêu tết cùng với hồng? 
- Hồng và cốm hoà hợp, tương xứng với nhau cả về màu sắc và hương vị.
- Làm quà sêu tết. 
- Hồng cốm tốt đôi, hoà hợp, nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.
Theo em, việc dùng hồng cốm làm quà sêu tết là cha ông ta muốn dùng những thức quà ấy làm biểu tượng cho điều gì của cuộc sống lứa đôi?
- Biểu tượng cho cuộc sống hạnh phúc lâu bền của lứa đôi.
Như vậy, cốm còn có vai trò gì trong đời sống văn hoá, tinh thần của con người Việt Nam?
Cốm là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi, mang giá trị tinh thần, giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.
=>Cốm là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi, mang giá trị tinh thần, giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Bàn về giá trị của cốm, tác giả còn bàn về vấn đề nào trong đời sống xã hội?
- Tác giả phê phán, chê cười, lấy làm đáng tiếc cho những tục lệ đẹp và hay như vậy đã và đang ngày một mất dần đi. Thay vào đó là những thứ bóng bẩy, hào nhoáng thô kệch do bắt chước hoặc du nhập từ nước ngoài của những kẻ giàu xổi hay trọc phú vô học hợm của khinh người.
Thực tế đó hiện nay có còn không?
- Còn, người ta thay hồng cốm bằng những lễ vật sùng ngoại khác (rượu ngoại, kẹo ngoại). Gần đây mới có một số quay lại dùng lễ vật trong các lễ cưới hỏi, seu tết bằng hồng cốm, mứt sen, bánh phu thê, chè thuốc, trầu cau... đựng trong mâm lễ phủ lụa dỏ đến nhà gái bằng cả tấm lòng trân trọng.
Từ việc nêu giá trị của cốm và phê phán những thái độ chưa đúng , tác giả muốn bộc lộ thái độ nào với nét đẹp văn hóa này?
Thái độ trân trọng và giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hóa của dân tộc.
=>Thái độ trân trọng và giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hóa của dân tộc.
Sau khi nêu giá trị của cốm, tác giả chuyển sang bàn về vấn đề gì?
không cần phải bàn đến ấy. Đối với Thạch Lam, ăn cốm là thưởng thức nhiều giá trị được kết tinh ở đó. Đấy cũng là cái nhìn văn hoá ẩm thực của tác giả.
3. Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm. (7’)
Từ việc ăn cốm, tác giả dưa ra lời đề nghị nào dối với người mua cốm?
- Mua:
+ Chớ thọc tay mân mê...
+ Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve...
Theo tác giả vì sao phải như vậy?
Cách sử dụng từ ngữ của t/g ở đây có gì đáng chú ý?
Có như thế những người thưởng thức cốm sẽ trở nên trang nhã, lịch thiệp hơn.
- Vì cốm là:
+ Lộc của trời
+ Sự khéo léo của người
+ Sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa
=> NT: Từ láy 
Từ lời khuyên của tác giả, em hiểu ta phải có thái độ như thế nào khi thưởng thức thứ quà của lúa non ấy?
Thưởng thức bằng cả tấm lòng trân trọng, giữ gìn và biết ơn.
* Thưởng thức bằng cả tấm lòng trân trọng, giữ gìn và biết ơn.
III. Tổng kết ... .
-> Dùng từ ngữ tương phản về ý nghĩa.( Trái nghĩa)
Cách điệp âm đó có tác dụng như thế nào?
- Mở ra trước mắt người đọc một không gian mênh mông, vắng lặng, mù mịt, buồn tẻ.
Ví dụ 3
- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
 Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
 (Tú Mỡ)
Em có nhận xét gì về lối chơi chữ của tác giả trong trường hợp này?
- HS đọc VD 4.
-> Dùng cách điệp âm.
Chỉ ra các từ ngữ dược SD để chơi chữ trong bài ca dao trên?
Ví dụ 4
Cách chơi chữ ở đây có gì khác?
- Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo
- Cho HS đọc VD.
Từ sầu riêng có thể được hiểu theo mấy nghĩa?
HS đọc VD.
- Sầu riêng:
+ Một loại quả ở Nam Bộ.
+ Trạng thái tâm lí tiêu cực cá nhân: buồn
-> Từ đồng âm
-> Dùng cách nói lái.
Trong câu thơ còn có từ nào trái nghĩa với từ sầu riêng?
Vui chung: Trạng tái tâm lí tích cực của tập thể (trái nghĩa với sầu riêng).
