Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32

Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32

A. Mục tiêu cần đạt.

 1. Kiến thức: Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

- Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản

3. Thái độ : Giáo dục học sinh có ý thức dùng dấu gạch ngang trong quá trình tạo lập văn bản thật phù hợp.

B. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

 2. Học sinh: Đọc và soạn bài trước ở nhà.

 

doc 14 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11.4.2012
Ngày dạy:16.4.2012
Tiết 125	 
Tiếng Việt 
dấu gạch ngang
A. Mục tiêu cần đạt. 
 1. Kiến thức: Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
- Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản
3. Thái độ : Giáo dục học sinh có ý thức dùng dấu gạch ngang trong quá trình tạo lập văn bản thật phù hợp.
B. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh: Đọc và soạn bài trước ở nhà.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp...
D. Tiến trình hoạt động.
1.ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy ?
- Làm BT 3.
3. Bài mới.
*Giới thiệu bài:GV dùng lời dẫn vào bài
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
HS đọc VD.
? Trong câu a dấu gạch ngang được dùng để làm gì ?
? Trong câu b dấu gạch ngang được dùng giống câu a không ?
? Câu c, d dấu gạch ngang dùng để làm gì ?
? Dấu gạch ngang có những công dụng nào ?
(Học sinh đọc ghi nhớ.)
Bài tập nhanh
Xác định tác dụng của dấu gạch ngang
? Trong VD d ở mục I, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va ren được dùng làm gì ?
? Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang ?
? Vậy phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối n/t/n ?
- Học sinh đọc ghi nhớ.
Bài tập nhanh
? Đặt dấu gạch ngang, dấu gạch nối vào các vị trí thích hợp.
? Xác định yêu cầu của BT 1.
- GV hướng dẫn HS làm BT.
- Học sinh lên bảng làm.
I. Công dụng của dấu gạch ngang:
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
a- Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu bộ phận giải thích.
b- Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật;
c- Dấu gạch ngang được dùng để lịêt kê;
d- Dấu gạch ngang dùng để nối các bộ phận trong liên danh. 
3. Kết luận: (Ghi nhớ: SGK).
Từ nơi đây, tiếng thơ của Xuân Diệu - thi sĩ tình yêu - sẽ hoà nhập với tiếng thơ giàu chất trữ tình của dân ca xứ Nghệ, âm vang mãi trong tâm hồn bao đôi lứa giao duyên.
--> Tách phần giải thích.
Ii. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
Dấu gạch nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
3. Kết luận: (Ghi nhớ: SGK). 
* Bài tập nhanh
1. Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
2. Nghe Ra đi ô vẫn là một thói quen thú vị của những người lớn tuổi.
Iii. Luyện tập:
Bài tập 1: 
a- Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
b- Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
c- Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích.
d- Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh (Tàu Hà Nội -Vinh).
e- Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh (Thừa Thiên -Huế).
2.Bài 2 (131) Hóy nờu rừ cụng dụng của dấu gạch nối
- Cỏc dấu gạch nối dựng để nối cỏc tiếng trong tờn riờng nước ngoài: Bộc-lin; An-dat; Lo-ren
3.Bài 3( 131) Đặt cõu
- Thị Kớnh – nhõn vật chớn trong vở chốo “ Quan Âm Thị Kớnh” là người phụ nữ đức hạnh, thuỷ chung
- Liờn hoan thanh niờn tiờn tiến năm nay cú đụng đủ đại diện học sinh Bắc- Trung - Nam
4Củng cố: 
? Nêu công dụng của dấu gạch ngang? 
 ? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối?
5. Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc bài.
- Làm bài tập 3.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập tiếng Việt
.
Ngày soạn:12.4.2012
Ngày dạy:19.4.2012
Tiết 126,127	 
Tiếng Việt 
ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt. 
 1. Kiến thức: 
- Các dấu câu.
- Các kiểu câu đơn.
2. Kĩ năng: Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ : Giáo dục học sinh có ý thức ôn tập nghiêm túc.
B. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Soạn giáo án.
 2. Học sinh: Đọc và soạn bài trước ở nhà - Làm đề cương ôn tập.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp...
D. Tiến trình hoạt động.
1.ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra phần làm đề cương ôn tập
3. Bài mới.
*Giới thiệu bài
Chỳng ta đó học xong chương trỡnh tiếng việt 7 để củng cố một số kiến thức chỳng ta cựng ụn tập
I. Lí thuyết:
1. Các kiểu câu đơn đã học: 
- (G/v hướng dẫn học sinh kẻ bảng ôn tập.)
? Đặt các câu hỏi về khái niệm và ví dụ.
STT
Các kiểu câu đơn
Phân loại
Khái niệm
Ví dụ
 1
Phân loại theo mục đích nói
Câu nghi vấn
Dùng để hỏi
- Cậu học bài chưa ?
Câu trần thuật
Dùng để nêu một nhận định có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai.
- Anh ấy là người bạn tốt.
Câu cầu khiến
Dùng để đề nghị yêu cầu ... người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu.
- Cho tôi mượn cái bút chì !
- Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật !
Câu cảm thán
Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp
- Trời ôi ! Nó đau đớn quá !
- A ! Mẹ đã về.
2
Phân loại theo cấu tạo
Câu bình thường
Câu cấu tạo theo mô hình CN + VN
Anh ấy / đi học đều.
 CN VN
Câu đặc biệt
Câu không cấu tạo theo mô hình CN + VN
Mưa ! Gió ! Sấm, chớp ... chúng tôi vẫn đi.
2. Các dấu câu đã học: 
- (G/v hướng dẫn học sinh kẻ bảng ôn tập.)
- Đặt câu hỏi ôn lại phần công dụng của các dấu câu và cho ví dụ.
S
TT
Các dấu câu
Công dụng
Ví dụ
1
Dấu chấm
Được đặt ở cuối câu trần thuật làm dấu hiệu kết thúc câu. Trong một đoạn văn khi viết hết một câu trần thuật ta phải đặt dấu chấm.
Hoa là một học sinh ngoan. Bạn ấy luôn đoàn kết với bạn bè.
2
Dấu phẩy
Dấu được dùng trong câu đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói:
- Thành phần phụ của câu với nòng cốt câu;
- Trạng ngữ với nòng cốt câu;
- Hô ngữ với nòng cốt câu;
- Hô đáp với nòng cốt câu;
- Một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó;
- Ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ như nhau trong câu.
Tây Bắc, một hòn ngọc ngày mai của Tổ Quốc, đang chờ đợi chúng ta, thúc giục chúng ta.
3
Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
4
Dấu chấm lửng
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
- Bẩm ... quan lớn ... đê vỡ mất rồi.
5
Dấu gạch ngang
- Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của n/v hoặc để liệt kê;
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
II. Luyện tập: 
*Bài tập 1: 
? Tại sao nói câu sau đây là câu đặc biệt:	
"Một đèo ... một đèo ... lại một đèo" (Hồ Xuân Hương).
(Không theo mô hình CN + VN vẫn nêu trọn vẹn một sự việc).
* Bài tập 2: Viết một đoạn văn đối thoại (nội dung tự chọn) có các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.	
* Bài tập 3: Phục hồi dấu gạch ngang trong các câu sau đây và nêu rõ tác dụng:	
- Tôi luôn luôn tránh An nói những cuộc chơi ảnh hưởng đến học tập.
- Tình hữu nghị Việt Lào Khơ-me anh em đời đời bền vững.
- Ban An lớp trưởng lớp tôi tuy nhỏ người nhưng nhanh nhẹn.
( Hết tiết 126,chuyển tiết 127)
..
Tiết 127
? Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu? Cho VD minh hoạ?
? Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu? Cho VD minh hoạ.
? Đặc điểm của trạng ngữ. Phân loại trạng ngữ?
? Thế nào là rút gọn câu? Các trường hợp rút gọn câu.
- ?Hóy lấy vớ dụ 1 cõu rỳt gọn
- ?Những thành phần nào thường được lược bỏ
?Lược chủ ngữ, vị ngữ khi nào
GV: Khi rỳt gọn phải đảm bảo cõu vẫn rừ ý và khụng bị cộc lốc, khiếm nhó. Khi rỳt gọn cõu cần chỳ ý quan hệ vai giữa người núi với người nghe, người hỏi và người trả lời
Gv nờu yờu cầu
? Thế nào là câu chủ động ? Câu bị động ? Mỗi loại lấy 1 VD?
? Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động và ngược lại để làm gì?
? Có mấy kiểu câu bị động ? Cho mỗi loại một ví dụ ?
- Lưu ý có những câu có từ "bị", "được" không phải là câu bị động.
VD: Ông bị đau chân.
Câu bị động có từ "bị" -> hàm ý tiêu cực. Câu bị động có từ "được" -> hàm ý tích cực.
? Liệt kê là gì? Cho ví dụ?
? Có mấy kiểu liệt kê? Cho ví dụ?
I. Các phép biến đổi câu
1. Thêm bớt thành phần câu:
a. Dùng cụm C-V để mở rộng câu:
=> Dùng cụm C-V để mở rộng câu là dùng những kết cấu có hình thức giống câu, gọi là cụm C-V làm thành phần câu.
VD: Chiếc cặp sách tôi mới mua/ rất đẹp.
 CN VN
- Thành phần CN, VN, ĐN, BN đều có thể được mở rộng câu bằng cụm C-V.
VD: + CN: Mẹ về khiến cả nhà vui.
+ VN:	Chiếc xe máy này phanh hỏng rồi.
+ BN:	 Tôi cứ tưởng nó hiền lắm.
+ ĐN:	Người tôi gặp hôm qua là một nhà thơ.
- G/v chốt ý: Nhờ việc mở rộng câu bằng cách dùng cụm C-V làm thành phần câu -> có thể gộp 2 câu ĐL thành 1 câu có cụm C-V làm thành phần.
b. Thêm trạng ngữ cho câu:
2. Rút gọn câu:
-Khái niệm:Khi núi , viết trong một số tỡnh huống ta cú thể lược bỏ một số thành phần của cõu để tạo thành cõu rỳt gọn
 VD:-Thương nhau như thể thương thõn
- Hai, ba người đuổi theo nú.Rồi bốn, năm, sỏu người
II. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
- Câu chủ động là câu có CN chỉ chủ thể của hành động.
VD: Tôi đánh nó.
- Câu bị động là câu có CN chỉ đối tượng của hành động.
VD: Nó bị tôi đánh.
=> Tránh lặp một kiểu câu hoặc để đảm bảo mạch nhất quán.
- Có 2 loại câu bị động.
+ Câu bị động có từ "bị", "được".
VD: Chú bé được mẹ khen.
 Lan bị mắng.
+ Câu bị động không có từ "bị", "được".
VD: Mâm cỗ đã hạ xuống
 Bài thơ đã hoàn thành xong.
III. Các phép tu từ đã học:
1- Phép liệt kê:
- Là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
VD: Đường ta rộng thênh thang tám thước
 Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái nguyên
 Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
 Đường cách mạng dài theo kháng chiến.
- Cấu tạo:LK theo cặp và LK không theo từng cặp
- ý nghĩa: LK tăng tiến và LK không tăng tiến.
4. Củng cố: 
-Khái quát nội dung bài học
5. Hướng dẫn về nhà :
- Ôn tập kỹ,hệ thống kiến thức đã học bằng sơ đồ
- Hoàn chỉnh bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Văn bản báo cáo
Ngày soạn:15.4.2012
Ngày dạy:20.4.2012
Tiết 128
 Tập làm văn 
văn bản báo cáo
A. Mục tiêu cần đạt. 
 1. Kiến thức: Đặc điểm của văn bản báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết văn bản báo cáo.
- Viết văn bản báo cáo đúng quy cách.
- Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết VB báo cáo. 
3. Thái độ : Giáo dục hs có ý thức sử dụng văn bản báo cáo trong cuộc sống một cách phù hợp.
B. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Soạn giáo án.
 2. Học sinh: Đọc và soạn bài trước ở nhà.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp...
D. Tiến trình hoạt động.
1.ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
? Thế nào là văn bản đề nghị? Cách làm văn bản đề nghị?
3. Bài mới.
*Giới thiệu bài:GV dùng lời dẫn vào bài
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