Ví dụ 5
- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng
 Mời cô mời bác ăn cùng
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
Phạm Hổ chơi chữ bằng cách nào?
Trong câu sau, Nguyễn Khuyến chơi chữ bằng cách nào?
)
- Núi = non(Từ đồng nghĩa)
- Non/già (từ trái nghĩa)
->Dùng từ đồng âm, trái nghĩa. 
- GV: Ngoài ra người ta còn chơi chữ bằng cách dùng các từ cùng trường nghĩa:
 Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
 Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
Ví dụ 6
- Tiếng già nhưng núi vẫn là non.
-> Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Qua các VD trên, em thấy có những lối chơi chữ nào? Chơi chữ thường được SD trong những trường hợp nào?
Đọc ghi nhớ
2.Bài Ghi nhớ: (SGK t165)
Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ?
Riêng từ rắn tác giả dùng theo lối nào?
H làm bài tập 
III. Luyện tập (14’)
Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gầ gũi nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không?
- HS làm bài tập theo nhóm.
- Các từ dùng để chơi chữ: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, hổ mang (Các loài rắn)-> dùng từ gần nghĩa.
- Rắn: + Tên một loài vật (DT).
 + Vật chất có độ cứng cao,khó biến
 dạng dưới tác động của lực (TT).
-> Chơi chữ theo lối dùng từ đồng âm.
Bài 1
- Các từ dùng để chơi chữ: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, hổ mang (Các loài rắn)-> dùng từ gần nghĩa.
- Rắn: + Tên một loài vật (DT).
 + Vật chất có độ cứng cao,khó biến
 dạng dưới tác động của lực (TT).
-> Chơi chữ theo lối dùng từ đồng âm.
Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo?
Bài 2
a. Chơi chữ bằng cách 
+dùng từ gần nghĩa: Thịt, mỡ, nem, chả.
+ Dùng lối nói đồng âm: dò/ giò, chả.
b. Chơi chữ bằng cách dùng từ gần nghĩa: Nứa, tre, trúc, hóp... 
Bài 2
a. Chơi chữ bằng cách 
+dùng từ gần nghĩa: Thịt, mỡ, nem, chả.
+ Dùng lối nói đồng âm: dò/ giò, chả.
b. Chơi chữ bằng cách dùng từ gần nghĩa: Nứa, tre, trúc, hóp... 
Tròng bài thơ, Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào?
Bài 3
a. Cóc chết để nhái mồ côi
Chẫu ngồi chẫu khóc chàng ơi là chàng.
- Cóc, nhái, chẫu chàng -> cùng trường nghĩa.
- Chàng: + con chẫu chàng.
 +chỉ người thanh niên.
-> Từ nhiều nghĩa.
b. Nửa đêm giờ tí, canh ba
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi.
->Từ gần nghĩa, đồng nghĩa.
c. Da trắng vỗ bì bạch.
- Da trắng = bì bạch ->Từ đồng nghĩa.
- Bì bạch: + da trắng
 +âm thanh tiếng vỗ vào nước.
d. Trên trời rớt xuống mau co (là cái gì?)
-> nói lái: mau co = mo cau.
e. Lời nói thường: hiện đại = hại điện.
Bài 3
a. Cóc chết để nhái mồ côi
Chẫu ngồi chẫu khóc chàng ơi là chàng.
- Cóc, nhái, chẫu chàng -> cùng trường nghĩa.
- Chàng: + con chẫu chàng.
 +chỉ người thanh niên.
-> Từ nhiều nghĩa.
b. Nửa đêm giờ tí, canh ba
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi.
->Từ gần nghĩa, đồng nghĩa.
c. Da trắng vỗ bì bạch.
- Da trắng = bì bạch ->Từ đồng nghĩa.
- Bì bạch: + da trắng
 +âm thanh tiếng vỗ vào nước.
d. Trên trời rớt xuống mau co (là cái gì?)
-> nói lái: mau co = mo cau.
e. Lời nói thường: hiện đại = hại điện.
Đọc bài đọc thêm. Phân tích cái hay trong viẹc chơi chữ của Trạng Quỳnh?
Bài 4
- Khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến -> khổ tận cam lai: hết khổ đến sung sướng.
=> Bác đã dùng từ đồng âm để chơi chữ: Cam(quả cam), cam(ngọt)
 4. Củng cố,luyện tập: (3’)
 * Củng cố: Bài hôm nay,các em cần nắm được:
thế nào là chơi chữ; Tác dụng của chơi chữ trong nói ,viết.