- Học sinh đọc văn bản SGK.
? Viết báo cáo để làm gì ?
? Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày ?
? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em ?
(Khi cần phải sơ kết, tổng kết một phong trào thi đua hoặc một đợt hoạt động công tác nào đó.)
* HS đọc các tình huống trong SGK.
? Tình huống nào phải viết báo cáo ?
? Thế nào là văn bản báo cáo ?
(Học sinh đọc ghi nhớ.)
? Các mục trong văn bản báo cáo được trình bày theo một thứ tự nào ?
? Điểm giống và khác nhau của 2 văn bản là gì ?
(Giống nhau về cách trình bày các mục. Khác về nội dung cụ thể.)
? Từ 2 văn bản trên hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo ?
? Một văn bản báo cáo cần có các mục nào ? (H/s đọc SGK.)
? Tên văn bản báo cáo thường được viết n/t/n ?
? Các mục trong văn bản báo cáo được trình bày ra sao ?
? Các kết quả của văn bản báo cáo cần trình bày n/t/n ?
(H/s đọc SGK.)
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo
1. Ví dụ - SGK
2. Nhận xét
- Để trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đã làm được của một cá nhân hay của một tập thể.
- Về nội dung phải nêu rõ: ai viết, ai nhận, nhận về việc gì và kết quả ra sao.
- Về hình thức phải đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng. 
Tình huống b vì:
- Cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình học tập, sinh hoạt của lớp trong 2 tháng cuối năm;
- Tập thể lớp phải tập hợp các kết quả phấn đấu về 3 mặt trên thành văn bản để cô giáo biết.)
3. Kết luận (Ghi nhớ: SGK/136). 
II. Cách làm văn bản báo cáo: 
1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo: 
- Quốc hiệu;
- Địa danh, ngày, tháng, năm;
- Tên văn bản báo cáo;
- Nơi gửi;
- Lí do, diễn biến, kết quả;
- Kí tên, ghi rõ họ tên, chức vụ.
*. Ghi nhớ: SGK. 
2. Dàn mục một văn bản báo cáo: 
3. Lưu ý: 
- Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to. 
III. luyện tập: Tìm hiểu văn bản sau:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
báo cáo về vụ cháy
Xảy ra lúc 23h30', ngày 15-12-2005 tại số nhà 07, hẻm 12, phường X
 Kính gửi: UBND thành phố. Đồng kính gửi UBND phường
	Vào 23h30', ngày 15-12-2005 đã xảy ra vụ cháy tại số nhà 07, hẻm 12, thuộc phường X. Tuy vụ việc xảy ra bất ngờ nhưng lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại chỗ đã kịp thời cứu chữa và sau 1 giờ, ngọn lửa đã được dập tắt.
	Theo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân là do sự bất cẩn của chủ nhà khi sử dụng bếp ga du lịch đã cũ nát.
	Hậu quả của vụ cháy là:
	- Về người: có 2 người bị bỏng nặng, 3 người bị thương nhẹ.
	- Về tài sản: Thiệt hại ước tính khoảng 20 triệu đồng.
	Chúng tôi đã kịp thời đưa những người bỏng nặng đi cấp cứu. Trước mắt đã tổ chức quyên góp giúp các gia đình bị nạn một số tiền là 5 triệu đồng.
	Nay UBND phường X xin báo cáo sơ bộ tình hình vụ cháy để UBND thành phố được rõ.
	Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng có biện pháp khắc phục hậu quả vụ cháy và tích cực phòng ngừa không để xảy ra các vụ việc tương tự.
 t/m UBND phường X 
 chủ tịch
 Kí tên
* Nhận xét: 
- Người gửi: UBND phường X.
- Người nhận: UBND thành phố.
- Nội dung: Về vụ cháy.
- Hình thức: Thiếu mục 2: địa danh và ngày, tháng, năm.
- Loại báo cáo: đột xuất.
4. Củng cố:
? Nêu đặc điểm của văn bản báo cáo của văn bản báo cáo.
? Liệt kê các mục trong văn bản báo cáo.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Nắm chắc cách thức viết một văn bản báo cáo.
- Viết 01 bản báo cáo - chủ đề tự chọn. 
- Chuẩn bị bài tiếp theo. Luyện tập: làm văn bản đề nghị, báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32(1).doc