Có những cách nào để tạo ra phép chơi chữ
Sử dụng phép chơi chữ trong những trường hợp nào
 * Luyện tập:
 - Thống kê lạicác cách chơi chữ vừa tìm hiểu trong bài học.
 => Đồng âm.trái nghĩa.nói trại,nói lái, Nói cùng dùng một phụ âm đầu
 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (2’)
- Nắm chắc nội dungbài học.
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Làm thơ lục bát.
IV. Rút kinh nghiệm .
	 Tiết 60. Tập làm văn: LÀM THƠ LỤC BÁT
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết nhận diện, phân tích vần, luật bằng trắc, nhịp thơ lục bát.
- Tập viết được những câu, đoạn, bài thơ lục bát ngắn đúng luật, có cảm xúc.
 TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát.
2. Kĩ năng
Nhận diện, phân tích, tập viết thơ lục bát.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV:Nghiên cứu sgk –sgv ; Tài liệu CKTKN ; soạn giáo án.
 b .Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị nội dung BT đã được phân theo nhóm từ ở nhà.
 Tìm hiểu đặc điểm thể thơ 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (4 ’) 
(Kiểm tra phần chuẩn bị của HS theo sự phân công ở tiết56)
3.Dạy nội dung bài mới:
*Giới thiệu bài : Thơ lục bát là một thể thơ của DT Việt nam ta. Cha ông ta đã dùng thể thơ này để sáng tác nên những bài thơ tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều - Nguyễn Du. Để hiểu được đặc điểm của thể thơ này và bước đầu giúp cho các em biết sáng tác thơ lục bát,chúng ta vào bài hôm nay
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung cơ bản
Bài ca dao thuộc thể thơ nào?
H đọc
I.Luật thơ lục bát (14’)
1. Ví dụ: Bài ca dao (SGK t155)
Bài ca dao có mấy cặp câu thơ? Mỗi cặp câu thơ ấy có đặc điểm gì về số tiếng trong mỗi câu? Gọi tên mỗi câu đó? Vì sao lại gọi tên như thế?
Gồm 2 cặp câu thơ.
Mỗi cặp gồm 2dòng: 
- Gồm 2 cặp câu thơ.
- Mỗi cặp gồm 2dòng: 
+ Dòng trên: 6 tiếng -> Câu lục.
+ Dòng dưới: 8 tiếng -> Câu bát.
Kẻ lại sơ đồ và điền các kí hiệu B,T, V tương ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trên vào các ô?
- Các tiếng có thanh huyền, thanh ngang-> B
- Các tiếng có thanh sắc, hỏi, nặng-> T
- Vần-> V
H kẻ sơ đồ
1
2
3
4
5
6
7
8
6
Anh
B
đi
B
anh
B
nhớ
T
quê
B
nhà
B(V)
8
Nhớ
T
canh
B
rau
B
muống
T
nhớ
T
cà
B(V)
dầm
B
tương
B(V)
6
Nhớ
T
ai
B
dãi
T
nắng
T
dầm
B
sương
B(V)
8
Nhớ
T
ai
B
tát
T
nước
T
bên
B
đ
B(V)
hôm
B
nao
B
Hãy nhận xét về tương quan thanh điệu giữa các tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu thơ 8?
 Thanh điệu trong câu 8:
 Tiếng thứ 6 là thanh huyền (trầm)
 Tiếng thứ 8 là thanh ngang (bổng)
- Thanh điệu trong câu 8:
+ Tiếng thứ 6 là thanh huyền (trầm)
+ Tiếng thứ 8 là thanh ngang (bổng)
Nhận xét về thanh điệu của các tiếng trong câu thơ Lục bát?
- Luật bằng trắc: 
+ Các tiếng lẻ (1,3,5,7)-> không bắt buộc theo luật bằng trắc.
+ Các tiếng chẵn: Tiếng thứ 2, 6 -> B; Tiếng thứ 2, 6 -> B.
Vần được gieo ở những tiếng nào trong câu thơ lục bát?
Tiếng thứ 6 câu 6 vần với tiếng thứ 6 câu 8.
Tiếng thứ 8 câu 8 vần với tiếng thứ 6 câu 6 tiếp theo
- Vần: Dùng vần bằng, vần chân, vần lưng (một lưng, một chân nối tiếp nhau).
+ Tiếng thứ 6 câu 6 vần với tiếng thứ 6 câu 8.
+ Tiếng thứ 8 câu 8 vần với tiếng thứ 6 câu 6 tiếp theo.
Chỉ ra cách ngắt nhịp trong mỗi câu?
C1: 2/2/2; C2: 4/4; C3:2/2/2; C4:2/2/2/2.
- Nhịp điệu: C1: 2/2/2; C2: 4/4; C3:2/2/2; C4:2/2/2/2.
Qua phân tích bài ca dao, em có nhận xét gì về thơ lục bát và luật thơ lục bát?
H đọc Ghi nhớ
2. Bài học:
* Ghi nhớ: (SGK t156)
Nêu yêu cầu BT1:
Đọc thuộc lòng bài thơ Rằm tháng giêng (bản dịch của Xuân Thuỷ). Phân tích luật thơ lục bát trong bản dịch và nêu nhận xét?
Lấy tinh thần xung phong của HS
Nhận xét –bổ sung
HS
Lên bảng xác định
II. Luyện tập (16 ’)
1
2
3
4
5
6
7
8
6
Rằm 
B
xuân
B
lồng 
B
lộng
T
trăng 
B
soi
B(V)
8
Sông 
B
xuân
B
nước
T
lẫn
T
màu
B
trời
B(V)
thêm B
xuân
B(V)
6
Giữa 
T
dòng
B
bàn
B
bạc
T
việc
B
quân
B(V)
8
Khuya
B
về
B
bát
T
ngát
T
trăng 
B
ngân
B(V)
đầy
B
thuyền B
-> Đây là một bài thơ lục bát đúng luật.
N1: trình bày kết quả BT1
- GV: Từ điền vào phải hợp vần với tiếng cuối của câu1.
N2: Nhận xét 
Nhận xét –bổ sung
N2: Trình bày BT2
N3: Nhận xét
Nhận xét – Bổ sung
Bài 1: Điền từ vào chỗ trống cho phù hợp?
a. Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi ............... mẹ mong.
-> Có thể điền: như là, kẻo mà, ở nhà...
b. Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp ...........................
-> Có thể điền: 
+ mới nên thân người.
+ tiến lên đều đều.
Bài 2: Các câu lục bát sau sai ở đâu? Hãy sửa lại cho đúng?
- Các câu lục bát trên sai ở chỗ: Tiếng thứ 6 câu 8 lạc vần với tiếng thứ 6 câu 6.
- Có thể sửa như sau:
a. Vườn em cây quí đủ loài
Có cam, có quýt, có xoài, có na.
HoặcH:
 Vườn em có nhãn có hồng
Có cam, có quýt, có bòng, có na.
b. Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu trở thành đoàn viên.
 Hoặc:
 Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến nhanh hàng đầu.
Nêu lại y/c BT3
N3: Trình bày BT2
N4: Nhận xét
Nhận xét – Bổ sung
Bài 3 Làm tiếp câu bát từ câu lục đã cho 
- Mùa xuân em đi trồng cây
VD: Vâng lời Bác dạy dựng xây nước nhà.
- Mậu Tí năm mới sắp về
VD:Chúng mình hớn hở đề huề bên nhau
- Ta với ta, tay cầm tay
VD:Cùng vui cùng chúc điều hay thật nhiều.
Nêu lại y/c BT3
N3: Trình bày BT2
N4: Nhận xét
Nhận xét – Bổ sung
Bài 4: Làm trở lại câu 6 từ những câu bát dưới đây?
- Nắng xuân hây hẩy triền đê
Gió xuân ấm áp đang về với ta.
- Đánh giá, tổng kết giờ học.
+ Nhận xét chung về mỗi nhóm
+ Tuyên dương, ngợi khen nhóm hoặc cá nhân
Đọc bài tham khảo.
III. Đọc bài tham khảo (SGK t157) (5’)
4. Củng cố,luyện tập: ( 4’)
 * Củng cố: Muốn làm tốt thể thơ lục bát,y/c đầu tiên là các em phải nắm vững đặc điểm của thể thơ này.cụ thểấnố tiếng trong mỗi dòng,cách gieo vần, luật bằng trắc trong mỗi cặp câu thơ.Có như vậy,chúng ta mới có thể sáng tác và làm tốt thể thơ này .
 * Luyện tập: Kể tên một số bìa thơ được viết bằng thể thơ lục bát mà em biết.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Nắm chắc luật thơ lục bát.
- Đọc và sưu tầm thơ lục bát.
- Tập sáng tác th¬ lôc b¸t.
- ChuÈn bÞ: ¤n tËp v¨n biÓu c¶m.
IV. Rút kinh nghiệm ..
Kí tuần

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 15(1).doc